Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC ĐỐI XỬ VỚI TÙ NHÂN, 1990
(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 45/111 ngày 14/12/1990).
1. Mọi tù nhân phải được đối xử với sự tôn trọng theo đúng nhân phẩm vốn có và giá trị của họ với tư cách là con người.
2. Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.
3. Tuy nhiên, tín ngưỡng và tập quán văn hóa của nhóm mà tù nhân đó là một thành viên cần được tôn trọng, ở bất cứ nơi nào mà hoàn cảnh địa phương yêu cầu như vậy.
4. Trách nhiệm của nhà tù trong việc giam giữ tù nhân và bảo vệ xã hội chống lại tội phạm phải được thực hiện phù hợp với các mục tiêu xã hội khác của quốc gia và những trách nhiệm chủ yếu của quốc gia trong việc thúc đẩy hạnh phúc và sự phát triển của mọi thành viên trong xã hội.
5. Ngoại trừ những hạn chế rõ ràng cần thiết cho việc giam giữ, mọi tù nhân phải tiếp tục được hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và, trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và Nghị định thư không bắt buộc của Công ước này nếu quốc gia liên quan là thành viên của những văn kiện đó, cũng như các quyền khác được nêu trong những công ước khác của Liên Hợp Quốc.
6. Mọi tù nhân phải có quyền tham gia những hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm phát triển đầy đủ nhân cách.
7. Cần thực hiện và khuyến khích những nỗ lực nhằm xóa bỏ việc dùng biện pháp biệt giam như một hình phạt, hoặc nhằm hạn chế sử dụng biện pháp này.
8. Phải tạo điều kiện để tù nhân có thể thực hiện các công việc hữu ích và có thu nhập, nhằm giúp họ dễ dàng tái hòa nhập vào thị trường lao động của đất nước, đồng thời cho phép họ góp phần hỗ trợ tài chính cho bản thân và gia đình.
9. Tù nhân phải được tiếp cận các dịch vụ y tế sẵn có trong nước mà không bị phân biệt đối xử trên cơ sở tình trạng pháp lý của họ.
10. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái hòa nhập xã hội của những người nguyên là tù nhân theo những điều kiện tốt nhất có thể, với sự tham gia và giúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội, cùng sự quan tâm thích đáng tới lợi ích của những nạn nhân.
11. Các nguyên tắc nói trên phải được áp dụng một cách công bằng.
- 1Nguyên tắc về đạo đức y học liên quan đến vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là thầy thuốc, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam giữ chống lại sự tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 1982
- 2Nguyên tắc liên quan đến địa vị của các cơ quan quốc gia về nhân quyền, 1993
- 3Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985
- 4Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984
- 5Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988
- 1Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
- 2Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966
- 3Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
- 4Nguyên tắc về đạo đức y học liên quan đến vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là thầy thuốc, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam giữ chống lại sự tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 1982
- 5Nguyên tắc liên quan đến địa vị của các cơ quan quốc gia về nhân quyền, 1993
- 6Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985
- 7Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984
- 8Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988