Hệ thống pháp luật

QCVN 08:2015/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHAI THÁC ĐƯỜNG SẮT

National technical regulations on railway operations

Li nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt QCVN 08:2015/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Quy chuẩn này thay thế QCVN 08:2011/BGTVT ban hành theo Thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHAI THÁC ĐƯỜNG SẮT

National technical regulations on railway operations

I. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các công trình và thiết bị đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, phương pháp tổ chức chạy tàu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia nhằm mục đích đảm bảo chạy tàu tuyệt đối an toàn.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.

II. Công trình và thiết bị đường sắt

2.1. Quy trình chung

2.1.1. Để khai thác vận tải thường xuyên, hệ thống đường sắt phải có các công trình, thiết bị sau:

1. Tuyến đường chính, đường ga và các đường cần thiết khác;

2. Các công trình để phục vụ hành khách, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa và để tổ chức chạy tàu;

3. Các thiết bị tín hiệu và thông tin;

4. Các công trình và thiết bị để sửa chữa, chỉnh bị đầu máy, toa xe.

2.1.2. Công trình và thiết bị đường sắt đang khai thác phải luôn được bảo đảm ở trạng thái chạy tàu an toàn với tải trọng và tốc độ quy định. Người làm công tác quản lý, sửa chữa và trực tiếp sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ công trình và thiết bị để sử dụng lâu dài và có hiệu quả.

2.1.3. Các công trình và thiết bị đường sắt làm mới hoặc nâng cấp, khôi phục, cải tạo, sửa chữa phải đúng với đồ án thiết kế đã được duyệt và tuân theo các quy định của Quy chuẩn này. Trước khi đưa vào sử dụng phải được tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo đúng quy định hiện hành.

2.1.4. Tất cả các công trình, thiết bị đường sắt phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phải có hồ sơ, lý lịch kỹ thuật để theo dõi diễn biến trong quá trình sử dụng.

Nội dung, chế độ kiểm tra, báo cáo của các cấp quản lý và hồ sơ, lý lịch kỹ thuật của công trình, thiết bị phải được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chỉ thay đổi kết cấu công trình, thiết bị của đường sắt khi được phép của cấp có thẩm quyền.

2.1.5. Hàng năm phải có kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra việc phòng, chống bão lũ các công trình và thiết bị đường sắt trước mùa mưa bão. Các công trình xung yếu phải được tổ chức xử lý, gia cố; sau bão lũ phải được kiểm tra.

2.1.6. Các doanh nghiệp hay tổ chức không được có hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt, bao gồm: giới hạn trên mặt đất, trên mặt nước, ngầm dưới đất, dưới nước và trên không được quy định tại Luật Đường sắt. Mọi công trình và hoạt động khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Khi đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau phải tuân theo đúng quy định của Luật Đường sắt.

2.1.7. Bất cứ bộ phận nào của công trình và thiết bị cố định hay di động đều không được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định trong Phụ lục I và Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chuẩn này,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BGTVT về Khai thác đường sắt

  • Số hiệu: QCVN08:2015/BGTVT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 20/04/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản