- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 6Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 7Công văn 2266/TTg-NC năm 2015 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 9Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 81/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
BỘ CÔNG AN - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QCPH-BCA-BXD | Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018 |
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2266/TTg-NC ngày 11 tháng 12 năm 2015 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy;
Bộ Công an và Bộ Xây dựng thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình như sau:
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung phối hợp hoạt động giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; thẩm định thiết kế xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; trao đổi thông tin có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Quy chế này áp dụng đối với Bộ Công an và Bộ Xây dựng, các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Công an và Bộ Xây dựng.
1. Tuân thủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai cơ quan.
2. Chủ động, thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ công việc; bảo đảm việc cung cấp thông tin và chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các bên trong công tác phối hợp.
4. Đảm bảo quy trình phối hợp rõ ràng và thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
1. Cử người phối hợp trực tiếp:
Khi triển khai các hoạt động có liên quan, cơ quan chủ trì có văn bản đề nghị cử người tham gia phối hợp trực tiếp, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời về việc cử người tham gia. Người được cử tham gia phải thực hiện theo nhiệm vụ phối hợp được phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp.
2. Tổ chức họp:
Khi có yêu cầu tổ chức cuộc họp (hội đồng khoa học, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hội đồng nghiệm thu và các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học...), các đơn vị trực thuộc hai cơ quan được giao làm đầu mối thực hiện quy chế cần trao đổi trước về nội dung cuộc họp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức cuộc họp trước khi chính thức mời đại diện lãnh đạo hai cơ quan tham gia.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu và trao đổi ý kiến:
Khi cần cung cấp thông tin, tài liệu hoặc trao đổi ý kiến phục vụ việc triển khai nhiệm vụ theo quy định thì cơ quan có nhu cầu cần có văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan có nhu cầu. Trường hợp không thực hiện được thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm và thành lập các đoàn công tác liên ngành.
1. Bộ Công an và Bộ Xây dựng chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý để thống nhất tham mưu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo đồng bộ về thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương, địa phương đối với loại, cấp công trình; phối hợp rà soát xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng có yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
2. Khi tham gia phối hợp xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng có yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp có trách nhiệm:
a) Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi dự thảo bằng văn bản để xin ý kiến của cơ quan phối hợp và nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia;
b) Cơ quan phối hợp cử người có kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực cần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
c) Cơ quan phối hợp tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Trong quá trình thực hiện phối hợp, hai cơ quan chủ động trao đổi thông tin, đảm bảo tiến độ và kịp thời cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.
1. Khi tổ chức thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, trường hợp cần thiết, Bộ Công an hoặc cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng tham gia phối hợp và ngược lại. Cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cử người có chuyên môn, nghiệp vụ tham gia.
2. Trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp theo văn bản góp ý hoặc giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc đối tượng phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
3. Trong quá trình thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cơ quan chức năng của Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp theo các văn bản chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và bố trí công năng của các dự án, công trình.
4. Cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy thực hiện đồng thời với thẩm định dự án hoặc thiết kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thực hiện đồng thời với thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
Thực hiện đồng thời là việc chủ đầu tư có văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cùng một thời điểm và 02 cơ quan thực hiện độc lập việc thẩm định, thẩm duyệt theo quy định. Trường hợp chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tiến hành việc thẩm định và ngược lại.
5. Các dự án, công trình thực hiện đồng thời các thủ tục thẩm định về xây dựng và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là các dự án, công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi ra văn bản góp ý đối với hồ sơ thiết kế cơ sở hoặc giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho chủ đầu tư thì đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp ra văn bản thẩm định.
6. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy chủ động cắt giảm từ 20% đến 30% thời gian so với quy định của pháp luật hiện hành trong việc thực hiện các thủ tục về thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng.
Khi kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Công an tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và phòng cháy, chữa cháy. Nội dung phối hợp kiểm tra thực hiện theo Phụ lục kèm theo Quy chế này.
1. Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an có thể đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng phối hợp và ngược lại.
2. Khi phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy, hai cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ. Trường hợp khi kiểm tra có những sai phạm liên quan đến lĩnh vực của Bộ chủ quản thì cần có văn bản gửi cơ quan chức năng thuộc Bộ chủ quản biết và xử lý vi phạm.
Điều 9. Phối hợp trong công tác trao đổi thông tin
1. Định kỳ 06 tháng và 01 năm, 02 Bộ có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện quản lý trong đầu tư xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình theo các nội dung phối hợp từ Điều 5 đến Điều 8 Quy chế này; thống nhất quản lý, bảo mật dữ liệu thông tin theo quy định.
2. Hai cơ quan cử cán bộ tham gia dự sơ kết, tổng kết những nội dung liên quan đến phạm vi phối hợp giữa hai bên; phối hợp tổ chức khảo sát, nắm tình hình; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực đầu tư xây dựng, phòng cháy, chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
1. Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Ngoài các nội dung phối hợp nêu tại Chương II Quy chế này thì các cơ quan chuyên môn thuộc 02 Bộ có thể trao đổi, thống nhất để phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình.
2. Cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng, phòng cháy, chữa cháy tại địa phương cần căn cứ Quy chế này để xây dựng quy chế phối hợp tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Bộ Công an giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Bộ Xây dựng giao Cục Quản lý hoạt động xây dựng làm đầu mối giúp lãnh đạo 02 Bộ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
4. Kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp thực hiện trên nguyên tắc cơ quan nào chủ trì xử lý vụ, việc thì cơ quan đó bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phối hợp.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Bộ Xây dựng, các Sở Xây dựng, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trong quá trình thực hiện quy chế này nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ), Bộ Xây dựng (qua Cục Quản lý hoạt động xây dựng) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
|
NỘI DUNG PHỐI HỢP KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, KIỂM TRA NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Quy chế phối hợp số: 01/QCPH-BCA-BXD ngày 13/02/2018 giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình)
Việc phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng đối với các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an (Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
a) Cơ quan chuyên môn là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Cơ quan chủ trì là cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, có trách nhiệm chủ trì thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra;
c) Cơ quan phối hợp là cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an;
d) Đoàn kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là cán bộ thuộc cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, cán bộ thuộc cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an; đại diện Sở Xây dựng, cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại địa phương (nếu cần thiết) và các chuyên gia. Đoàn kiểm tra gồm trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn kiểm tra. Các thành viên trong đoàn kiểm tra được chia làm các tổ chuyên môn theo các lĩnh vực;
đ) Tổ chuyên môn là tập hợp các thành viên trong đoàn kiểm tra thuộc cùng một lĩnh vực chuyên môn (xây dựng, phòng cháy và chữa cháy), thực hiện kiểm tra về lĩnh vực chuyên môn do mình phụ trách. Đứng đầu tổ chuyên môn là Đại diện tổ chuyên môn, chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của tổ chuyên môn do mình phụ trách.
a) Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng đưa công trình vào sử dụng của cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng;
b) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an.
a) Cơ quan chủ trì thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra;
b) Cơ quan phối hợp cử cán bộ phối hợp tham gia đoàn kiểm tra;
c) Đoàn kiểm tra hoạt động độc lập theo các tổ chuyên môn tại hiện trường, các tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, có ý kiến nhận xét, báo cáo trưởng đoàn kiểm tra, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm đối với kết quả kiểm tra về lĩnh vực chuyên môn do mình thực hiện;
d) Trong một số trường hợp theo yêu cầu của Chủ đầu tư, việc kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng có thể thực hiện độc lập. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan phối hợp có trách nhiệm gửi thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản đến cơ quan chủ trì mà không cần tham gia đoàn phối hợp;
đ) Cơ quan chủ trì tổng hợp kết quả kiểm tra và thông báo kết quả nghiệm thu theo các quy định hiện hành.
5. Trách nhiệm của các thành viên đoàn kiểm tra
a) Trách nhiệm chung của các thành viên đoàn kiểm tra
- Nghiên cứu hồ sơ liên quan đến lĩnh vực chuyên môn do mình phụ trách;
- Tham gia cuộc họp kết luận của đoàn kiểm tra và các hoạt động kiểm tra hiện trường. Trường hợp không tham gia cuộc họp kết luận của đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra phải gửi lại ý kiến nhận xét;
- Cho ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung kiểm tra (thuộc lĩnh vực do mình phụ trách) theo phân công và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nhận xét, đánh giá của mình.
b) Trách nhiệm của đại diện tổ chuyên môn
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điểm a Khoản này, đại diện tổ chuyên môn còn có trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chuyên môn do mình phụ trách;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thuộc tổ chuyên môn;
- Tổng hợp kết quả kiểm tra về lĩnh vực do mình phụ trách;
- Báo cáo trưởng đoàn kiểm tra và lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý về kết quả thực hiện kiểm tra của tổ chuyên môn.
c) Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra:
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điểm a Khoản này, Trưởng đoàn kiểm tra còn có trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của đoàn kiểm tra;
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn;
- Chủ trì, điều hành các cuộc họp và chủ trì xử lý các kiến nghị của các thành viên đoàn kiểm tra và các cơ quan liên quan trong quá trình kiểm tra.
6. Trình tự thực hiện kiểm tra
Công tác phối hợp kiểm tra được thực hiện theo lưu đồ sau:
7. Diễn giải lưu đồ trình tự thực hiện kiểm tra
7.1. Báo cáo hoàn thành công trình xây dựng
Tối thiểu trước 15 ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng đối với công trình xây dựng cấp I, cấp đặc biệt, chủ đầu tư gửi báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình xây dựng, trong đó nêu rõ các nội dung liên quan đến phòng cháy và chữa cháy về cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để thực hiện việc kiểm tra.
7.2. Tiếp nhận thông tin, lên kế hoạch kiểm tra, thành lập đoàn
a) Sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công trình của chủ đầu tư, trên cơ sở quy mô, tính chất, đặc điểm công trình, cơ quan chủ trì dự kiến kế hoạch kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra, xác định và liên hệ với cơ quan phối hợp đề nghị cử người tham gia thành lập đoàn kiểm tra;
b) Cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, chủ động liên lạc với các cơ quan chuyên môn tại địa phương thuộc lĩnh vực do mình phụ trách (nếu cần thiết), xác định số lượng cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, thông báo đến cơ quan chủ trì bằng văn bản trong thời gian không quá 07 ngày làm việc;
c) Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp, phát hành văn bản thông báo kế hoạch, thành phần đoàn, nội dung kiểm tra gửi chủ đầu tư;
d) Nội dung kiểm tra đối với từng lĩnh vực chuyên môn được các cơ quan chuyên môn chuẩn bị và gửi cho cơ quan chủ trì để tổng hợp, hướng dẫn chủ đầu tư trước đợt kiểm tra.
7.3. Tổ chức kiểm tra
a) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại hiện trường công trình và hồ sơ nghiệm thu công trình của chủ đầu tư theo kế hoạch, nội dung trong thông báo. Thời gian thực hiện công tác kiểm tra không quá 03 ngày làm việc tùy thuộc vào quy mô, tính chất, đặc điểm công trình. Công tác kiểm tra được thực hiện theo các tổ chuyên môn. Kết quả công tác kiểm tra được các tổ chuyên môn tổng hợp thành các ý kiến nhận xét;
b) Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì họp, trao đổi với các bên có liên quan, ý kiến nhận xét của các tổ chuyên môn, kết luận sơ bộ của từng tổ chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn do mình phụ trách;
c) Trường hợp các tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra và hoàn thành khối lượng công việc trong các thời gian khác nhau hoặc tổ chức kiểm tra độc lập theo yêu cầu của chủ đầu tư, các tổ chuyên môn có thể tổ chức họp độc lập với chủ đầu tư và gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản tới trưởng đoàn kiểm tra mà không cần tham dự buổi họp kết luận chung.
7.4. Thông báo kết quả kiểm tra
a) Căn cứ vào kết quả làm việc của đợt kiểm tra, các tổ chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến nhận xét về lĩnh vực do mình phụ trách, báo cáo trưởng đoàn kiểm tra và lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý để ra văn bản thông báo kết luận đợt kiểm tra;
b) Căn cứ vào văn bản thông báo kết luận đợt kiểm tra của Cơ quan phối hợp (văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy) và kết quả làm việc đợt kiểm tra, cơ quan chủ trì ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra;
c) Cơ quan phối hợp có trách nhiệm gửi thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản đến cơ quan chủ trì để tổng hợp trong khoảng thời gian nêu trên (kể cả trong trường hợp các cơ quan phối hợp tổ chức kiểm tra độc lập theo nhu cầu của chủ đầu tư);
d) Trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện các quy định tại Khoản 7.5 Quy trình này thì thời hạn phát hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này.
7.5. Yêu cầu khắc phục các tồn tại
Trong trường hợp phát hiện công trình còn các tồn tại, khiếm khuyết chưa thể chấp thuận nghiệm thu, các cơ quan chuyên môn ra văn bản thông báo kết quả đợt kiểm tra, đề nghị chủ đầu tư khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện về các cơ quan chuyên môn để xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết, các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra độc lập việc khắc phục các tồn tại của Chủ đầu tư đối với chuyên môn do mình phụ trách. Việc thông báo thời gian, kế hoạch kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra được thực hiện bằng văn bản.
- 1Chương trình phối hợp công tác 1249a/CTPH-UBDT-BTP năm 2014 giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020
- 2Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 202/BXD-KTXD năm 2018 về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Công văn 170/BXD-KTXD năm 2018 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Công văn 2310/VPCP-NC năm 2018 về kết quả sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về phòng cháy, chữa cháy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công điện 359/CĐ-TTg năm 2018 về vụ cháy chung cư Carina Plaza trên đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 2364/CT-BNN-XD năm 2018 về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trong hoạt động đấu thầu của dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
- 8Nghị quyết 62/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018” do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết 563/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Công văn 2867/BXD-KHCN năm 2022 về giải pháp phòng cháy chữa cháy cho công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Chương trình phối hợp công tác 1249a/CTPH-UBDT-BTP năm 2014 giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014-2020
- 6Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 7Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 8Công văn 2266/TTg-NC năm 2015 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 10Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 81/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 12Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Công văn 202/BXD-KTXD năm 2018 về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Công văn 170/BXD-KTXD năm 2018 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 15Công văn 2310/VPCP-NC năm 2018 về kết quả sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về phòng cháy, chữa cháy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Công điện 359/CĐ-TTg năm 2018 về vụ cháy chung cư Carina Plaza trên đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Chỉ thị 2364/CT-BNN-XD năm 2018 về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trong hoạt động đấu thầu của dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
- 18Nghị quyết 62/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018” do Quốc hội ban hành
- 19Nghị quyết 563/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 20Công văn 2867/BXD-KHCN năm 2022 về giải pháp phòng cháy chữa cháy cho công trình nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Xây dựng ban hành
Quy chế 01/QCPH-BCA-BXD năm 2018 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình
- Số hiệu: 01/QCPH-BCA-BXD
- Loại văn bản: Quy chế
- Ngày ban hành: 13/02/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Xây dựng
- Người ký: Lê Quang Hùng, Bùi Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực