Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 264/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 11 tháng 03 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN DỌC LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Xây dựng sửa đổi ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 1330/BC-KTNS ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Có nhiệm vụ quy hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, UBND tỉnh có thể điều chỉnh một số chỉ tiêu không làm thay đổi mục tiêu, tính chất, quy mô quy hoạch; Trường hợp việc điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, tính chất, quy mô quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung nghị quyết.

3. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ mười sáu thông qua ngày 11 tháng 03 năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Xây dựng; Tài chính; Tư pháp;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND, UBMTTQ Việt Nam các huyện, thành phố;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin tỉnh; Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT-KTNS (100 bản).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

 

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN DỌC LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

(Kèm theo Nghị quyết số: 264/NQ-HĐND ngày 11/3/2021 của HĐND tỉnh Sơn La)

1. Mục tiêu lập quy hoạch

- Xây dựng cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp hoạch định chính sách, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững cho vùng dọc trục lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Tạo lập phương án phát triển tổng thể, bố trí không gian đô thị - nông thôn, không gian phát triển và định hướng các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động các điều kiện, nguồn lực của vùng.

- Hướng tới phát triển vùng dọc lòng hồ sông Đà trên cả 4 mặt: Phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.

2. Quan điểm lập quy hoạch

- Thực hiện theo các định hướng chiến lược phát triển quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 của tỉnh, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành liên quan đến địa bàn tỉnh.

- Đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển, tiềm năng, lợi thế, trong phát triển kinh tế của vùng.

- Phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo tính khả thi, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực; phát triển nhanh và bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

3. Các nguyên tắc lập quy hoạch

- Tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo quy định của pháp luật liên quan và thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý hành chính, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh; đảm bảo môi quan hệ tổng thể, có tính hệ thống, kết nối liên ngành, lĩnh vực và liên vùng.

- Đảm bảo tính bền vững, khả thi, phù hợp với nguồn lực thực hiện của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của tỉnh và cả nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phân tích các yếu tố, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, của tỉnh trong xây dựng định hướng phát triển, tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực, phân bổ nguồn lực phát triển.

- Khách quan, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng; lợi ích của các huyện trong vùng quy hoạch.

4. Quy mô, phạm vi nghiên cứu và giai đoạn lập quy hoạch

4.1. Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Thuộc địa giới hành chính các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên và các xã Chiềng Ngàm, Liệp Tè, Mường Khiêng, Bó Mười của huyện Thuận Châu; các xã Chiềng Chăn, Tà Hộc của huyện Mai Sơn; các xã Tân Hợp, Quy Hướng, Nà Mường, Tà Lại của huyện Mộc Châu; các xã Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè, Mường Men, Quang Minh của huyện Vân Hồ.

Ranh giới: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Tây Nam giáp huyện Thuận Châu, Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Yên Châu, huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ.

4.2. Quy mô quy hoạch

- Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: Tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.492 km2;

- Quy mô dân số: Dân số trong vùng quy hoạch khoảng 423.390 người.

(Quy mô dân số dự báo toàn vùng quy hoạch theo các giai đoạn sẽ được đề xuất cụ thể trong quá trình lập quy hoạch xây dựng).

4.3. Giai đoạn quy hoạch

- Giai đoạn: 10 năm (Từ năm 2021 đến năm 2030).

- Tầm nhìn: Đến năm 2050.

5. Tính chất của khu vực lập quy hoạch

- Là vùng phát triển kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp) gắn với tiềm năng, lợi thế của các địa phương dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Là vùng động lực phát triển kinh tế vùng dọc sông Đà, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Là vùng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn dọc lòng hồ sông Đà, hỗ trợ, đóng góp vào tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh nói chung và từng đơn vị hành chính nói riêng.

- Là vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của tỉnh.

6. Yêu cầu về khảo sát, đánh giá hiện trạng

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội vùng; hiện trạng phân bố đô thị và nông thôn, sự biến động về dân số trong vùng lập quy hoạch; hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai; hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng; hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng; hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đối với vùng lập quy hoạch; đánh giá công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Đánh giá việc phối hợp, liên kết phát triển giữa các tỉnh lân cận, các huyện trong vùng; nêu rõ hiệu quả, bất cập trong triển khai việc liên kết phát triển đối với công tác quản lý thực hiện quy hoạch, làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong đồ án quy hoạch.

7. Định hướng phát triển không gian vùng

7.1. Yêu cầu chung

- Xác định các phân vùng kiểm soát quản lý phát triển.

- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng đặc thù;

- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Xây dựng hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. Phân cấp, phân loại đô thị - nông thôn theo địa giới và quản lý hành chính. Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển.

- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị.

7.2. Yêu cầu về định hướng phát triển không gian vùng

- Dự báo phát triển không gian, những xu thế phát triển mới, các dự báo phát triển kinh tế của vùng, những tác động đến khu vực quy hoạch.

- Đô thị trung tâm của các huyện: Là trung tâm văn hóa, chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế cấp huyện, tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ; làm rõ quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí cho các giải pháp định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm làm tiền đề phát triển các giai đoạn tiếp theo; định hướng phát triển các tuyến đường chính kết nối trung tâm huyện với các trục động lực phát triển.

- Các trục, vùng động lực phát triển: Trục động lực phát triển dọc theo Quốc lộ 6; trục động lực phát triển ngang theo vùng lòng hồ sông Đà; Vùng cao biên giới,...

- Hệ thống đô thị: Nghiên cứu định hướng phân bố hệ thống đô thị, hình thái phát triển đô thị, các đô thị chức năng.

- Các điểm dân cư nông thôn: Xây dựng khu ở dân cư nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, có thể nghiên cứu bổ sung tiêu chí đặc thù.

- Vùng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đề xuất, bố trí các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Đối với các vùng sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu chăn nuôi tập trung, vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất tập trung.

- Phát triển vùng du lịch: Tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, văn hóa, tâm linh và bảo tồn phát huy giá trị các di tích.

- Xác định hướng phát triển chính dọc lòng hồ sông Đà.

- Việc tổ chức không gian vùng cần tuân thủ nguyên tắc: Bố trí các khu chức năng hợp lý, khoa học, bám sát địa hình tự nhiên, đảm bảo quy mô theo tiêu chuẩn quy phạm, đáp ứng được các yêu cầu quản lý và hiệu quả trong sử dụng đất đai, đảm bảo phù hợp với các định hướng phát triển của tỉnh.

8. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Xác định các định hướng tổng quát về các phát triển hạ tầng kỹ thuật khung trên toàn vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà, mối liên kết vùng và với các vùng lân cận, đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng của các địa phương trong vùng. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển, gồm: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, thoát lũ và thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.

9. Quy định quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng: Nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ và phải có các sơ đồ kèm theo.

10. Đánh giá môi trường chiến lược: Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định hiện hành.

11. Kinh phí đầu tư và nguồn lực thực hiện: Xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường; các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn thực hiện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 264/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 264/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thái Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản