Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2021/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước,
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Thực hiện Thông báo Kết luận số 301-TB/TU ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách hỗ trợ dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 198/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVII Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2021.
Nghị quyết này bãi bỏ Nghị quyết số 29/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ Dự án xây dựng nhà máy xử lý triệt để rác thải sinh hoạt (không chôn lấp) của Công ty Cổ phần thương mại Thành Đạt./.
| CHỦ TỊCH |
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 đến hết năm 2025.
1. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) thực hiện dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này.
1. Đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Dự án đầu tư thực hiện theo đúng tiến độ, nội dung, quy mô dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư.
b) Dự án đầu tư phải đảm bảo xử lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi của 01 huyện/thành phố trở lên hoặc có công suất thiết kế từ 100 tấn rác thải/01 ngày trở lên; đảm bảo công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định hiện hành của Chính phủ về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) theo hợp đồng đã ký, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
c) Dự án hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành theo đúng quy định của pháp luật và trong giai đoạn 2021-2025.
d) Khối lượng rác thực tế xử lý được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, phải có biên bản giao nhận, có nhật ký ghi chép khối lượng rác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, có sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ hoặc đột xuất; không vượt quá công suất thiết kế của nhà máy sau khi trừ đi phần công suất dùng để xử lý rác sinh hoạt của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà nhà đầu tư có hợp đồng xử lý riêng.
2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung để được hỗ trợ theo Quy định này phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Chủ động phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
b) Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt.
c) Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông kết nối nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung với hệ thống giao thông hiện có được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông được duyệt.
3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung để được hỗ trợ theo Quy định này phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt.
b) Khoảng cách từ chân hàng rào nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung đến điểm địa giới hành chính gần nhất của xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) không quá 1,0km.
Điều 4. Nguyên tắc và nguồn vốn hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Trong cùng một thời điểm, nếu dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có các mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì nhà đầu tư được lựa chọn mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất. Các chính sách hỗ trợ đầu tư chỉ áp dụng một lần cho cùng một đối tượng và nội dung thụ hưởng.
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông vào nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung thực hiện đối với xã nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung.
c) Hỗ trợ kinh phí để đầu tư các công trình thiết yếu của xã thực hiện đối với xã nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung và xã giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung.
2. Nguồn vốn hỗ trợ: Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ; nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác theo quy định.
NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG
Điều 5. Hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho toàn bộ diện tích đất được quy hoạch để xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh cấp kinh phí giải phóng mặt bằng sau khi phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 50% tiền lãi vay ngân hàng để đầu tư tài sản cố định thuộc dự án trong 03 (ba) năm đầu kể từ ngày vay vốn; tổng mức hỗ trợ không vượt quá 05 (năm) tỷ đồng/dự án.
b) Lãi suất để tính lãi tiền vay tính theo lãi suất thực tế nhà đầu tư vay ngân hàng để thực hiện dự án, nhưng không vượt quá lãi suất cho vay trung, dài hạn bình quân của các Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chi phối và Ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh tại thời điểm vay vốn để thực hiện dự án.
c) Mức vốn vay để tính lãi tiền vay tính theo số vốn vay thực tế, nhưng không vượt quá 70% tổng số vốn cố định của dự án được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
d) Thời điểm giải ngân vốn vay: Trong giai đoạn 2021-2025.
2. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư, sau khi dự án hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành, hoạt động, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, quy trình đề nghị hỗ trợ theo quy định.
1. Đối với địa phương chưa thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên:
a) Mức hỗ trợ = Ktt X Gxl; trong đó:
- Ktt: Là khối lượng rác thải thực tế xử lý, nhưng không vượt quá công suất thiết kế của nhà máy sau khi trừ đi phần công suất để xử lý rác thải cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà nhà đầu tư có hợp đồng xử lý riêng; đồng thời không vượt quá khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tính theo dân số với định mức phát sinh là 0,58kg/người/ngày đối với địa bàn Thành phố và 0,49kg/người/ngày đối với địa bàn 7 huyện; dân số lấy theo số liệu thống kê dân số năm trước liền kề.
- Gxl: Là giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cụ thể đối với từng dự án sau khi dự án hoàn thành đi vào vận hành hoạt động.
b) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phê duyệt và thực hiện từ 01 năm trở lên kể từ ngày được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Khi có thay đổi về các yếu tố cấu thành giá làm giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tăng (hoặc giảm) từ 20% trở lên so với giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt liền kề trước đó.
c) Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân huyện/thành phố có trách nhiệm cấp kinh phí thanh toán cho nhà đầu tư 02 lần/năm (vào tháng 6 và tháng 12) sau khi nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ việc xử lý rác thải theo hợp đồng đã ký và thực hiện các thủ tục, quy trình đề nghị hỗ trợ theo quy định.
2. Đối với địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
3. Đối với dự án đầu tư đã đi vào hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực, nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
1. Mức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông kết nối nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung với hệ thống giao thông hiện có.
2. Phương thức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh cấp tạm ứng 50% số kinh phí được hỗ trợ cho dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số kinh phí còn lại được cấp hỗ trợ sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 9. Hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu của xã, phường, thị trấn
1. Mức hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung được hỗ trợ một khoản kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu của địa phương, với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
STT | Quy mô công suất của dự án được cấp có thẩm quyền chấp thuận (tấn/ngày) | Mức hỗ trợ đối với xã nơi đặt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung (tỷ đồng) | Mức hỗ trợ đối với xã giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung (tỷ đồng) |
1 | Từ 100 đến dưới 200 | 07 | 3,5 |
2 | Từ 200 trở lên | 10 | 5,0 |
2. Phương thức hỗ trợ
a) Sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất được quy hoạch dự án xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện/thành phố 50% số kinh phí được hỗ trợ để cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
b) Sau khi dự án xử lý rác thải sinh hoạt tập trung hoàn thành đi vào vận hành chính thức, ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện/thành phố 50% số kinh phí còn lại để cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
- 1Nghị quyết 29/2018/NQ-HĐND về phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ Dự án xây dựng nhà máy xử lý triệt để rác thải sinh hoạt (không chôn lấp) của Công ty Cổ phần thương mại Thành Đạt do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 10/2021/QĐ-UBND về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 3235/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 5Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Luật Doanh nghiệp 2020
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 14Quyết định 10/2021/QĐ-UBND về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 15Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2025
- 16Quyết định 3235/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 17Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 18Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 30/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Nguyễn Tiến Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra