Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2023 CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét Tờ trình số 153/TTr-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phương án phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và phân bổ ngân sách cấp Tỉnh năm 2023:

A. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

I. Dự toán thu ngân sách nhà nước:

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 7.590 tỷ đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa: 7.440 tỷ đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 150 tỷ đồng.

2. Thu ngân sách địa phương: 15.820 tỷ đồng (lấy tròn), bao gồm:

a) Thu điều tiết ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 6.704 tỷ đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 9.084 tỷ đồng, bao gồm:

- Bổ sung cân đối ngân sách: 6.487 tỷ đồng.

- Bổ sung có mục tiêu: 2.597 tỷ đồng, bao gồm: Mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng vốn đầu tư phát triển: 2.418 tỷ đồng; mục tiêu, nhiệm vụ khác kinh phí sự nghiệp: 179 tỷ đồng.

c) Thu vay từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại: 31,5 tỷ đồng.

II. Dự toán chi ngân sách địa phương:

Dự toán chi ngân sách địa phương: 15.820 tỷ đồng (lấy tròn), bao gồm:

1. Chi đầu tư phát triển (phần chi cân đối ngân sách địa phương): 3.561 tỷ đồng, bao gồm:

a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 1.061 tỷ đồng.

b) Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 900 tỷ đồng.

c) Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng.

Nếu kể cả số dành nguồn chi trả nợ gốc (bội thu ngân sách địa phương) là 247,800 tỷ đồng thì chi đầu tư phát triển là 3.313,2 tỷ đồng.

2. Chi thường xuyên: 9.354 tỷ đồng, bao gồm:

a) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: 4.180 tỷ đồng.

b) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 31 tỷ đồng.

c) Các khoản chi thường xuyên còn lại: 5.143 tỷ đồng.

3. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 2 tỷ đồng.

4. Dự phòng ngân sách: 275 tỷ đồng.

5. Chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu: 2.597 tỷ đồng, bao gồm: Mục tiêu nhiệm vụ quan trọng khác vốn đầu tư phát triển: 2.418 tỷ đồng; mục tiêu nhiệm vụ quan trọng khác kinh phí sự nghiệp: 179 tỷ đồng.

6. Chi đầu tư từ nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại: 31,5 tỷ đồng.

B. Phê chuẩn dự toán ngân sách cấp Tỉnh năm 2023

1. Tổng thu ngân sách cấp Tỉnh: 12.923 tỷ đồng (lấy tròn), bao gồm:

a) Thu ngân sách cấp Tỉnh hưởng theo phân cấp: 3.807 tỷ đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 9.084 tỷ đồng.

c) Thu vay từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại: 31,5 tỷ đồng.

2. Tổng chi ngân sách cấp Tỉnh: 12.923 tỷ đồng (lấy tròn), bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển (phần chi cân đối ngân sách cấp tỉnh): 2.240 tỷ đồng, bao gồm:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 540 tỷ đồng.

- Chi bổ sung đảm bảo vốn Điều lệ Quỹ Phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 100 tỷ đồng.

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 1.600 tỷ đồng.

b) Chi thường xuyên: 3.168 tỷ đồng, bao gồm:

- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 1.017 tỷ đồng.

- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 31 tỷ đồng.

- Các khoản chi thường xuyên còn lại: 2.120 tỷ đồng.

c) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 2 tỷ đồng.

d) Dự phòng ngân sách cấp Tỉnh: 135 tỷ đồng.

đ) Chi từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu: 2.597 tỷ đồng, bao gồm: Mục tiêu nhiệm vụ quan trọng khác vốn đầu tư phát triển: 2.418 tỷ đồng; mục tiêu nhiệm vụ quan trọng khác kinh phí sự nghiệp: 179 tỷ đồng.

e) Chi đầu tư từ nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại: 31,5 tỷ đồng.

g) Chi bổ sung cho ngân sách huyện, thành phố: 4.749 tỷ đồng (lấy tròn), bao gồm:

- Bổ sung cân đối ngân sách: 4.431 tỷ đồng.

- Bổ sung có mục tiêu: 318 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 đính kèm)

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

1. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, công tác tài chính ngân sách nhà nước, đề xuất và xử lý nhanh gọn, có hiệu quả các nội dung phát sinh, các vấn đề về tài chính ngân sách nhà nước.

2. Điều hành ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết Hội đồng nhân dân, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường quản lý, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả ngân sách nhà nước. Điều hành đảm bảo tổng mức dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định, xác định thứ tự ưu tiên nhiệm vụ chi hợp lý để đảm bảo kinh phí thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra; hạn chế tối đa bổ sung và ứng vốn. Đối với chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính đặc thù do Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định theo Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước, phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, chủ động bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hàng năm.

3. Các huyện phải phấn đấu tăng thu, kiên quyết xử lý tình trạng nợ đọng thuế, tập trung kịp thời các khoản thu phát sinh; có kế hoạch sắp xếp thu hồi để trả nợ vay; nhất là nợ tôn nền cụm, tuyến dân cư để thanh toán nợ vay đúng hạn.

4. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp Tỉnh, cấp huyện, cấp xã nghiêm túc thực hiện chế độ tự chủ theo quy định; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

5. Đẩy mạnh thực hiện lộ trình giá dịch vụ công làm cơ sở giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công theo quy định của Chính phủ.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là thanh tra các quỹ tài chính có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước.

7. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư; trong đó, chú ý các công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu, vốn vay ưu đãi. Kiểm tra tình hình đầu tư, quản lý sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc ngân sách nhà nước tại các chủ đầu tư để đảm bảo việc quản lý sử dụng vốn đầu tư năm 2023 theo hướng tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách phải hoàn thành trong năm 2023.

8. Cơ quan tài chính phối hợp các ngành và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo Luật Quản lý giá, kiểm tra, giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá.

Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức điều hành ngân sách theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết nghị. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tập trung thu, phấn đấu thu vượt dự toán để có thêm nguồn thực hiện chính sách tiền lương, bổ sung vốn đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề cấp bách, đột xuất phát sinh. Trường hợp có biến động lớn về thu, chi ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng phương án điều chỉnh, trình Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khoá X, Kỳ họp thứ năm thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Kiểm toán nhà nước Khu vực IX;
- TT.TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2023 của tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 48/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phan Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản