Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2011/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3
(từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 12 năm 2011)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 14/12/2004;

Căn cứ Luật Dân quân tự v ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư 85/2010/TT-BQP ngày 01/07/2010 của Bộ quốc phòng “Hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 69/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2011 và Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua Đề án số 7495/ĐA-UBND ngày 30/11/2011 của UBND thành phố về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ thành phố Hải Phòng với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đúng quy định của pháp luật; bảo đảm vững mạnh, rộng khắp, số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao, thực sự là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự ở địa phương, đáp ng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành phố Cảng, công nghiệp, dịch vụ, biển, đảo trong tình hình mới, phòng chống bạo loạn lật đổ và chiến tranh xâm lược hiện đại.

2. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu

a) Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ

- Năm 2012 tổ chức, biên chế đúng đủ thành phần, lực lượng, tỷ lệ dân quân tự vệ đạt 1,31% so với dân số; những năm tiếp theo xây dựng tỷ lệ tăng từ 1,3% đến 1,64% so với số dân theo quy định.

- Tổ chức Dân quân:

Cấp thành phố tổ chức 03 đại đội Dân quân tự vệ Pháo 37mm-1 trong đó 01 đại đội Dân quân Pháo 37mm-1 thường trực thuộc quận Hải An và 03 trung đội đến 02 đại đội Pháo 57mm hoặc 76,2mm; cấp huyện tổ chức 01 trung đội Dân quân cơ động, 01 đến 02 trung đội Dân quân phòng không, pháo binh; cấp xã tổ chức 01 trung đội Dân quân cơ động, các tổ Dân quân binh chủng bảo đảm (cấp xã trọng điểm về quốc phòng - an ninh xây dựng 01 tiểu đội Dân quân luân phiên thường trực); 100% các thôn, tổ dân phố tổ chức Dân quân tại chỗ.

- Tổ chức tự vệ:

Các sở, ban, ngành thành phố; các cơ quan, tổ chức hoạt động từ 12 tháng trở lên trên địa bàn thành phố đủ điều kin thành lập tự vệ phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ.

Trường hợp các doanh nghiệp không đủ điều kiện tổ chức tự vệ thì ch doanh nghip hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

Trường hợp cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự thì tổ chức thành lập Ban chỉ huy quân sự theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tổ chức dân quân tự v biển:

Các xã ven biển, xã đảo, xã có tàu, thuyền (của hộ cá thể) phương tiện hoạt động trên biển; hợp tác xã, tổ đội đoàn kết, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên biển có đủ điều kin xây dựng dân quân tự v biển phải tổ chức từ tiểu đội đến Hải đoàn dân quân tự vệ biển theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức xây dựng điểm cấp xã:

Thành phố chọn huyn Thủy Nguyên để xây dựng điểm 01 tiểu đội dân quân biển luân phiên thường trực trong trung đội dân quân biển thuộc xã Lập Lễ; thời gian hoàn thành vào quý 3 năm 2012; sơ, tổng kết rút kinh nghim thực tiễn, xem xét nhân rộng phù hợp.

b) Thành phần và tỷ lệ xây dựng lực lượng

- Lực lượng dân quân tự vệ cơ động: Tổ chức cấp trung đội cơ động ở cấp huyện, cấp xã và cấp tiểu đoàn tự vệ; tổ chức cấp tiểu đội cơ động ở cấp đại đội tự vệ: chiếm tỷ l 20 - 25% so với tổng số dân quân tự vệ trong đó lực lượng thường trực chiếm tỷ lệ 2- 3%.

- Lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ: Tổ chức các tổ, tiểu đội ở thôn, tổ dân phố; tổ chức cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cơ sở: chiếm tỷ lệ 50 - 60% so với tổng số dân quân tự vệ.

- Lực lượng dân quân tự vệ binh chủng chiến đấu (Phòng không, Pháo binh): chiếm tỷ lệ 5-7% so với tổng số dân quân tự vệ.

- Lực lượng dân quân tự vệ binh chủng bảo đảm: (Công binh, Trinh sát, Thông tin, Phòng hoá, Y tế): chiếm tỷ lệ 10-12% so với tổng số dân quân tự vệ.

- Lực lượng dân quân tự vệ biển: Chiếm tỷ l 5-10 % so với tổng số dân quân tự vệ.

c) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện; bố trí cán bộ; nâng cao chất lượng dân quân tự vệ

- Đào tạo chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã: Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên. Đến năm 2015, 100% chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó 35 - 50% trình độ cao đẳng và đại học, đến năm 2020 có 70% đạt trình độ cao đẳng và đại học chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

- Việc bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Ban chỉ huy quân sự cấp xã: Chỉ huy trưởng 100% là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ huy phó là cán bộ không chuyên trách cấp xã.

- Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng: Thôn đội trưởng thuộc các xã do Trưởng thôn kiêm nhiệm; Tổ đội trưởng thuộc các phường, thị trấn do Tổ trưởng tổ dân phố kiêm nhiệm.

d) Chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ

- Phụ cấp hàng tháng đối với Thôn đội trưởng thuộc các xã và Tổ đội trưởng thuộc các phường, thị trấn trên địa bàn thành phố (sau đây gọi chung là Thôn đội trưởng), do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kiêm nhiệm nên được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 50% mức phụ cấp 0,5 h số mức lương tối thiểu chung.

- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian giữ chức vụ chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, mức hỗ trợ 19% so với mức phụ cấp chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và các khoản phụ cấp chức vụ khác hiện hưởng.

- Hỗ trợ tiền ăn cho dân quân khi được cấp có thẩm quyền điều động thực hiện nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày bằng mức tiền ăn của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng quy định.

- Trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân (trừ Dân quân biển và dân quân thường trực) khi huấn luyện, hoạt động, mức trợ cấp bằng 0,08 mức lương tối thiểu chung.

- Trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân biển khi huấn luyện, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, mức trợ cấp bằng 0,12 mức lương tối thiểu chung; được hỗ trợ tiền ăn bằng mức tiền ăn của chiến sỹ Hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ do Bộ Quốc phòng quy định.

- Trợ cấp ngày công lao động đối với Dân quân thường trực, mức trợ cấp bằng 0,08 mức lương tối thiểu chung; được bố trí ăn, nghỉ, mức tiền ăn bằng mức tiền ăn của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng quy định.

- Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, nếu tiếp tục được kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung, khi được huy đng làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm. Mức trợ cấp tăng thêm bằng 0,04 mức lương tối thiểu chung.

- Kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách nhà nước các cấp đảm nhiệm; đối với tự vệ thuộc các doanh nghiệp do doanh nghip đảm nhiệm.

đ) Nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp theo quy định hiện hành

- Nhiệm vụ chi của thành phố:

Đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã; bi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ được tổ chức ở cấp thành phố; trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, các chi phí khác cho nhiệm vụ hoạt động của dân quân tự vệ khi thành phố điều động như tập huấn, huấn luyn, hội thao, hội thi, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự v cấp thành phố tổ chức.

Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ quản lý đơn vị tự vệ; cán bộ quản lý đơn vị dân quân tự vệ thường trực, cơ động, binh chủng chiến đấu, binh chủng bảo đảm, dân quân tự v biển.

Mua sắm trang phục cho cán bộ, chiến sỹ Dân quân nòng cốt theo quy định của luật dân quân tự vệ.

Đầu tư sản xuất vũ khí tự tạo, mua sắm công cụ hỗ trợ, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản trang bị, vũ khí và các phương tiện thiết yếu để trang bị cho dân quân tự v phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ thành phố.

Xây dựng mới, sửa chữa kho tàng, công trình chiến đấu.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền về công tác dân quân tự v cấp thành phố.

Mua báo Quân đội nhân dân hàng ngày cho Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (tr Ban chỉ huy quân sự các doanh nghiệp), đơn vị dân quân tự vệ thường trực.

- Nhiệm vụ chi của cấp huyện:

Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, các chi phí khác cho nhiệm vụ tập huấn, huấn luyn cán bộ, dân quân được tổ chức ở cấp huyện; các nhiệm vụ của Dân quân tự vệ khi cấp huyện điều động như hội thao, hội thi, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ do quận, huyện tổ chức.

Chỉ đạo công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi dân quân tự v và dân quân tự vệ nòng cốt.

Bảo quản, bảo dưỡng vũ khí trang bị theo phân cấp.

Trợ cấp tiền ăn cho Dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm, bị tai nạn hoặc bị chết, mức trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện trong quân đội do Bộ Quốc phòng quy định; thời gian trợ cấp tối đa không quá 30 ngày/1 lần.

Chế,độ, chính sách đối với dân quân tự vệ mục 7 điểm d khoản 2 điều này.

Bảo đảm chế độ chính sách cho dân quân tự vệ thường trực.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền về công tác dân quân tự vệ cấp huyện.

- Nhiệm vụ chi cấp xã:

Tổ chức thực hin đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi dân quân và dân quân nòng cốt; trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, các chi phí khác cho nhiệm vụ của Dân quân cấp xã như huấn luyện, hoạt động, hội thao, hội thi, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ do cấp xã tổ chức.

Phụ cấp hàng tháng cho thôn (tổ) đội trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp thâm niên cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp đặc thù, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho chỉ huy phó quân sự cấp xã.

Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng, tổ đội trưởng, cán bộ quản lý đơn vị dân quân thuộc cấp xã quản lý.

Bố trí phòng làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; nơi nghỉ của dân quân thường trực; dân quân khi tập trung làm nhiệm vụ sn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác.

Mua báo Quân đội nhân dân Việt Nam hàng ngày cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền về công tác dân quân cấp xã.

- Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức: Thực hiện theo Điều 55 Luật Dân quân tự vệ.

e) Quỹ quốc phòng

- Mức thu Quỹ quốc phòng trên địa bàn thành phố cụ thể như sau:

Đối với hộ gia đình, mức thu 10.000đ/hộ/năm (mười nghìn đồng).

Đối với cán bộ, công nhân viên và người lao động đang công tác, làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, mức thu 20.000đ/người/năm (hai mươi nghìn đồng).

- Trường hợp miễn thu: Gia đình liệt sỹ; gia đình và thương binh, bệnh binh từ hạng 1 đến hạng 4; gia đình có công với cách mạng được cơ quan có thẩm quyền Nhà nước công nhận; gia đình và người đang hưởng chính sách của xã hội về chất độc màu da cam; gia đình và người có bnh hiểm nghèo, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa; gia đình thuộc din nghèo được cấp xã chứng nhận; gia đình có quân nhân tại ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Quản lý thu, chi quỹ quốc phòng:

Nội dung quản lý thu, chi theo quy định hiện hành.

Phân cấp chi: Chi tại cấp xã cho công tác Dân quân: 70%, chuyển về cấp huyện 30%. Chi tại các cơ quan, đơn vị có Tự vệ: 50%, chuyển về cấp huyện 30%, chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự thành phố 20%.

3. Một số giải pháp chủ yếu

- Tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về công tác Dân quân tự vệ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Dân quân tự vệ để thống nhất cao về nhận thức và trách nhiệm của nhân dân đối với công tác Dân quân tự vệ.

- Quán triệt, triển khai đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn thành phố.

- Phát huy vai trò công tác tham mưu của cơ quan quân sự; các ban, ngành, đoàn thể của địa phương để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới và của cơ quan quân sự đối với các đơn vị có trách nhiệm tổ chức lực lượng dân quân tự vệ cùng cấp; kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

- Hàng năm lập dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách chi cho xây dựng lực lượng dân quân tự v. Điều hành ngân sách đảm bảo kịp thời ngân kinh phí cho các nhiệm vụ công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với dân quân tự v theo quy định pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đng nhân dân thành ph thông qua; bãi bỏ Ngh quyết số 39/2002/NQ-HĐND ngày 11/7/2002 của HĐND thành phố về xây dựng Quỹ quốc phòng địa phương.

2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết.

3. Giao cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đng nhân dân thành phố Hải Phòng khoá XIV kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, CP;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
- B Quốc phòng;
- Cục DQTV - BTTM;
- Bộ tư lệnh QK3;
- TT Thành ủy;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN TP;
- Đoàn ĐBQHHP;
- Các Ban HĐND TP;
- T, đại biểu HĐND thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- TT Huyện ủy, Quận ủy TP;
- TTHĐND BLVĩ;
- UBND, UBMTTQVN các huyn, quận;
- Công báo HP, Báo HP, BANHP, ĐPT và THHP;
- CVP; các PVCP;
- Lưu VT, lưu Hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thành

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND về tổ chức, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 22/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 12/12/2011
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản