Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2016/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Xét Tờ trình số 132/TTr-UBND ngày 07 Tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 66/BC-KTNS ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Có tóm tắt Quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND, ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVI)
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với tái cấu trúc ngành công nghiệp, đi đôi với đầu tư chiều sâu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp tỉnh phát triển hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện nâng cao chất lượng lao động và hướng tới phát triển bền vững.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với mục tiêu nội địa hóa sản phẩm công nghiệp của cả nước và từng bước đưa ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc một số lĩnh vực có thị trường và dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh, gắn với sự phân công lao động giữa các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và của cả nước.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ các đơn vị sản xuất và các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại theo hướng bảo vệ môi trường và theo lộ trình cụ thể, tránh phát triển ồ ạt nhằm từng bước tham gia thị trường rộng lớn do các hiệp định song phương và đa phương mang lại.
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển quan trọng, chủ yếu sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước; đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ tham gia quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 4.750 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,9 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 10.650 tỷ đồng, tăng gấp 2,24 lần so với năm 2020.
- Công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.890 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 5,08 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 8.460 tỷ đồng, tăng gấp 4,48 lần so với năm 2020.
- Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt, may: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 7.220 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,32 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 18.650 tỷ đồng, tăng gấp 2,58 lần so với năm 2020.
- Công nghiệp hỗ trợ ngành sứ vệ sinh: Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 435 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,93 lần so với năm 2015; năm 2025 đạt khoảng 1.060 tỷ đồng, tăng gấp 2,50 lần so với năm 2020.
1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; cơ khí xây dựng; tiêu dùng; cơ khí chế tạo các máy công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Xác định công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ yếu phục vụ thị trường trong nước do vậy cần tăng cường liên kết vùng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sẵn sàng tham gia vào cụm ngành liên kết.
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng, phụ kiện ngành cơ khí.
- Khuyến khích các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đầu tư về các địa bàn nông thôn nhằm tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các huyện.
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học
- Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học chủ yếu tập trung vào sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch tích hợp, vi mạch điện tử và một số phụ kiện khác phục vụ thị trường lắp ráp trong nước và xuất khẩu.
- Tạo môi trường và điều kiện chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất thông qua hợp tác sản xuất giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
- Mở rộng và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử. Xác định thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng đối với sự phát triển của ngành.
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy
- Lĩnh vực nguyên liệu tập trung vào sản xuất những sản phẩm có thị trường lớn và giá trị gia tăng cao như sợi, vải các loại và giả da.
- Lĩnh vực phụ kiện tập trung vào phục vụ cho ngành may là bông tấm và mex các loại.
- Đẩy mạnh việc thành lập và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp ven biển để đáp ứng phát triển công nghiệp dệt hoàn tất sản phẩm.
4. Công nghiệp hỗ trợ ngành sứ vệ sinh
- Xác định giai đoạn từ nay đến 2025 thị trường chính cho ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực sản xuất các phụ kiện ngành sứ vệ sinh là thị trường trong nước, sau năm 2025 tham gia sâu hơn vào xuất khẩu.
- Hướng đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành sứ vệ sinh tại khu vực Tiền Hải để thuận tiện cho việc sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
- Đầu tư công nghệ tiên tiến, hướng tới sản xuất các dòng sản phẩm thông minh, hiện đại, mẫu mã đẹp và tăng tính năng tự động trong dòng sản phẩm cao cấp.
IV. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
STT | Tên dự án | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Địa điểm đầu tư | Ghi chú |
I | Giai đoạn 2016-2020: | 1.650 |
|
|
1 | Sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị điện liên quan | 650 | KCN Cầu Nghìn, CCN các huyện |
|
2 | Sản xuất phụ tùng, phụ kiện hệ thống cung cấp nhiên liệu ôtô | 450 | KCN Cầu Nghìn |
|
3 | Sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp nghiệp, thiết bị đường thủy | 300 | KCN, CCN ven biển | Sản phẩm: linh kiện, phụ tùng |
4 | Sản xuất các sản phẩm từ nhựa và chi tiết nhựa cho ô tô, xe máy | 250 | KCN Cầu Nghìn hoặc CCN các huyện | Linh kiện, phụ tùng, chi tiết nhựa |
II | Giai đoạn 2021-2025 | 1.250 |
|
|
5 | Cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện, chi tiết động cơ | 600 | KCN, CCN ven biển | Linh kiện, phụ tùng và chi tiết động cơ |
6 | Sản xuất linh kiện cơ khí cho sản xuất điện tử gia dụng, điện tử viễn thông | 650 | KCN TBS sông Trà | Phụ tùng, chi tiết |
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học
STT | Tên dự án | Vốn đầu tư | Địa điểm đầu tư |
I | Giai đoạn 2016-2020: | 1.5 0 |
|
1 | Sản xuất linh kiện điện tử | 500 | KCN TBS Sông Trà |
2 | Sản xuất dây cáp điện, cáp viễn thông | 300 | KCN TBS Sông Trà |
3 | Sản xuất mạch in, thiết bị điện tử | 580 | KCN TBS Sông Trà |
4 | Sản xuất linh kiện nhựa và linh kiện cho lắp ráp điện tử | 300 | KCN TBS Sông Trà, KCN cầu Nghìn |
II | Giai đoạn 2021-2025 | 22.000 |
|
1 | Sản xuất chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển | 10.000 | KCN TBS Sông Trà |
2 | Sản xuất mạch tích hợp, bộ nhớ dung lượng cao và thiết bị lưu trữ | 12.000 | KCN TBS Sông Trà |
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy
STT | Tên dự án | Vốn đầu tư | Địa điểm đầu tư | Ghi chú |
I | Giai đoạn 2016- 2020: | 1.350 |
|
|
1 | 03 nhà máy sợi | 1.080 | KCN, CCN các huyện | Công suất mỗi nhà máy 5 vạn cọc, khoảng 6.000 tấn/năm |
2 | Sản xuất bông tấm | 90 | KCN, CCN các huyện | Công suất 20 triệu m2/năm |
3 | Sản xuất mex (mex vải, mex giấy, mex dựng) | 180 | KCN, CCN các huyện | Công suất:20 triệu m2/năm mex nền vải dệt và 15 triệu m2/năm mex xốp |
II | Giai đoạn 2021- 2025 | 3.050 |
|
|
4 | 5 nhà máy sợi | 1.500 | KCN ven biển, CCN các huyện | Công suất mỗi nhà máy 9 vạn cọc, khoảng 10.000 tấn/năm |
5 | Nhà máy dệt nhuộm vải dệt thoi | 950 | KCN ven biển | Công suất 10 triệu mét/năm |
6 | Nhà máy dệt nhuộm vải dệt kim | 350 | KCN ven biển | Công suất 3.000 tấn /năm |
7 | Dự án tẩy, nhuộm, in bông làm nguyên liệu đầu vào cho ngành may | 100 | KCN, CCN ven biển |
|
8 | Dự án sản xuất vải giả da tráng PU | 150 | KCN ven biển, CCN các huyện | Công suất 10.triệu m2 |
4. Công nghiệp hỗ trợ ngành sứ vệ sinh
STT | Tên dự án | Vốn đầu tư | Địa điểm đầu tư | Ghi chú |
I | Giai đoạn 2016-2020 | 1 0 |
|
|
1 | 2 nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh | 180 | KCN Tiền Hải | Công suất mỗi nhà máy: 50.000 SP /tháng |
II | Giai đoạn 2021-2025 | 400 |
|
|
2 | 2 nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh | 400 | KCN Tiền Hải | Công suất mỗi nhà máy: 100.000 SP/tháng |
1. Giải pháp về đầu tư
Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, có trọng điểm đến năm 2020, trực tiếp tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư đến các tập đoàn, Tổng Công ty lớn trong nước, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong danh sách VNR 500 của Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, các nước trong khối TPP... vào đầu tư tại Thái Bình.
2. Giải pháp xây dựng và phát triển thị trường
Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Thái Bình với thị trường các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng đặc biệt là các địa phương như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc nơi có lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị và sản xuất các sản phẩm điện tử phát triển mạnh. Phát triển Trung tâm thương mại điện tử của tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, có biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nước ngoài, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị và quảng bá các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học công nghệ ở tỉnh theo hướng linh hoạt và hiệu quả. Thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp. Ưu đãi cao cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động tư vấn và một phần chi phí tư vấn về thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ, mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ.
4. Giải pháp phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành
Hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ để thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp. Nghiên cứu, thí điểm đầu tư từ phát triển một số cụm công nghiệp công nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sạch đầu tư với chi phí hợp lý.
5. Giải pháp về hợp tác và phối hợp phát triển
Đa dạng hóa trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cung cấp các linh kiện, sản phẩm hỗ trợ, coi trọng liên doanh liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để từng bước tham gia vào chuỗi liên kết theo chiều dọc. Khuyến khích liên kết hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn đa quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao trình độ quản lý và phát triển năng lực công nghệ.
6. Giải pháp bảo vệ môi trường
Ban hành quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất nội bộ trước khi thải vào khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp để xử lý đạt tiêu chuẩn, lắp đặt thiết bị, giảm thiểu nồng độ khí độc và tiếng ồn, thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn để tái chế hoặc xử lý theo quy định. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án công nghiệp hỗ trợ, thực hiện tốt công tác thẩm định công nghệ, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án công nghiệp hỗ trợ. Xử lý nghiêm các dự án vi phạm.
7. Giải pháp quản lý
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Nâng cao vị trí của các cơ quan quản lý Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính theo hướng: các cơ quan quản lý Nhà nước hướng mạnh về doanh nghiệp, vì doanh nghiệp, tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi trường bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. Nhóm giải pháp mang tính đột phá
1.Cải cách hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho đầu tư
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kiến nghị cấp có thẩm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, hết hiệu lực hoặc trái quy định. Hiện đại hóa hành chính Nhà nước, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý gắn với xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức. Tăng cường chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính bằng việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra công vụ, thu thập ý kiến, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
2. Đẩy nhanh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng
Đẩy nhanh đầu tư khu công nghiệp ven biển đặc biệt là các khu thuộc huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Đây là những khu kỳ vọng phát triển trong giai đoạn tới của ngành dệt may, ngành cơ khí chế tạo (đóng tầu, máy móc phục vụ nông nghiệp) và ngành điện tử - tin học - viễn thông.
3. Phát triển nguồn nhân lực
Hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động sát với thực tiễn; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới và công nghệ thông tin trong đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ các chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp, gắn với nhu cầu thực tế; các chương trình đào tạo theo hình thức đặt hàng, đào tạo theo địa chỉ giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh./.
- 1Quyết định 1520/QĐ-UBND nămv 2012 về Chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015
- 2Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 3Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- 4Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 3233/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 1520/QĐ-UBND nămv 2012 về Chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015
- 2Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 3Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 7Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 3233/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 27/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Đặng Trọng Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra