Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2009/NQ-HĐND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010- 2020”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc “Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

Căn cứ Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015;

Xét Tờ trình số 53/TTr- UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh đề nghị thông qua “Đề án Phát triển Giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua “Đề án phát triển Giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020”, như sau:

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông ở nông thôn bền vững, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; gắn kết hệ thống đường xã, đường thôn, bản với hệ thống đường huyện, tỉnh vào mạng lưới đường quốc gia, kết hợp giữa giao thông đường bộ với giao thông đường thuỷ (hoạt động đò ngang) tạo sự liên hoàn thông suốt, khắc phục các trở ngại về giao thông để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội;

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đường GTNT; tổ chức kết hợp giữa xây dựng mới, cải tạo với bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hệ thống GTNT, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo giao thông thông suốt đến các xã và cơ bản có đường ô tô đến các thôn bản.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hết năm 2010: Cứng hoá 50% tổng chiều dài các tuyến đường huyện, 20 - 21% tổng chiều dài đường xã; 53 - 54% tổng chiều dài đường thôn, bản; các trục đường chính đi lại thuận tiện cả hai mùa.

- Giai đoạn 2011- 2015:

+ Đường huyện: Cải tạo, nâng cấp 80% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V-VI, 20% đạt loại A GTNT; cứng hoá mặt đường đạt 80%, rải cấp phối, mặt đường đất đạt 20%; cải tạo, nâng cấp 70% cầu cống trên đường, đi lại thuận tiện trong cả hai mùa; thực hiện duy tu bảo dưỡng.

+ Đường xã: Cải tạo, nâng cấp 60% đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 40% đạt GTNT loại B, cứng hoá mặt đường 30%, rải cấp phối 40-50% mặt đường đất; đi lại thuận tiện cả 2 mùa. Cải tạo, nâng cấp 50% cầu cống trên đường theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi; thực hiện duy tu bảo dưỡng đạt 50% khối lượng.

+ Đường thôn, bản: Nâng cấp đường thôn bản theo tiêu chuẩn loại B; cứng hoá mặt đường đạt 55%; thực hiện duy tu bảo dưỡng đạt 20-30% khối lượng.

- Giai đoạn 2016- 2020:

+ Đường huyện: Cải tạo, nâng cấp đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cầu cống đạt theo tiêu chuẩn đường cấp IV-V; cứng hoá mặt đường đạt 100%; thực hiện đồng bộ công tác duy tu bảo dưỡng theo quy định.

+ Đường xã: Cải tạo, nâng cấp 80% đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 20% đạt loại B; cầu cống đạt theo tiêu chuẩn đường cấp VI; cứng hoá mặt đường đạt 45%; rải cấp phối 55%; thực hiện đồng bộ công tác duy tu bảo dưỡng theo quy định.

+ Đường thôn, bản: Nâng cấp đường thôn bản theo tiêu chuẩn loại B; cứng hoá mặt đường đạt 60%; thực hiện duy tu bảo dưỡng đạt trên 70% khối lượng.

- Cứng hóa mặt đường toàn bộ mạng lưới đường GTNT đạt 60%.

2. Về nguồn vốn và cơ chế vốn đầu tư

2.1. Nguồn vốn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT từ Ngân sách tỉnh (gồm cả các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, các chương trình mục tiêu); ngân sách cấp huyện, xã hàng năm và nguồn vốn huy động từ xã hội (gồm cả đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân), tính trên cơ sở phân chia thành các nhóm huyện có điều kiện tương tự nhau (về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khả năng huy động vốn, hiện trạng mạng lưới và nhu cầu đầu tư nâng cấp đường GTNT) và được xác định cụ thể cho đường huyện và đường xã; riêng đường thôn bản chỉ quy định tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phần còn lại các địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm huy động nguồn vốn từ xã hội phù hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, phù hợp với điều kiện riêng của từng vùng.

2.2. Cơ chế vốn đầu tư

a. Cơ chế chung:

- Đường huyện: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 70%; ngân sách cấp huyện, xã 30%.

- Đường xã: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 50%; ngân sách cấp huyện, xã 50%.

- Đường thôn, bản: Vốn ngân sách tỉnh bố trí 35%; ngân sách cấp huyện, xã 30% và nguồn huy động từ xã hội 35%.

Tổng hợp chung: Vốn ngân sách tỉnh bố trí khoảng 55%; ngân sách cấp huyện, xã bố trí khoảng 35% và các nguồn huy động từ nhân dân khoảng 10%.

b. Cơ chế cụ thể:

Các nguồn vốn tham gia cho phát triển đường GTNT chia theo từng nhóm huyện cụ thể ( Có bảng chi tiết cơ cấu và nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường GTNT chia theo loại đường và nhóm huyện kèm theo).

3. Tổng nhu cầu vốn đầu tư : 1.278 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh : 720 tỷ đồng;

+ Đường huyện : 406 tỷ đồng;

+ Đường xã : 227 tỷ đồng;

+ Đường thôn bản : 87 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách huyện, xã : 460 tỷ đồng;

+ Đường huyện : 169 tỷ đồng;

+ Đường xã : 215 tỷ đồng;

+ Đường thôn bản : 76 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ nhân dân : 98 tỷ đồng;

+ Đường thôn bản : 98 tỷ đồng.

Tỷ lệ đóng góp và hình thức huy động giữa ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nguồn vốn huy động cụ thể do HĐND huyện quyết định. Phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp được tính theo tỷ lệ phần trăm trên kinh phí quyết toán của công trình

Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục và tổ chức thực hiện đề án.

Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh tăng cường giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết được HĐND tỉnh Bắc Giang Khoá XVI, kỳ họp thứ 16 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đào Xuân Cần

 

BẢNG CHI TIẾT CƠ CẤU VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của HĐND tỉnh khoá XVI)

Số TT

Nhóm

Tên huyện

ĐVT

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, xã

Nguồn huy động từ XH

Cộng

I

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

Đường huyện

%

80

20

0

 

 

Đường xã

%

70

30

0

 

 

Đường thôn ban

%

50

40

10

 

 

Đào tạo CB giao thông

%

100

0

0

 

 

Nâng câp đò, bên đò

%

0

50

50

 

1

Huyện Sơn Động

tỷ đồng

144.51

49.65

2.60

196.76

2

Huyên Lục Ngạn

tỷ đồng

162.24

59.15

4.68

226.07

II

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

Đường huyện

%

70

30

0

 

 

Đường xã

%

60

40

0

 

 

Đường thôn bản

%

45

35

20

 

 

Đào tạo CB giao thông

%

100

0

0

 

 

Nâng cấp đò, bến đò

%

0

50

50

 

1

Huyện Lục Nam

tỷ đồng

80.05

46.13

5.76

131.93

2

Huyện Yên Thế

tỷ đồng

98.24

52.08

5.57

155.89

III

Nhóm 3

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

Đường huyện

%

60

40

0

 

 

Đường xã

%

40

60

0

 

 

Đường thôn bản

%

30

30

40

 

 

Đào tạo CB giao thông

%

100

0

0

 

 

Nâng cấp đò, bến đò

%

0

50

50

 

1

Huyện Tân Yên

tỷ đồng

53.28

60.42

15.00

128.69

III

Nhóm 4

 

 

 

 

 

 

Cơ cấu vốn

 

 

 

 

 

 

Đường huyện

%

60

40

0

 

 

Đường xã

%

40

60

0

 

 

Đường thôn bản

%

20

20

60

 

 

Đào tạo CB giao thông

%

100

0

0

 

 

Nâng cấp đò, bến đò

%

0

50

50

 

1

Huyện Lạng Giang

tỷ đồng

48.99

53.85

18.13

120.97

2

Huyện Yên Dũng

tỷ đồng

69.38

70.26

12.80

152.43

3

Huyện Việt Yên

tỷ đồng

35.31

41.99

14.76

92.06

4

Huyện Hiệp Hoà

tỷ đồng

28.12

26.15

18.68

72.95

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 17/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010- 2020

  • Số hiệu: 17/2009/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Đào Xuân Cần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản