Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2022/NQ-HĐND | Quảng Trị, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 21/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Xét Báo cáo số 242/BC-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2023; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
I. Mục tiêu tổng quát
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (theo GRDP) đạt 6,5-7%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5-4%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,5-10%; khu vực dịch vụ tăng 6-6,5%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 27.000 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.050 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 3.400 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt 26 vạn tấn.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2022.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 32.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 72,3% (tương đương 73/101 xã).
- Tạo việc làm mới cho 12.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,66%; trong đó: lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33%.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 55%.
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95,15%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,0-1,5%.
- Tỷ lệ độ che phủ rừng 49,7-49,8%.
- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 95,92%;
- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch 95,3%.
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị 96,5%.
- Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch.
III. Nhiệm vụ, giải pháp năm 2023
1. Tập trung sớm hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trong đó chú trọng quy hoạch đô thị thành phố Đông Hà, đô thị thị xã Quảng Trị; quy hoạch vùng huyện gắn với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có liên quan, làm cơ sở triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Đẩy nhanh tiến độ đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ quan chính quyền, đơn vị sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, di tích, danh thắng, Ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp; đất hộ gia đình, cá nhân, trong đó ưu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình. Phân cấp, phân công quản lý chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất, tiến tới số hóa cơ sở dữ liệu đất đai. Quan tâm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Cho phép kéo dài thực hiện Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2019 - 2022 đến hết năm 2023.
3. Rà soát, cương quyết thu hồi các dự án không triển khai, hoặc có triển khai đầu tư nhưng không hiệu quả, các dự án quy hoạch treo. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, vật liệu san lấp, công bố giá vật liệu xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, dự án động lực, có sức lan tỏa như sân bay, cảng biển, khu công nghiệp VSIP8. Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, trong đó có đường Lê Thánh Tông; sắp xếp nguồn vốn đầu tư công để đầu tư đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà. Tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng các giải pháp duy trì và phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng trên các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 7% và tăng 5% thu nội địa (loại trừ thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu từ xổ số kiến thiết). Phần vượt thu nguồn xổ số kiến thiết ưu tiên bổ sung đủ vốn điều lệ, phần còn lại bố trí vốn đầu tư theo quy định. Rà soát các chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành đang còn hiệu lực để trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng cân đối ngân sách tỉnh; bổ sung khoản phí hạ tầng cửa khẩu đối với phương tiện tạm nhập tái xuất, rà soát tỷ lệ để lại các khoản phí, lệ phí liên quan đến thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục thực hiện các nghị quyết liên quan đến nguồn thu ngân sách cho đến khi Trung ương có quy định mới, trong đó có Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND ngày 20/7/2019 quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2020.
4. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực y tế, giáo dục; lao động việc làm; văn hóa, xã hội; môi trường, trong đó ưu tiên các giải pháp để sử dụng nước sạch tại các đô thị, nước hợp vệ sinh của nông thôn được cải thiện rõ ràng; bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chế độ, chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Tiếp tục quan tâm chăm lo và triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án của Chính phủ và chính sách của địa phương đối với vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình. Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đào tạo lại và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với nhu cầu thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Tiếp tục quán triệt chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động đẩy mạnh triển khai, thực hiện công tác đối ngoại. Đảm bảo an ninh mạng, an ninh thông tin, hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông; đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế về thông tin và truyền thông. Tiếp tục thực hiện các giải pháp củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Hoàn thành tốt diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Trị năm 2023. Tăng cường quản lý biên giới; đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội; thực hiện đồng bộ và hữu hiệu các giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, giảm thiểu tai nạn giao thông, phòng, chống cháy nổ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VIII, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào Cai
- 2Nghị quyết 43/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 3Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2023
- 4Quyết định 2567/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 2919/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 6Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2020
- 6Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Lào Cai
- 8Nghị quyết 43/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 9Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2023
- 10Quyết định 2567/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Sơn La ban hành
- 11Quyết định 2919/QĐ-UBND năm 2022 về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 12Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 13Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Nghị quyết 80/2022/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 80/2022/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đăng Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra