Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2006/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 7 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/4/2005;

Sau khi xem xét, thảo luận Tờ trình số 35/TT-UBND ngày 04/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ đông đến năm 2010 và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ đông đến năm 2010. (Có phụ lục chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/7/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2006./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đinh Văn Hùng

 

PHỤ LỤC

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Nghị quyết số 28/2006/NQ-HĐND ngày 12/7/2006 của HĐND tỉnh Ninh Bình)

I. Đối tượng và định mức hỗ trợ:

1. Hỗ trợ Quy hoạch vùng sản xuất vụ đông:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 lần cho mỗi xã, phường, thị trấn có sản xuất vụ đông mức 2 triệu đồng để thực hiện việc quy hoạch chi tiết phát triển vùng sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa của đơn vị. UBND huyện, thị xã phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng sản xuất vụ đông của các xã đảm bảo yêu cầu có: bản đồ tô màu diện tích quy hoạch sản xuất vùng vụ đông cho từng năm và đến năm 2010; xác định hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trong vùng, hạng mục cần đầu tư phục vụ sản xuất vụ đông (phần đầu mối và phần nội đồng).

2. Hỗ trợ về thuỷ lợi:

- Công trình đầu mối: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 lần 70% kinh phí để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi đầu mối theo quy hoạch, thiết kế - kỹ thuật và tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt (hỗ trợ 70% giá trị khối lượng đã thực hiện nghiệm thu, thanh, quyết toán công trình theo quy định của Nhà nước); phần còn lại do ngân sách huyện, thị xã và huy động nguồn vốn khác hợp pháp đảm nhận.

- Thuỷ lợi nội đồng: Hỗ trợ 1 lần bình quân 2 triệu đồng/ha, để xây dựng các công trình thuỷ lợi nội đồng nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cụ thể:

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các xã miền núi, các xã vùng phân lũ, chậm lũ, các xã có điều kiện kinh tế khó khăn mức 1,5 triệu đồng/ha; các xã, phường còn lại là 1,0 triệu đồng/ha.

+ Ngân sách của huyện, thị xã cân đối để hỗ trợ tiếp phần kinh phí còn lại.

3. Hỗ trợ giống cây trồng trên đất 2 lúa: Ngân sách tỉnh hỗ trợ ổn định từ năm 2006 đến năm 2010 đối với giống cây trồng chính vụ đông theo định mức kinh tế kỹ thuật, (theo giá thị trường tại thời điểm hỗ trợ) như sau:

a) Hỗ trợ 100% tiền mua giống, cho các loại cây:

- Giống ngô đông.

- Giống đậu tương đông.

b) Hỗ trợ 50% tiền mua giống, cho các loại cây:

- Giống khoai tây.

- Giống lạc.

- Giống bí xanh.

- Giống khoai sọ.

c) Hỗ trợ đối với các giống cây các giống cây vụ đông có giá trị kinh tế cao sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp như giống ớt, dưa bao tử, ngô ngọt, cà chua nhót...: UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh có chính sách hỗ trợ cụ thể.

d) Hỗ trợ sản xuất lúa tái sinh trên đất 2 lúa:

­- Đối với vùng úng, trũng không có khả năng trồng cây vụ đông mà sản xuất lúa tái sinh theo quy hoạch được UBND tỉnh duyệt, quy mô từ 5 ha trở lên gọn trong vùng thì hỗ trợ: 830.000 đồng/ha.

4. Hỗ trợ tiền chống hạn, chống úng vụ đông:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền chống úng, chống hạn cho cây vụ đông trong vùng sản xuất có quy hoạch được duyệt và chỉ hỗ trợ khi diện tích cây vụ đông thực tế bị úng, hạn phải tưới, tiêu đột xuất.

II. Cơ chế cấp phát, thanh toán vốn hỗ trợ:

1. Hỗ trợ thuỷ lợi vụ đông:

- Thuỷ lợi đầu mối: gồm nạo vét kênh trục lớn và kênh cấp 1, sửa chữa trạm bơm, cống..., trên cơ sở quy hoạch chi tiết vùng sản xuất vụ đông được phê duyệt, xác định lựa chọn những hạng mục công trình thuỷ lợi cấp thiết, UBND huyện, thị xã lập dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi đầu mối phục vụ sản xuất vụ đông, phê duyệt theo quy định của Nhà nước.

- Thuỷ lợi nội đồng:

Hệ thống công trình thuỷ lợi nội đồng chủ yếu: đào đắp, nạo vét tu sửa, kênh tưới, tiêu hoặc mua sắm máy bơm tiêu úng loại nhỏ..., giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện;

2. Hỗ trợ giống vụ đông:

Đầu vụ, Ngân sách tỉnh ứng trước 70% tổng kinh phí theo kế hoạch được duyệt để các huyện, thị xã ứng trước cho các xã, phường thực hiện. Khi kết thúc thời vụ gieo trồng, căn cứ kết quả nghiệm thu, quyết toán, UBND tỉnh cấp tiếp để đơn vị thanh toán.

III. Nguồn vốn:

- Kế hoạch năm 2006, ngân sách tỉnh cấp 23,9 tỷ đồng từ các nguồn: Vay quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển 15 tỷ đồng, vốn chương trình giống năm 2006 là 3,5 tỷ đồng, kinh phí chống hạn vụ đông xuân Chính phủ hỗ trợ là 2,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 3 tỷ đồng.

Trường hợp các địa phương phát triển diện tích vụ đông vượt kế hoạch, ngân sách tỉnh tiếp tục hỗ trợ theo chính sách quy định.

- Các năm tiếp theo từ năm 2007 đến năm 2010: Hàng năm căn cứ diện tích, đối tượng, định mức hỗ trợ phát triển vụ đông nêu trên, bình quân mỗi năm ngân sách tỉnh bố trí khoảng 25 - 30 tỷ đồng, phần còn lại, ngân sách huyện, thị xã trích từ vốn sự nghiệp kinh tế đã bố trí kế hoạch hàng năm và thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để hỗ trợ các đơn vị sản xuất vụ đông./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 28/2006/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông đến năm 2010 do tỉnh Ninh Bình ban hành

  • Số hiệu: 28/2006/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 12/07/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Đinh Văn Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản