Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 100/2004/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 17 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO HUYỆN LẠC DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2004-2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế;

- Căn cứ Quyết định 56/2004/QĐ-UB ngày 02/4/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v Phê duyệt Chương trình Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004-2010;

- Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 886/TTR-NNvàPTNT ngày 18/5/2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt dự án quy hoạch với các nội dung chủ yếu sau:(kèm theo báo cáo dự án và bản đồ quy hoạch tỷ lệ l/5000 )

1/- Tên dự án : Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương giai đoạn 2004 - 2010.

2/- Phạm vi, địa điểm thực hiện: địa bàn các xã Đạ Sa, Đạ Chay thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

3/- Mục tiêu quy hoạch:

Nhằm tạo tiền đề thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp. Nhà nước quy hoạch tạo quỹ đất tập trung và thực hiện phân lô trong từng khu quy hoạch để giao cho nhà đầu tư thuê đất ổn định lâu dài cho mục đích đầu tư khép kín vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp hỗ trợ đầu tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào Khu nông nghiệp công nghệ cao.

4/- Nội dung và giải pháp chủ yếu:

4.1 - Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao :

4.1.1 - Quy mô : Tổng diện tích quy hoạch 699 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp nội vùng: 388,65 ha.

- Diện tích đất lâm nghiệp và đất khác trong phạm vi ranh giới khu quy hoạch : 310,35 ha.

4.1.2 - Vị trí, địa điểm :

- Xã Đạ Sar : gồm Khu ấp Lát, diện tích 346 ha và Khu Đạ Đeum II, diện tích 172 ha.

- Xã Đạ Chays : Khu K'Long K'Lanh, diện tích 181 ha.

4.1.3- Phân lô và định hướng sản xuất trong khu quy hoạch (theo biểu đính kèm quyết định này ). Căn cứ vào từng quy mô dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và khu quy hoạch để thực hiện phân lô giao đất, cho thuê đất đối với từng chủ đầu tư cụ thể, quy mô diện tích mỗi dự án không quá 20 ha.

4.2/- Các giải pháp, chính sách chủ yếu :

4.2.1- Giải pháp tích tụ tập trung quỹ đất, được thực hiện theo một trong các hình thức sau :

- Nhà nước thuê đất ổn định lâu dài của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp để tập trung quỹ đất và cho nhà đầu tư thuê lại với giá ít nhất bằng giá nhà nước thuê của các tổ chức, cá nhân.

- Nhà đầu tư xây dựng phương án, tự thỏa thuận thuê đất, thanh toán tiền thuê đất hàng năm cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. Giá thuê đất bằng hoặc cao hơn giá do UBND tỉnh quy định.

4.2.2- Giải pháp hỗ trợ đầu tư:

- Nhà nước chịu trách nhiệm đền bù, giải tỏa cây trồng, vật kiến trúc trên đất; trong trường hợp Ngân sách khó khăn, nhà đầu tư ứng kinh phí đền bù sẽ được trừ dần vào tiền thuê đất.

- Nhà nước đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, công trình thuỷ lợi đầu mối phục vụ cho khu quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao. Nếu nhà đầu tư ứng trước kinh phí để thực hiện được trừ dần vào các khoản nộp ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định. Từng chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu từ đầu mối tập trung đến khu đất được giao.

4.2.3- Chính sách thu hút đầu tư : Thực hiện đầy đủ cơ chế chính sách thu hút đầu tư của Trung ương và của tỉnh, riêng về tiền thuê đất chỉ miễn giảm cho nhà đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản.

4.2.4- Chính sách tái định canh - định cư : Không bố trí quỹ đất để tái định canh - định cư, mà giao cho Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao làm việc cụ thể với các nhà đầu tư để thống nhất tiếp nhận, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, định cư cho nhưng người dân có liên quan về đất đai trong khu quy hoạch. Đồng thời: làm việc với các đơn vị chủ rừng để tăng diện tích rừng giao khoán cho nhân dân hưởng lợi theo Quyết định 178 của Chính phủ. Riêng về tái định cư ( nếu có ), giao Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao xây dựng phương án, báo cáo UBND tỉnh giải quyết cụ thể.

5/- Vốn và nguồn vốn đầu tư:

5.1 - Tổng mức vốn đầu tư : 58.160 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước đầu tư : 25.125 triệu đồng.

-Vốn các nhà đầu tư (chi phí thuê đất ) : 33.035 triệu đồng.

5.2- Cơ cấu đầu tư nguồn ngân sách nhà nước : 25. 125 triệu đồng.

5.2. Đầu tư trực tiếp : 23.985 triệu đồng, trong đó :

- Đền bù cây trồng trên đất : 10.902 triệu đồng

- Cắm mốc, phân lô : 243 triệu đồng

- Đầu tư cơ sở hạ tầng : 7.010 triệu đồng.

Gồm: Giao thông 700 triệu. thuỷ lợi 5.650 triệu, điện 660 triệu đồng.

5.2.2-Kinh phí miễn tiền thuê đất 3 năm đầu XDCB cho nhà đầu tư : 5.830 triệu đồng.

5.2.3- Kinh phí quản lý khu quy hoạch: 1.140 triệu đồng.

5.3- Phân kỳ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư :

- Năm 2004 : 2.953 triệu đồng;                - Năm 2005 : 8.001 triệu đồng .

- Năm 2006 : 6.819 triệu đồng;                - Năm 2007 : 3.848 triệu đồng

- Năm 2008 : 3504 triệu đồng;

6/- Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2004 - 2010.

Điều 2:

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với UBND huyện Lạc Dương và các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện dự án.

- Giao UBND huyện Lạc Dương căn cứ nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, thông báo công khai rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư được biết để thực hiện. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình quản lý và tổ chức triển khai, xúc tiến các dự án đầu tư vào khu quy hoạch.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào khu quy hoạch; thực hiện cân đối kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước hàng năm, đảm bảo kinh phí hoạt động cho Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Huyện Lạc Dương.

- Giao Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng khung giá thuê đất và cho thuê đất; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuê đất thực hiện dự án trong khu quy hoạch.

- Giao Sở Nội Vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, là đơn vị sự nghiệp có thu, có nhiệm vụ tổ chức triển khai từng nội dung cụ thể của dự án quy hoạch; do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ; Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa