Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 302-HĐBT | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 1992 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990 và Nghị định số 133-HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật công đoàn;
Sau khi thoả thuận với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
NGHỊ ĐỊNH:
Chủ tịch công đoàn cơ sở được mời dự các hội nghị của doanh nghiệp, cơ quan bàn những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động. Được doanh nghiệp, cơ quan cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết về những vấn đề nói trên.
Công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra, hoặc phối hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chính sách, pháp luật nói trên trong doanh nghiệp cơ quan theo quy định tại điều 12 của Nghị định số 133-HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật công đoàn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 133-HĐBT).
2. Công đoàn cơ sở đại diện cho người lao động kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc Toà án xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc tập thể lao động theo quy định của pháp luật.
Người lao động chưa gia nhập công đoàn cũng có quyền yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án.
3. Công đoàn cơ sở phối hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với doanh nghiệp, cơ quan. Đại diện công đoàn cơ sở được tham dự và phát biểu ý kiến trong trường hợp các tranh chấp lao động nói trên được chuyển sang cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án xét xử.
4. Công đoàn cơ sở giáo dục, động viên người lao động làm tròn nghĩa vụ lao động, hoàn thành tốt chức trách được giao, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, cơ quan, tham gia ý kiến với doanh nghiệp, cơ quan trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.
1. Căn cứ tiêu chuẩn của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, công đoàn cơ sở thoả thuận với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan các biện pháp bảo đảm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường.
Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, động viên người lao động thực hiện phong trào bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tham gia ý kiến với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan trong việc xét khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hộ lao động và yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan thực hiện đúng pháp luật về bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kể cả việc tạm ngừng hoạt động nếu thấy cần thiết. Công đoàn cơ sở cử đại diện tham gia điều tra tai nạn lao động, và có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án xử lý người chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động.
Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan cùng công đoàn cơ sở giải quyết kịp thời, không để chậm quá 15 ngày những ý kiến bất đồng nảy sinh giữa tập thể lao động với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan về những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong trường hợp cần thiết, công đoàn cơ sở có thể tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động hoặc đại biểu của tập thể lao động (nơi có từ 150 lao động trở lên) với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan nhằm tìm ra biện pháp giải quyết hợp lý bảo đảm nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hai bên phải thông báo trước cho nhau về yêu cầu nội dung và cách thức đối thoại; sau mỗi lần đối thoại, phải công bố kết quả những vấn đề đã giải quyết, những việc cần tiếp tục xử lý để mọi người đều biết. Việc đối thoại không để ảnh hưởng đến sản xuất, công tác của doanh nghiệp cơ quan.
II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ.
Khi người lao động yêu cầu, công đoàn cơ sở có trách nhiệm giúp người lao động ký hợp đồng lao động cá nhân với doanh nghiệp theo đúng pháp luật.
A - ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Công đoàn cơ sở tham gia ý kiến với Giám đốc doanh nghiệp trong việc quản lý sản xuất, kỹ thuật, bảo tồn giá trị và phát triển vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp, đấu tranh ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực; phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp trong việc tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của doanh nghiệp theo quy định tại điều 4 của Nghị định số 133-HĐBT.
Công đoàn cơ sở và Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp theo Nghị định số 241-HĐBT ngày 5 tháng 8 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Việc sử dụng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp phải theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Công đoàn cơ sở phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi đưa ra Đại hội công nhân viên chức thảo luận và quyết định. Trong trường hợp phải sử dụng quỹ phúc lợi để chi tiêu đột xuất (do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh), Giám đốc doanh nghiệp cùng công đoàn cơ sở quyết định và phải báo cáo lại với Đại hội công nhân viên chức trong kỳ họp gần nhất.
Công đoàn cơ sở có quyền kiểm tra và đình chỉ việc sử dụng quỹ phúc lợi trái với chính sách của Nhà nước và quyết định của Đại hội công nhân viên chức.
B - ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ CÔNGNGHIỆP, XÂY DỰNG, VẬN TẢI.
C-ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Khi không đồng ý với việc giải quyết của chủ doanh nghiệp và công đoàn cơ sở về những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và lợi ích của mình, người lao động hoặc tập thể lao động có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
D - ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
III. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN
(gồm đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội)
Thủ trưởng cơ quan và công đoàn cơ sở phải thực hiện theo quy định tại điều 7 và điều 11 của Nghị định số 133-HĐBT trong việc quyết định các vấn đề tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên.
Thủ trưởng cơ quan bàn với công đoàn cơ sở việc phân phối và sử dụng các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công nhân viên đúng với chủ trương, chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Công đoàn cơ sở và Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ quan theo Nghị định số 241-HĐBT ngày 5 tháng 8 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
IV - BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
Thời gian hoạt động công tác công đoàn của cán bộ công đoàn không chuyên trách (kể cả Chủ tịch công đoàn) và việc giải quyết cho cán bộ công đoàn cơ sở đi học, đi họp do công đoàn cấp trên triệu tập được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 133-HĐBT.
Việc buộc thôi việc, cho thôi việc, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn và thuyên chuyển công tác đối với uỷ viên Ban chấp hành công đoàn thì phải được Ban chấp hành công đoàn cùng cấp thoả thuận; đối với Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp thoả thuận.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Hướng dẫn 105/TLĐ năm 2000 về việc tổ chức, thành lập, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 293/2001/QĐ-TLĐ về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Quy định tạm thời 02-TLĐ/QĐ về việc tổ chức và hoạt động công đoàn trong các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4Nghị quyết số 04/2005/NQ-BCH về việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 233-HĐBT ban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 241-HĐBT năm 1991 quy định về tổ chức và hoạt động của các ban thanh tra nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
- 8Thông tư 24/2015/TT-BCA quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 1Hướng dẫn 105/TLĐ năm 2000 về việc tổ chức, thành lập, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 293/2001/QĐ-TLĐ về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3Quy định tạm thời 02-TLĐ/QĐ về việc tổ chức và hoạt động công đoàn trong các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4Nghị quyết số 04/2005/NQ-BCH về việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 6Luật Công đoàn 1990
- 7Nghị định 233-HĐBT ban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 9Nghị định 241-HĐBT năm 1991 quy định về tổ chức và hoạt động của các ban thanh tra nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 10Thông tư 24/2015/TT-BCA quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
Nghị định 302-HĐBT năm 1992 về quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 302-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/08/1992
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 19/08/1992
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra