Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1549/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 8 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của HĐND tỉnh về việc thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 276/TTr-SXD ngày 25 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Sở Xây dựng Sơn La.
3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần Quy hoạch Hà Nội.
4. Phạm vi, ranh giới quy hoạch
4.1. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Thuộc địa giới hành chính các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên và các xã giáp lòng hồ: Chiềng Ngàm, Liệp Tè, Mường Khiêng, Bó Mười, huyện Thuận Châu; Chiềng Chăn, Tà Hộc, huyện Mai Sơn; Tân Hợp, Quy Hướng, Nà Mường, Tà Lại, huyện Mộc Châu; Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè, Mường Men, Quang Minh, huyện Vân Hồ; có tổng diện tích tự nhiên khoảng 575.459,55 ha.
4.2. Ranh giới: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Tây Nam giáp vùng dọc Quốc lộ 6 thuộc các huyện Thuận Châu, thành phố Sơn La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ.
5.1. Là vùng sản xuất năng lượng điện, vùng kinh tế nông, lâm, thủy sản hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu; là vùng du lịch khám phá và nghỉ dưỡng mới lạ, sáng tạo hấp dẫn của miền Bắc.
5.2. Vùng bảo tồn và dự trữ đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai quan trọng hàng đầu của Bắc Bộ gắn với thượng nguồn sông Đà, có vị thế quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng.
a) Dự báo quy mô dân số
- Đến năm 2030, toàn vùng có dân số khoảng 488.311 người (tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 1,13%), trong đó:
Dân số khu vực đô thị: khoảng 74.000 người.
Dân số khu vực nông thôn: khoảng 414.311 người.
- Đến năm 2050 dân số toàn vùng khoảng 602.910 người với tốc độ tăng dân số trung bình là khoảng 1,06%.
b) Dự báo quy mô đất đai
- Dự báo diện tích đất xây dựng đô thị:
Đến năm 2025: Khoảng 1.460 ha, bình quân 295,2m2/người
Giai đoạn 2026 - 2030: Khoảng 1.897 ha, bình quân 256,4m2/người
Giai đoạn 2031 - 2050: 3591 ha, bình quân 128,25m2/người.
- Dự báo diện tích đất xây dựng khu dân cư nông thôn:
Giai đoạn 2026 - 2030: Khoảng 4.351ha, bình quân 105m2/người
Giai đoạn 2031 - 2050: Khoảng 3.861ha, bình quân 119m2/người.
- Dự báo quy mô đất xây dựng cụm công nghiệp đến năm 2030: Phát triển khoảng 257 ha, đến 2050 là 382ha.
c) Dự báo quy mô khách du lịch
Dự báo lượng khách du lịch đến vùng đến năm 2030 là 3.500.000 người, trong đó khách lưu trú 2.000.000 người.
Dự báo lượng khách du lịch đến vùng năm 2050 là 7.000.000 người, trong đó lượng khách lưu trú đạt 4.500.000 người.
7. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Định hướng phát triển trục không gian kết nối vùng:
- Các trục động lực phát triển chính: QL.279, QL.6B, QL.279D, QL.37, QL.43. Các trục này liên kết với vùng kinh tế dọc QL.6 về phía Tây và liên kết với các tỉnh trong khu vực, với CT Lào Cai - Hà Nội về phía Đông.
- Các hành lang hỗ trợ liên kết các không gian trong nội vùng với trục động lực chính: ĐT.109 tới khu vực Ngọc Chiến ở Đông Bắc Mường La; ĐT.107 tới Tây Bắc Quỳnh Nhai, kết nối các không gian kinh tế khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai; ĐT. 112 kết nối các không gian phía Bắc Bắc Yên; Phát triển mới hành lang dọc theo lòng hồ sông Đà với hệ thống đường 2 bên sông kết nối các không gian kinh tế 2 bên sông với các trục động lực chính. Phát triển các hành lang phụ trợ từ khu vực lòng hồ về hướng Tây Nam liên kết với vùng kinh tế dọc QL.6.
b) Phân vùng phát triển kinh tế: Vùng được chia thành 2 không gian chính: Không gian phía Bắc sông Đà gắn với lợi thế về du lịch, nông, lâm nghiệp, vùng núi cao độ dốc lớn gắn với bảo tồn hệ sinh thái, dự trữ sinh học. Không gian phía Nam và lòng hồ sông Đà gắn với lợi thế về công nghiệp điện, nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản. Phát triển vùng trên cơ sở gắn kết 2 không gian, tăng cường kết nối nội vùng và ngoại vùng qua hệ thống giao thông thủy, bộ tạo liên kết thuận lợi phát triển trong vùng và vùng lân cận.
c) Định hướng phát triển không gian đô thị:
- Các không gian đô thị đóng vai trò trung tâm động lực - cực phát triển cho từng khu vực gồm:
Cực đô thị Quỳnh Nhai - trung tâm phát triển không gian kinh tế du lịch, dịch vụ lòng hồ, lâm nghiệp - dược liệu, thủy sản khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai;
Cực đô thị Ít Ong - Mường La - Trung tâm phát triển kinh tế đô thị, công nghiệp điện và du lịch lòng hồ thủy điện, thủy sản lòng hồ;
Cực đô thị Phù Yên - Trung tâm phát triển các không gian kinh tế công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng CNC, du lịch, dịch vụ, lâm nghiệp - dược liệu, điện gió của khu vực Phù Yên, Quỳnh Nhai. Trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ phía Đông Nam của vùng;
- Đô thị trung tâm huyện đồng thời là cực hỗ trợ phát triển: Đô thị Bắc Yên.
- Hệ thống các đô thị cấp tiểu vùng huyện, gồm: Ngọc Chiến (2050), Mường Bú (2025), Gia Phù (2025), Mường Cơi (2050).
- Định hướng phát triển đô thị trong thời kỳ quy hoạch:
Đến 2030: Toàn vùng có 06 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại IV (thị trấn Ít Ong, Mường La và thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên); có 04 đô thị loại V (thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai; thị trấn Mường Bú, huyện Mường La; thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên; thị trấn Gia Phù, huyện Phù Yên).
Đến 2050: Toàn vùng có 08 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại III (thị trấn Ít Ong, Mường La và thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên); có 04 đô thị loại IV (thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai; thị trấn Mường Bú, huyện Mường La; thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên; thị trấn Gia Phù, huyện Phù Yên); có 02 đô thị loại V (Thị trấn Ngọc Chiến, huyện Mường La; thị trấn Mường Cơi, huyện Phù Yên).
d) Phân vùng hệ thống điểm dân cư nông thôn:
- Mô hình khu dân cư ngoại thị có 3 loại: Mô hình dân cư nông nghiệp; mô hình dân cư lâm nghiệp; mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp. Các xã vùng thấp và ven hồ phát triển mô hình kinh tế trang trại và nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ. Các xã vùng cao phát triển lâm nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp.
- Trung tâm xã, Trung tâm cụm xã: Giữ theo mô hình như hiện nay và điều chỉnh theo quy hoạch nông thôn giai đoạn mới. Tính chất là khu vực trung tâm, tập trung các hoạt động phát triển xã. Các chức năng chính: trung tâm hành chính, trung tâm sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng; trung tâm giáo dục, y tế; trung tâm thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ; trung tâm phục vụ sản xuất...
- Điểm dân cư sắp xếp, ổn định theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, duy trì văn hóa bản địa và nền kinh tế đặc trưng từng vùng.
đ) Định hướng phát triển công nghiệp:
- Vùng phát triển 9 cụm công nghiệp, cụ thể như sau: (1) Tiếp tục phát triển và mở rộng cụm công nghiệp Gia Phù; (2) Xây dựng, thu hút đầu tư cụm công nghiệp Phiêng Xía xã Mường Giàng; (3) Phát triển mới 7 cụm công nghiệp, gồm Mường Giàng, Mường Chùm, Song Pe, Phiêng Ban, Song Khủa, Huy Tân, Tân Lang.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp cơ khí, chế tạo. Phát triển bền vững các nhà máy thủy điện trong vùng, ... Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Công nghiệp năng lượng: Duy trì và phát triển được vị trí vùng sản xuất năng lượng điện quan trọng của miền Bắc và cả nước (thủy điện, điện gió, điện mặt trời).
e) Định hướng phát triển dịch vụ, du lịch:
- Phát triển ngành du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, đến 2030 vùng chiếm 1/3 lượng khách du lịch đến Sơn La và đến 2050 đạt 45 - 50%. Vùng phát triển 4 không gian du lịch, bao gồm: Không gian trọng tâm - Khu vực định hướng trở thành Khu du lịch quốc gia lòng hồ thủy điện Sơn La (huyện Mường La, Quỳnh Nhai); không gian du lịch chính Bắc Yên và 2 không gian du lịch bổ trợ Phù Yên, Vân Hồ.
- Khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ gắn với du lịch, sản xuất nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trong vùng, đảm bảo lưu thông hàng hóa. Các trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch chính:
Trung tâm dịch vụ du lịch - nông lâm ngư nghiệp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai.
Trung tâm dịch vụ thủy điện - du lịch Ít Ong - Mường Bú, huyện Mường La: Là trung tâm dịch vụ quan trọng hàng đầu, cực phát triển trọng tâm của vùng.
Trung tâm dịch vụ du lịch - nông nghiệp Bắc Yên, huyện Bắc Yên: Là trung tâm dịch vụ cấp huyện của Bắc Yên.
Trung tâm dịch vụ công nghiệp - nông nghiệp Phù Yên, huyện Phù Yên - đô thị động lực, cửa ngõ thương mại phía Nam của vùng và tỉnh Sơn La. Đây là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng, gắn với các cụm công nghiệp và ưu thế về nông nghiệp.
g) Phân bố vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản:
- Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng hiệu quả, bao gồm nông nghiệp truyền thống - đặc sản tại các khu vực cao, địa hình phức tạp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hàng hóa, gắn với chế biến tại các khu vực thuận lợi. Đối với khu vực bán ngập ven hồ, sông Đà: Phát triển cây ngắn ngày như lúa cạn, ngô, lạc, đậu, đỗ, ... ngắn ngày tại các khu vực ít dốc, diện tích tương đối.
- Sử dụng hiệu quả các nhóm đất, lựa chọn cây trồng phù hợp. Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới, đặc biệt là công nghệ về tưới tiêu để hạn chế các tiêu cực vào mùa khô, nguồn nước hạn chế. Tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng phát triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt tại 2 khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa (huyện Phù Yên, Bắc Yên) và Mường La (huyện Mường La).
- Các khu vực phát triển tập trung, ứng dụng công nghệ cao hướng tới sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu:
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch: Bao gồm vùng xoài Mường La và vừng cây ăn quả có múi Phù Yên. Tổng diện tích 2 vùng tương ứng là 300ha, 350ha đến 2030 và 360ha, 420ha năm 2050.
Vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, gồm: Lúa, ngô, rau, chè, sơn tra, mía, sắn, dứa, mận, nhãn, ... phân bố rộng rãi trên toàn vùng, gắn với các khu vực có điều kiện phù hợp.
Vùng chăn nuôi: Bao gồm 3 nhóm thủy sản, gia súc và gia cầm. Trong đó nhóm thủy sản tập trung tại lòng hồ sông Đà, các khu vực lòng hồ thủy điện nhỏ. Nhóm gia súc, gia cầm, ... phân bố rộng rãi, phát triển gắn với các khu vực sản xuất ngô, lúa, rau. Ngoài ra duy trì hoạt động nuôi gia súc lớn trên vùng núi cao như bò, trâu và chăn nuôi dê.
h) Phân bố hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội:
- Hệ thống giáo dục: Mở rộng THPT và PTDT Nội trú THCS-THPT huyện Bắc Yên. Xây dựng THPT cụm xã Mường Khiêng (Thuận Châu), Nà Mường (Mộc Châu) mới. Mở lại và đề xuất quy hoạch mở rộng 4 Trung tâm GDTX cấp huyện trong vùng. Phát triển Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tại huyện Phù Yên.
- Hệ thống y tế: Hoàn thiện dự án Bệnh viện đa khoa huyện Mường La giai đoạn 2 tại huyện Mường La. Xây dựng bệnh viện đa khoa tư nhân tại Khu đô thị phía Đông Phù Yên, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khu vực phía Nam vùng và sự phát triển trong tương lai. Tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển.
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao: Mở rộng sân vận động huyện Mường La, Phù Yên. Xây dựng mới 04 Nhà thiếu nhi cấp huyện. Xây dựng mới Nhà thi đấu thể thao huyện Quỳnh Nhai. Xây dựng mới thư viện huyện Phù Yên, Bắc Yên. Xây dựng mới quảng trường huyện Phù Yên, Bắc Yên. Phát triển bổ sung các thiết chế văn hóa thể thao cấp xã, thôn bản tiểu khu còn thiếu.
- Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại: Xây dựng trung tâm thương mại, các siêu thị tại trung tâm các huyện. Nâng cấp hệ thống chợ trung tâm hiện hữu. Rà soát nâng cấp và phát triển hệ thống chợ các xã.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
8.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
a) Cao độ xây dựng:
Về cơ bản cao độ nền khống chế toàn vùng lớn:
- Các đô thị: Đô thị Quỳnh Nhai >260m; Ít Ong >146,5m; Ngọc Chiến >1.000m, Mường Bú >145m, Bắc Yên >400m. Phù Yên >160m, Gia Phù >136m, Mường Cơi >330m.
- Khu vực nông thôn: Chọn giải pháp san lấp cục bộ cân bằng đào đắp tại chỗ, đối với khu vực có độ dốc i<10%. Đối với các khu vực có độ dốc i> 10-30% thì nên san nền dật cấp trừ các công trình đặc thù cần mặt bằng lớn. Hạn chế tới mức tối đa việc đào đắp các sườn núi, sườn đồi và san lấp khu vực ven các trục tiêu thoát nước chính.
b) Thoát nước mưa:
- Chia làm 7 lưu vực chính: Vùng Nậm Giôn và phụ cận (Nậm Giôn); Vùng Suối Muội và phụ cận (Suối Muội); Vùng Nậm Pàn và phụ cận (Nậm Pàn); Vùng Nậm Mu và phụ cận (Nậm Mu); Vùng Suối Sập và phụ cận (Suối Sập); Vùng Suối Tấc và phụ cận (Suối Tấc); Vùng Sập Vạt và phụ cận (Sập Vạt).
- Vùng nông thôn: Áp dụng hệ thống thoát nước hoạt động theo chế độ tự chảy trên cơ sở của độ dốc nền tự nhiên, giai đoạn đầu sử dụng hệ thống cống chung cho nước thải sinh hoạt, giai đoạn sau tùy theo tính chất và sự phát triển có thể tách riêng hoặc vẫn sử dụng chung.
- Vùng đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng và nửa riêng.
8.2. Giao thông
a) Đường bộ:
- Các tuyến đường chính khu vực:
Cao tốc: Quy hoạch CT Hòa Bình - Sơn La: Chiều dài tuyến qua khu nghiên cứu khoảng 8,02km.
Các tuyến quốc lộ được cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu cấp III - IVmn, 2- 4 làn xe: QL37, QL43, QL279;
Các tuyến quốc lộ được cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu cấp IVmn, 2 làn xe: QL32B, QL279D, QL6B;
Bổ sung tuyến QL32D cấp IVmn, 2 làn xe (chuyển từ đường tỉnh ĐT112 và ĐT114).
Các tuyến đường tỉnh được cải tạo, nâng cấp đạt cấp IVmn, đến 2050 đạt cấp III mn, 2 làn xe: ĐT109, ĐT110;
Các tuyến đường tỉnh cải tạo, nâng cấp đạt cấp Vmn, đến 2050 đạt cấp III mn, 2 làn xe: ĐT101, ĐT106, ĐT107, ĐT110B, ĐT110C, ĐT111, ĐT114, ĐT116B;
Các tuyến đường tỉnh mới (chuyển từ đường huyện lên và mở mới) cấp Vmn, đến 2050 đạt cấp III mn, 2 làn xe : ĐT110C, ĐT104 (kéo dài), ĐT107B, ĐT107C, ĐT107D, ĐT111 (kéo dài), ĐT112, ĐT114, ĐT119, ĐT120, ĐT120B.
Duy tu bảo dưỡng khoảng 708 km tuyến đường huyện hiện trạng; đường huyện mới khoảng 155 km được nâng cấp từ tuyến đường xã, liên xã lên và mở mới đạt tiêu chuẩn cấp V mn, đến năm 2050 đạt cấp IV mn.
Xây dựng mới 5 cầu vượt sông: Cầu C1, cầu Vạn Yên, cầu Liệp Muội, cầu Yên Băc Phù và Cầu Tà Hộc.
- Hệ thống bến xe:
Cải tạo, nâng cấp 2 bến xe hiện có: BXK.Bắc Yên, BXK.Mường La.
Giữ nguyên quy mô hiện trạng 3 bến xe hiện có: BXK.Quỳnh Nhai, BXK. Cảng Tà Hộc (Mai Sơn), BXK. Vạn Yên (Phù Yên).
Xây dựng mới 29 bến xe khách tại các trung tâm xã gồm: Huyện Quỳnh Nhai: BXK Mường Giôn, Chiềng Khay, Nậm Ét, Cà Nàng. Huyện Mường La: BXK Chiềng Lao, Mường Bú, Ngọc Chiến, Chiềng Hoa, Pi Toong. Huyện Bắc Yên: BXK Song Pe, Pắc Ngà, Hang Chú, Làng Chếu, Háng Đồng. Huyện Phù Yên: BXK Phù Yên mới, Mường Do, Mường Thải, Tân Lang, Nam Phong, Đá Đỏ, Sập Xa. Huyện Thuận Châu: BXK Bó Mười, Liệp Tè. Huyện Vân Hồ: BXK Mường Tè, Song Khủa, Liên Hòa. Huyện Mộc Châu: BXK Nà Mường, Tân Hợp, Tà Lại.
c) Đường thủy:
- Cải tạo, nâng cấp 2 cảng thủy hiện trạng thành cảng tổng hợp cấp III: Cảng Bản Két, cảng Tà Hộc.
- Cải tạo, nâng cấp 7 bến thuyền hiện trạng thành cảng tổng hợp cấp III: cảng TH Pá Uôn, Cảng TH Bản Tả, cảng Tà Chiềng, cảng Tạ Khoa, cảng Vạn Yên, cảng Bản Giăng, cảng khác.
- Cải tạo, nâng cấp 9 bến thuyền hiện trạng thành cảng chuyên dùng cấp IV: Cảng bản Ban Sa, cảng bản Nà Cưa (huyện Thuận Châu). Cảng Suối Chiến, Hua Trai (huyện Mường La). Cảng Bản Phúc (huyện Bắc Yên). Cảng Đá Đỏ (huyện Phù Yên). Cảng Sao Tua (huyện Mộc Châu). Cảng Bến Lồi (huyện Vân Hồ), cảng khác.
8.3. Cấp nước
- Nguồn cấp nước trên địa bàn theo phương án phi tập trung, sử dụng nguồn hỗn hợp, gồm: nước mặt, nước mó, nước ngầm... Đến năm 2030: Đảm bảo cấp nước 100% cho toàn vùng.
- Đến năm 2030, tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 84.027m3/ngđ, trong đó: Cấp nước đô thị: Khoảng 14.154 m3/ngđ; cấp nước nông thôn: Khoảng 65.432 m3/ngđ; cấp nước cụm công nghiệp: Khoảng 4.441 m3/ngđ.
- Vùng đô thị: Quy hoạch mới và nâng công suất các trạm cấp nước. Nâng cấp cải tạo, thay thế những đoạn ống nước không đảm bảo lưu lượng cấp nước.
- Vùng nông thôn: Xây dựng mới hệ thống trạm bơm tăng áp, trạm cấp nước cục bộ, mạng lưới đường ống cấp nước đảm bảo phục vụ nhân dân trong vùng. Các hệ thống cấp nước liên bản, nước giếng đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước cho nông thôn.
- Vùng công nghiệp: Kiến nghị xây dựng cấp nước cục bộ (nguồn nước chủ yếu là nước ngầm) và bơm tăng áp, bể chứa nước đảm bảo khả năng cung cấp nước cho cụm công nghiệp.
- Số lượng trạm cấp nước toàn vùng: Nâng cấp, cải tạo 3 trạm cấp nước và quy hoạch mới 6 trạm cấp nước.
8.4. Cấp điện
- Nhu cầu sử dụng điện: Tổng công suất điện yêu cầu trong toàn vùng đến năm 2030 là khoảng 144,57 MVA; trong đó cấp điện đô thị khoảng 21,73 MVA; cấp điện nông thôn khoảng 80,72MVA, cấp điện cho các cụm công nghiệp khoảng 42,13MVA.
- Nguồn điện: Bao gồm thủy điện và điện gió, điện mặt trời. Trong đó nguồn chính là thủy điện từ hệ thống các nhà máy thủy điện, lớn nhất là thủy điện Sơn La và Huội Quảng mở rộng.
- Nâng cấp 4 trạm: TBA 500kV Sơn La; TBA 220kV Mường La; TBA 110kV Mường La; TBA 110kV Phù Yên và quy hoạch mới các trạm TBA 220kV Suối Sập 2A; TBA 110kV Quỳnh Nhai; TBA 110kV Bắc Yên; TBA 110kV Xím Vàng.
- Cải tạo và xây mới hệ thống đường dây 220kV, 110kV đảm bảo truyền tải điện năng, kết nối với các nhà máy thủy điện và hệ thống trạm biến áp nâng cấp, xây mới.
8.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
a. Thoát nước thải:
- Tổng nhu cầu xử lý nước thải đến năm 2030 khoảng 67.222 m3/ngđ, trong đó: Xử lý nước thải đô thị khoảng 11.323 m3/ngđ, xử lý nước thải nông thôn khoảng 52.346 m3/ngđ, xử lý nước thải công nghiệp khoảng 3.553 m3/ng.đ
- Khu vực đô thị: Xây dựng hệ thống nước thải hỗn hợp bao gồm mạng cống thoát nước nửa riêng và riêng.
- Các cụm công nghiệp tập trung tại các huyện có xây dựng hệ thống thoát nước thải và trạm làm sạch riêng.
- Các thị tứ, cụm dân cư tập trung xây dựng hệ thống thoát nước chung. Nước thải xử lý qua bể tự hoại thoát ra hệ thống cống chung xả ra các sông, hồ và tiếp tục làm sạch tự nhiên.
- Các khu dân cư sống phân tán, rải rác kiểu nhà vườn, vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hình thức tự thấm, dội nước, 2 ngăn hợp vệ sinh, xây bể tự hoại.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải cho tất cả các đô thị và cụm công nghiệp trong vùng, công suất từ 300 đến 3.400m3/ngđ đến năm 2030 và từ 300 đến 11.200m3/ng.đ trong giai đoạn đến năm 2050.
b. Quản lý chất thải rắn:
Tổng nhu cầu xử lý CTR đến năm 2030 khoảng 457 tấn/ngđ, trong đó: Xử lý CTR đô thị khoảng 67 tấn/ngđ, xử lý CTR công nghiệp: 77 tấn/ngđ, xử lý CTR nông thôn: 331 tấn/ngđ.
- Tại khu vực đô thị, CTR được thu gom tập trung và vận chuyển tới khu xử lý CTR để xử lý.
- Những vùng nông thôn dân cư phân tán nhỏ lẻ mà hệ thống thu gom chung khó có điều kiện tiếp cận sử dụng mô hình chôn lấp tại chỗ kết hợp ủ phân.
- CTR tại các cụm công nghiệp tập trung thực hiện quy chế kiểm toán chất thải rắn và tự thu gom trong khuôn viên nhà máy. Lượng CTR sau tái chế và tái sử dụng thu gom và vận chuyển tới bãi xử lý chất thải tập trung theo địa bàn huyện.
- Nâng cấp khu xử lý chất thải rắn chi nhánh Quỳnh Nhai, Bắc Yên;
- Quy hoạch mới khu xử lý chất thải rắn bản Bủng xã Mường Bú, KXL thị trấn Bắc Yên, KXL Phù Yên 2;
- Quy hoạch mới các bãi xử lý rác tại các xã: Mường Chiến, Mường Sại, Nậm Ét, Cà Nàng, Chiềng Khay, Mường Giôn, CCN Quỳnh Nhai (huyện Quỳnh Nhai); Hua Trai, Nậm Păm (huyện Mường La); Suối Bàng, Song Khủa, Mường Tè, Mường Men (huyện Vân Hồ); Quy Hướng (huyện Mộc Châu); Liệp Tè (huyện Thuận Châu).
c. Nghĩa trang:
- Việc xây dựng nghĩa trang liên đô thị là cần thiết nhưng phải phù hợp với từng vùng, miền và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt lưu ý đến yếu tố địa hình, quy mô đất đai, khoảng cách giữa các đô thị, quy mô dân số và phong tục tập quán, văn hóa, ... của các dân tộc trong vùng.
- Khu vực nông thôn quy hoạch nghĩa trang tập trung theo đơn vị xã, hạn chế các điểm nghĩa địa nhỏ lẻ ở các thôn, từng bước đóng cửa các nghĩa trang gần khu dân cư.
- Quy hoạch nghĩa trang tập trung cho các huyện và các khu đô thị mới. Nghĩa trang nhân dân huyện Quỳnh Nhai, Nghĩa trang nhân dân huyện Mường La, Nghĩa trang nhân dân huyện Bắc Yên, Nghĩa trang nhân dân huyện Phù Yên, Nghĩa trang nhân dân thị trấn Ít Ong, Nghĩa trang nhân dân đô thị Mường Bú, Nghĩa trang nhân dân đô thị Ngọc Chiến, Nghĩa trang nhân dân thị trấn Bắc Yên, Nghĩa trang đô thị Gia Phù, Nghĩa trang đô thị Mường Cơi..
- Xây dựng các nhà tang lễ tại đô thị đảm bảo theo quy định.
8.6. Thông tin liên lạc
- Bưu chính: Mục tiêu chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng Mã địa chỉ gắn với Bản đồ số (Vpostcode). Chú trọng việc thúc đẩy cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích.
- Viễn thông: Mục tiêu chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số. Phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu. Phổ cập điện thoại thông minh đặc biệt tới các vùng công ích. Thúc đẩy triển khai mạng thông tin di động 5G. Xử lý triệt để rác viễn thông. Ngầm hóa mạng ngoại vi, hệ thống cáp viễn thông khu vực thị trấn, đô thị, KCN, khu du lịch. Quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ. Quy hoạch xây dựng, lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực công cộng (khu vui chơi giải trí, bệnh viện, bến xe...), khu vực du lịch, khu tập trung đông dân cư. Xây dựng cột ăng ten trạm thu, phát sóng thông tin di động.
- Công nghệ thông tin: Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.
- Phát thanh, truyền thanh, truyền hình: Tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất. Quy hoạch cột ăng ten trạm thu, phát sóng phát thanh truyền hình. Nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình hiện tại.
9. Đánh giá môi trường chiến lược
- Xây dựng các điểm quan trắc tiếng ồn, không khí, nước mặt, nước ngầm, môi trường đất tại các cụm công nghiệp, khu đô thị theo đồ án.
- Tất cả các nhà máy, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp đều phải có vành đai cây xanh; đồng thời phải tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
- Ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng lao động địa phương, hạn chế các tác động tới môi trường xã hội. Chú trọng công tác quản lý, kiểm tra bảo vệ môi trường.
Khái toán vốn đầu tư xây dựng phát triển vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà đến năm 2050 khoảng 20.225,11 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách chiếm 22%, chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ các vùng sản xuất, dân cư nông thôn, đô thị, ... UBND cấp tỉnh, các huyện cần chú trọng ưu đãi và thu hút đầu tư ngoài ngân sách, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn khác để tăng cường nguồn lực đầu tư cho vùng.
1. Sở Xây dựng (cơ quan tổ chức lập quy hoạch) phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ được duyệt để chuyển giao cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện quản lý và lưu trữ, đồng thời tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch theo quy định.
2. UBND các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan quản lý quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền Thông; Chủ tịch UBND các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ; Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 6744/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Gò Trang, phường Phú Hữu, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 2Nghị quyết 264/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2022 thực hiện Thông tri 08-TT/TU về lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Một phần Khu I thuộc Khu đô thị Tây Bắc Thành phố, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 4823/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Vườn Trầu, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000)
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 6744/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Gò Trang, phường Phú Hữu, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 8Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 9Nghị quyết 264/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 10Nghị quyết 100/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 12Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 13Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2022 thực hiện Thông tri 08-TT/TU về lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 14Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Một phần Khu I thuộc Khu đô thị Tây Bắc Thành phố, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- 16Quyết định 4823/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Vườn Trầu, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000)
Quyết định 1549/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 1549/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lê Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra