Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2581/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét Tờ trình số 256/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 của thành phố Cần Thơ, như sau:

I. Về dự toán thu, chi ngân sách:

ĐVT: Triệu đồng

 

Trung ương giao

HĐNDTP giao

1. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao

11.039.000

11.039.000

- Thu nội địa:

10.762.000

10.762.000

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:

277.000

277.000

2. Tổng thu ngân sách địa phương:

13.608.735

13.764.635

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp:

10.024.610

10.024.610

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

3.584.125

3.584.125

Bổ sung cân đối

799.615

799.615

Bổ sung có mục tiêu

2.784.510

2.784.510

- Thu kết dư ngân sách cấp thành phố:

 

155.900

3. Tổng chi ngân sách địa phương

14.937.735

15.093.635

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

12.153.225

12.214.625

Gồm:

 

 

Từ nguồn ngân sách địa phương được hưởng:

10.024.610

10.024.610

Từ nguồn bù đắp bội chi ngân sách (Chính phủ vay về cho vay lại)

1.329.000

1.329.000

Từ nguồn kết dư ngân sách thành phố

 

61.400

Từ nguồn bổ sung cân đối của trung ương

799.615

799.615

- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

2.784.510

2.784.510

Bổ sung vốn đầu tư để thực hiện các dự án:

2.730.250

2.730.250

Bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện các chế độ chính sách:

54.260

54.260

- Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương:

 

94.500

4. Bội chi ngân sách địa phương:

 

1.329.000

(Kèm theo Phụ lục I, II, III)

II. Về kế hoạch vay, trả nợ năm 2023:

1. Tổng số chi trả nợ gốc các khoản vay của thành phố: 94.500 triệu đồng

2. Tổng mức vay của thành phố năm 2023: 1.329.000 triệu đồng; trong đó:

- Vay để bù đắp bội chi ngân sách: 1.329.000 triệu đồng

- Vay để trả nợ gốc:

(Kèm theo Phụ lục IV)

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023

Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp của thành phố thực hiện một số giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023, cụ thể như sau:

1. Đối với công tác thu ngân sách

- Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, phân tích cụ thể các nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực, tổng hợp báo cáo kịp thời, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả.

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc. Bám sát thực tiễn, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo quy định, phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển nhằm nuôi dưỡng và tạo nguồn thu cho ngân sách.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế. Đẩy mạnh triển khai thanh toán thuế điện tử 24/7 và phương pháp nhờ thu qua các ngân hàng thương mại, đảm bảo việc thu nộp thuế được mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; ứng dụng quản lý nợ thuế theo phương thức điện tử; thực hiện nhanh chóng, kịp thời các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế. Kiểm soát chặt chẽ số hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế... bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và tổ chức, thực hiện có chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở đối với người nộp thuế. Tăng cường đôn đốc nộp thuế sau thanh tra, kiểm tra.

- Triển khai hiệu quả công tác quản lý thu nợ, tiếp tục thực hiện chuẩn hóa, phân loại nợ, thực hiện các biện pháp xử lý, thu nợ thuế theo quy định, cơ quan thuế các cấp cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp gồm: Phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng tại địa phương; thực hiện hiệu quả công tác xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội, giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ số hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Rà soát, tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (đất đai, tài nguyên, tài sản khu vực sự nghiệp công, tài sản là các loại kết cấu hạ tầng giao thông), tăng cường đẩy nhanh các quy trình thực hiện triển khai các dự án thu tiền sử dụng đất, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các dự án có thu tiền sử dụng đất nhằm huy động vốn cho phát triển xã hội.

- Thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt và các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Phấn đấu thu vượt dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ phát sinh.

2. Đối với công tác chi ngân sách

a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công theo hướng tập trung vốn vào các lĩnh vực then chốt, các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước, đẩy mạnh đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng với các công trình giao thông trọng điểm, tăng cường mở rộng kết nối với các vùng lân cận.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN; tập trung tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng, đấu thầu... Theo dõi sát tiến độ triển khai và giải ngân các dự án đầu tư trên địa bàn, chủ động đề xuất cắt giảm, điều chuyển kế hoạch đầu tư công vốn NSNN từ các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Thực hiện nghiêm quy định quyết toán dự án hoàn thành, không để tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán; khắc phục tình trạng tạm ứng vốn lớn, tạm ứng sai quy định, tạm ứng kéo dài qua nhiều năm chậm thu hồi.

b) Đối với chi thường xuyên

- Các Sở, ban ngành, đơn vị dự toán, các quận, huyện điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, trong đó thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) được giữ lại tại mỗi cấp ngân sách theo quy định; giảm triệt để kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách trong trường hợp thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.

- Phân bổ dự toán chi phải bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đồng thời, việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với tiến độ và lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh giá phí,... theo các quy định.

- Giao cơ quan tài chính các cấp tham mưu sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật sự bức xúc, cần thiết, phát sinh ngoài dự toán; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định.

- Trường hợp đánh giá khả năng hụt thu cân đối ngân sách địa phương, phải chủ động dành 50% dự phòng ngân sách địa phương và sử dụng một phần quỹ dự trữ tài chính theo quy định, kết hợp với sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.

3. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập

- Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công. Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập. Sắp xếp và tổ chức lại hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho đơn vị theo quy định.

- Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

4. Tiếp tục thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, quản lý và sử dụng vốn nhà nước.

5. Tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

- Thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, nhà nước còn định giá, bình ổn giá. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá. Thực hiện hiệu quả các biện pháp điều hành, quản lý, bình ổn giá cả thị trường khi có những biến động phức tạp, thiên tai, dịch bệnh.

- Giá các sản phẩm, dịch vụ được nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch tiếp tục được rà soát theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất - kinh doanh thực tế hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường, thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ công. Thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giá kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, găm hàng thao túng thị trường; giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của các doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá; hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ ngân sách nhà nước.

6. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, máy móc, thiết bị bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

- Khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt việc sử dụng tài sản cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, kinh doanh không đúng quy định.

- Đầu tư xây dựng, mua sắm ô tô, tài sản công phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch; không mua sắm xe ô tô, trang thiết bị đắt tiền không đúng quy định.

- Thực hiện nghiêm việc đấu giá khi thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Chủ động trong công tác quản lý nợ công và nợ chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn nợ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ.

8. Thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán

Xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

9. Tổ chức công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước

Các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện công khai theo quy định. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định, đề cao và làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa X, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- UBND thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- Đại biểu HĐND thành phố;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND quận, huyện;
- Website Chính phủ và thành phố;
- TT. Công báo, Trung tâm lưu trữ lịch sử;
- Báo Cần Thơ, Đài PT và TH TP. Cần Thơ;
- Lưu: VT,HĐ,250.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hiểu

 

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Ước thực hiện năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3

4 = 3-1

5

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

15.209.610

21.957.461

13.764.635

-341.406

62,69

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

9.667.926

9.990.937

10.024.610

356.684

100,34

1

- Thu NSĐP hưởng 100%

4.053.800

3.377.950

3.355.710

-698.090

99,34

2

- Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

5.614.126

6.612.987

6.668.900

1.054.774

100,85

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

4.738.194

3.666.101

3.584.125

-1.154.069

97,76

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

 

 

799.615

799.615

 

2

Thu bổ sung có mục tiêu

4.738.194

3.666.101

2.784.510

-1.953.684

75,95

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

 

 

IV

Thu kết dư

803.490

2.850.667

155.900

 

 

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

 

5.449.756

 

 

 

B

TỔNG CHI NSĐP

16.026.910

12.840.619

15.093.635

-933.275

94,18

I

Tổng chi cân đối NSĐP

12.792.872

10.706.359

12.214.625

-578.247

95,48

1

Chi đầu tư phát triển

5.636.590

4.250.384

5.144.935

-491.655

91,28

2

Chi thường xuyên

6.880.800

6.269.723

6.780.779

-100.021

98,55

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

48.000

48.000

61.400

13.400

127,92

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.380

1.380

1.380

0

100,00

5

Dự phòng ngân sách

226.102

136.872

226.131

29

100,01

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

 

0

 

II

Chi các chương trình mục tiêu

3.151.038

2.051.260

2.784.510

-366.528

88,37

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

-

 

-

 

 

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

3.151.038

2.051.260

2.784.510

-366.528

88,37

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

 

 

 

 

 

IV

Chi trả nợ gốc của NSĐP

83.000

83.000

94.500

11.500

113,86

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

817.300

423.000

1.329.000

511.700

162,61

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

83.000

83.000

94.500

 

 

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

 

 

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

83.000

83.000

94.500

 

 

E

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

898.300

423.000

1.329.000

430.700

147,95

I

Vay để bù đắp bội chi

817.300

423.000

1.329.000

511.700

162,61

II

Vay để trả nợ gốc

81.000

 

 

-81.000

-

Ghi chú: Tổng chi NSĐP không bao gồm chi nộp NS cấp trên và chi XDCB từ vốn tạm ứng các năm trước chuyển sang

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh giữa dự toán năm 2023 và ước thực hiện năm 2022 (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Bộ Tài chính giao

HĐND thành phố giao

Bộ Tài chính giao

HĐND thành phố giao

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5

6

7 = 3/1

8 = 4/2

9 = 5/1

10 = 6/2

 

TỔNG THU NSNN THEO CHỈ TIÊU (I II)

11.420.000

9.990.937

11.039.000

10.024.610

11.039.000

10.024.610

96,66

100,34

96,66

100,34

I

Thu nội địa

11.000.000

9.990.937

10.762.000

10.024.610

10.762.000

10.024.610

97,84

100,34

97,84

100,34

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

1.330.500

1.303.894

1.290.000

1.290.000

1.290.000

1.290.000

96,96

98,93

96,96

98,93

 

- Thuế giá trị gia tăng

745.763

730.848

880.000

880.000

880.000

880.000

118,00

120,41

118,00

120,41

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

413.503

405.233

214.900

214.900

214.900

214.900

51,97

53,03

51,97

53,03

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

171.041

167.620

195.000

195.000

195.000

195.000

114,01

116,33

114,01

116 33

- Thuế tài nguyên

193

193

100

100

100

100

51,81

51,81

51,81

51,81

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

226.400

222.129

220.000

220.000

220.000

220.000

97,17

99,04

97,17

99,04

 

- Thuế giá trị gia tăng

130.075

127.474

139.500

139.500

139.500

139.500

107,25

109,43

107,25

109,43

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

83.488

81.818

70.000

70.000

70.000

70.000

83,84

85 56

83,84

85,56

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

1

1

100

100

100

100

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

12.836

12.836

10.400

10.400

10.400

10.400

81,02

81,02

81,02

81,02

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

969.500

950.116

1.125.000

1.125.000

1.125.000

1.125.000

116,04

118,41

116,04

118,41

 

- Thuế giá trị gia tăng

312.416

306.168

361.500

361.500

361.500

361.500

115,71

118,07

115,71

118,07

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

234.308

229.622

272.000

272.000

272.000

272.000

116,09

118,46

116,09

118,46

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

422.488

414.038

490.500

490.500

490.500

490.500

116,10

118,47

116,10

118,47

- Thuế tài nguyên

288

288

1.000

1.000

1.000

1.000

347,22

347,22

347,22

347,22

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

2.329.100

2.282.575

2.166.000

2.166.000

2.166.000

2.166.000

93,00

94,89

93,00

94,89

 

- Thuế giá trị gia tăng

1.285.593

1.259.881

1.209.800

1.209.800

1.209.800

1.209.800

94,10

96,02

94,10

96,02

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

670.364

656.957

593.300

593.300

593.300

593.300

88,50

90,31

88,50

90,31

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

370.290

362.884

360.700

360.700

360.700

360.700

97,41

99,40

97,41

99,40

- Thuế tài nguyên

2.853

2.853

2.200

2.200

2.200

2.200

77,11

77,11

77,11

77,11

5

Thuế thu nhập cá nhân

1.279.000

1.253.420

990.000

990.000

990.000

990.000

77,40

78,98

77,40

78,98

6

Thuế bảo vệ môi trường

1.311.700

617.024

1.486.000

891.600

1.486.000

891.600

113,29

144,50

113,29

144,50

 

- Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

682.084

0

594.400

 

594.400

 

87,14

 

87,14

 

- Thuế BVMT thu từ hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước

629.616

617.024

891.600

891.600

891.600

891.600

141,61

144,50

141,61

144,50

7

Lệ phí trước bạ

541.100

541.100

500.000

500.000

500.000

500.000

92,40

92,40

92,40

92,40

8

Thu phí, lệ phí

192.700

126.600

185.000

125.000

185.000

125.000

96,00

98,74

96,00

98,74

 

- Phí và lệ phí trung ương

66.100

0

60.000

 

60.000

 

90,77

 

90,77

 

- Phí và lệ phí địa phương

126.600

126.600

125.000

125.000

125.000

125.000

98,74

98,74

98,74

98,74

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

38.200

38.200

30.000

30.000

30.000

30.000

78,53

78,53

78,53

78,53

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

200.000

200.000

175.000

175.000

175.000

175.000

87,50

87,50

87,50

87,50

 

- Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước trong dự toán

200.000

200.000

175.000

175.000

175.000

175.000

87,50

87,50

87,50

87,50

- Ghi thu ghi chi từ nguồn thu tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Thu tiền sử dụng đất

599.300

599.300

700.000

700.000

700.000

700.000

116,80

116,80

116,80

116,80

 

- Thu tiền sử dụng đất trong dự toán

598.294

598.294

700.000

700.000

700.000

700.000

117,00

117,00

117,00

117,00

- Ghi thu ghi chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.006

1.006

 

 

 

0

0,00

0,00

0,00

0,00

13

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

7.000

7.000

50.000

50.000

50.000

50.000

714,29

714,29

714,29

714,29

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.700.000

1.700.000

1.650.000

1.650.000

1.650.000

1.650.000

97,06

97,06

97,06

97,06

 

- Thu hoạt động XSKT truyền thống

1.660.000

1.660.000

1.610.000

1.610.000

1.610.000

1.610.000

96,99

96,99

96,99

96,99

 

- Thu hoạt động XSKT điện toán

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

100,00

100,00

100,00

100,00

15

Thu khác ngân sách

255.000

133.000

175.000

96.000

175.000

96.000

68,63

72,18

68,63

72,18

 

- Thu khác ngân sách trung ương

122.000

0

79.000

 

79.000

 

64,75

 

64,75

 

Thu phạt vi phạm ATGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác ngân sách địa phương

133.000

133.000

96.000

96.000

96.000

96.000

72,18

72,18

72,18

72,18

16

Thu cổ tức, lợi nhuận

13.000

13.000

12.000

12.000

12.000

12.000

92,31

92,31

92,31

92,31

17

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

7.500

3.580

8.000

4.010

8.000

4.010

106,67

112,01

106,67

112,01

 

Giấy phép do cơ quan trung ương cấp

5.600

1.680

5.700

1.710

5.700

1.710

 

 

 

 

Giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp

1.900

1.900

2.300

2.300

2.300

2.300

121,05

121,05

121,05

121,05

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

420.000

 

277.000

 

277.000

 

65,95

 

65,95

 

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

274.002

 

233.000

 

233.000

 

85,04

 

85,04

 

2

Thuế xuất khẩu

47

 

0

 

0

 

0,00

 

0,00

 

3

Thuế nhập khẩu

123.282

 

30.000

 

30.000

 

24,33

 

24,33

 

4

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu

14.579

 

14.000

 

14.000

 

96,03

 

96,03

 

5

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

100

 

0

 

0

 

0,00

 

 

 

6

Thu khác

7.989

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

16.026.910

15.093.635

(933.275)

94,18

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

12.792.872

12.214.625

(578.247)

95,48

I

Chi đầu tư phát triển

5.636.590

5.144.935

(491.655)

91,28

1

Chi đầu tư cho các dự án

5.436.590

5.144.935

(291.655)

94,64

a

Từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.350.000

700.000

(650.000)

51,85

 

Trong đó: Ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

850.000

 

(850.000)

-

b

Từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.600.000

1.650.000

50.000

103,13

c

Từ nguồn cân đối ngân sách địa phương

1.394.800

1.465.935

71.135

105,10

d

Chi đầu tư từ bội chi

817.300

1.329.000

511.700

162,61

đ

Chi từ các nguồn khác

274.490

 

(274.490)

-

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định pháp luật

200.000

-

(200.000)

 

 

- Quỹ phát triển đất

200.000

 

(200.000)

-

3

Chi đầu tư phát triển khác

 

 

-

 

II

Chi thường xuyên

6.880.800

6.780.779

(100.021)

98,55

 

Trong đó:

 

 

-

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.659.522

2.584.671

 

97,19

2

Chi khoa học và công nghệ

46.902

48.732

 

103,90

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

48.000

61.400

13.400

127,92

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.380

1.380

-

100,00

V

Dự phòng ngân sách

226.102

226.131

29

100,01

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

-

 

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

3.151.038

2.784.510

(366.528)

88,37

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

 

 

-

 

II

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

3.151.038

2.784.510

(366.528)

88,37

1

Chi đầu tư

3.023.778

2.730.250

(293.528)

90,29

 

- Vốn ngoài nước

1.566.093

764.550

(801.543)

48,82

 

- Vốn trong nước

1.457.685

1.965.700

508.015

134,85

 

- Vốn trái phiếu

 

 

-

 

2

Chi sự nghiệp

127.260

54.260

(73.000)

42,64

 

- Vốn ngoài nước

 

 

-

 

 

- Vốn trong nước

127.260

54.260

(73.000)

42,64

 

Hỗ trợ các Hội văn học nghệ thuật địa phương

 

528

528

 

Hỗ trợ các Hội nhà báo địa phương

 

200

200

 

 

Kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chương trình phát triển công tác xã hội

 

200

200

 

 

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông

36.499

8.770

(27.729)

24,03

Kinh phí quản lý bảo trì đường bộ cho Quỹ bảo trì đường bộ địa phương

40.761

44.562

3.801

109,33

Hỗ trợ khác

50.000

 

(50.000)

-

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

-

 

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

83.000

94.500

11.500

113,86

 

PHỤ LỤC IV

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

A

B

1

2

3=2-1

A

THU NSĐP

9.667.926

10.024.610

356.684

B

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

10.090.926

11.353.610

1.262.684

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

423.000

1.329.000

906.000

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

5.800.756

6.014.766

214.010

E

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

989.831

1.329.831

340.000

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

17,06

22,11

5,05

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

989.831

1.329.831

340.000

 

DA Phát triển TPCT và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị

847.369

 

-847.369

 

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ

137.732

 

 

 

DA Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn TPCT

4.729

 

-4.729

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Trả nợ gốc vay trong năm

83.000

94.500

11.500

1

Theo nguồn vốn vay

83.000

94.500

11.500

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

83.000

94.500

 

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

2

Theo nguồn trả nợ

83.000

94.500

11.500

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

 

-

Bội thu NSĐP

 

 

 

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp thành phố

83.000

94.500

11.500

III

Tổng mức vay trong năm

423.000

1.329.000

906.000

1

Theo mục đích vay

423.000

1.329.000

906.000

-

Vay để bù đắp bội chi

423.000

1.329.000

906.000

-

Vay để trả nợ gốc

 

 

 

-

Vay vốn tín dụng ưu đãi

 

 

 

2

Theo nguồn vay

423.000

1.329.000

906.000

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

423.000

1.329.000

906.000

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

IV

Tổng dư nợ cuối năm

1.329.831

2.564.331

1.234.500

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

22,93

42,63

19,71

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

1.329.831

2.564.331

1.234.500

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

F

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

31.200

61.400

30.200

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 45/NQ-HĐND năm 2022 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 do thành phố Cần Thơ ban hành

  • Số hiệu: 45/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Phạm Văn Hiểu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản