TỔNG LIÊN ĐOÀN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2005/NQ-BCH | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2005 |
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHOÁ IXNÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG, THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP
Những năm qua, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở vai trò của tổ chức Công đoàn đã được phát huy, đã tập trung được sức mạnh toàn dân tộc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn thân gia xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là đơn vị) góp phần phát huy tốt hơn quyền làm chủ của CNVCLĐ. Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Khoá IX quyết nghị:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ:
l- Sau 6 năm các cấp Công đoàn tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, nhận thức, tư tưởng công nhân viên chức lao động đã có sự chuyển biến tích cực; quyền dân chủ của cán bộ CNVCLĐ được tôn trọng hơn, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của công nhân viên chức và lao động:
Qua việc triển khai xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của CNVCLĐ, quyền đại điện của tổ chức công đoàn; CNVCLĐ trong các đơn vị nhận thức được quyền lợi của mình phải gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ, dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật lao động. Đã hạn chế được nhiều tiêu cực, mất dân chủ, nâng cao thức tổ chức, kỷ luật.
- Lãnh đạo các đơn vị đã xác định đúng đắn hơn về trách nhiệm, quyền hạn của mình, tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của CNVCLĐ cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần hoàng thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững:
Thông qua việc thực hiện các Quy chế như: quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy chế phân phối tiền lương, tiền công...; các tiêu chuẩn về lao động, các quy trình, quy phạm v.v..; hình thức dân chủ trực tiếp, Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức, trách nhiệm và tinh thần làm chủ của CNVCLĐ được phát huy, tập trung được trí tuệ tập thể đóng góp cho sự phát triển của đơn vị, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao.
3- Triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tác động tích cực tới các phong trào thi đua yêu nước của tổ chức công đoàn:
Thực hiện quy chế dân chủ, ba phong trào thi đua do Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam phát động “Lao động giỏi với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động”; “Học tập nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; “Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí, chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, làm trái pháp luật chống các tệ nạn xã hội” được đông đảo CNVCLĐ và các cấp Công đoàn trong cả nước hưởng ứng. Từ ba phong trào đó, các cấp Công đoàn đã vận dụng tổ chức các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng loại hình ngành, nghề, đối tượng thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia: phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; giúp nhau xoá đói giảm nghèo; giỏi việc nước, đảm việc nhà; các hoạt động xã hội, tư thiện v.v..
4. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự góp phần to lớn vào việc đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức và lao động.
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định của Nhà nước được cụ thể hoá vào tình hình của đơn vị, doanh nghiệp bằng các nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động; Người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
- Một số Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã cùng với chủ doanh nghiệp tự nguyện thực hiện QCDC thông qua tổ chức Đại hội CNVC hoặc Hội nghị lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
5- Tác động của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở vòi xây dựng củng cố tổ chức Công đoàn, phát triển đoàn viên.
Trong những năm qua, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến cuối năm 2004, tổng số Công đoàn cơ sở trong cả nước có trên 61 ngàn với tổng số đoàn viên hơn 4,6 triệu người, cơ cấu đoàn viên và Công đoàn cơ sở có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng đoàn viên và Công đoàn cơ sở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhiều. Người lao động đã hiệu hơn vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho mình, đặc biệt là ở khu vực kinh tế dân doanh.
6- Thực hiện quy chế dân chủ đã góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh.
- Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tác động tích cực tới cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền, các đoàn thể vững mạnh, là tiền đề quan trọng để CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng; đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt thay đổi phương thức lãnh đạo và xây dựng tác phong công tác dân chủ, công khai, sâu sát dân.
- Thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng được nâng lên. Phát hiện được nhiều CNVCLĐ có năng lực chuyên môn, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, tinh thần tập thể cao là nguồn phát triển đảng viên, tăng về số lượng và đản bảo về chất lượng.
7. Những tồn tại, hạn chế:
a- Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan đơn vị vẫn chưa thật sự xác định vai trò quan trọng của việc tổ chức xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chưa có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ. Có đơn vị còn xem việc triển khai Quy chế dân chủ là của Công đoàn.
b- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân chủ cơ sở còn nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận CNVCLĐ chưa nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thiếu tinh thần đấu tranh hoặc lạm dụng dân chủ làm sai lệch quyền làm chủ. Các văn bản pháp luật thi hành quy chế dân chủ còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh.
c- Việc tổ chức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp thông qua Hội nghị CBCC, Đại hội CNVC ở một số đơn vị còn hình thức, không đảm bảo chất lượng về nội dung theo quy định, một số đơn vị còn sao chép bản thoả ước lao động tập thể, chưa cụ thể hoá vào đơn vị mình; hoạt động Ban thanh tra nhân dân chưa được kiện toàn, kém tác dụng trong công tác kiểm tra, giám sát. Những nơi vi phạm, chưa thực hiện tốt QCDC chưa bị xử lý.
d- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở một số đơn vị hoạt động chưa tốt, chưa thực sự làm chỗ dựa vững chắc của CNVCLĐ.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ:
1. Mục tiêu:
a- Xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm xác lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân; xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
b- Thực hiện quyền dân chủ của CNVCLĐ trong các cơ quan, đơn vị, các loại hình doanh nghiệp, đảng bảo yêu cầu mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, đưa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vào cuộc sống.
c- Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để phát huy tốt hơn vai trò đại diện tập thề lao động và giúp CNVCLĐ thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tạo động lực phát triển đơn vị, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn, xây dựng đảng, Chính quyền các cấp vững mạnh.
2. Phương hướng, nhiệm vụ:
Công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở các đơn vị khu vực Nhà nước, đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các loại hình kinh tế ngoài quốc doanh theo phương hướng, nhiệm vụ sau đây:
a- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Các quy định của pháp luật có tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; đảm bảo quyền gắn với trách nhiệm, lợi ích gắn với nghĩa vụ, dân chủ trong khung khổ pháp luật.
b- Tham gia hoàn thiện pháp chế xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là pháp luật về lao động và công đoàn. Phát huy vai trò Công đoàn trong cơ chế ba bên (Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động) trong việc tham gia chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động; sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách về lĩnh vực lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động; cải cách hành chính trong quản lý lao động. Xây dựng quy chế mẫu về dân chủ ở DNNN, dự thảo Nghị định về QCDC cơ sở ở các loại hình doanh nghiệp là Cty TNHH, Cty Cổ phần theo chỉ đạn của ban Bí thư TW Đảng.
c- Công đoàn các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị ngoài quốc doanh thực hiện quy chế dân chủ theo hướng cụ thể sau:
- Công đoàn khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục điều chỉnh và nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động của Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội CNVC; phát huy dân chủ đại diện thông quan chức công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
- Công đoàn tại các doanh nghiệp chuyển đổi có vốn sở hữu của Nhà nước, thoả thuận với Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp đưa các nội dung thực hiện dân chủ theo các quy định của Luật pháp vào Điều lệ để làm căn cứ xây dựng quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tập trung củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động. Tham gia với chủ doanh nghiệp thực hiện quan hệ lao động trên cơ sở luật pháp, gắn với lợi ích của các bên, với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Chú trọng yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật như ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại..., tôn trọng quyền thành lập,gia nhập tổ chức công đoàn, các quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong việc đại diện tập thể, cá nhân người lao động, quyền được thông qua nội quy lao động trước khi người sử dụng.
III. BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Biện pháp:
a- Tuyên truyền giáo dục CNVCLĐ, người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Nghị quyết của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
b- Xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, chăm lo xây đựng đội ngũ cán bộ công đoàn.
c- Tiếp tục hoàn thiện các quy chế nội bộ, tham gia với Nhà nước hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ đã có, trước tiên là quy chế dân chủ trong các công ty cổ phần có vốn nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
d- Kiện toàn Ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở ở doanh nghiệp, Ban kiểm soát ở công ty cổ phần.... Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiến nghị giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến người lao động.
e- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Hội đồng quản trị, thủ trưởng đơn vị và tổ chức công đoàn; nâng cao năng lực hoạt động của BCH Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp, nhất là ở các DN mới thành lập. Thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ, tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ, kịp thời biểu dương khen thưởng các điển hình tiên tiến.
g- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng quy chế dân chủ trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
2-Tổ chức thực hiện:
a- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tham gia với Nhà nước xây dựng Quy chế mẫu về dân chủ trong DNNN; Xây dựng Nghị định về QCDC cơ sở các loại hình doanh nghiệp là Cty TNHH, Cty Cổ phần; Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức và hoạt động Đại hội CNVC trong công ty nhà nước.
b- Ban Thường vụ các LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW, công đoàn các Tổng công ty trực thuộc TLĐ quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết, triển khai thực hiện tốt các việc sau:
- Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục CNVCLĐ, người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Nghị quyết của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ, tổng kết đánh giá. Kịp thời biểu dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm QCDC cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức Công đoàn, đặc biệt là xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ năng lực tham gia các thiết chế dân chủ ở cơ sở.
- Chỉ đạo Công đoàn cơ sở chủ động xây dựng, đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Hội đồng quản trị (nếu có) triển khai thực hiện QCDC.
| TM. BCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN KHÓA IX |
- 1Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 302-HĐBT năm 1992 về quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 196/QĐ-BGDĐT năm 2017 phê duyệt phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 302-HĐBT năm 1992 về quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 196/QĐ-BGDĐT năm 2017 phê duyệt phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Nghị quyết số 04/2005/NQ-BCH về việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 04/2005/NQ-BCH
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/01/2005
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Cù Thị Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực