Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2022/NQ-HĐND | Vĩnh Long, ngày 14 tháng 12 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; CƠ CHẾLỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số973/2020/UBTVQH14ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số25/2021/QH15ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số29/2021/QH15ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số27/2022/NĐ-CPngày19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số07/2022/QĐ-TTgngày25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 237/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hànhNghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ươngvà tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
4. Hiệu lực thi hành
a) Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Khóa X, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2022.
b) Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng theo Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.
| CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN; CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Nghị quyết số47/2022/NQ-HĐNDngày 14 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
QUY ĐỊNHCHUNG
Điều1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình; là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; thực hiện công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình.
Điều2. Đối tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều3. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương
1. Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được phân bổ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Ưu tiên hỗ trợ huyện, thị xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, xã đặc biệt khó khăn, các xã đạt dưới 15 tiêu chí.
a. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ các xã của các huyện Tam Bình và Bình Tân để hoàn thiện các tiêu chí, đạt chuẩn huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b. Tập trung hỗ trợ huyện, thị xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mức hỗ trợ căn cứ theo mức độ khó khăn của huyện, thị xã; hỗ trợ một phần kinh phí cho các huyện chưa đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững.
5. Bố trí vốn thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
6. Cơ chế hỗ trợ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: Nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020; nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện theo cơ chế hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025.
Điều4. Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện trong năm 2022) và giai đoạn 2022-2025
Thực hiện theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 4 và khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Quyết định số07/2022/QĐ-TTgngày25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều5. Tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương
Hằng năm, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ đối ứng tối thiểu 1:1,5).
Điều6. Định mức phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương
1. Bố trí 50% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số07/2022/QĐ-TTgngày25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa nông nghiệp; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả của tỉnh; chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xử lý môi trường trong nông thôn; tập huấn, truyền thông về xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.
2. Bố trí 30% tổng nguồn vốn sự nghiệp để huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số07/2022/QĐ-TTgngày25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; cải tạo, duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch, giao thông, thủy lợi; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.
3. Bố trí 18,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cho các xã triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số07/2022/QĐ-TTgngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nâng cao thu nhập cho người dân; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch, giao thông, thủy lợi.
4. Bố trí 1,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để quản lý Chương trình (thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình; tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình; trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban chỉ đạo; khảo sát, thẩm tra, thẩm định cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới).
Điều7. Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
1. Nguyên tắc lồng ghép, nội dung lồng ghép và quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép để thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số27/2022/NĐ-CPngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
a) Ngân sách trung ương: hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (NGO).
b) Ngân sách địa phương: Ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã thực hiện đầu tư trên địa bàn cấp huyện, cấp xã nhằm đạt các mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.
c) Nguồn vốn tín dụng.
d) Nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều8. Cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện Chương trình(Vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác)
1. Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 11, Điều 12 Nghị định số27/2022/NĐ-CPngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Ngoài mức hỗ trợ vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã cân đối, bố trí vốn từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cho phần kinh phí còn lại để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch hàng năm và 05 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- 1Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025
- 2Nghị quyết 48/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Nghị quyết 49/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Nghị quyết 43/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 6Nghị quyết 138/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Nghị quyết 29/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 9Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 10Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND
- 11Quyết định 41/2023/QĐ-UBND quy định về quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Nghị quyết 57/NQ-HĐND về điều chỉnh Nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Quản lý nợ công 2017
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 07/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 11Nghị quyết 24/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025
- 12Nghị quyết 48/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Nghị quyết 49/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14Nghị quyết 43/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 15Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 16Nghị quyết 138/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 17Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 18Nghị quyết 29/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 19Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 20Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND
- 21Quyết định 41/2023/QĐ-UBND quy định về quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 22Nghị quyết 57/NQ-HĐND về điều chỉnh Nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nghị quyết 47/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án; cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 47/2022/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Bùi Văn Nghiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra