- 1Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Thông tư 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 43/2015/NQ-HĐND8 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/NQ-HĐND8 | Thủ Dầu Một, ngày 03 tháng 10 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiêp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Chương trình số 26-CTr/TU ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Tỉnh uỷ Bình Dương về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2571/TTr-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định về những giải pháp một số chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 – 2015; Báo cáo thẩm tra số 17/BC-HĐND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ - NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO – NÔNG NGHIỆP SINH THÁI GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND8 ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái, ứng dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và thủy sản; sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp; phát triển ngành nghề nông thôn; các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
b) Thời gian thực hiện:
- Thời gian phê duyệt phương án: từ ngày Quy định này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
- Thời gian được vay ưu đãi, hỗ trợ kinh phí: từ khi phương án được duyệt đến hết chu kỳ phương án được duyệt.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân; các trung tâm, viện, trường, trạm, trại nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh và có phương án, đề án, dự án (sau đây gọi tắt là phương án) đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với mục tiêu của Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
b) Các tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án tổ chức sơ chế sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến khích của Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
c) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây, con chất lượng cao phục vụ cho sản xuất phù hợp với mục tiêu của Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
d) Các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015.
II. THÀNH LẬP NGUỒN VỐN VAY ƯU ĐÃI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
Hội đồng nhân dân phê duyệt chủ trương thành lập nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất hợp lý phục vụ phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương, gọi tắt là “Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương”.
- Lãi suất cho vay ưu đãi: tối đa bằng 60% mức trần lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng loại trả sau do Ngân hàng Nhà nước quy định cộng thêm 2%. Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định mức trần lãi suất huy động thì tối đa bằng 60% lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng loại trả sau bình quân của 4 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cộng thêm 2%.
- Hàng năm ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí kế hoạch từ 100 tỉ đồng đến 250 tỉ đồng cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh bổ sung Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
III. HẠN MỨC VAY ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CẢI TẠO ĐỒNG RUỘNG
1. Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để chuyển đổi cơ cấu cây trồng gồm: cải tạo đồng ruộng, bờ bao nội đồng; hệ thống tưới tiêu với định mức vay không quá 50.000.000 đồng/ha được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể như sau:
a) Quy mô đầu tư của phương án < 20ha: được vay tối đa bằng 85% giá trị đầu tư theo định mức cho vay.
b) Quy mô đầu tư của phương án từ 20ha đến 100ha: được vay tối đa bằng 70% giá trị đầu tư theo định mức cho vay.
c) Quy mô đầu tư của phương án > 100ha: được vay tối đa bằng 50% giá trị đầu tư theo định mức cho vay.
2. Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp khác quy định tại khoản 1 Mục này được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể như sau:
a) Quy mô đầu tư của phương án < 1 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 85% giá trị đầu tư của phương án.
b) Quy mô đầu tư của phương án từ 1 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 70% giá trị đầu tư của phương án.
c) Quy mô đầu tư của phương án > 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 50% giá trị đầu tư của phương án.
3. Thời hạn được được vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển: theo chu kỳ sản xuất của phương án được duyệt, nhưng không vượt quá 04 (bốn) năm trên một phương án.
4. Các tổ chức, cá nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh bằng 90% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.
5. Đối với các sản phẩm nông nghiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh khuyến khích phát triển (công bố hàng năm): các tổ chức, cá nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được công nhận, có sơ chế sản phẩm và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định được ngân sách nhà nước hỗ trợ trong 3 năm tiếp theo kể từ khi được chứng nhận VietGAP mỗi năm 10% kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.
1. Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, bao gồm: các loại máy móc, thiết bị cơ khí, xe cơ giới, xe tải và dây chuyền thiết bị trong các lĩnh vực phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm và ngành nghề nông thôn, đầu tư chuồng trại, xây dựng hầm biogas, nhà lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề; đầu tư cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, cơ sở bảo quản nông sản và có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể như sau:
a) Quy mô đầu tư của phương án < 1 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 85% giá trị đầu tư của phương án.
b) Quy mô đầu tư của phương án từ 1 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 70% giá trị đầu tư của phương án.
c) Quy mô đầu tư của phương án > 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 50% giá trị đầu tư của phương án.
2. Thời hạn được được vay từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh: theo chu kỳ sản xuất của phương án được duyệt, nhưng không vượt quá 04 (bốn) năm trên một phương án.
3. Điều kiện vay vốn ưu đãi: Các tổ chức, cá nhân đầu tư các loại máy móc, thiết bị cơ khí và dây chuyền thiết bị do các tổ chức, cá nhân (có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam) sản xuất và lắp ráp; có nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Đối với những máy móc, thiết bị có xuất xứ từ nước ngoài phải có chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh trước khi trình Hội đồng thẩm định.
1. Các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất bao gồm: mua giống, vật tư, phân bón, thức ăn, thuốc, nhiên liệu, trả công lao động để sản xuất nông nghiệp đô thị; sản xuất nông nghiệp theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được cấp giấy chứng nhận; ký kết hợp đồng sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể như sau:
a) Quy mô đầu tư của phương án < 1 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 85% giá trị đầu tư của phương án.
b) Quy mô đầu tư của phương án từ 1 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 70% giá trị đầu tư của phương án.
c) Quy mô đầu tư của phương án > 5 tỉ đồng: được vay tối đa bằng 50% giá trị đầu tư của phương án.
2. Sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao:
a) Đối với các tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp được vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh tối đa bằng 90% giá trị đầu tư của phương án.
b) Đối với các doanh nghiệp được vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh tối đa bằng 75% giá trị đầu tư.
Ngoài việc được hưởng chính sách vay ưu đãi như trên, các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao còn được hưởng ưu đãi theo khoản 1 Điều 10 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
3. Thời hạn được vay
a) Đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 12 tháng: thời hạn vay không quá 12 tháng trên một phương án.
b) Đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất từ 12 tháng trở lên: thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá 36 (ba mươi sáu) tháng trên một phương án.
c) Đối với các đơn vị ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất, nhưng tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng trên một phương án.
1. Đối với các tổ chức của Nhà nước
Ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ cho Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh, cụ thể:
a) Các chương trình, dự án nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống.
b) Công nghệ sản xuất giống cây, con, đảm bảo chất lượng và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao.
c) Mua giống ông bà, bố mẹ để phục vụ công tác sản xuất giống trong chăn nuôi.
2. Đối với các tổ chức, cá nhân: Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ cho Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến giai đoạn 2012-2015 của tỉnh, có phương án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể như sau:
a) Mức vay: tối đa bằng 80% giá trị đầu tư của phương án.
b) Thời hạn vay: Trường hợp nguồn vốn đầu tư làm vốn cố định không vượt quá 04 (bốn) năm trên một phương án; với nguồn vốn đầu tư làm vốn lưu động thời gian vay được tính theo chu kỳ sản xuất, nhưng tối đa không quá 04 (bốn) năm trên một phương án.
1. Đối với các tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp có phương án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp được phê duyệt được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí để thuê tư vấn xây dựng phương án vay vốn, tư vấn quản lý, tư vấn về sở hữu trí tuệ, tư vấn thiết kế, xây dựng thương hiệu, tư vấn nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, chứng nhận thương hiệu giống cây, con; hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn nhưng không vượt quá mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp có phương án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp được phê duyệt phù hợp với điểm a, Khoản 1, Mục I của phụ lục này được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn nghiên cứu thị trường, tư vấn luật pháp, tư vấn về sở hữu trí tuệ, tư vấn nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất.
VIII. HỖ TRỢ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
1. Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp, tổ chức và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nơi tổ chức, cá nhân đầu tư với mức chi phí quảng cáo được khống chế theo quy định chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Hỗ trợ thiết kế, xây dựng website: Các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình được ưu tiên hỗ trợ thiết kế, xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
3. Hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, từ nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại và nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến công của tỉnh, mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
4. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ: đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích trong nước; kiểu dáng công nghiệp trong nước; nhãn hiệu hàng hóa trong nước; nhãn hiệu hàng hóa đăng ký ở nước ngoài. Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
Đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước của mỗi phương án được xác định tại thời điểm cho thuê đất, thuê mặt nước và theo mục đích sử dụng đất của từng phương án: được áp dụng tỉ lệ thấp nhất theo đơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định phù hợp với quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước./.
- 1Quyết định 11/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định 24/2011/QĐ-UBND
- 2Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 3Quyết định 100/2004/QĐ-UB phê duyệt dự án Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 - 2010
- 4Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Nghị quyết 43/2015/NQ-HĐND8 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị quyết 43/2015/NQ-HĐND8 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 6Luật Công nghệ cao 2008
- 7Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Thông tư 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, mặt nước
- 10Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 11/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định 24/2011/QĐ-UBND
- 12Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 13Quyết định 100/2004/QĐ-UB phê duyệt dự án Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 - 2010
- 14Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND8 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 – 2015
- Số hiệu: 18/2012/NQ-HĐND8
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Vũ Minh Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2012
- Ngày hết hiệu lực: 20/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực