Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 Số: 32/NQ-HĐND

 Ninh Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SỐ 26/ĐA-UBND NGÀY 12/12/2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN SỐ 12/ĐA-UBND NGÀY 22/11/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH VỀ KHUYẾN NÔNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 32/NQ-HĐND NGÀY 24/12/2010 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 150/TTr-UBND ngày 12/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011 – 2015, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 26/ĐA-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/12/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội; VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Thường vụ tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các vị đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo tỉnh, Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT, phòng CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Thành

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 12 năm 2012

 

ĐỀ ÁN

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN SỐ 12/ĐA-UBND NGÀY 22/11/2010 CỦA UBND TỈNH NINH BÌNH KHUYẾN NÔNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 32/NQ-HĐND NGÀY 24/12/2010 CỦA HĐND TỈNH NINH BÌNH

I. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông báo số 517-TB/TU ngày 13/4/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 14/4/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về đẩy mạnh phát triển sản xuất vụ đông.

II. Tình hình thực hiện Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 UBND tỉnh

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 14/4/2006 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 28/2006/NQ-HĐND ngày 12/7/2006 và Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh về khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ đông giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích gieo trồng cây vụ đông hàng năm được mở rộng (bình quân tăng 15,4%/năm), cơ cấu cây trồng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích tăng và khá ổn định, góp phần đưa giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp bình quân đạt 75 triệu đồng/ha/năm. Tuy diện tích cây trồng vụ đông một số năm còn chưa đạt theo kế hoạch, nhưng bước đầu có thể khẳng định Chính sách khuyến nông, phát triển phát triển sản xuất vụ đông được ban hành kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo các hộ nông dân, là động lực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo định hướng sản xuất hàng hoá, bền vững.

III. Sự cần thiết xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình

1. Tại Khoản 2 mục I phần II và Khoản 1 mục II phần II của Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh xác định mục tiêu diện tích sản xuất vụ Đông: Duy trì ổn định diện tích sản xuất vụ Đông toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 ở mức 20.000ha/năm, trong đó có trên 16.000 ha là đất 2 lúa và lúa màu.

Trong quá trình thực hiện, hầu hết các địa phương đều không thực hiện được việc đảm bảo diện tích trồng cây vụ Đông theo mục tiêu, diện tích phân bổ tại Đề án, nguyên nhân đó là:

- Một số địa phương tuy đã lập quy hoạch chi tiết vụ Đông nhưng trong thực tế sản xuất còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác nên chưa thu hút được người nông dân sản xuất theo quy hoạch hoặc có tổ chức sản xuất nhưng không có hiệu quả dẫn đến sản xuất vụ đông vẫn còn phân tán, quy mô chưa lớn, sản xuất có nơi còn tự phát. Do vậy, việc đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất chưa được quan tâm, nhất là việc tưới, tiêu và phòng trừ sâu bệnh cho cây vụ đông, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi triển khai gieo trồng cây vụ đông.

- Một số đơn vị thực hiện quy trình kỹ thuật chưa tốt, nông dân còn có tư tưởng làm theo phong trào, chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của sản xuất vụ đông, còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước; chưa tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chưa thực sự đầu tư thâm canh, chưa thực sự coi vụ Đông là vụ sản xuất chính để tăng thu nhập, do vậy năng suất, hiệu quả còn hạn chế, dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động người nông dân tích cực gieo trồng, canh tác chưa đáp ứng được mục tiêu Đề án đặt ra.

- Sản xuất vụ Đông trong giai đoạn vừa qua đầu vụ thường xuyên gặp thời tiết bất thuận, nhất là mưa úng, một số cây trồng vụ Đông như: cây đậu tương, ngô là cây ưa ấm, không chịu được mưa úng, chịu lạnh kém, thời vụ gieo trồng rất khắt khe, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, diện tích gieo trồng.

- Thời vụ gieo trồng các cây vụ đông chịu tác động rất lớn từ thời vụ gieo trồng của vụ đông xuân, vụ mùa. Vì vậy, để đảm bảo thời vụ gieo trồng các cây vụ đông ưa ấm như Đậu tương, Ngô là những cây có diện tích lớn nhất phải kết thúc gieo trồng trước 05/10, thì việc gieo cấy lúa mùa sớm phải cấy xong trước 30/6 để thu hoạch trước 25/9 mới có đất để gieo trồng các cây trên. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết nên trong mấy vụ vừa qua lúa Đông xuân cho thu hoạch muộn, thời vụ gieo cấy lúa mùa cũng bị kéo theo dẫn đến thời gian thu hoạch muộn rất khó khăn cho việc giải phóng đất để trồng cây vụ đông, nhất là các cây vụ đông ưa ấm.

2. Tại điểm c khoản 3 mục II phần II của Đề án, quy định:

- Hỗ trợ 80% tiền mua giống cây ngô và cây đậu tương.

- Hỗ trợ kinh phí mua giống cây khoai lang: 830.000 đồng/ha (tương đương 30.000 đồng/sào.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những vướng mắc, bất cập, đó là:

- Cây đậu tương được hỗ trợ kinh phí nhiều nhất lại có lợi nhuận trên 1 ha thấp nhất, kinh phí hỗ trợ hàng năm khoảng 12-15 tỷ đồng, chiếm tới trên 50% tổng kinh phí hỗ trợ nhưng lợi nhuận trung bình chỉ đạt 1,8 triệu đồng/ha, cao nhất đạt 4,36 triệu đồng/ha (năm 2006).

- Việc hỗ trợ 80% khi thực hiện Nghị quyết 32/NQ-HĐND đối với một số giống cây trồng như ngô, đậu tương chưa thực sự gắn trách nhiệm của người nông dân với đồng vốn được hỗ trợ nên xuất hiện tình trạng làm theo phong trào, chưa chú trọng việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao, có nơi còn để xảy ra tình trạng mất trắng hoặc không cho thu hoạch.

- Kinh phí htrợ kinh phí mua giống cây khoai lang: 830.000 đồng/ha (tương đương 30.000 đồng/sào). Theo thời giá năm 2010 khi ban hành Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010, chi phí giống cây khoai lang cho 01 sào là 150.000 đồng/sào, như vậy Nhà nước hỗ trợ khoảng 20% kinh phí mua giống cây khoai lang. Theo thời giá hiện nay, chi phí giống cây khoai lang cho 01 sào là 200.000 đồng/sào. Để duy trì mức hỗ trợ tương ứng 20% kinh phí mua giống cây khoai lang, khuyến khích bà con nông dân, mức hỗ trợ cần điều chỉnh là 40.000 đồng/sào.

Để khắc phục những bất cập trong thực hiện mục tiêu diện tích sản xuất vụ Đông, nhằm tập trung chăm sóc cây trồng vụ Đông theo hướng nâng cao chất lượng, tăng năng suất, phát huy hiệu quả sản xuất vụ Đông, thì việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản tại Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh nêu trên là cần thiết.

IV. Nội dung của Đề án:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Mục I Phần II và Khoản 1 Mục II Phần II Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu diện tích sản xuất vụ đông toàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 15.000 ha/năm đến 20.000 ha/năm, trong đó có trên 50% diện tích trên đất 2 lúa.

b) Tổng giá trị sản phẩm cây vụ đông đến năm 2015 đạt trên 400 tỷ đồng, bình quân giá trị sản phẩm cây vụ đông đạt trên 20 triệu đồng/ha (giá hiện hành).".

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Mục II Phần II Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình như sau:

1. Về diện tích sản xuất

Phấn đấu diện tích sản xuất vụ đông toàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 15.000 ha/năm đến 20.000 ha/năm, trong đó có trên 50% diện tích trên đất 2 lúa.".

3. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Mục II phần II Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình như sau:

c) Chính sách hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng vụ đông, cụ thể:

- Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cây đậu tương và cây ngô đại trà;

- Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cây khoai tây, lạc, ngô ngọt, dưa bao tử, cà chua nhót, bí xanh, cây dược liệu;

- Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao trong hai vụ đầu, những năm tiếp theo hỗ trợ 50% tiền mua giống như các cây trồng vụ đông khác.

- Hỗ trợ 1.111.000 đồng/ha (tương đương 40.000 đồng/sào) tiền mua giống cây khoai lang.".

4. Bổ sung vào cuối Khoản 1 Mục I Phần III của Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình như sau:

"Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan chức năng xác định danh mục, tiêu chí giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách chung trên địa bàn tỉnh."./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Quốc Trị

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2012 phê duyệt Đề án 26/ĐA-UBND sửa đổi Đề án 12/ĐA-UBND về khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông, giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 32/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 20/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Nguyễn Tiến Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 16/07/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản