Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CÁC NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA VỊ CỦA CÁC CƠ QUAN QUỐC GIA VỀ NHÂN QUYỀN, 1993
(Các nguyên tắc Paris)
(Được thông qua bởi Nghị quyết số 48/134 ngày 20/12/1993 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
1. Một cơ quan quốc gia sẽ được trao quyền thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
2. Một cơ quan quốc gia sẽ được trao quyền nhiều nhất có thể và những quyền này sẽ được ghi cụ thể trong bản Hiến chương hoặc một văn bản pháp luật, cụ thể hóa cơ cấu cũng như lĩnh vực thẩm quyền của nó.
3. Một cơ quan quốc gia sẽ có những trách nhiệm sau, bên cạnh những trách nhiệm khác:
a. Trình lên Chính phủ, Quốc hội và bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào khác, trên cơ sở tham vấn theo yêu cầu của các cơ quan liên quan hay thực thi quyền được nghe một vấn đề mà không trình báo hay đưa ý kiến hay kiến nghị, đề xuất và báo cáo về bất cứ vấn đề gì liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; cơ quan quốc gia có thể quyết định công bố những thông tin này; những ý kiến, kiến nghị, đề xuất và báo cáo này, cũng như bất cứ quyền nào khác của một cơ quan quốc gia, sẽ liên quan đến những lĩnh vực dưới đây:
i. Bất cứ điều khoản lập pháp hay hành pháp nào, cũng như các điều khoản liên quan tới tổ chức tư pháp, với mục đích duy trì và mở rộng việc bảo vệ nhân quyền; trong mối quan hệ này, cơ quan quốc gia sẽ kiểm tra các điều khoản lập pháp và hành pháp đang có hiệu lực cũng như là các dự thảo và khuyến nghị luật khác, và đưa ra đề xuất mà nó cho là hợp lý để đảm bảo cho những điều khoản trên tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhân quyền; nếu cần thiết thì cơ quan quốc gia sẽ đề xuất việc áp dụng luật mới, chỉnh sửa luật hiện hành và áp dụng hay điều chỉnh các biện pháp hành pháp;
ii. Bất cứ trường hợp vi phạm nhân quyền nào mà nó quyết định tham gia vào;
iii. Chuẩn bị báo cáo về tình hình quốc gia liên quan đến nhân quyền nói chung và những vấn đề cụ thể hơn;
iv. Lưu ý Chính phủ về tình trạng nhân quyền bị vi phạm ở bất cứ khu vực nào trong nước và đề xuất các biện pháp chấm dứt tình trạng đó, khi cần thiết có thể bày tỏ ý kiến về quan điểm và phản ứng của Chính phủ;
b. Thúc đẩy và đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật, quy định và thực tiễn thi hành của quốc gia với các văn kiện nhân quyền quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, và việc thực thi có hiệu quả những văn kiện này;
c. Khuyến khích phê chuẩn những văn kiện kể trên hay tiếp cận với những văn kiện này và bảo đảm việc áp dụng chúng;
d. Đóng góp vào các báo cáo mà Quốc gia được yêu cầu nộp cho các cơ quan và ủy ban của Liên Hợp Quốc, cũng như đóng góp vào các cơ quan khu vực theo nghĩa vụ ghi trong các điều ước, khi cần thiết có thể đưa ra ý kiến về vấn đề này, trên cơ sở tôn trọng thích đáng sự độc lập của các cơ quan đó;
e. Hợp tác với Liên Hợp Quốc hay bất cứ tổ chức nào khác trong hệ thống Liên Hợp Quốc, với các cơ quan khu vực và cơ quan quốc gia của các quốc gia khác có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền;
f. Trợ giúp xây dựng các chương trình đào tạo và nghiên cứu nhân quyền, tham gia vào việc thực hiện các chương trình đó ở trường phổ thông, đại học, hay các cơ quan chuyên môn khác;
g. Phổ cập nhân quyền và những nỗ lực chống mọi hình thức phân biệt đối xử, nhất là phân biệt chủng tộc, bằng cách nâng cao nhận thức công chúng, đặc biệt là thông qua thông tin, giáo dục và qua các cơ quan ngôn luận.
CƠ CẤU VÀ CÁC BẢO ĐẢM CHO ĐỘC LẬP VÀ ĐA DẠNG
1. Cơ cấu của cơ quan quốc gia và việc bổ nhiệm các thành viên của nó, dù qua con đường bầu cử hay cách khác, cũng sẽ được thiết lập phù hợp với một tiến trình cho phép những bảo đảm cần thiết cho đa nguyên đại diện của tất cả lực lượng xã hội (của xã hội dân sự) tham gia vào việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cụ thể là thông qua quyền thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả để thiết lập hay thông qua sự xuất hiện, sự đại diện của:
a. Các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực nhân quyền và nỗ lực chống phân biệt chủng tộc, các tổ chức nghiệp đoàn, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp liên quan, ví dụ như các hiệp hội luật sư, bác sỹ, phóng viên và các nhà khoa học tên tuổi;
b. Các xu thế tư tưởng triết học hay tôn giáo;
c. Các trường đại học và các chuyên gia có trình độ;
d. Quốc hội;
e. Các phòng ban của Chính phủ (nếu tính đến cả những phòng ban này, thì đại diện của chúng sẽ chỉ tham gia thảo luận với vai trò tư vấn).
2. Cơ quan quốc gia sẽ có cơ sở vật chất tương xứng để các hoạt động của nó được trôi chảy, đặc biệt là có nguồn quỹ đầy đủ. Mục đích của nguồn quỹ này là giúp nó có đội ngũ nhân viên riêng và tài sản riêng, để có thể độc lập với Chính phủ và không bị phụ thuộc vào bất cứ sự kiểm soát tài chính nào mà có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của nó.
3. Để đảm bảo có thẩm quyền ổn định cho các thành viên trong cơ quan quốc gia, mà nếu không có điều này thì sẽ không có độc lập thực sự, việc bổ nhiệm họ sẽ bằng quyết định chính thức ghi rõ thời hạn cụ thể cho thẩm quyền được giao phó. Một người có thể thực hiện cùng một thẩm quyền trong nhiều nhiệm kỳ, miễn là sự đa dạng trong cơ cấu thành viên của cơ quan được đảm bảo.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
Trong khuôn khổ hoạt động của mình, cơ quan quốc gia sẽ:
1. Tự do xem xét bất cứ vấn đề nào trong phạm vi thẩm quyền của mình, dù những vấn đề này do Chính phủ đưa lên hay do nó tự lựa chọn dựa trên đề xuất của các thành viên hay của một bên khiếu kiện bất kỳ mà không chuyển tới cơ quan có thẩm quyền cao hơn;
2. Nghe bất cứ ai và tiếp nhận bất cứ thông tin và tài liệu nào cần thiết để đánh giá tình huống trong thẩm quyền của nó;
3. Trả lời các ý kiến của công chúng một cách trực tiếp hay thông qua một cơ quan ngôn luận nào đó, đặc biệt là trong trường hợp muốn công khai ý kiến và khuyến nghị của nó;
4. Họp thường xuyên và bất cứ khi nào cần thiết với sự có mặt của tất cả các thành viên sau khi họ đã được thông báo kịp thời;
5. Thành lập các nhóm công tác gồm các thành viên khi cần thiết, và thiết lập các tiểu ban vùng và khu vực để hỗ trợ cơ quan quốc gia thực hiện chức năng của nó;
6. Duy trì tham vấn với các cơ quan khác chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, như cơ quan xét xử hay cơ quan khác (đặc biệt là thanh tra viên, nhà hòa giải và những cơ quan tương tự);
7. Từ việc thấy được vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mở rộng hoạt động của các cơ quan quốc gia, phát triển mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, phát triển kinh tế và xã hội, chống lại phân biệt chủng tộc, bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương (đặc biệt là trẻ em, người lao động di cư, người tỵ nạn, người bị khuyết tật về thể chất và tinh thần) hoặc những lĩnh vực đặc biệt khác.
NHỮNG NGUYÊN TẮC BỔ SUNG LIÊN QUAN TỚI ĐỊA VỊ CỦA CÁC ỦY BAN CÓ THẨM QUYỀN BÁN TƯ PHÁP
Một cơ quan quốc gia có thể được giao phó nhiệm vụ nghe và xem xét các đơn từ khiếu nại và kiến nghị liên quan đến những tình huống cụ thể. Những vụ việc này có thể được gửi lên bởi các cá nhân, người đại diện của họ, các bên thứ ba, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội của nghiệp đoàn, hay bất kỳ tổ chức đại diện nào khác. Trong những tình huống như vậy, và trong trường hợp không đi ngược lại các quy tắc được kể đến ở trên liên quan đến thẩm quyền của các ủy ban, thì những chức năng được giao phó cho các ủy ban này có thể dựa trên các nguyên tắc dưới đây:
1. Tìm kiếm giải pháp hòa giải thông qua thương lượng hay, trong giới hạn luật định, qua những quyết định mang tính ràng buộc hoặc khi cần thiết theo nguyên tắc bí mật;
2. Thông báo cho nguyên đơn về các quyền của họ, đặc biệt là về các phương thức giải quyết mà họ có, hỗ trợ họ tiếp cận các phương thức đó;
3. Giải quyết bất kỳ đơn thư khiếu nại hay kiến nghị hoặc chuyển chúng tới cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi luật định;
4. Đưa ra kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là thông qua đề xuất sửa đổi, cải cách luật pháp, các quy định hay thông lệ hành chính, đặc biệt là nếu chúng gây khó khăn cho những người khiếu kiện trong việc bảo đảm các quyền của họ.
- 1Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
- 2Nguyên tắc về đạo đức y học liên quan đến vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là thầy thuốc, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam giữ chống lại sự tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 1982
- 3Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, 1990
- 1Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
- 2Hiến Chương Liên hợp quốc 1945
- 3Nguyên tắc về đạo đức y học liên quan đến vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt là thầy thuốc, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam giữ chống lại sự tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, 1982
- 4Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, 1990
Nguyên tắc liên quan đến địa vị của các cơ quan quốc gia về nhân quyền, 1993
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 20/12/1993
- Nơi ban hành: Liên hợp quốc
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra