- 1Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1471/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2020
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5419/KH-UBND | Bến Tre, ngày 20 tháng 11 năm 2012 |
Thực hiện Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn (GTNT) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch cụ thể hoá thực hiện Chiến lược phát triển GTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, gồm các nội dung cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, TẦM NHÌN
- GTNT là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển GTNT phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới; phát triển GTNT một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và thôn ấp, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Phát huy lợi thế về điều kiện địa hình tự nhiên tại địa phương, kết hợp giữa giao thông đường bộ và đường thuỷ, giữa giao thông với thuỷ lợi, nông lâm nghiệp với các ngành kinh tế trên địa bàn.
- Ưu tiên phát triển GTNT vùng còn nhiều khó khăn ven biển, vùng bị chia cách bởi sông rạch có vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng, nhằm tạo động lực phát triển, giảm chênh lệch giữa các địa phương.
- Có cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì hệ thống GTNT một cách hợp lý, hiệu quả với sự tham gia của các cấp chính quyền và của người dân.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để đầu tư phát triển GTNT.
- Sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới thi công đơn giản, dễ thực hiện, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm.
- Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách, hàng hoá và phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện địa phương vào khai thác thuận lợi, an toàn và hiệu quả nhất.
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng GTNT và đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020:
a) Về vận tải:
- Tổ chức dịch vụ vận tải hành khách công cộng thuận lợi từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người nông dân sống ở khu vực nông thôn và phục vụ phát triển vùng nông thôn, góp phần giảm phương tiện cơ giới cá nhân.
+ Phát triển các loại phương tiện vận tải phù hợp với địa hình, kết cấu hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân khu vực nông thôn.
+ 100% các huyện có bến xe khách trung tâm, tối thiểu đạt loại 4. Bố trí điểm dừng, đỗ tại trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng.
+ 100% các huyện có bến bãi phục vụ hàng hoá nông nghiệp.
+ Tổ chức các dịch vụ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm huyện.
b) Về kết cấu hạ tầng:
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã; đối với các xã cù lao có bến phà để nối thông được đến trung tâm.
+ 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hoá hoặc bê tông xi măng hoá đối với đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu là 70%.
+ Đồng thời, phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.
+ Đưa dần hệ thống đường GTNT vào cấp kỹ thuật, đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp V, đường xã tối thiểu đạt cấp VI theo TCVN 4054:2005. Tối thiểu 50% đường thôn ấp được cứng hoá, đạt loại A, theo tiêu chuẩn 22TCN 210-92. Tối thiểu 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hoá, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch; xoá bỏ hết cầu khỉ.
+ Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 50% đường xã.
- Đường sông:
+ Từng bước xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng phục vụ tàu của các doanh nghiệp, hộ gia đình và các xã cù lao (đến năm 2020 đạt bình quân 1 cảng hoặc bến/xã) tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.
+ Cải tạo nạo vét các luồng lạch, từng bước lắp đặt hệ thống an toàn đảm bảo các phương tiện lưu thông hiệu quả, an toàn.
+ Kết hợp với hệ thống kênh thuỷ lợi, cải tạo khai thác vận tải thuỷ nội địa.
Tiếp tục tổ chức, nâng cao dịch vụ vận tải từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn.
Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng GTNT, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, được nhựa hoá hoặc bê tông hoá và được bảo trì theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hoá, đạt tối thiểu loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92; tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng.
Do địa hình đặc trưng của Bến Tre là sông ngòi chằng chịt ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, dẫn đến hệ thống GTNT tuy có bao trùm trên diện rộng nhưng đa số đường nhỏ, hẹp không đạt chuẩn. Trước đây, mục tiêu xây dựng GTNT là cố gắng nhựa hoá, bê tông hoá đường huyện, đường vào trung tâm xã, các đường trục chính xã, đường xóm, ấp… nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân đáp ứng tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, công cuộc xây dựng GTNT gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng với mục tiêu cụ thể là xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trên chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, khác so với trước là xây dựng GTNT chưa được đánh giá trên một chuẩn cụ thể nào.
Do đó, cụ thể hoá Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới phải kết hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, hệ thống GTNT khi được đầu tư xây dựng phải đạt theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 và phải đảm bảo an toàn giao thông theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 772/TB-VPCP ngày 11 tháng 5 năm 2012.
Đối với hệ thống đường tỉnh, huyện thực hiện theo Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Đối với hệ thống giao thông vận tải thuỷ nội địa thực hiện theo Quyết định số 1759/QĐ-UB ngày 13 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thuỷ tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Trong điều kiện hạn hẹp, kinh tế khó khăn như hiện nay, đòi hỏi phải có sự quan tâm, tận dụng mọi nguồn lực ở tất cả các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tỉnh và các địa phương, phải xem việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT là sự nghiệp của toàn dân.
1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn:
1.1. Đường bộ: (Biểu số 1 đính kèm)
Tổng số 4.923km (bao gồm: Nhựa: 462,1km; bê tông xi măng: 2.230,7km; đá dăm: 706,7km; sỏi đỏ, đất: 1.524km) với 4.230 cây cầu/57.494md (bao gồm: Cầu BTCT: 3.884 cây/52.673md; cầu thép: 86 cây/2.041md; cầu khác: 260 cây/2.780md), 1.097 cái cống/7.448md. Trong đó:
- Đường xã: Tổng chiều dài 2.153km (bao gồm: Nhựa: 410,7km; bê tông xi măng: 1.068,1km; đá dăm: 267,9km; sỏi đỏ, đất: 405,9km) với 1.672 cây cầu/27.085md (bao gồm: Cầu BTCT: 1.548 cây/24.654md; cầu thép: 59 cây/1.451md; cầu khác: 65 cây/980md), 507 cái cống/4.155md.
- Đường xóm, ấp: Tổng chiều dài 2.771km (bao gồm: Nhựa: 51,4km; bê tông xi măng: 1.162,6km; đá dăm: 438,8km; sỏi đỏ, đất: 1.181,1km) với 2.558 cây cầu/30.409md (bao gồm: Cầu BTCT: 2.336 cây/28.019md; cầu thép: 27 cây/590md; cầu khác: 195 cây/1.800md), 590 cái cống/3.294md.
1.1.1. Thành phố Bến Tre:
- Phần đường: Tổng chiều dài 112,77km (bao gồm: Nhựa: 16,5km; bê tông xi măng: 36,7km; đá dăm: 1,98km; sỏi đỏ, đất: 57,59km).
- Phần cầu: 158 cây cầu với 1.480md (bao gồm: Cầu BTCT: 139 cây/1.298md; cầu thép: 04 cây/112md; cầu khác: 15 cây/70md).
- Phần cống: 05 cái cống/09md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 72,13km (bao gồm: Nhựa: 16,5km; bê tông xi măng: 28,23km; đá dăm: 1,16km; sỏi đỏ, đất: 26,24km).
- Phần cầu: 126 cây cầu với 1.269md (bao gồm: Cầu BTCT: 109 cây/1.093md; cầu thép: 04 cây/112md; cầu khác: 13 cây/64md).
- Phần cống: 05 cái cống/09md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 40,64km (bao gồm: Bê tông xi măng: 8,47km; đá dăm: 0,82km; sỏi đỏ, đất: 31,35km).
- Phần cầu: 32 cây cầu với 211md (bao gồm: Cầu BTCT: 30 cây/205md; cầu khác: 02 cây/06md).
1.1.2. Huyện Châu Thành:
- Phần đường: Tổng chiều dài 832,96km (bao gồm: Nhựa: 123,42km; bê tông xi măng: 218,42km; đá dăm: 314,58km; sỏi đỏ, đất: 176,54km).
- Phần cầu: 651 cây cầu với 5.985md (bao gồm: Cầu BTCT: 527 cây/4.932md; cầu thép: 22 cây/299md; cầu khác: 102 cây/754md).
- Phần cống: 189 cái cống/842md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 223km (bao gồm: Nhựa: 91,86km; bê tông xi măng: 62,14km; đá dăm: 51,31km; sỏi đỏ, đất: 17,75km).
- Phần cầu: 245 cây cầu với 2.256md (bao gồm: Cầu BTCT: 221 cây/2.079md; cầu thép: 14 cây/159md; cầu khác: 10 cây/18md).
- Phần cống: 85 cái cống/381md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 609,91km (bao gồm: Nhựa: 31,56km; bê tông xi măng: 156,28km; đá dăm: 263,28km; sỏi đỏ, đất: 158,79km).
- Phần cầu: 406 cây cầu với 3.729md (bao gồm: Cầu BTCT: 306 cây/2.853md; cầu thép: 08 cây/140md; cầu khác: 92 cây/736md).
- Phần cống: 104 cái cống/462md.
1.1.3. Huyện Bình Đại:
- Phần đường: Tổng chiều dài 568,75km (bao gồm: Nhựa: 73,06km; bê tông xi măng: 92,22km; đá dăm: 194,84km; sỏi đỏ, đất: 208,64km).
- Phần cầu: 175 cây cầu với 2.252md (bao gồm: Cầu BTCT: 141 cây/1.939md; cầu thép: 11 cây/138md; cầu khác: 23 cây/175md).
- Phần cống: 57 cái với 248md.
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 257,16km (bao gồm: Nhựa: 71,6km; bê tông xi măng: 43,5km; đá dăm: 107,43km; sỏi đỏ, đất: 34,64km).
- Phần cầu: 127 cây cầu với 1.734md (bao gồm: Cầu BTCT: 107 cây/1.530md; cầu thép: 09 cây/123md; cầu khác: 11 cây/81md).
- Phần cống: 49 cái với 232md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 311,59km (bao gồm: Nhựa: 1,46km; bê tông xi măng: 48,72km; đá dăm: 87,41km; sỏi đỏ, đất: 174km).
- Phần cầu: 48 cây cầu với 518md (bao gồm: Cầu BTCT: 34 cây/409md; cầu thép: 02 cây/15md; cầu khác: 12 cây/94md).
- Phần cống: 08 cái với 16md.
1.1.4. Huyện Giồng Trôm:
- Phần đường: Tổng chiều dài 697,8km (bao gồm: Nhựa: 24,1km; bê tông xi măng: 591,1km; đá dăm: 5,4km; sỏi đỏ, đất: 77,4km).
- Phần cầu: 1.360 cây cầu với 17.221md (bao gồm: Cầu BTCT: 1.313 cây/16.576md; cầu thép: 09 cây/353md; cầu khác: 38 cây/292md).
- Phần cống: 325 cái cống với 1.054md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 142,6km (bao gồm: Nhựa: 20km; bê tông xi măng: 107,7km; đá dăm: 5,4km; sỏi đỏ, đất: 9,5km).
- Phần cầu: 141 cây cầu với 2.904md (bao gồm: Cầu BTCT: 138 cây/2.828md; cầu thép: 02 cây/56md; cầu khác: 01 cây/20md).
- Phần cống: 23 cái cống với 329md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 555,2km (bao gồm: Nhựa: 4,1km; bê tông xi măng: 483,4km; sỏi đỏ, đất: 67,9km).
- Phần cầu: 1.219 cây cầu với 14.317md (bao gồm: Cầu BTCT: 1.175 cây/13.748md; cầu thép: 07 cây/297md; cầu khác: 37 cây/272md).
- Phần cống: 302 cái cống với 725md.
1.1.5. Huyện Ba Tri:
- Phần đường: Tổng chiều dài 596,7km (bao gồm: Nhựa: 110,4km; bê tông xi măng: 133,8km; đá dăm: 145,34km; sỏi đỏ, đất: 207,2km).
- Phần cầu: 133 cây cầu với 2.216md (bao gồm: Cầu BTCT: 84 cây/1.550md; cầu thép: 07 cây/164md; cầu khác: 42 cây/503md).
- Phần cống: 06 cái cống với 29md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 260,75km (bao gồm: Nhựa: 96,15km; bê tông xi măng: 51,62km; đá dăm: 83,09km; sỏi đỏ, đất: 29,89km).
- Phần cầu: 63 cây cầu với 1.425md (bao gồm: Cầu BTCT: 47 cây/918md; cầu thép: 06 cây/142md; cầu khác: 10 cây/185md).
- Phần cống: 05 cái cống với 24md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 335,97km (bao gồm: Nhựa: 14,21km; bê tông xi măng: 82,17km; đá dăm: 62,25km; sỏi đỏ, đất: 177,34km).
- Phần cầu: 70 cây cầu với 972md (bao gồm: Cầu BTCT: 37 cây/632md; cầu thép: 01 cây/22md; cầu khác: 32 cây/318md).
- Phần cống: 01 cái cống với 05md.
1.1.6. Huyện Chợ Lách:
- Phần đường: Tổng chiều dài 578,7km (bao gồm: Nhựa: 54,6km; bê tông xi măng: 183,4km; đá dăm: 9,2km; sỏi đỏ, đất: 331,5km).
- Phần cầu: 384 cây cầu với 7.633md (bao gồm: Cầu BTCT: 368 cây/7.096md; cầu thép: 08 cây/372md; cầu khác: 08 cây/165md).
- Phần cống: 479 cái với 4.719md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 298km (bao gồm: Nhựa: 54,6km; bê tông xi măng: 133,1km; đá dăm: 9,2km; sỏi đỏ, đất: 10,1km).
- Phần cầu: 210 cây cầu với 4.773md (bao gồm: Cầu BTCT: 202 cây/4.401md; cầu thép: 08 cây/372md).
- Phần cống: 308 cái với 2.979md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 280,8km (bao gồm: Bê tông xi măng: 50,4km; sỏi đỏ, đất: 230,4km).
- Phần cầu: 174 cây cầu với 2.860md (bao gồm: Cầu BTCT: 166 cây/2.695md; cầu khác: 08 cây/165md).
- Phần cống: 171 cái với 1.740md.
1.1.7. Huyện Mỏ Cày Bắc:
- Phần đường: Tổng chiều dài 510,38km (bao gồm: Nhựa: 19,25km; bê tông xi măng: 259,2km; đá dăm: 21,2km; sỏi đỏ, đất: 210,73km).
- Phần cầu: 520 cây cầu với 8.619md (bao gồm: Cầu BTCT: 498 cây/ 8.136md; cầu thép: 14 cây/272md; cầu khác: 08 cây/211md).
- Phần cống: 04 cái với 45md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 256,64km (bao gồm: Nhựa: 19,25km; bê tông xi măng: 149,92km; sỏi đỏ, đất: 87,47km).
- Phần cầu: 345 cây cầu với 6.333md (bao gồm: Cầu BTCT: 331 cây/5.931md; cầu thép: 06 cây/191md; cầu khác: 08 cây/211md).
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 253,74km (bao gồm: Bê tông xi măng: 109,28km; đá dăm: 21,2km; sỏi đỏ, đất: 123,26km).
- Phần cầu: 175 cây cầu với 2.286md (bao gồm: Cầu BTCT: 167 cây/2.205md; cầu thép: 08 cây/81md).
1.1.8. Huyện Mỏ Cày Nam:
- Phần đường: Tổng chiều dài 655,05km (bao gồm: Nhựa: 29,63km; bê tông xi măng: 515,44km; đá dăm: 3,6km; sỏi đỏ, đất: 106,39km).
- Phần cầu: 756 cây cầu với 9.861md (bao gồm: Cầu BTCT: 741 cây/9.445md; cầu thép: 11 cây/331md; cầu khác: 04 cây/85md).
- Phần cống: 25 cái với 437md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 371,72km (bao gồm: Nhựa: 29,63km; bê tông xi măng: 296,47km; đá dăm: 1,5km; sỏi đỏ, đất: 44,13km).
- Phần cầu: 343 cây cầu với 4.747md (bao gồm: Cầu BTCT: 331 cây/4.397md; cầu thép: 10 cây/296md; cầu khác: 02 cây/54md).
- Phần cống: 23 cái với 106md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 283,33km (bao gồm: Bê tông xi măng: 218,97km; đá dăm: 2,1km; sỏi đỏ, đất: 62,27km).
- Phần cầu: 413 cây cầu với 5.114md (bao gồm: Cầu BTCT: 410 cây/5.048md; cầu thép: 01 cây/35md; cầu khác: 02 cây/31md).
1.1.9. Huyện Thạnh Phú:
- Phần đường: Tổng chiều dài 370,2km (bao gồm: Nhựa: 11,2km; bê tông xi măng: 200,5km; đá dăm: 10,5km; sỏi đỏ, đất: 148,1km).
- Phần cầu: 93 cây cầu với 2.227md (bao gồm: Cầu BTCT: 73 cây/1.702md; cầu khác: 20 cây/525md).
- Phần cống: 07 cái cống với 65md.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Tổng chiều dài 270,7km (bao gồm: Nhựa: 11,2km; bê tông xi măng: 195,5km; đá dăm: 8,8km; sỏi đỏ, đất: 55,2km).
- Phần cầu: 72 cây cầu với 1.825md (bao gồm: Cầu BTCT: 62 cây/1.478md; cầu khác: 10 cây/347md).
- Phần cống: 05 cái cống với 50md.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Tổng chiều dài 99,5km (bao gồm: Bê tông xi măng: 5,0km; đá dăm: 1,7km; sỏi đỏ, đất: 92,9km).
- Phần cầu: 21 cây cầu với 402md (bao gồm: Cầu BTCT: 11 cây/224md; cầu khác: 10 cây/178md);
- Phần cống: 02 cái cống với 15md.
1.2. Đường thuỷ:
Bến Tre có đường bờ biển kéo dài 65km được bao bọc bởi 4 con sông lớn (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) dài khoảng 295km. Tổng chiều dài đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh trên 4.000km. Trong đó:
- Trung ương quản lý 263,5km thuộc các tuyến: Sông Hàm Luông (86km); sông Cổ Chiên (77,5km); kênh Giao Hoà - Chẹt Sậy - sông Bến Tre (16,5km); rạch Mỏ Cày - kênh Mỏ Cày - rạch Thơm (18km); kênh Chợ Lách (10,7km); nhánh chính sông Tiền từ thượng lưu Cảng Mỹ Tho đến hạ lưu vàm rạch Cái Muối (34,02km); sông Bang Tra (20,8km).
- Địa phương (tỉnh, huyện) quản lý khoảng 3.800km hệ thống sông, rạch, kênh, mương.
1.3. Hệ thống bến bãi:
a) Hệ thống phà: Tổng số có 07 bến phà. Trong đó:
- Trung tâm Quản lý Phà và Bến xe quản lý 05 bến: Cổ Chiên, Tân Phú, Cầu Ván, Hưng Phong, Tam Hiệp với tổng số phương tiện là 18 chiếc các loại; trong đó có 03 bến phà chuồi là các bến: Cầu Ván, Hưng Phong, Tam Hiệp.
- Bến phà Mỹ An (Ba Tri - Thạnh Phú), Bến phà Thới Lộc (Chợ Lách - Cai Lậy) do tư nhân quản lý, đây là các bến phà chuồi với tổng số phương tiện là 04 chiếc.
b) Hệ thống bến xe: Tổng số có 07 bến xe. Trong đó:
- Trung tâm Quản lý Phà và Bến xe quản lý 05 bến: 01 bến xe khách tỉnh loại 2, 04 bến xe loại 4 (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam).
- Hợp tác xã vận tải thuỷ bộ huyện Châu Thành quản lý 01 bến xe loại 6 (xã Tiên Thuỷ, huyện Châu Thành), tư nhân đầu tư xây dựng 01 bến xe loại 4 (ở thị trấn huyện Chợ Lách) chuẩn bị đưa vào hoạt động.
c) Hệ thống bến đò: Toàn tỉnh có 125 bến khách ngang sông và 92 bến thuỷ nội địa; trong đó:
- Cấp tỉnh quản lý 85 bến khách ngang sông và 92 bến thuỷ nội địa;
- Cấp huyện quản lý 40 bến khách ngang sông.
d) Hệ thống bến cảng: Gồm 01 cảng sông (Cảng Giao Long) và 03 cảng cá (Cảng cá Ba Tri, Cảng cá An Nhơn và Cảng cá Bình Thắng).
2. Kế hoạch phát triển hệ thống đường bộ đường GTNT giai đoạn 2012-2015:
Tập trung nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; đồng thời từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.
Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng: 2.760km đường với kinh phí khoảng 3.588 tỷ đồng; 1.745 cây cầu với kinh phí khoảng 385 tỷ đồng; 541 cái cống với kinh phí khoảng 16,7 tỷ đồng. Trong đó: (Biểu số 2 đính kèm).
- Đường xã: Dự kiến đầu tư xây dựng: 1.352,6km với kinh phí khoảng 2.436 tỷ đồng; 871 cây cầu với kinh phí khoảng 272 tỷ đồng; 236 cái cống với kinh phí khoảng 9,8 tỷ đồng.
- Đường xóm, ấp: Dự kiến đầu tư xây dựng: 1.407,6km với kinh phí khoảng 1.152 tỷ đồng; 874 cây cầu với kinh phí khoảng 112,8 tỷ đồng; 305 cái cống với kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng.
Phân bổ theo từng địa bàn như sau:
2.1. Thành phố Bến Tre:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 96,27km với kinh phí khoảng 228,73 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 03 cây cầu với kinh phí khoảng 1,66 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 55,63km với kinh phí: 183,43 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 02 cây cầu với kinh phí: 1,47 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 40,64km với kinh phí: 45,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 01 cây cầu với kinh phí: 0,193 tỷ đồng.
2.2. Huyện Châu Thành:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 359,1km với kinh phí khoảng 331,4 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 73 cây cầu với kinh phí khoảng 6,5 tỷ đồng. Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 117,2km với kinh phí: 179,91 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 39 cây với kinh phí: 3,54 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 241,88km với kinh phí: 151,44 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 34 cây cầu với kinh phí: 2,96 tỷ đồng.
2.3. Huyện Bình Đại:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 344,62km với kinh phí khoảng 580,88 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 58 cây với kinh phí khoảng 56,88 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 33 cái cống với kinh phí 5,18 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 198,96km với kinh phí: 481,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 50 cây cầu với kinh phí: 55,94 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 33 cái cống với kinh phí 5,18 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 145,7km với kinh phí: 99,58 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 08 cây cầu với kinh phí: 0,94 tỷ đồng.
2.4. Huyện Giồng Trôm:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 365,9km với kinh phí khoảng 569,5 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 588 cây cầu với kinh phí khoảng 74,35 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 300 cái cống với kinh phí khoảng 7,45 tỷ đồng.
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 72,43km với kinh phí: 217,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 56 cây cầu với kinh phí: 11,55 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 19 cái cống với kinh phí khoảng 0,84 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 293,51km với kinh phí: 352,2 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 532 cây cầu với kinh phí: 62,8 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 281 cái cống với kinh phí khoảng 6,6 tỷ đồng.
2.5. Huyện Ba Tri:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 257,25km với kinh phí khoảng 219,12 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 54 cây cầu với kinh phí khoảng 12,6 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 92,79km với kinh phí: 103,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 12 cây cầu với kinh phí: 3,9 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 164,46km với kinh phí: 115,82 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 42 cây cầu với kinh phí: 8,73 tỷ đồng.
2.6. Huyện Chợ Lách:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 384,7km với kinh phí khoảng 423,4 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 175 cây cầu với kinh phí khoảng 36,8 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 180 cái với kinh phí khoảng 2,25 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 260,9km với kinh phí: 349,5 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 120 cây cầu với kinh phí: 33,2 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 163 cái với kinh phí khoảng 2,25 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 123,8km với kinh phí: 73,86 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 55 cây cầu với kinh phí: 3,57 tỷ đồng.
2.7. Huyện Mỏ Cày Bắc:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 386,57km với kinh phí khoảng 290,13 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 350 cây cầu với kinh phí khoảng 107,6 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 195,2km với kinh phí: 194,1 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 217 cây cầu với kinh phí: 81,36 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 191,37km với kinh phí: 96,04 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 133 cây/1.890md cầu BTCT với kinh phí: 26,2 tỷ đồng.
2.8. Huyện Mỏ Cày Nam:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 405,7km với kinh phí khoảng 769,7 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 368 cây cầu với kinh phí khoảng 65,01 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 279,05km với kinh phí: 611,1 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 332 cây cầu với kinh phí: 62,7 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 126,7km với kinh phí: 158,6 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 36 cây cầu với kinh phí: 2,31 tỷ đồng.
2.9. Huyện Thạnh Phú:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 160km với kinh phí khoảng 175 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 76 cây cầu với kinh phí khoảng 23,8 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 26 cái cống với kinh phí khoảng 1,8 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 80,4km với kinh phí 115,7 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 43 cây cầu với kinh phí 18,7 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 19 cái cống với kinh phí 1,56 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 79,6km với kinh phí 59,29 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 33 cây cầu với kinh phí 5,15 tỷ đồng.
3. Kế hoạch phát triển hệ thống đường bộ đường GTNT giai đoạn 2016-2020:
Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT: 100% đường huyện và tối thiểu 50% đường xã được bảo trì.
Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng: 1.156,9km đường với kinh phí khoảng 1.141 tỷ đồng; 789 cây cầu với kinh phí khoảng 145 tỷ đồng; 110 cái cống với kinh phí khoảng 2,9 tỷ đồng. Trong đó: (Biểu số 3 đính kèm)
- Đường xã: Dự kiến đầu tư xây dựng: 412,4km đường với kinh phí khoảng 644,8 tỷ đồng; 226 cây cầu với kinh phí khoảng 83,9 tỷ đồng; 40 cái cống với kinh phí khoảng 1,4 tỷ đồng.
- Đường xóm, ấp: Dự kiến đầu tư xây dựng: 744,4km đường với kinh phí khoảng 495,7 tỷ đồng; 563 cây cầu với kinh phí khoảng 60,9 tỷ đồng; 70 cái cống với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.
Phân bổ theo từng địa bàn như sau:
3.1. Huyện Châu Thành:
- Phần đường: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 247,92km với kinh phí khoảng 179,9 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 66 cây cầu với kinh phí khoảng 13,96 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 26 cái cống với kinh phí 0,8 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 63,5km với kinh phí: 78,5 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 15 cây cầu với kinh phí: 12,95 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 20 cái cống với kinh phí 0,47 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 184,45km với kinh phí: 101,38 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 51 cây cầu với kinh phí: 1,01 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 06 cái cống với kinh phí 0,33 tỷ đồng.
3.2. Huyện Bình Đại:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 152,38km với kinh phí khoảng 133,49 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 22 cây cầu với kinh phí khoảng 14,22 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 07 cái cống với kinh phí khoảng 0,55 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 70,18km với kinh phí: 90,74 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 20 cây cầu với kinh phí: 14,02 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 07 cái cống với kinh phí 0,55 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 82,2km với kinh phí: 42,75 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 02 cây cầu với kinh phí: 0,2 tỷ đồng.
3.3. Huyện Giồng Trôm:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 202km với kinh phí khoảng 264,13 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 389 cây cầu với kinh phí khoảng 34,65 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 57 cái cống với kinh phí khoảng 1,14 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 30,28km với kinh phí 90,8 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 45 cây cầu với kinh phí 6,7 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 171,75km với kinh phí 173,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 344 cây cầu với kinh phí 27,9 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 57 cái cống với kinh phí khoảng 1,14 tỷ đồng.
3.4. Huyện Ba Tri:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 163,2km với kinh phí khoảng 172,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 35 cây cầu với kinh phí khoảng 12,93 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 70,29km với kinh phí 140,32 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 16 cây với kinh phí 10,28 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 92,92km với kinh phí khoảng 32 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 19 cây cầu với kinh phí 2,65 tỷ đồng.
3.5. Huyện Chợ Lách:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 26,1km với kinh phí khoảng 28,91 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 30 cây cầu với kinh phí khoảng 0,54 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 12,3km với kinh phí 13,61 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 16 cây cầu với kinh phí 0,3 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 13,8km với kinh phí 15,3 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 14 cây cầu với kinh phí 0,24 tỷ đồng.
3.6. Huyện Mỏ Cày Bắc:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 101,84km với kinh phí khoảng 82,04 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 128 cây cầu với kinh phí khoảng 40,45 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 46,65km với kinh phí 47,5 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 47 cây cầu với kinh phí 20,19 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 55,19km với kinh phí: 34,54 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 81 cây cầu với kinh phí: 20,26 tỷ đồng.
3.7. Huyện Mỏ Cày Nam:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 131,88km với kinh phí khoảng 158,7 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 60 cây cầu với kinh phí 13,6 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 75,42km với kinh phí 119,4 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 38 cây cầu với kinh phí 11,9 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 56,45km với kinh phí 39,28 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 22 cây cầu với kinh phí 1,65 tỷ đồng.
3.8. Huyện Thạnh Phú:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 131,55km với kinh phí khoảng 121 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 59 cây cầu với kinh phí khoảng 14,6 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 06 cái cống với kinh phí khoảng 0,4 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 43,84km với kinh phí 63,87 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 29 cây cầu với kinh phí 7,59 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 06 cái cống với kinh phí 0,4 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 87,7km với kinh phí 57,19 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 30 cây cầu với kinh phí 6,96 tỷ đồng.
4. Định hướng phát triển hệ thống đường bộ đường GTNT giai đoạn 2020-2030:
Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng GTNT, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật, được nhựa hoá hoặc bê tông hoá và được bảo trì theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hoá, đạt tối thiểu loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng.
Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 691,6km đường với kinh phí khoảng 486 tỷ đồng; 338 cây cầu với kinh phí khoảng 58,8 tỷ đồng; 25 cái cống với kinh phí khoảng 0,68 tỷ đồng. Trong đó: (Biểu số 4 đính kèm).
- Đường xã: Dự kiến đầu tư xây dựng 181,7km đường với kinh phí khoảng 214 tỷ đồng; 69 cây cầu với kinh phí khoảng 22,8 tỷ đồng; 11 cái cống với kinh phí khoảng 0,56 tỷ đồng.
- Đường xóm, ấp: Dự kiến đầu tư xây dựng 510km đường với kinh phí khoảng 272 tỷ đồng; 269 cây cầu với kinh phí khoảng 36,1 tỷ đồng; 14 cái cống với kinh phí khoảng 0,12 tỷ đồng.
4.1. Huyện Châu Thành:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 172,83km với kinh phí khoảng 90,55 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 32 cây cầu với kinh phí khoảng 0,98 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 18 cái cống với kinh phí 0,16 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 15,61km với kinh phí: 13,78 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 16 cây cầu với kinh phí: 0,55 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 04 cái cống với kinh phí 0,04 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 157,2km với kinh phí: 76,77 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 16 cây cầu với kinh phí: 0,43 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 14 cái cống với kinh phí 0,12 tỷ đồng.
4.2. Huyện Bình Đại:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 179,87km với kinh phí khoảng 99,52 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 16 cây cầu với kinh phí khoảng 2,83 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 02 cái với kinh phí khoảng 0,1 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 50,92km với kinh phí 60,45 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 13 cây cầu với kinh phí 2,7 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng 02 cái cống với kinh phí 0,1 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 128,95km với kinh phí 39,07 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 03 cây cầu BTCT với kinh phí 0,13 tỷ đồng.
4.3. Huyện Giồng Trôm:
Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 84,63km với kinh phí 80,7 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 200 với kinh phí 17,8 tỷ đồng.
4.4. Huyện Ba Tri:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 51,84km với kinh phí khoảng 26,26 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 07 cây cầu với kinh phí khoảng 5,5 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 11,1km với kinh phí 12,1 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 40,74km với kinh phí 14,16 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 07 cây cầu với kinh phí 5,5 tỷ đồng.
4.5. Huyện Mỏ Cày Bắc:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 24,18km với kinh phí khoảng 16,89 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 36 cây cầu với kinh phí khoảng 18,77 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 13,75km với kinh phí 9,82 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 22 cây cầu với kinh phí 13,93 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 10,43km với kinh phí 7,07 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 14 cây cầu với kinh phí 4,85 tỷ đồng.
4.6. Huyện Mỏ Cày Nam:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 43,1km với kinh phí khoảng 48,7 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 12 cây cầu với kinh phí khoảng 0,2 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 30,45km với kinh phí 43,67 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 04 cây cầu với kinh phí 0,09 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 12,65km với kinh phí 5,04 tỷ đồng.
- Phần cầu: Xây dựng mới 08 cây cầu với kinh phí 0,11 tỷ đồng.
4.7. Huyện Thạnh Phú:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 135,2km với kinh phí khoảng 124 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 35 cây cầu với kinh phí khoảng 12,78 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 05 cái với kinh phí khoảng 0,42 tỷ đồng.
Trong đó:
a) Đường xã:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 59,84km với kinh phí 74,45 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 14 cây cầu với kinh phí 5,55 tỷ đồng.
- Phần cống: Xây dựng mới 05 cái cống với kinh phí 0,42 tỷ đồng.
b) Đường xóm, ấp:
- Phần đường: Nâng cấp, xây dựng mới 75,36km với kinh phí 49,57 tỷ đồng.
- Phần cầu: Nâng cấp, xây dựng mới 21 cây cầu với kinh phí 7,24 tỷ đồng.
5. Kế hoạch phát triển đường sông phục vụ GTNT:
- Kết hợp với hệ thống thuỷ lợi (tưới, tiêu) nâng cấp, cải tạo các tuyến vận tải thuỷ nội địa.
- Cải tạo, nạo vét luồng lạch, từng bước lắp đặt hệ thống an toàn đảm bảo các phương tiện lưu thông hiệu quả, an toàn.
- Từng bước xây dựng các hệ thống bến, bến ngang, cảng (đến năm 2020 đạt bình quân 1 cảng hoặc bến/xã) tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ tàu của các doanh nghiệp, hộ gia đình và các xã cù lao để vận chuyển hành khách, hàng hoá phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện xã hội hoá vốn đầu tư, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, vốn ngân sách lồng ghép từ các chương trình dự án.
- Đối với vận tải hành khách, thực hiện theo Quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh về việc phê duyêt Đề án định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh giai đoạn 2012-2020; kết hợp vận tải taxi và các phương tiện cá nhân.
- Phát triển các loại phương tiện vận tải phù hợp với địa hình, kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ khu vực nông thôn.
- 100% các huyện có bến xe khách tại trung tâm, tối thiểu đạt loại 4. Bố trí điểm dừng, đỗ tại trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng.
- 100% các huyện có bến bãi phục vụ hàng hoá nông nghiệp.
- Tổ chức các dịch vụ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm huyện.
- Thực hiện xã hội hoá vốn đầu tư của các doanh nghiệp vận tải, hộ gia đình, đấu thầu trong hoạt động vận tải…
III. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
- Trên cơ sở nội dung Chiến lược phát triển GTNT, Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết Tỉnh uỷ, Nghị quyết HĐND tỉnh và Kế hoạch này, các địa phương (cấp huyện, xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT trên địa bàn mình quản lý (hoặc lồng ghép trong quy hoạch nông thôn mới).
- Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tại địa phương.
- Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng GTNT. Xây dựng GTNT với phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”.
- Tranh thủ vận động mọi nguồn vốn: Vốn Trung ương và địa phương, vốn từ các thành phần kinh tế, vốn đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động… bằng nhiều hình thức, lồng ghép từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng GTNT.
- Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4054-2005, tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92 và Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Chú trọng sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Xác định rõ và phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì GTNT giữa các cấp (tỉnh, huyện, xã ); nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì GTNT.
- Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì GTNT tại địa phương.
5. Về phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý GTNT, đào tạo công nhân lành nghề.
- Thực hiện chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động thực hiện duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng GTNT.
6. Về đảm bảo an toàn giao thông:
- Phát triển hệ thống hạ tầng GTNT phải đảm bảo an toàn giao thông và hành lang đường bộ theo nội dung tại Công văn số 3122/UBND-KTN ngày 11 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về xây dựng giao thông nông thôn mới và đảm bảo an toàn giao thông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn.
- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
Xây dựng, vận hành khai thác, bảo trì các công trình GTNT, khai thác vận tải phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu và quy định về bảo vệ môi trường.
8. Về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển GTNT:
Các địa phương phải xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp các dịch vụ khu vực nông thôn.
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố công bố rộng rãi Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển GTNT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; theo dõi, định kỳ cập nhật, đề xuất, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương trong việc rà soát khả năng kết hợp giữa giao thông với thuỷ lợi, giữa đường giao thông và tuyến đê nhằm tiết kiệm chi phí trong đầu tư, đáp ứng nhu cầu giao thông của đường ven sông biển, chức năng của đê sông biển thích ứng với đường di chuyển lánh nạn, tránh bão và biến đổi khí hậu trong tương lai. Kết hợp chiến lược phát triển GTNT với chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới của tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố khi lập kế hoạch hàng năm và trung dài hạn cần bố trí nguồn vốn cho GTNT; tranh thủ lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn tài trợ, ODA để đầu tư phát triển GTNT.
4. UBND các huyện, thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT trên địa bàn mình quản lý; có giải pháp, chính sách phù hợp huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, khai thác và quản lý bảo trì GTNT. Định kỳ tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Đính kèm Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển GTNT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre)
- Biểu số 1. Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn tỉnh:
- Biểu số 1.1: Hiện trạng hệ thống đường GTNT thành phố Bến Tre.
- Biểu số 1.2: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Châu Thành.
- Biểu số 1.3: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Bình Đại.
- Biểu số 1.4: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Giồng Trôm.
- Biểu số 1.5: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Ba Tri.
- Biểu số 1.6: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Chợ Lách.
- Biểu số 1.7: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Mỏ Cày Bắc.
- Biểu số 1.8: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Mỏ Cày Nam.
- Biểu số 1.9: Hiện trạng hệ thống đường GTNT huyện Thạnh Phú.
- Biểu số 2: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT tỉnh giai đoạn 2011-2015:
- Biểu số 2.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT thành phố Bến Tre giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.3: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Bình Đại giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.4: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Giồng Trôm giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.5: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Ba Tri giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.6: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Chợ Lách giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.7: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Bắc giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.8: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 2.9: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2015.
- Biểu số 3: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT tỉnh giai đoạn 2016-2020:
- Biểu số 3.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Bình Đại giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.3: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Giồng Trôm giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.4: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Ba Tri giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.5: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Chợ Lách giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.6: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Bắc giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.7: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 3.8: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Thạnh Phú giai đoạn 2016-2020.
- Biểu số 4: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT tỉnh giai đoạn 2020-2030:
- Biểu số 4.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Bình Đại giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.3: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Giồng Trôm giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.4: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Ba Tri giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.5: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Bắc giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.6: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Mỏ Cày Nam giai đoạn 2020-2030.
- Biểu số 4.7: Kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT huyện Thạnh Phú giai đoạn 2020-2030.
- 1Nghị quyết 104/2011/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 2Nghị quyết 78/NQ-HĐND năm 2011 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 3Quyết định 217/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Quyết định 12/2012/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Quyết định 4056/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán lập Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020
- 6Quyết định 2939/2005/QĐ-UBND về điều chỉnh, bổ sung Quy định đầu tư phát triển giao thông nông thôn từ nguồn vốn ngân sách và vốn huy động nhân dân đóng góp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Nghị quyết 104/2011/NQ-HĐND về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 3Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Nghị quyết 78/NQ-HĐND năm 2011 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 5Quyết định 217/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Quyết định 12/2012/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 1471/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2020
- 8Quyết định 4056/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán lập Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020
- 9Quyết định 2939/2005/QĐ-UBND về điều chỉnh, bổ sung Quy định đầu tư phát triển giao thông nông thôn từ nguồn vốn ngân sách và vốn huy động nhân dân đóng góp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 10Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch 5419/KH-UBND năm 2012 về tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 5419/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định