HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 09 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 09 tháng 12 năm 2002;
Xét Tờ trình số 2460/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng nhất trí thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015.
(có nội dung Đề án kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV kỳ họp thứ 3 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 78/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 3)
1. Phạm vi điều chỉnh của đề án: Đề án này được áp dụng đối với công tác đầu tư xây dựng và bảo trì tất cả các tuyến đường thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương.
Các nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn nếu không quy định cơ chế vốn đầu tư riêng thì áp dụng theo cơ chế vốn của đề án này.
2. Mục tiêu tổng quát:
2.1. Đường huyện: Vào cấp và nhựa hoá các tuyến đường nối đến trung tâm xã; các tuyến đường nối ra cặp chợ biên giới.
2.2. Đường xã: Xây dựng đường đến tất cả các điểm trường học chưa có đường xe máy đến trường.
2.3. Xây dựng hoàn chỉnh các cầu dân sinh trên các tuyến đường xã.
2.4. Hỗ trợ xi măng để nhân dân tự làm đường thôn xóm.
3. Nhiệm vụ cụ thể:
3.1. Đường huyện: Xây dựng hoàn chỉnh nền, nhựa hoá mặt đường đến trung tâm xã của 58 xã/384km; đường ra các cặp chợ biên giới đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn hiện hành. Đối với các tuyến đường ra các cặp chợ biên giới xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
3.2. Cầu dân sinh: Xây dựng mới 38 cái/2900m dài cầu treo.
3.3 Đường xã:
+ Mở đường cho xe máy đến 215 điển trường học. Quy mô nền rộng từ 2,0m đến 2,5m. Tổng chiều dài ước khoảng 1131km.
+ Làm mặt đường bê tông rộng 1,20m:
3.4. Bê tông hoá đường thôn xóm: Hỗ trợ kinh phí cho các xã để nhân dân tự làm.
4. Vốn đầu tư và cơ chế vốn
4.1. Nhu cầu vốn đầu tư: tổng số: 624 tỷ, trong đó:
- Đường huyện: 384km x 1000 tr/km: 384 tỷ;
- Cầu dân sinh 38 cái/2900m: 2900m x 20tr/m: 58 tỷ;
- Đường đến điểm trường học:
+ Mở nền: 1.131 km x 75tr/km: 85 tỷ;
+ Mặt bê tông xi măng: 1131 km x 47tr/km: 53 tỷ;
- Hỗ trợ duy tu đường huyện: 14 tỷ;
- Hỗ trợ làm đường thôn xóm: 30 tỷ.
Ghi chú:
- Suất đầu tư đường huyện, cầu dân sinh được xác định trên cơ sở mức bình quân của dự toán các công trình tương tự được lập và duyệt năm 2011.
- Suất đầu tư mở nền đường đến điểm trường tính cho mở mới, được xác định theo thực tế chi phí số ca máy để thi công hoàn thành 1 km đường đất, đá theo nguyên tắc thực thanh thực chi.
4.2. Nguyên tắc cơ chế đầu tư, hỗ trợ
a) Đường huyện: Đầu tư 100% bằng vốn ngân sách Nhà nước.
b) Cầu dân sinh:
+ Đối với ngân sách địa phương: Mức hỗ trợ cho cầu treo 85%, cầu bê tông cốt thép 75%. Vốn chương trình 135 được đầu tư 100%.
+ Vốn chương trình mục tiêu khác, vốn ODA: Đầu tư theo cơ chế của chương trình, nếu chương trình nào không quy định cơ chế vốn cụ thể thì áp dụng theo chơ chế vốn này.
c) Đường đến các điểm trường (đường xã):
Khoán gọn kinh phí hỗ trợ cho thi công hoàn chỉnh 1km nền đường rộng 2,5m mức khoán gọn cụ thể như sau:
- Đường đá: 110 triệu đồng /km.
- Đường đất: 75 triệu đồng/km.
- Đoạn qua địa hình núi đá quá khó khăn, mở rộng nền đường 1,5m, mức khoán gọn 60 triệu đồng/km.
- Làm mặt đường bê tông xi măng, cầu khẩu độ nhỏ hơn hoặc bằng 1,5m, cống: Nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, sắt thép theo giá bán tại cửa hàng nơi gần nhất và kinh phí vận chuyển đến chân công trình, nhân dân tự tổ chức khai thác các vật liệu còn lại và thi công hoàn thành công trình.
- Chi phí khác: Nhà nước hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khảo sát thiết kế, dự toán, nghiệm thu hoàn công và chi phí quản lý chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy công trường.
Mức hỗ trợ được quy định như sau:
Ngân sách hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/km, trong đó chi cho lập hồ sơ khảo sát thiết kế và dự toán là 1,0 triệu đồng, chi cho công tác chỉ đạo điều hành, nghiệm thu của Ban Chỉ huy công trường là 0,5 triệu đồng.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án khi quyết định đầu tư.
d) Đường thôn xóm: Do dân tự đóng góp công sức để xây dựng. Việc huy động và sử dụng vốn do xóm tự bàn bạc quyết định.
e) Nguồn vỗn hỗ trợ duy tu, phát triển giao nông thôn được xác định theo tiêu chí định mức phân bổ ngân sách của tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và các giải pháp huy động vốn, cơ chế đầu tư, thủ tục hồ sơ … thực thiện theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện
5.1. Cơ chế huy động vốn
- Vốn cho đường huyện: Do ngân sách cấp hàng năm. Ngoài ra cần chủ động khai thác nguồn vốn ODA, các nguồn vốn hỗ trợ khác của các Bộ ngành Trung ương và Chính phủ.
- Vốn cho làm cầu dân sinh và làm đường đến các điểm trường: Do ngân sách cấp hàng năm và vốn các chương trình chương trình mục tiêu, vốn tín dụng ưu đãi. Tận dụng vật tư thu hồi để làm cầu nông thôn.
- Thực hiện xã hội hóa làm cầu dân sinh và đường đến các điểm trường, mức huy động nhân dân đóng góp theo cơ chế nêu trên. Tiếp tục hỗ trợ sắt thép thu hồi để các xã tự làm cầu cống tạm.
5.2. Giải pháp về quản lý đầu tư
- Thực hiện phân cấp triệt để cơ quan chủ đầu tư. Ủy ban nhân dân các huyện là cơ quan chủ đầu tư các dự án đường huyện, đường xã và cầu treo dân sinh. Ủy ban nhân dân huyện có thể uỷ quyền cho xã có đủ điều kiện năng lực làm chủ đầu tư.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới để thực hiện các dự án đường xã được Ủy ban nhân dân huyện giao.
Thực hiện bê tông hoá đường thôn xóm do địa phương huy động nhân dân thôn xóm tự làm.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường cán bộ đến xã để chỉ đạo, hướng dẫn xã triển khai thực hiện từ bước chuẩn bị hồ sơ.
5.3. Giải pháp về điều hành kế hoạch vốn
- Kế hoạch vốn đầu tư, vốn hỗ trợ và danh mục đầu tư hàng năm đối với đường huyện, cầu dân sinh, đường xã do Sở Giao thông - vận tải đề xuất trên cơ sở kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân tỉnh và đăng ký nhu cầu của các địa phương.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ nguồn vốn hàng năm cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã để thực hiện.
6. Qui định về thủ tục hồ sơ thiết kế - dự toán
6.1. Đối với đường huyện: Theo quy định của Nhà nước quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
6.2. Đối với cầu dân sinh và đường xã: Hồ sơ thủ tục đơn giản dễ thực hiện, do phòng chuyên môn cấp huyện lập hồ sơ. (Sở Giao thông - vận tải quy định cụ thể hồ sơ về cầu dân sinh và đường đến điểm trường).
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
- 1Quyết định 39/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015
- 2Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2020
- 3Kế hoạch 5419/KH-UBND năm 2012 về tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010-2015 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 39/2012/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2013 - 2015
- 5Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2020
- 6Kế hoạch 5419/KH-UBND năm 2012 về tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010-2015 do tỉnh Quảng Nam ban hành
Nghị quyết 78/NQ-HĐND năm 2011 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 3 ban hành
- Số hiệu: 78/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hà Ngọc Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực