Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3233/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 113/TTr-SKHĐT ngày 20 tháng 12 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm quy hoạch

1.1. Phát triển công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam tầm nhìn đến năm 2035; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh, vùng, miền và cả nước.

1.2. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí địa lý-kinh tế-chính trị, nội lực và xã hội hóa cao; sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trong mối liên kết hữu cơ, mật thiết với công nghiệp vùng, miền và cả nước.

1.3. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với thực tiễn địa phương; đa dạng hóa các ngành, lĩnh công nghiệp với quy mô phù hợp và gắn với công nghiệp hóa khu vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển một số ngành, lĩnh công nghiệp mũi nhọn theo chiều sâu, tạo đột phá phát triển.

1.4. Đẩy mạnh phát triển và đổi mới doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao tính tập trung công nghiệp về quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Ngành công nghiệp phấn đấu vào nhóm trung bình đến trung bình khá của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, tăng nhanh phần đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo nhiều chỗ làm việc mới có thu nhập cao hơn mức bình quân toàn tỉnh cho người dân.

2.1. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 13,86 %/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 11,80 %/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 10,07 %/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 14,21 %/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 12,46 %/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 10,54 %/năm với mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh lần lượt là 2,92 - 3,28 và 3,13 điểm %.

- Đạt 21,69 - 22,04 và 25,63 điểm % trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lần lượt vào các năm 2020, 2025 và 2030.

3. Định hướng phát triển

3.1. Chủ động hợp tác và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất công nghiệp của vùng, miền và cả nước, hướng đến hợp tác quốc tế.

3.2. Đầu tư có trọng điểm, tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp có lợi thế trên địa bàn tỉnh như thủy điện vừa và nhỏ; khai thác khoáng sản và luyện kim; chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống; chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ giấy.

3.3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Hoàn thành và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đang xây dựng và dự kiến đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020; lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ giai đoạn III; khuyến khích phát triển nhiệt điện nhiệt dư, năng lượng tái tạo.

3.4. Công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim: Chú trọng đầu tư điều tra, đánh giá và thăm dò nhằm nâng cao độ tin cậy các nguồn tài nguyên khoáng sản sắt, chì kẽm, mangan và antimon; khai thác và chế biến (chế biến tinh hay tuyển, chế biến sâu hay luyện kim) phù hợp nhu cầu, đặc biệt là các dự án luyện kim đang xây dựng hoặc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư.

3.5. Đầu tư xây dựng một số cơ sở công nghiệp hiện chưa có trên địa bàn thuộc nhóm ngành hóa chất gắn với các dự án luyện kim; hóa dược và phân bón gắn với Chương trình phát triển cây dược liệu.

3.6. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với thế mạnh của mỗi vùng. Coi trọng xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật (các công trình cung cấp điện, nước; hệ thống thu gom, quản lý và xử lý chất thải) của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làm nền tảng cho công nghiệp tỉnh phát triển theo hướng hiện đại.

3.7. Định hướng phát triển theo vùng

- Công nghiệp vùng thấp: Phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp nặng (thủy điện, chế biến tinh và sâu khoáng sản,...), sản xuất hàng công nghiệp nhẹ.

- Công nghiệp vùng cao núi đá: Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có quy mô phù hợp gắn với các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nông nghiệp và ngành du lịch.

- Công nghiệp vùng cao núi đất: Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

4. Nội dung Quy hoạch:

4.1. Công nghiệp điện, nước và môi trường

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) vào năm 2020 đạt 2.044 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 13,28 %/năm; năm 2030 đạt 5.652 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,70 %/năm.

- Đẩy mạnh phát triển thủy điện vừa và nhỏ, nghiên cứu khả năng phát triển năng lượng tái tạo; nâng cấp chất lượng, độ phủ rộng và an toàn hệ thống điện của tỉnh. Đến năm 2020 có 100% số xã, 96% số thôn, bản và 90% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; năm 2030 đạt gần 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Đáp ứng đủ nước sản xuất công nghiệp, đảm bảo lượng và chất nước sinh hoạt, hạn chế và giảm tối đa tổn thất nước. Năm 2020 có 90% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, 86% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; năm 2030 có 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, trên 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp môi trường, xử lý tập trung với công nghệ tiên tiến đảm bảo các quy chuẩn môi trường trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận; xã hội hóa cao trong thu gom và tập kết rác thải sinh hoạt.

4.2. Công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) năm 2020 đạt 1.975 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 15,86 %/năm; năm 2030 đạt 6.773 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 13,11 %/năm.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh giá triển vọng khoáng sản. Kết hợp hài hòa giữa khai thác và chế biến khoáng sản quy mô nhỏ với quy mô vừa và lớn. Đẩy mạnh đầu tư các dự án chế biến tinh và sâu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, đặc biệt đối với 4 loại khoáng sản: sắt, chì kẽm, antimon và mangan trọng tâm của tỉnh.

4.3. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) năm 2020 đạt 550 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 11,46 %/năm; năm 2030 đạt 926 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 5,34 %/năm.

- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng nguyên liệu sẵn có và quy hoạch của ngành nông nghiệp; ưu tiên phát triển một số cơ sở chế biến quy mô công nghiệp các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế và đặc trưng riêng của tỉnh như chè, cam, dược liệu, ong mật,... phục vụ nhu cầu cả nước, hướng đến xuất khẩu. Tạo lập, giữ vững mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác, bảo quản, sơ chế, chế biến trong chuỗi giá trị ngành hàng và hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm với lực lượng lòng cốt là các doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp được đầu tư chiều sâu.

4.4. Công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm từ giấy

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) năm 2020 đạt 233 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 13,24 %/năm; năm 2030 đạt 527 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 8,48 %/năm.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng thiết bị hiện đại, đặc biệt đối với các dự án đầu tư mới; triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy đang vận hành với trọng tâm là xử lý chất thải, tái sử dụng nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm gỗ thanh, ván sàn, gỗ MDF, dăm gỗ, viên gỗ nén,...

4.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) năm 2020 đạt 161 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 9,50 %/năm; năm 2030 đạt 364 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 8,50 %/năm.

- Đa dạng hóa chủng loại vật liệu xây dựng với quy mô phù hợp, có hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội tỉnh. Tập trung phát triển vật liệu xây lợp không nung, ốp lát, trang trí giá trị cao và thân thiện môi trường; vật liệu xây dựng bằng kim loại, vật liệu tổng hợp,...

4.6. Công nghiệp hóa chất, hóa dược và phân bón

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) năm 2020 đạt 31 tỷ đồng; năm 2030 đạt 84 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,5 %/năm.

- Chọn lọc, tạo điều kiện hình thành, phát triển một số cơ sở công nghiệp hóa chất, hóa dược và phân bón trên địa bàn. Trong đầu tư phát triển sản xuất phải ứng dụng công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng thiết bị hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

4.7. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp Bình Vàng đạt trên 60%, khu công nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đạt 30-40%, bình quân chung các cụm công nghiệp đạt 40-50% vào năm 2020. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy bình quân chung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đạt khoảng 60-65% vào năm 2025 và khoảng 70-75% vào năm 2030.

- Thực hiện lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đảm bảo tuân thủ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (có quỹ đất dự trữ); và đồng bộ với phát triển xây dựng vùng tỉnh, một số chương trình đầu tư phát triển trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các dự án sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất công nghiệp.

4.8. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Lồng ghép phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, văn hóa và du lịch của tỉnh; chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quy chuẩn về an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường. Xây dựng mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch văn hóa, sinh thái (homestay).

- Khôi phục, nhân cấy và truyền nghề, bảo tồn các nghề tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ đặc sắc như dệt lanh, may thêu thổ cẩm và trang phục dân tộc; chạm khắc, chế tác bạc, khèn Mông; sản xuất giấy bản của người Dao;...

- Tập trung phát triển trọng điểm các ngành nghề khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, du lịch của mỗi địa phương; đẩy mạnh công nhận làng nghề gắn với đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm; khuyến khích người dân các làng nghề, hội nghề hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm phát huy cao hơn giá trị nghề truyền thống và tăng thu nhập. Phấn đấu phát triển, công nhận thêm 7 và 5 làng nghề truyền thống trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 tương ứng (UBND tỉnh đã công nhận 33 làng nghề).

5. Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 là 10.253 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 17.851 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 là 27.195 tỷ đồng.

(Chi tiết danh mục các dự án đầu tư công nghiệp chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có phụ lục kèm theo)

6. Những giải pháp thực hiện quy hoạch

6.1. Các giải pháp huy động vốn đầu tư

- Kêu gọi vốn xã hội và thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh theo quy định tại Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, các quỹ Quốc gia,... cho phát triển công nghiệp.

- Kêu gọi các tập đoàn, tổng công ty lớn trong nước thực hiện hoặc tham gia góp vốn triển khai các dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn trên địa bàn.

- Tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng vào các dự án công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế như hóa dược, nhiệt điện nhiệt dư, năng lượng tái tạo, tái chế rác thải,...

- Thuê mua thiết bị, vay tín dụng bên bán công nghệ và thiết bị, đặc biệt là các dự án đầu tư sử dụng công nghệ nhập ngoại và nhu cầu vốn đầu tư lớn như các ngành công nghiệp sản xuất điện, luyện kim, sản xuất than cốc,...

- Khuyến khích hợp nhất, sát nhập và mua bán giữa các doanh nghiệp quy mô vừa đến rất nhỏ cùng ngành nghề để giảm chi phí quản lý chung, tăng hệ số sử dụng tài sản cố định, tạo quy mô lớn hơn (về vốn, lao động, thị trường,...) và có thêm cơ hội vay vốn thương mại với chi phí thấp hơn.

6.2. Các giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp

- Đẩy mạnh hoạt động xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển, cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Rà soát, sửa đổi, xây dựng mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp mới; tái cơ cấu ngành nghề, tái cấu trúc và đổi mới mô hình doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

- Triển khai xây dựng mới, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch 5 năm phát triển các chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch này và các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh và cả nước.

- Định kỳ tiến hành rà soát, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện dự án công nghiệp theo tiến độ cam kết; kịp thời phát hiện và cùng chủ đầu tư tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn.

6.3. Các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

- Đào tạo nghề mới, chuyển đổi nghề, nâng cao tay nghề cho người dân tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm truyền thống nhằm tăng cường sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, trong đó, ưu tiên các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Kết hợp đào tạo nghề chính quy, dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kèm nghề tại nơi sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, xác định nhu cầu lao động và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu ngành nghề và tiến độ phát triển của các dự án đầu tư, ưu tiên nhân lực kỹ thuật tay nghề cao vận hành máy móc, trang thiết bị tiên tiến trong các dây chuyền công nghệ phức tạp như công nghiệp luyện kim, nhiệt điện nhiệt dư,...

- Đào tạo chuyên sâu đội ngũ kỹ thuật an toàn, vệ sinh và an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp cho các doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng xử lý các sự cố phát sinh tại nguồn.

- Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn trình độ trung cấp và cao cấp cho những nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp để chủ động thích ứng với biến động của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

6.4. Các giải pháp khoa học công nghệ

- Khuyến khích các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư chất xám, thiết bị, bí quyết công nghệ vào các cơ sở sản xuất công nghiệp theo mô hình "bốn nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà công nghiệp và nhà nông).

- Lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến hợp lý, đổi mới đúng công nghệ, sử dụng công nghệ nhiều tầng (kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại), phù hợp với tính chất và quy mô dự án công nghiệp song phải đảm bảo hiệu quả tổng hợp kinh tế-xã hội-môi trường; kiên quyết ngăn chặn nhập khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nát.

- Tăng cường thực hiện Chương trình số 64-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và Đề án phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020.

6.5. Các giải pháp phát triển tài nguyên, nguyên liệu cho công nghiệp

- Đề xuất với Trung ương thực hiện một số đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, điều tra đánh giá triển vọng khoáng sản trên địa bàn, ưu tiên các khoáng sản sắt, chì kẽm, mangan và antimon. Các nhà khai khoáng tích cực đầu tư thăm dò trước, trong quá trình khai thác và các khu vực ngoại vi nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng tuổi thọ mỏ.

- Thực hiện triệt để, hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển nông lâm nghiệp nói chung, các vùng quy hoạch nuôi trồng sản xuất tập trung nói riêng, theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng hàng hóa để đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Phát triển nuôi trồng theo hướng sản xuất sạch, xanh đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sơ chế-chế biến và bảo quản sau thu hoạch, kéo dài thời hạn sử dụng hàng nông lâm sản.

6.6. Giải pháp phát triển thị trường

- Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tích cực xây dựng thương hiệu, đổi mới mẫu mã, đa dạng hóa kiểu dáng, nâng cao và giữ vững chất lượng sản phẩm công nghiệp, trong đó, ưu tiên sản phẩm chế biến có lợi thế và đặc trưng riêng của tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng công tác tiếp thị, hội nghị khách hàng, quảng bá, giới thiệu và dùng thử sản phẩm lồng ghép với các chương trình phát triển của ngành kinh tế khác; tăng cường hoạt động quản lý thị trường, ngăn chặn tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chất lượng và gian lận thương mại.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh theo hướng sản xuất sạch, sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở các cấp, ngành và cung cấp công khai, các thông tin kinh tế, thị trường hàng hóa công nghiệp trong nước và ngoài nước; tư vấn phát triển thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh theo hướng xuất khẩu.

6.7. Giải pháp liên kết và phát triển bền vững

- Khuyến khích liên kết sâu, hợp tác rộng, cùng có lợi giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp bằng cách góp vốn vào các dự án đầu tư cụ thể, ký kết hợp tác chiến lược với vai trò là khách hàng của nhau trên thị trường đầu ra-đầu vào của quá trình sản xuất công nghiệp.

- Có chiến lược đúng đắn trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định, lâu dài cho công nghiệp chế biến tinh và sâu, tránh việc khai thác ồ ạt khi giá cả tăng cao hoặc phá bỏ vùng nuôi trồng tập trung hay chuyển sang loại khác khi thị trường trầm lắng, công nghiệp chế biến tinh và sâu gặp khó khăn.

- Các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và lớn cần coi trọng phát triển bền vững về cả 3 trụ cột phát triển: xã hội (với trung tâm là người lao động và cộng đồng), môi trường và kinh tế.

- Các sở, ngành tham mưu cho tỉnh đàm phán cân đối tài nguyên khoáng sản chì kẽm, sắt, mangan và antimon với các tỉnh trong vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ để đảm bảo cung cấp nguyên liệu khoáng ổn định, lâu dài cho các cơ sở hiện có, đang xây dựng và dự án luyện kim mới; hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán nhập khẩu than mỡ của Trung Quốc để sản xuất than cốc trên địa bàn.

6.8. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Lập kế hoạch, khảo sát, đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường tại các cơ sở công nghiệp ở ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng và triển khai phương án di dời hợp lý các cơ sở công nghiệp có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu, cụm công nghiệp hiện có về tình trạng ô nhiễm do khí thải, chất thải, nước thải và có phương án xử lý kịp thời.

- Khẩn trương xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, các cụm công nghiệp; tăng cường xử lý và tái chế chất thải; tân trang, nâng cấp nhằm sử dụng lại sản phẩm cũ, thải loại (kéo dài tuổi thọ hữu dụng của sản phẩm) nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn mới về kỹ thuật, mỹ thuật và môi trường.

- Đẩy mạnh áp dụng và xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn; phương thức sử dụng tài nguyên, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu phát thải (nhất là khí nhà kính); phát triển sản xuất, sử dụng năng lượng sạch và tái tạo; xanh hóa từ sản xuất đến tiêu dùng hàng công nghiệp.

6.9. Hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp bền vững

- Ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách tỉnh, tranh thủ vốn từ nguồn ngân sách Trung ương, để đến năm 2020 hoàn thành đầu tư cơ bản hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trước mắt, tập trung đầu tư hoàn chỉnh cho các khu công nghiệp đã có hạ tầng (Khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Tân Bắc...).

- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển công nghiệp sạch, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ưu tiên các dự án chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và thân thiện môi trường.

- Ban hành cơ chế đặc thù cho phép dự án phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động dân tộc ít người tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng tổng hợp với mức cao nhất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh; giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ và rất nhỏ, cá nhân (hộ gia đình) sản xuất công nghiệp được tiếp cận và vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ phát triển.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương

- Công bố, chủ trì và phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thành phố phổ biến nội dung Quy hoạch này đến các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

- Tổ chức, quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các huyện, thành phố, các nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp thực hiện các nội dung Quy hoạch này.

- Định kỳ hàng năm, tổ chức kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy hoạch này.

- Nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch này, cũng như các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung của tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương nhằm phù hợp, thích ứng với điều kiện phát triển đột biến hoặc những biến cố không thể dự báo trong tương lai.

2. Các Sở, ngành chức năng

Căn cứ chức năng và nhiệm vụ, các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong việc triển khai Quy hoạch vào thực tế; lồng ghép các nội dung của Quy hoạch vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của Sở, ngành trên địa bàn tỉnh.

3. UBND các huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ, điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch này trên địa bàn quản lý.

- Định kỳ hàng năm (trước 15 tháng 12), các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện Quy hoạch trên địa bàn.

- Sở Công Thương báo cáo kết quả tình hình thực hiện Quy hoạch trên địa bàn về UBND tỉnh trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010, có tính đến năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành: Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê;
- Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử;
- Vnptioffice;
- Lưu VT, CV: CN, KT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Thị Minh Hạnh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3233/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp điện, nước và môi trường

I.1. Các công trình, dự án thủy điện (TĐ)

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm đầu tư
(xã, huyện)

P.đặt
(MW)

Nối lưới

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

A

Giai đoạn đến năm 2020

481,7

 

15.391

 

1

TĐ Bắc Mê

Yên Phong, Phú Nam, Bắc Mê

45,0

220kV

1.454

Đang XD

2

TĐ Sông Lô 4

Tân Thành, Bắc Quang

24,0

110kV

750

nt

3

TĐ Sông Lô 6

Vĩnh Hảo, Bắc Quang

48,0

110kV

1.500

nt

4

TĐ Sông Con 3

Tiên Kiều, Bắc Quang

15,0

110kV

450

nt

5

TĐ Sông Nhiệm 3

Niêm Sơn, Mèo Vạc

10,0

110kV

310

nt

6

TĐ Nho Quế 1

Xín Cái, Mèo Vạc

32,0

220kV

1.137

nt

7

TĐ Sông Lô 2

Đạo Đức, Vị Xuyên

28,0

110kV

960

nt

8

TĐ Thanh Thủy 1

Xín Chải, Thanh Đức, Vị Xuyên

11,0

6,3kV

350

nt

9

TĐ Thuận Hòa

Thuận Hòa, Vị Xuyên

38,0

220kV

1.300

nt

10

TĐ Phong Quang

P. Quang Trung, TP. Hà Giang

18,0

110kV

550

ĐT mới

11

TĐ Sông Chảy 6

TT. Cốc Pài, Xín Mần

16,0

35kV

500

nt

12

TĐ Nậm Yên

Chế Là, Xín Mần

10,0

110kV

300

nt

13

TĐ Sông Miện 6

TP. Hà Giang

5,0

35kV

160

nt

14

TĐ Nậm Mạ 1

Tùng Bá, Vị Xuyên

18,0

110kV

550

nt

15

TĐ Kim Thạch

Minh Ngọc, Bắc Mê

3,4

35kV

110

nt

16

TĐ Cốc Rế 1

Ngán Chiên, Xín Mần

4,5

35kV

150

nt

17

TĐ Cốc Rế 2

Ngán Chiên, Xín Mần

5,5

35kV

180

nt

18

TĐ Bản Kiếng

Tùng Bá, Vị Xuyên

3,6

35kV

140

nt

19

TĐ Nậm Khòa

Thông Nguyên, Hoàng Su Phì

6,0

35kV

190

nt

20

TĐ Sông Chảy 3

Hoàng Su Phì

14,0

110kV

450

nt

21

TĐ Sông Chảy 4

Hoàng Su Phì

8,4

110kV

290

nt

22

TĐ Nậm Hóp

Tiên Nguyên, Q. Bình

6,0

110kV

180

nt

23

TĐ Sông Lô 5

Quang Minh, Bắc Quang

29,7

110kV

900

nt

24

TĐ Sông Lô 3

TT. Vị Xuyện, Vị Xuyên

24,0

110kV

750

nt

25

TĐ Nậm Lang

Ngọc Long, Yên Minh

12,0

35kV

360

Đ.hướng

26

TĐ Mận Thắng

Tân Nam, Quang Bình

10,0

35kV

300

nt

27

TĐ Lùng Lý

Quang Bình

12,0

110kV

360

nt

28

TĐ Thanh Thủy 1B

Lao Chải, Vị Xuyên

5,0

35kV

150

nt

29

TĐ Nậm Ngần 2

Thượng Sơn, Vị Xuyên

13,6

35kV

430

nt

30

TĐ Suối Chùng

Tân Trịnh, Quang Bình

6,0

35kV

180

nt

B

Tầm nhìn đến năm 2030

35,0

 

1.000

 

31

Nhiệt điện nhiệt dư Bình Vàng

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

35,0

35kV

1.000

Đ.hướng

I.2. Các công trình, dự án trạm biến áp (TBA) 220kV và 110kV

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm đầu tư
(xã, huyện)

Nlm
(MVA)

Điện áp

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

A

Giai đoạn đến năm 2020

916

 

1.062,5

 

1

TBA Bắc Mê

Bắc Mê

64

220kV

83

ĐT mới

2

TBA Ngọc Đường (220 Hà Giang)

Ngọc Đường, TP. Hà Giang

+125

220kV

63

Mở rộng

3

TBA TĐ Nho Quế 2

Lũng Pù, Mèo Vạc

64

220kV

83

ĐT mới

4

TBA TĐ Bắc Mê

Yên Phong và Phú Nam, Bắc Mê

64

110kV

85

ĐT mới

5

TBA Bắc Quang

TT. Việt Quang, Bắc Quang

+40

110kV

18

Mở rộng

6

TBA TĐ Sông Lô 4

Tân Thành, Bắc Quang

32

110kV

42

ĐT mới

7

TBA TĐ Sông Lô 6

Vĩnh Hảo, Bắc Quang

64

110kV

83

ĐT mới

8

TBA TĐ Sông Lô 5

Quang Minh, Bắc Quang

48

110kV

62

ĐT mới

9

TBA Nguyễn Trãi (110 Hà Giang)

Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang

+40

110kV

13

Mở rộng

10

TBA TĐ Nho Quế 1

Xín Cái, Mèo Vạc

48

110kV

62

ĐT mới

11

TBA TĐ Sông Lô 2

Đạo Đức, Vị Xuyên

32

110kV

42

ĐT mới

12

TBA TĐ Sông Lô 3

TT. Vị Xuyện, Vị Xuyên

30

110kV

39

ĐT mới

13

TBA Bình Vàng

Đạo Đức, Vị Xuyên

+40

110kV

28

Mở rộng

14

TBA Yên Minh

Yên Minh

+25

110kV

11

Mở rộng

15

TBA Mèo Vạc

Mèo Vạc

25

110kV

121,5

ĐT mới

16

TBA Xín Mần

Xín Mần

25

110kV

35

ĐT mới

17

TBA Việt Lâm

Vị Xuyên

25

110kV

29

ĐT mới

18

TBA Bắc Quang

Bắc Quang

125

220kV

163

ĐT mới

B

Tầm nhìn đến năm 2030

40

 

53

 

19

TBA Hoàng Su phì

Hoàng Su Phì

25

110kV

33

Đ.hướng

20

TBA TĐ Xuân Minh

Quang Bình

15

110kV

20

Đ.hướng

Ghi chú:"+ " là công suất tăng thêm.

I.3. Các công trình, dự án cấp nước sạch

TT

Tên nhà máy nước (NMN)

Địa điểm đầu tư

Công suất (m3/ng.đ)

Hiện tại

Năm 2020

A

Đầu tư cải tạo nâng công suất

 

13.830

34.200

1

NMN TP. Hà Giang

TP. Hà Giang

8.000

16.000

2

NMN huyện Bắc Quang

TT. Việt Quang

2.000

6.500

3

NMN huyện Vị Xuyên

TT. Vị Xuyên

1.000

6.800

4

NMN huyện Yên Minh

TT. Yên Minh

1.000

1.600

5

NMN huyện Quản Bạ

TT. Tam Sơn

1.000

1.700

6

NMN huyện Bắc Mê

TT. Yên Phú

830

1.600

B

Đầu tư xây dựng mới

 

 

56.300

1

NMN huyện Bắc Quang

TT. Tân Quang

 

17.000

2

NMN huyện Bắc Quang

TT. Hùng An

 

9.000

3

NMN huyện Bắc Quang

TT. Vĩnh Tuy

 

10.000

4

NMN huyện Vị Xuyên

TT. Thanh Thủy

 

7.000

5

NMN huyện Vị Xuyên

TT. Việt Lâm

 

2.200

6

NMN huyện Quang Bình

TT. Yên Bình

 

2.000

7

NMN huyện Đồng Văn

TT. Đồng Văn

 

1.800

8

NMN huyện Mèo Vạc

TT. Mèo Vạc

 

1.200

9

NMN huyện Mèo Vạc

TT. Xín Cái

 

1.200

10

NMN huyện Đồng Văn

TT. Phó Bảng

 

1.000

11

NMN huyện Quản Bạ

TT. Nghĩa Thuận

 

1.100

12

NMN tự chảy Hoàng Su Phì

TT. Vinh Quang

 

2.800

1.4. Các dự án đầu tư chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm đầu tư
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

Trị số

Đơn vị

A

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

1

Đầu tư các lò thiêu đốt chuyên dụng xử lý CTR y tế nguy hại

6 bệnh viện tuyến huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần

 

 

1,2

Đầu tư mới

2

Đầu tư 2 lò thiêu đốt chuyên dụng xử lý CTR công nghiệp nguy hại liên vùng

Kim Thạch, Vị Xuyên

20

tấn/ng.đ

9

Đầu tư mới

Yên Bình, Quang Bình

7

tấn/ng.đ

3

B

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

3

Nghiên cứu đầu tư nhà máy xử lý CTR không nguy hại, tái chế và chế biến phân vi sinh tổng hợp

Tại 1 trong 3 địa điểm: Đồng Minh, Yên Minh (ưu tiên); Ngọc Đường, TP. Hà Giang; Giáp Trung, Bắc Mê

500

tấn CTR
/ng.đ

300

Định hướng

60

1000 tấn sp/năm

II. Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm đầu tư
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

Trị số

Đơn vị

A

Thăm dò, khai tuyển quặng chì kẽm và luyện chì kim loại

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Thăm dò quặng chì kẽm Lũng Om (Lũng Dầm)

Du Già, Yên Minh

3

1000 tấn Pb+Zn

5

Đầu tư mới

2

Thăm dò, mở rộng khai tuyển quặng chì kẽm mỏ Tà Pan

Minh Sơn, Bắc Mê

50

1000 tấn qnk/năm

50

Đang đầu tư

3

Đầu tư khai tuyển quặng chì kẽm Thượng Bình

Thượng Bình, Bắc Quang

21

1000 tấn qnk/năm

100

Đầu tư mới

4

Hoàn thiện và vận hành dây chuyền luyện chì tinh và tách bạc tại nhà máy chì Hà Giang

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

10

1000 tấn chì/năm

427 (+ luyện chì thô)

Khánh thành tháng 7/2016

5

Đầu tư nhà máy luyện chì kim loại số 2

CCN Nam Quang

10

nt

520

Đang đầu tư

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

6

Đầu tư thăm dò quặng chì kẽm vùng Tà Ván-Tùng Vài- Cao Mã Pờ

Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài, Quản Bạ

30

1000 tấn Pb+Zn

50

 

7

Đầu tư khai tuyển quặng chì kẽm Lũng Om

Du Già, Yên Minh

5

1000 tấn qnk/năm

20

Đầu tư mới

8

Đầu tư khai tuyển quặng chì kẽm vùng Cao Mã- Tùng Vài-Tả Ván

Quản Bạ

20

1000 tấn qnk/năm

150

Đầu tư mới

B

Thăm dò, khai tuyển quặng sắt và luyện gang, thép

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

9

Đầu tư thăm dò bổ sung các thân quặng I÷VI của mỏ Suối Thâu và VII, VIII của mỏ Thâm Thiu

Minh Sơn và Gáp Trung, Bắc Mê

20

triệu tấn cấp 121+122

25

Chưa khai thác

10

Đầu tư thăm dò bổ sung quặng sắt mỏ Lũng Rầy

Thuận Hoà, Vị Xuyên

3,5

nt

10

nt

11

Đầu tư thăm dò bổ sung quặng sắt mỏ Lũng Khòe

Thuận Hoà, Vị Xuyên

1,2

nt

5

nt

12

Đầu tư khai tuyển quặng sắt mỏ Nam Lương

Thái An và Đông Hà, Quản Bạ

150

1000 tấn qnk/năm

75

Đầu tư mới

13

Đầu tư khai tuyển quặng sắt Thầu Lũng

Giáp Trung, Bắc Mê

150

nt

75

nt

14

Mở khu B và nâng công suất khai tuyển quặng sắt mỏ Sàng Thần

Minh Sơn, Bắc Mê

+750

nt

400

Đầu tư mở rộng

15

Đầu tư khai tuyển quặng sắt tại 2 mỏ Suối Thâu và Thâm Thiu

Minh Sơn và Gáp Trung, Bắc Mê

1.240

nt

450

Đầu tư mới

16

Đầu tư nhà máy vê viên tinh quặng sắt thứ 2

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

300

1000 tấn sp/năm

686

nt

15

Đầu tư nhà máy luyện gang, thép Hà Giang

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

500

1000 tấn sp/năm

7.000

nt

C

Thăm dò, khai tuyển quặng mangan và luyện kim mangan

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

17

Tiếp tục đánh giá thăm dò quặng mangan vùng Bắc Quang-Vị Xuyên thuộc các xã Linh Hồ, Ngọc Linh, Ngọc Minh, Bạch Ngọc, Đồng Tam, Trung Thành

 

 

 

 

18

Tiếp tục thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng quặng mangan tại 23 khu vực đã cấp phép tại Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và Yên Minh

 

 

 

 

19

Nhà máy luyện fero-mangan và fero-silico-mangan (Công ty CP mangan Việt Bắc)

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

40

1000 tấn sp/năm

1.000

Đang triển khai

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

20

Nhà máy sản xuất xỉ giàu Mn công nghệ lò cao (Công ty CP mangan Việt Bắc)

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

120

1000 tấn sp/năm

800

Đầu tư mới và mở rộng

Nhà máy sản xuất Mn kim loại điện giải (Công ty CP mangan Việt Bắc)

20

D

Thăm dò, khai tuyển quặng aníimon, luyện bột và kim loại antimon

21

Khuyến khích đánh giá, thăm dò mở rộng và phần sâu các khu vực quặng antimon đã cấp phép. Duy trì năng lực khai tuyển và chế biến sâu (luyện bột và kim loại antimon)

E

Thăm dò, khai thác, chế biến các khoáng sản khác

22

Các khoáng sản thiếc-vonfram, mica, vàng: triển khai theo các quy hoạch của tỉnh và Trung ương, nếu có.

23

Đá vôi xi măng, alit phụ gia xi măng, dolomit phụ gia, đá vôi ốp lát (và đá hoa trắng): thu hút đầu tư đánh giá triển vọng, thăm dò một số khu vực trên địa bàn các huyện Vị Xuyên và Bắc Quang.

24

Khoáng sản làm VLXD thông thường: triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 170/NQ-HĐND ngày 11/12/2014.

25

Các khoáng sản khác: triển khai theo các quy hoạch của Trung ương, nếu có.

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Các dự án đầu tư phát triển chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm ĐT
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi
chú

Trị số

Đơn vị

A

Chế biến chè

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh (chè hòa tan, tinh dầu chè xanh) - gđ I

CCN Quyết Tiến, Quản Bạ

1.000

tấn sản phẩm/năm

15

Đầu tư mới

2

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh (chè hòa tan, tinh dầu chè xanh)

CCN Nam Quang, Bắc Quang

2.000

tấn sản phẩm/năm

30

nt

3

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh Xín Mần

huyện Xín Mần

2.000

tấn sản phẩm/năm

30

nt

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

4

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh (chè hòa tan, tinh dầu chè xanh) - gđ II

CCN Quyết Tiến, Quản Bạ

1.000

tấn sản phẩm/năm

20

Đầu tư mở
rộng

5

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh (các sản phẩm trà xanh, trà vàng, trà pha thảo dược chất lượng cao)

CCN Km38, Hoàng Su Phì

2.000

tấn sản phẩm/năm

40

Đầu tư mới

6

Đầu tư nhà máy chế biến chè tinh (chè hòa tan, tinh dầu chè xanh)

CCN Tân Bắc, Quang Bình

4.000

tấn sản phẩm/năm

70

nt

B

Chế biến nông sản, thực phẩm và khác

 

 

 

 

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

CCN Tân Bắc, Quang Bình

20

1000 tấn/năm

60

Đầu tư mới

2

Đầu tư nhà máy chưng cất tinh dầu hồi

Bắc Mê

400

lít tinh dầu/năm

2

nt

3

Triển khai theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 và một số quy hoạch liên quan

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

4

Đầu tư nhà máy chế biến thịt bò vàng, thị trâu đặc sản vùng cao

CCN Quyết Tiến, Quản Bạ

2.000

tấn sản phẩm/năm

20

Đầu tư mới

C

Sản xuất đồ uống

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2025

1

Sản lượng rượu

1.000 lít

4.492

6.886

2

Sản lượng bia

7.000

10.000

3

Sản lượng nước ép trái cây

1.000

2.000

4

Sản lượng nước khoáng

5.000

12.000

IV. Các dự án đầu tư công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ giấy

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm ĐT
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi
chú

Trị số

Đơn vị

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Hoàn thành xây dựng nhà máy gỗ ván ép (MDF) và thanh ghép

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

100

1.000 m³/năm

420

Đã xây dựng

2

Đầu tư nhà máy chế biến gỗ viên nén

CCN Tân Bắc, Quang Bình

20

1.000 tấn sp/năm

50

Đầu tư mới

3

Đầu tư nâng công suất sản xuất viên gỗ nén

CCN Nam Quang, Bắc Quang

Lên 40

1.000 tấn sp/năm

45

Mở
rộng

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

4

Đầu tư mở rộng nhà máy gỗ MDF và thanh ghép

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

Thêm 50

1.000 m³/năm

300

Mở
rộng

5

Đầu tư chiều sâu nhà máy chế biến gỗ công nghệ hiện đại ván sàn, thanh và ván dăm

CCN Nam Quang, Bắc Quang

30

1.000 m³/năm

50

Đổi mới công nghệ

6

Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

6÷12

Triệu sp/năm

400

Đầu tư mới

V. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm ĐT
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

Trị số

Đơn vị

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Đầu tư chiều sâu và mở rộng trạm nghiền clinker Bắc Quang

CCN Ngô Khê, Bắc Quang

120

1.000 tấn/năm

200

 

2

Đầu tư 3÷5 nhà máy gạch, ngói lò tuynen

Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và Bắc Mê

20

triệu viên /nhà máy /năm

60÷100 (tổng)

Đầu tư mới

3

Đầu tư 5 dây chuyền sản xuất gạch block

Tại các mỏ đá xây dựng ở các huyện

1÷2

triệu viên /dc/năm

15÷20 (tổng)

Đầu tư mới

4

Đầu tư một số cơ sở sản xuất gạch xi măng

Các huyện có đá, cát xây dựng

3÷5

triệu viên /cơ sở/n

10÷15 (tổng)

nt

5

Đầu tư 02 cơ sở gia công sản xuất tấm lợp bằng kim loại

Vị Xuyên và Bắc Quang

0,5

triệu m2 /cơ sở/n

10 (tổng)

nt

6

Đầu tư cơ sở sản xuất gạch bó, lát hè đường bê tông màu chất lượng cao

CCN Phương Độ, TP. Hà Giang

50
(GĐI)

1.000 m2/năm

10

nt

7

Đầu tư cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (tấm panen, cột điện, cống hộp và tròn,...)

TP. Hà Giang

45

1.000 m3/năm (quy bê tông tươi)

30

nt

8

Đầu tư sản xuất gốm, sứ dân dụng, mỹ nghệ

Bắc Quang

1,0

triệu sp/năm

120

nt

9

Đầu tư trạm nghiền clinker Vị Xuyên

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

700

1.000 tấn/năm

7000

Đầu tư mới

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

10

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất tấm lợp, ốp trần và tường vật liệu tổng hợp cao cấp

CCN Phương Độ, TP. Hà Giang

500

1.000 m²/năm

20

nt

11

Đầu tư một số cơ sở cắt, xẻ, mài, đánh bóng đá ốp lát, trang trí, đồ nội và ngoại thất

Bắc Quang

150 đến 200

1.000 m²/năm

120 đến 150

nt

VI. Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất, hóa dược, phân bón

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm ĐT
(xã, huyện)

Công suất

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi chú

Trị số

Đơn vị

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

 

 

1

Đầu tư cơ sở sản xuất tinh bột nghệ dược liệu

Bắc Mê

24

tấn củ /năm

10

Đầu tư mới

2

Đầu tư (giai đoạn I) nhà máy luyện cốc Tây Giang

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

300

1.000
tấn/năm

200

Đầu tư mới

3

Đầu tư 1 cơ sở trộn phân NPK, chế phẩm vi lượng

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

6

1.000
tấn/năm

20

Đầu tư mới

4

Đầu tư 1 cơ sở trộn phân lân vi sinh, phân vi sinh hữu cơ

CCN Nam Quang, Bắc Quang

50

1.000
tấn/năm

50

nt

5

Hoàn thành đầu tư cơ sở dược phẩm Bình Minh 3

CCN Quyết Tiến, Quản Bạ

Chế biến, chiết xuất, bào chế dược phẩm

175

Chuyển
tiếp

6

Đầu tư cơ sở dược phẩm ANVY Hà Giang

CCN Quyết Tiến, Quản Bạ

175

Đầu tư mới

7

Đầu tư cơ sở chế biến dược liệu thứ 3

CCN Km38, Hoàng Su Phì

175

nt

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

 

 

8

Đầu tư giai đoạn II nhà máy luyện cốc Tây Giang

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

+300

1.000 tấn/năm

140

Mở rộng

9

Đầu tư công nghệ cao, công nghệ nano chiết xuất hoạt tính dược quý và đặc hữu từ nguyên liệu dược của tỉnh để sản xuất các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và hóa mỹ phẩm cao cấp hướng xuất khẩu tại huyện Quản Bạ.

Định hướng

VII. Các dự án đầu tư chủ yếu của các ngành, lĩnh vực công nghiệp khác

TT

Tên công trình, dự án

Địa điểm ĐT
(xã, huyện)

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Ghi
chú

a

Giai đoạn đến năm 2020

 

 

 

1

Đầu tư chiều sâu, đa dụng hóa xe tải nhẹ, xe máy và xe đạp điện (Công ty CP ôtô Giải Phóng)

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

70

2 dự án thành phần (GĐI)

Đầu tư các trạm sửa chữa cơ khí ôtô (Công ty CP ôtô Giải Phóng)

Một số huyện lỵ và TP. Hà Giang

2

Đầu tư chiều sâu Công ty CP KC-KS Hà Giang thành nhà cung cấp dịch vụ cơ khí sửa chữa máy và thiết bị công nghiệp nặng chuyên dụng

Yên Minh và TP. Hà Giang

30

 

3

Đầu tư tăng cường năng lực, mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty CP in Hà Giang

P. Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang

5

 

b

Tầm nhìn đến năm 2030

 

 

 

4

Đầu tư xưởng sản xuất giầy dép xuất khẩu công suất 1,5 triệu đôi/năm

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

150

ĐT
mới

5

Đầu tư nhà máy lắp ráp cụm linh kiện cơ điện tử công suất 2,0 triệu sp/năm

KCN Bình Vàng, Vị Xuyên

200

ĐT
mới

6

Tiếp tục đầu tư tăng cường năng lực Công ty CP ôtô Giải Phóng

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

30

(GĐII)

VIII. Các cụm công nghiệp tiềm năng, định hướng phát triển

TT

Tên cụm công nghiệp

Địa phương

Diện tích
(ha)

Vốn ĐT
(tỷ đ)

Giai đoạn phát triển

Ghi chú

A

Các CCN đã có quyết định hoặc chủ trương thành lập

 

1

Nam Quang

Bắc Quang

34,5

40÷50

Đến 2020

Đang HĐ

2

Tùng Bá

Vị Xuyên

50

60

Đến 2020

Đang HĐ

3

Minh Sơn 2

Bắc Mê

50

80

Đến 2020

Đang HĐ

4

Km 38 (TL177)

Hoàng Su Phì

5,6

10

Đến 2020

ĐT mới

5

Tân Bắc

Quang Bình

50

100

Đến 2030

Phân kỳ ĐT

B

Các CCN quy hoạch mới

 

 

 

 

6

Phương Độ

TP. Hà Giang

20

55

Đến 2025

ĐT mới

7

Ngô Khê

Bắc Quang

50

120

Đến 2030

Phân kỳ ĐT

8

Km 39 (QL2)

Bắc Quang

12

20

Đến 2025

ĐT mới

9

Đồng Văn

Đồng Văn

5

10

Đến 2020

ĐT mới

10

Quyết Tiến

Quản Bạ

8

16

Đến 2025

ĐT mới

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3233/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 3233/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Hà Thị Minh Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản