Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Trong thời gian qua, công tác thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm sát sao chỉ đạo thực hiện. UBND đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh như: Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2021 tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 07/12/2021 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường để chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2022),... Do vậy, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý rác thải, vệ sinh môi trường tại một số địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng chưa được thường xuyên, chưa làm thay đổi căn bản về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường,.. Nguyên nhân là do lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nhất là thu gom, xử lý rác thải chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thực tế; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận cán bộ, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; sự vào cuộc của một số địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa quan tâm đầy đủ, sâu sát đến công tác quản lý rác thải và vệ sinh môi trường; việc tuyên truyền tần suất còn hạn chế, thiếu hiệu quả; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, thiếu sự đôn đốc của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu.
Để sớm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh, tạo sự thay đổi toàn diện về công tác vệ sinh môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND cấp huyện tăng cường tuyên truyền công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phân loại tại nguồn rác thải sinh hoạt đến toàn thể nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn; kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường ở cấp huyện, cấp xã; tham mưu đề xuất UBND tỉnh xử lý trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, vứt rác thải, tập kết rác thải không đúng nơi quy định làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
d) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các Chủ dự án, công trình do Sở Xây dựng cấp phép xây dựng khi công xây dựng phải thực hiện nghiêm việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng theo quy định của pháp luật và hồ sơ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Yêu cầu chủ đầu tư các công trình, dự án cam kết thu gom triệt để chất thải xây dựng và xử lý theo quy định.
b) Chủ trì, kiểm tra và xử lý những công trình xây dựng đã cũ nát, bị xuống cấp theo phân cấp quản lý và quy định pháp luật, nhất là các công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng.
c) Ban hành thiết kế mẫu về xây dựng mồ mả, nghĩa trang, nghĩa địa nhằm sử dụng tiết kiệm đất đai và bảo vệ cảnh quan môi trường.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường trên các tuyến đường nội bộ của các khu công nghiệp và khuôn viên các doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp trong các khu công nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý tồn tại về bảo vệ môi trường (đầu tư hạ tầng xử lý nước thải, chất thải…) của các Cụm công nghiệp mà trước đây chưa giao chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp; các Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp sản xuất; các đơn vị kinh doanh điện tổ chức thu gom, xử lý chất thải; thực hiện việc tháo dỡ ngay các đường dây hỏng, cột điện hỏng và di chuyển các cột điện ở những vị trí không còn phù hợp đến vị trí phù hợp để tạo lòng đường thông thoáng, các phương tiện đi lại thuận lợi. Nghiên cứu để thực hiện việc hạ ngầm các tuyến đường dây có đủ điều kiện.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, các Công ty thủy nông và các đơn vị trực thuộc tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý kịp thời rác thải ở các tuyến kênh, mương tưới tiêu thủy lợi. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo thu gom rác thải trên đồng ruộng, đặc biệt là rác thải sau thu hoạch, bao bì, túi nilon, lưới nhựa, cây que... tạo ra những cánh đồng ngăn nắp, không rác thải.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm khắc việc vứt xác động vật chết xuống ao hồ, thủy vực. Ở đâu có xác động vật chết vứt xuống sông, hồ, ao, kênh, mương… thì Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND tỉnh.
a) Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh môi trường một lần. Mỗi lớp từ cấp trung học cơ sở (cấp 2) trở lên chọn một khu phố, khu dân cư gần trường để tham gia lao động dọn dẹp vệ sinh môi trường.
b) Tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa có lồng ghép nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường như phân loại rác, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, nói không với túi nilon để học sinh, sinh viên hưởng ứng tham gia tích cực từ gia đình - nhà trường đến tham gia các hoạt động nơi công cộng … xây dựng lối sống xanh, thân thiện môi trường.
Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, phường, thị trấn và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y, dược, các hiệu thuốc, nhà thuốc… trên địa bàn thực hiện tốt việc thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hướng dẫn xử lý rác thải trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền các cấp tổ chức kiểm tra và kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng tập kết máy móc cũ, phế liệu, phế thải, biển báo, biển quảng cáo, hàng quán vi phạm hành lang an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý. Chỉ đạo xử lý dứt điểm xe cũ nát hết niên hạn sử dụng theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý bụi cát, bụi đất trên các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền các cấp tổ chức tăng cường công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường trong các hoạt động văn hóa. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tháo dỡ các pano, áp phích, biển quảng cáo cũ hỏng, không đúng quy định của các tổ chức, cá nhân và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành theo đúng quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý, tái chế các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp sau thu hoạch theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.
b) Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng đổi mới công nghệ, trang thiết bị; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí theo quy định. Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong sử dụng kinh phí và đề xuất các chương trình xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội, vệ sinh môi trường.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện.
12. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng nội dung của Chỉ thị này, Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2021 tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 07/12/2021 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường để chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2022); tăng thời lượng đưa tin, bài và phát sóng về hoạt động thu gom, xử lý rác thải; nêu gương những điển hình thực hiện tốt công tác thu gom rác thải và vệ sinh môi trường để tạo sự lan tỏa phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường, hình thành lối sống xanh, thân thiện với môi trường. Kịp thời phản ánh rõ, cụ thể những trường hợp vứt rác thải, đổ rác thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và những địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác thu gom rác thải, vệ sinh môi trường
13. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh
Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động của cơ quan, đơn vị mình tích cực tham gia thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị và duy trì thường xuyên, liên tục theo nội dung Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2021 tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 07/12/2021 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường để chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2022).
Chỉ đạo các lực lượng nắm bắt tình hình, tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là hành vi đổ trộm rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, phế thải xây dựng và thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe và tạo sự thay đổi về ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm môi trường cho Công an cấp xã. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm khắc việc thu gom phế liệu, phế thải có liên quan đến chất thải nguy hại về các khu dân cư để phân loại, xử lý và tái chế.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để việc thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường trở thành thói quen, nếp sống văn minh của mỗi công dân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, rà soát xử lý triệt để toàn bộ các bãi tập kết rác thải, phế thải không đúng quy định trên địa bàn; hoàn trả mặt bằng và cảnh quan môi trường; xử lý các chướng ngại vật, pano, áp phích, biển quảng cáo cũ hỏng; lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn quản lý để vận động tự giác chấp hành quy định pháp luật chủ động di chuyển, tháo dỡ để hoàn trả mặt bằng và cảnh quan môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có. Việc tổ chức thực hiện phải được duy trì thường xuyên, liên tục để chống tái vi phạm.
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2021 tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 07/12/2021 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường để chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2022).
d) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và UBND cấp xã theo quy định, đặc biệt là kiểm tra đột xuất việc tổ chức triển khai của các UBND cấp xã trên địa bàn.
e) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nghiên cứu việc tự ý xây dựng mồ mả trên đất nông nghiệp theo chỉ đạo của UBND tỉnh, từng bước vận động nhân dân di chuyển mồ mã vào nghĩa trang, nghĩa địa.
f) Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn mình quản lý.
16. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Tăng cường tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thực hiện tốt việc phân loại, thu gom và đổ rác thải đúng nơi quy định; lồng ghép tuyên truyền vệ sinh môi trường với hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và nói không với túi nilon; mở chuyên mục về công tác vệ sinh môi trường trên hệ thống phát thanh, truyền thanh để tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân; xây dựng các tổ dân phố, khu dân cư, tuyến đường tự quản về bảo vệ môi trường.
b) Tổ chức phát động phong trào và huy động các tầng lớp nhân dân đồng loạt ra quân thực hiện thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh môi trường các tuyến phố, đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố và khu dân cư nơi sinh sống, duy trì thực hiện định kỳ vào ngày Thứ 7 hoặc Chủ nhật hàng tuần; thường xuyên nạo vét, khơi thông cống, rãnh thoát nước thải; tổ chức ký cam kết thực hiện hành các quy định về vệ sinh môi trường. Xây dựng, hình thành tuyến phố, tuyến đường, tổ dân phố, khu dân cư, tự quản, văn minh “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.
c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các điểm đổ thải, bãi tập kết rác thải không đúng quy định ở trên địa bàn để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định. Thực hiện ngay việc lấp đất phủ bề mặt ở các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt (lộ thiên) trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường. Kinh phí thực hiện lấy từ nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn hợp pháp khác.
d) Thực hiện tháo dỡ các chướng ngại vật, pano, áp phích, biển quảng cáo cũ hỏng; lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, hành lang an toàn giao thông để vận động tự giác chấp hành quy định pháp luật chủ động di chuyển, tháo dỡ để hoàn trả mặt bằng và cảnh quan môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền. Việc tổ chức thực hiện phải được duy trì thường xuyên, liên tục để chống tái vi phạm.
e) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 25/01/2021 tổ chức phát động tháng hành động vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 07/12/2021 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường để chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 - 01/01/2022).
17. Đề nghị Huyện ủy, Thành ủy và các cấp ủy Đảng: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp cấp và cán bộ, đảng viên phải nêu gương, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào sinh hoạt, thảo luận ở cấp ủy đảng một cách thường xuyên, liên tục.
18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Tỉnh đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh... tích cực tuyên truyền, vận động toàn thể hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường; xây dựng và phát triển các phong trào tự quản bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, xây dựng khu phố, khu dân cư văn minh “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 21/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình và kết quả triển khai thực hiện theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 3235/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025
- 5Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 thực hiện nếp sống văn minh, trang trí, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31
- 6Kế hoạch 1046/KH-UBND về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 7Công văn 2907/UBND-KGVX năm 2022 triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng chống dịch, bệnh do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 3311/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025
- 1Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 3235/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 thực hiện nếp sống văn minh, trang trí, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31
- 5Kế hoạch 1046/KH-UBND về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 6Công văn 2907/UBND-KGVX năm 2022 triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng chống dịch, bệnh do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 3311/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025
Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 23/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra