Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 334/BC-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách tài chính của tỉnh theo hướng ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo, tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp dưới và đơn vị sử dụng ngân sách; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách địa phương, nợ chính quyền địa phương, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 là 171.163 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thu ngân sách nhà nước giai đoạn tăng bình quân đạt 6-8%/năm; Tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85 - 90% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tốc độ tăng thu nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất) bình quân giai đoạn là 6,6% /năm. Trong đó:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng bình quân 7,3%/năm;

- Thu từ khu vực ngoài quốc doanh: tăng bình quân 5,7%/năm;

Thuế thu nhập cá nhân: tăng bình quân 7%/năm;

- Thu phí trước bạ: tăng bình quân 6,3%/năm.

b) Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng tích cực. Tổng chi ngân sách địa phương cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 95.414 tỷ đồng. Sau khi cân đối, bố trí chi từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất, tiết kiệm chi, dự phòng, kết dư, cải cách tiền lương... (dự kiến phấn đấu tăng thêm 20.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển) thì tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 45-50% tổng chi ngân sách địa phương; tỷ trọng chi thường xuyên chiếm khoảng 50-55% tổng chi ngân sách địa phương; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ các khoản vay.

Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong dự toán chi ngân sách địa phương hằng năm.

c) Phấn đấu đến năm 2025 có từ 2-3 huyện, thành phố tự cân đối được thu, chi ngân sách.

d) Bảo đảm an toàn nợ chính quyền địa phương, với mục tiêu: Dư nợ công của tỉnh hằng năm không quá 30% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Về thu ngân sách nhà nước: Tập trung tổ chức, chỉ đạo thu với phương châm tích cực nhất, thường xuyên đánh giá phân tích tình hình thu trên tất cả các lĩnh vực, các sắc thuế từ đó có các giải pháp cụ thể để quản lý, chỉ đạo và tham mưu có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ mọi nguồn thu, triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức quản lý thu trên tất cả các lĩnh vực và địa bàn để phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ trọng thu nội địa cao, phù hợp với sự phát triển của tỉnh; giảm tỷ trọng các khoản thu từ xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước.

b) Về chi ngân sách nhà nước: Tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên; Bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và chi cho quốc phòng, an ninh, các chính sách do địa phương và Trung ương ban hành địa phương đảm bảo nguồn. Bố trí cho chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề và sự nghiệp khoa học và công nghệ không thấp hơn dự toán Trung ương giao.

c) Thực hiện cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm theo mục tiêu, định hướng đã đề ra. Từng bước thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra). Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn tài chính của tỉnh.

d) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước, sắp xếp các khoản chi, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp; không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách.

đ) Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chống thất thoát, lãng phí trong chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản. Tích cực đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước; giảm tối đa nợ đọng thuế. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, thu, chi ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và đơn vị trong việc quản lý ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi đã có trong dự toán nhưng không cần thiết, chậm triển khai; hạn chế chuyển nguồn ngân sách.

e) Thực hiện chính sách tiền lương cùng với việc quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh sắp xếp và tăng cường giao tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập khi giá dịch vụ công được điều chỉnh theo lộ trình.

g) Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ hoặc nắm quyền chi phối theo cơ chế thị trường bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước và người dân.

h) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công của tỉnh trong giới hạn cho phép; bố trí nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công của tỉnh và khả năng trả nợ trong trung hạn.

i) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài chính ngân sách thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính đồng bộ. Tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính ngân sách theo quy định.

k) Tiếp tục thực hiện quản lý, sắp xếp xe công và xử lý tài sản công trong giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu, lộ trình đề ra và đảm bảo quy định của Nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đảng ủy Khối các cơ quan,
Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân;
- Thường trực các huyện, thành ủy; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng, CV Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND(01).T(50).

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Thúy Lan

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 55/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

 

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

triệu đồng

105.860.000 đến 141.147.000

530.818.910

86.263.915

95.330.567

107.625.431

118.958.198

122.640.799

 

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

triệu đồng

26.500.000 đến 27.000.000

161.372.135

32.340.945

28.485.654

32.932.470

35.019.611

32.593.455

171.162.940

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

%/năm

5-7%/năm

105,0%

126,8%

88,1%

115,6%

106,3%

93,1%

6-8%/năm

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

%/năm

22-23%/năm

30,40%

37,49%

29,88%

30,60%

29,44%

26,58%

 

 

Thu từ thuế, phí, lệ phí

triệu đồng

 

145.032.036

30.909.839

25.892.485

29.882.067

30.289.802

28.057.843

 

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

%

 

27,3%

35,8%

27,2%

27,8%

25,5%

22,9%

 

I

Thu nội địa

triệu đồng

 

140.756.140

29.124.996

24.742.409

28.066.408

30.957.198

27.865.129

147.486.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

%/năm

 

104,3%

129,3%

85,0%

113,4%

110,3%

90,0%

104,2%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

%

 

87,22%

90,06%

86,86%

85,22%

88,40%,

85,49%

86,17%

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

triệu đồng

 

11.471.453

1.008.859

1.539.574

2.274.250

3.033.180

3.615.590

5.000.000

 

Thu xổ số kiến thiết

triệu đồng

 

115.536

19.537

20.119

26.838

25.042

24.000

125.000

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

triệu đồng

 

20.615.995

3.215.949

3.743.245

4.866.062

4.062.413

4.728.326

23.676.940

 

Tốc độ tăng thu (%)

%/năm

 

109,7%

108,1%

116,4%,

130,0%

83,5%

116,4%

102,3%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

%

 

12,78%

9,94%

13,14%

14,78%

11,60%

14,51%

13,83%

C

TỔNG THU NSĐP

triệu đồng

 

101.143.338

19.598.180

15.686.111

18.538.528

25.543.368

21.777.151

95.413.505

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

%/năm

 

107,1%

126,8%

80,0%

118,2%

137,8%

85,3%

98,2%

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

%

 

19,1%

22,7%

16,5%

17,2%

21,5%

17,8%

12-13%

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

triệu đồng

 

81.590.269

17.853.225

14.069.133

15.845.494

17.540.849

16.281.568

86.017.499

 

Tốc độ tăng (%)

%/năm

 

102,9%

126,7%

78,8%

112,6%

110,7%

92,8%

104,1%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

%

 

80,7%

91,1%

89,7%

85,5%

68,7%

74,8%

90,2%

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

triệu đồng

 

9.571323

1.216 021

427.000

1.010.007

4.775.220

2.143.075

5.145 686

 

Tốc độ tăng (%)

%/năm

 

109,3%

88,5%

35,1%

236,5%

472,8%

44,9%

79,1%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

%

 

9,5%

6,2%

2,7%

5,4%

18,7%

9,8%

5,4%

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

triệu đồng

 

0

 

 

 

 

 

 

-

Thu bổ sung có mục tiêu

triệu đồng

 

6.603.949

1.216.021

427.000

1.010.007

3.291.533

659.388

3.661.999

-

Thu bổ sung thực hiện chính sách tiền lương theo quy định

triệu đồng

 

2.967.374

 

 

 

1.483.687

1.483.687

1.483.687

Ill

Vay để bù đắp bội chi

triệu đồng

 

624.413

 

 

179.328

255.223

189.862

3.574.734

IV

Thu viện trợ

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

2.300

V

Ghi thu tiền bồi thường, GPMB nhà đầu tư ứng trước được trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

673.286

VI

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

triệu đồng

 

1.574.407

 

380.000

350.000

4.288

840.119

 

VII

Thu kết dư

triệu đồng

 

7.182.519

376.700

628.025

1.060.308

2.923.100

2.194.386

 

IX

Thu huy động, đóng góp

triệu đồng

 

600.407

152.234

181.953

93.391

44.688

128.141

 

D

TỔNG CHI NSĐP

triệu đồng

 

77.821.047

13.172.989

14.375.600

14.399.806

16.603.147

19.269.505

95.413.505

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

%/năm

 

108,6%

103,1%

109,1%

100,2%

115,3%

116,1%

101,5%

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

%

 

14,7%

15,3%

15,1%

13,4%

14,0%

15,7%

 

I

Chi đầu tư phát triển

triệu đồng

 

38.907.346

5.986.399

7.300.920

7.489.716

7.767.778

10.362.533

31.559.934

 

Tốc độ tăng (%)

%/năm

 

108,6%

87,2%

122,0%

102,6%

103,7%

133,4%

92,8%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

%

 

50,0%

45,4%

50,8%

52,0%

46,8%

53,8%

33,1%

II

Chi thường xuyên

triệu đồng

 

36.706.192

6.283.770

6.985.378

6.841.327

7.880.130

8.715.587

52.588.166

 

Tốc độ tăng (%)

%/năm

 

108,1%

106,4%

111,2%

97,9%

115,2%

110,6%

104,5%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

%

 

47,2%

47,7%

48,6%

47,5%

47,5%

45,2%

55,1%

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

triệu đồng

 

150.041

594

33.714

31.682

47.385

36.666

354.610

 

Tốc độ tăng (%)

%/năm

 

200,2%

52,2%

5675,8%

94,0%

149,6%

77,4%

126,9%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

%

 

0,2%

0,005%

0,2%

0,2%

0,3%

0,2%

0,4%

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

triệu đồng

 

0

 

 

0

 

 

2.457.353

V

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

triệu đồng

 

7.550

1.510

1.510

1.510

1.510

1.510

7.550

VI

Chi dự phòng

triệu đồng

 

0

0

0

0

 

 

2.560.364

VII

Chi từ nguồn viện trợ trực tiếp cho địa phương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

2.300

VIII

Ghi chi tiền bồi thường, GPMB nhà đầu tư ứng trước được trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

913.286

IX

Chi viện trợ

triệu đồng

 

36.065

4.003

14.806

4.471

9.568

3.217

 

X

Chi nộp ngân sách cấp trên

triệu đồng

 

1.160.666

43.526

39.272

31.100

896.776

149.992

 

XI

Chi bổ sung mục tiêu

triệu đồng

 

853.187

853.187

0

0

0

0

4.969.942

1

Chi từ nguồn bổ sung mục tiêu từ ngân sách trung ương

triệu đồng

 

 

853.187

 

 

 

0

3.661.999

2

Chi bổ sung mục tiêu cho ngân sách cấp dưới

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

0

1.307.943

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

triệu đồng

 

542.027

 

 

171.521

180.644

189.862

3.574.734

F

CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ KIẾN TĂNG THÊM

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

20.000.000

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 55/NQ-HĐND năm 2021 về Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 55/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Hoàng Thị Thúy Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản