Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/2014/NQ-HĐND | Đồng Nai, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Sau khi xem xét Tờ trình số 10987/TTr-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019; Tờ trình số 11450/TTr-UBND ngày 08/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về bổ sung, giải trình nội dung Tờ trình số 10987/TTr-UBND ngày 20/11/2014 về Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại Tổ và tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 (kèm theo Tờ trình số 10987/TTr-UBND ngày 20/11/2014; Tờ trình số 11450/TTr-UBND ngày 08/12/2014 và Báo cáo thuyết minh số 11006/BC-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 để áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Bảng giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, UBND tỉnh lập hồ sơ theo quy định, trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi quyết định nội dung điều chỉnh và tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh nội dung điều chỉnh bảng giá các loại đất của tỉnh vào kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11/12/2014./.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11006/BC-UBND | Đồng Nai, ngày 21 tháng 11 năm 2014 |
XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thực hiện điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan, tham mưu UBND tỉnh xây dựng Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
Kết quả xây dựng Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm 2015 - 2019 như sau:
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐẤT
1. Về đặc điểm tự nhiên
Đồng Nai nằm ở trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ, địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm: 09 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, dưới đây gọi chung là huyện) với 171 xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã), trong đó có 61 xã, thị trấn được Ủy ban dân tộc công nhận là xã miền núi, còn lại là xã đồng bằng (không có xã trung du). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 590.724 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp có diện tích 467.449 ha (chiếm 79,13% diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp là 122.377 ha (chiếm 20,72% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng còn 898 ha (trong đó có 50 ha đất bằng chưa sử dụng và 103 ha đất đồi núi chưa sử dụng) (nguồn: Số liệu thống kê đất đai đến 31/12/2013).
Ðồng Nai có dạng địa hình vùng trung du, gồm các dãy đồi thoải lượn sóng xen kẽ với đồng bằng và có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc - Nam, gồm ba dạng địa hình cơ bản: Địa hình núi thấp có độ cao thay đổi từ 200 - 700m, chiếm khoảng 8% diện tích; địa hình đồi lượn sóng có độ cao thay đổi từ 20 - 200m, chiếm khoảng 80% diện tích; địa hình đồng bằng với các bậc thềm lưu vực sông, độ cao thấp hơn 20m, chiếm khoảng 12% diện tích.
Với Điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình khá bằng phẳng, tài nguyên đất phong phú, Đồng Nai có tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Từ sự phát triển trên, các lĩnh vực khác cũng phát triển theo như: Dịch vụ thương mại, hạ tầng, đô thị, các khu dân cư nông thôn,..., làm cho thị trường đất đai khá phát triển, trong đó các điều kiện về hạ tầng và đô thị phát triển làm tăng giá trị giá trị sử dụng đất.
2. Về kinh tế - xã hội
a) Về kinh tế
- Dự ước tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2014 (giá so sánh 94) đạt 57.3097,4 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cùng kỳ, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra (nghị quyết tăng 11% - 12%); Trong đó: Khu vực công nghiệp - xây dựng dự ước tăng 11,45%; khu vực dịch vụ tăng 14,28 %; khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,41%.
- Dự ước tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2014 (giá so sánh 2010) đạt 117.106,3 tỷ đồng, tăng 11,03% so với cùng kỳ, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra (nghị quyết tăng 10,8% - 11,8%); Trong đó: Khu vực công nghiệp - xây dựng dự ước tăng 11,04%; khu vực dịch vụ tăng 12,51%; khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,06%.
Trong mức tăng trưởng chung 11,03% của năm 2014 thì: Khu vực nông - lâm - thủy sản đóng góp 0,22 điểm %, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 6,3 điểm % và khu vực dịch vụ đóng góp 4,59 điểm %. Tốc độ tăng trưởng năm 2014 vẫn duy trì ở mức khá cao so với mức tăng bình quân chung cả nước.
- GDP bình quân đầu người năm 2014 (theo giá hiện hành) dự kiến đạt 59.527,3 ngàn đồng (tương đương 2.843 USD), tăng 14,23% so năm trước và đạt 100,21% kế hoạch năm.
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2014 dự kiến: Công nghiệp - xây dựng 56,93%, dịch vụ 37,11%, nông - lâm - thủy sản 5,96%. Mục tiêu cả năm tương ứng là: 56 - 57%; 37 - 38%; 5 - 6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng mục tiêu nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra, cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và giảm cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 dự ước đạt 519.147 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 13,1% so năm trước (mục tiêu NQ tăng 13 - 14%)
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá SS 2010) năm 2014 dự ước đạt 27.264 tỷ đồng, tăng 3,58% so cùng kỳ; mức tăng trưởng giá trị sản xuất đạt mục tiêu nghị quyết đề ra (mục tiêu tăng 3,2 - 3,6%). Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 25.270 tỷ đồng, tăng 3,56% (trồng trọt tăng 2,32%; chăn nuôi tăng 5,2%; dịch vụ tăng 3,56%); giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 243 tỷ đồng, tăng 1,89%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.751 tỷ đồng, tăng 4,19% so cùng kỳ.
- Hoạt động thương mại - dịch vụ: Dự ước tổng mức bán lẻ trên địa bàn năm 2014 đạt 111.642 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch, tăng 13,4% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế Nhà nước 9.391 tỷ đồng (+9,2%); kinh tế ngoài quốc doanh 98.067 tỷ đồng (+12,2%); kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.687 tỷ đồng (+8,4%). Trong điều kiện tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng hóa nên đã góp phần duy trì doanh số bán ra không giảm sút nhiều so cùng kỳ.
Ngoài ra đạt được mức tăng trưởng bán lẻ như trên còn nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong việc tích cực xúc tiến các hoạt động thương mại, khai thác thị trường nội địa giàu tiềm năng, tham gia hội chợ và các chương trình bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu, duy trì tốt những đợt bán hàng bình ổn cùng các phiên chợ phục vụ công nhân lao động tại các khu công nghiệp; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ các ngày lễ lớn được tổ chức triển khai khá đa dạng thu hút khách đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng cuối tuần góp phần làm tăng doanh thu dịch vụ.
b) Về xã hội
- Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức khá tốt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú đa dạng, có chất lượng, diễn ra sôi nổi ở hầu hết các địa phương, mang tính giáo dục truyền thống cách mạng, tạo không khí phấn khởi cho các tầng lớp Nhân dân. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mừng Đảng, mừng xuân hàng năm diễn ra với tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm và văn minh như: Chương trình nghệ thuật đặc sắc, chiếu phim phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, đua thuyền, hội báo xuân, lễ hội đón giao thừa và bắn pháo hoa… Đồng thời gắn kết với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Dân số - lao động và việc làm:
+ Dân số trung bình toàn tỉnh ước tính năm 2014 là 2.822.100 người, so năm 2013 tăng 53.410 người, tăng 1,93% so cùng kỳ. Tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh là 1,95%; trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; giảm tỷ lệ sinh là 0,05%.
+ Tổng số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế năm 2014 là 1.680 ngàn người, tăng 2,63% so cùng kỳ, đạt 112,39% kế hoạch năm.
+ Dự ước năm 2014 có 90.000 lao động được giải quyết việc làm mới, giảm 2,5% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm.
+ Dự ước số lao động đào tạo nghề là 62.800 người giảm 3,29% so cùng kỳ; tỷ lệ lao động được đào tạo là 62%; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2014 là 48%.
- Ngành y tế đã tập trung phát triển mạng lưới y tế; tăng cường tiếp nhận bác sỹ và bố trí bác sỹ đào tạo hệ liên thông về y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh và một số bệnh viện tuyến huyện; tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế; khám và chữa bệnh cho Nhân dân; tích cực kiểm tra, giám sát, xử lý và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng ở trẻ em, không để lây lan ra cộng đồng; chất lượng khám và điều trị bệnh, đặc biệt quan tâm chú trọng về “Chất” và tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường đã góp phần hạn chế số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
+ Dự ước số lần khám chữa bệnh năm 2014 là 6.300 triệu lần, tăng 1,76% so cùng kỳ; số cháu tiêm đủ 06 loại văcxin là 51.768 cháu, tăng 3,87% so cùng kỳ;
+ Dự ước năm 2014 số giường bệnh/10.000 dân (không kể số giường của trạm y tế xã/phường) là 24,5 giường, tăng 4,26% so năm trước; tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân đạt 6,7 bác sỹ/10.000 dân; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 05 tuổi <10‰; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 01 tuổi <8‰.
- Hoạt động giáo dục - đào tạo đạt kết quả khá tích cực. Toàn tỉnh đã tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014; hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế (kết quả tỷ lệ học sinh thi đỗ khối THPT là 99,49%, trong đó: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT là 84,47%).
Tổng số học sinh giữa năm học 2014 - 2015 toàn tỉnh là 594.695 học sinh đạt 99,12% KH năm, tăng 1,84% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Mẫu giáo 116.567 học sinh (+3,3%); phổ thông 457.580 học sinh (+1,25%) so cùng kỳ.
Tổng số giáo viên giữa năm học 2014 - 2015 toàn tỉnh là 27.963 giáo viên đạt 100% KH năm, tăng 6,36% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Nhà trẻ + mẫu giáo 6.190 giáo viên (+12,22%); phổ thông 21.773 giáo viên (+4,8%) so cùng kỳ.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 89,3%; tỷ lệ sinh viên đại học và cao đẳng/10.000 dân là 286 sinh viên.
3. Tình hình quản lý đất đai
- Đồng Nai đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và là một trong những tỉnh hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có đủ điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai (chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,...), giúp cho thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát triển mạnh.
- Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 03 cấp trong toàn tỉnh. Ngoài ra, tại các đô thị và các khu vực phát triển đô thị còn có quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết của các dự án. Trong đó, tại thành phố Biên Hòa và thị xã Long Khánh đã thực hiện chồng ghép quy hoạch xây dựng lên bản đồ địa chính, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch.
Tại khu vực nông thôn, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã được lập quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, hiện đang thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo chương trình, mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và đặc biệt việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có tác động rất lớn trong việc thu hút đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, hình thành các khu chức năng theo quy hoạch, làm tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản, nâng cao giá trị sử dụng đất đai.
- Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đã được triển khai thực hiện từ các năm trước và đang trong giai đoạn hoàn thiện công trình, đặc biệt đối với các công trình giao thông (xây dựng mới đường Võ Nguyên Giáp (Quốc lộ 1A tránh Biên Hòa), cao tốc TP. HCM - LT - DG; nâng cấp Tỉnh lộ 768, Tỉnh lộ 769,… và nhiều công trình giao thông nông thôn, giao thông đô thị thực hiện theo nguồn vốn xã hội hóa tại các địa phương). Ngoài ra, còn nhiều dự án đã có chủ trương thực hiện trong năm 2013, 2014 hoặc đang lập các thủ tục về đất đai để triển khai thực hiện.
Do tác động của nền kinh tế, tốc tộ đầu tư phát triển trong một số lĩnh vực, dự án và đặt biệt trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng các khu dân cư phát triển chậm, sức hút đầu tư trong lĩnh vực bất động sản kém, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất kém sôi động so với giai đoạn trước.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢNG GIÁ ĐẤT HIỆN HÀNH
1. Những mặt đạt được
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003, hàng năm UBND tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và ban hành bảng giá các loại đất để áp dụng. Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai năm 2014 gồm: Quy định về tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất (ban hành tại Quyết định số 74/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013) và quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai năm 2014 (ban hành tại Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013). Bảng giá đất đã được sử dụng để:
- Tính thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003.
- Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003.
- Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời là nguyên tắc và làm cơ sở để thực hiện việc định giá đất cụ thể để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quản lý đất đai về giá đất.
Về cơ bản, bảng giá các loại đất đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý của tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đất đai.
2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù các quy định về giá đất và bảng giá các loại đất đã được rà soát, chỉnh sửa hàng năm để dần phù hợp với thực tế, tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhân dân, đáp ứng công tác quản lý Nhà nước về tài chính đất đai. Nhưng do thời gian thực hiện hàng năm ngắn, nên một số tồn tại, hạn chế trong bảng giá đất, cũng như quy định về tiêu thức chưa có đủ cơ sở để điều chỉnh, bổ sung. Qua theo dõi, tổng hợp những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định về giá đất, nhận thấy còn một số tồn tại, hạn chế cần được xử lý như sau:
(1) Việc phân vị trí đất nông nghiệp chỉ tính tiêu chí theo đường giao thông, trong đó, tại khu vực đô thị (các thị trấn) chỉ tính cho các tuyến đường phố có tên trong bảng giá đất, tại khu vực nông thôn chỉ tính cho các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường liên xã là chưa hợp lý. Vì thực tế có nhiều đường giao thông có bề rộng từ trên 05 mét (chưa được quy định trong bảng giá đất) rất thuận lợi trong việc đi lại phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực đô thị hoặc tại các khu dân cư nông thôn khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư về giao thông, mà vẫn có sự thuận lợi, nên mức giá giao dịch thị trường cao.
Nhằm đảm bảo sự phù hợp trong việc xác định vị trí và các mức giá đất nông nghiệp, cần thiết phải xem xét mức độ ảnh hưởng về giao thông qua việc so sánh giá đất giao dịch thị trường đối với các tuyến đường như trên, để đưa vào quy định trong nguyên tắc xác định vị trí và mức giá đất cho phù hợp.
(2) Việc xác định các tuyến đường giao thông tương đương quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã đã được giao cho UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa quyết định trên cơ sở thống nhất với Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá về mức độ tương đương, nên quá trình thực hiện gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc xác định giá trị của thửa đất nông nghiệp tại một số khu vực.
Để khắc phục tồn tại nêu trên, cần thiết phải rà soát về hiện trạng các tuyến đường giao thông và các mức giá cụ thể, nhằm đánh giá, phân loại và quy định cụ thể cho các tuyến đường tại khu vực nông thôn.
(3) Việc quy định tiêu chí hẻm nối trực tiếp hoặc không nối trực tiếp đến đường phố hoặc đường giao thông chính trong cách phân vị trí và tính giá đất phi nông nghiệp, dẫn đến lúng túng trong việc xác định đâu là hẻm chính, đâu là hẻm phụ trong một số trường hợp cụ thể. Mặt khác, trong thực tế giá trị thửa đất hầu như không có sự phân biệt giữa hẻm chính, hẻm phụ, mà ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi của thửa đất như: Khoảng cách từ thửa đất đến đường phố hoặc đường giao thông chính, bề rộng hẻm, kết cấu mặt đường của hẻm (rải nhựa, tráng bê tông xi măng, rải đá cấp phối, đường đất).
(4) Việc quy định khu vực giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh nhằm giảm sự chênh lệch về mức giá đất giữa các địa phương. Thế nhưng, việc tính toán xác định vị trí và mức giá đất của các địa phương giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu thông tin cụ thể của thửa đất hoặc các thông tin để xác định vị trí của các thửa đất trong khu vực giáp ranh của địa phương khác.
Bên cạnh đó, giá đất giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh đã được rà soát, xử lý nhằm hạn chế sự chênh lệch khi đề xuất mức giá (tuy nhiên, giá đất có khác nhau cũng là hợp lý vì mỗi địa phương có những điều kiện đặc thù); mặt khác, Luật Đất đai không yêu cầu phải quy định đất giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh.
Đối với khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận đang áp dụng khoảng cách tính từ đường phân chi địa giới hành chính vào sâu 500 mét đối với đất nông nghiệp, 300 mét đối với đất phi nông nghiệp tại nông thôn và 200 mét đối với đất phi nông nghiệp tại đô thị. Quy định này dẫn đến mâu thuẫn trong quá trình áp dụng như: Thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực giáp ranh được áp dụng mức giá cao hơn thửa đất phi nông nghiệp (ngay cạnh thửa đất nông nghiệp), do thửa đất phi nông nghiệp nằm ngoài khoảng cách được xác định là khu vực giáp ranh.
(5) Việc xây dựng bảng giá các loại đất hàng năm đều có sự kế thừa nhất định kết quả của năm trước (kể cả khi thực hiện tổng điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất năm 2010) nên còn một số tồn tại chưa xử lý hết như: Giá đất vượt khung quy định của Nhà nước; giá đất giữa các xã giáp ranh có điều kiện thuận lợi gần tương đồng còn có sự chênh lệch lớn nhưng chưa thể khắc phục.
(6) Một số quy định về tiêu thức phân vùng, phân loại, phân vị trí đất và mức giá các loại đất được điều chỉnh, bổ sung hàng năm nhưng bản đồ phân vị trí đất không được cập nhật chỉnh sửa nên các thông tin như: Tên đoạn, tên đường; mức giá đất trên từng đoạn đường, tuyến đường; mức giá đất nông nghiệp theo từng vị trí của các xã hoặc cụm xã,… đã lạc hậu, không còn phù hợp so với quy định về tiêu thức và bảng giá đất. Vì vậy, bản đồ giá đất xây dựng năm 2010 không còn giá trị sử dụng.
(7) Việc quy định “Cắt lớp” theo chiều sâu thửa đất, áp dụng đối với đất ở là chưa công bằng đối với các loại đất phi nông nghiệp nói chung (như: Đất sản xuất kinh doanh và các loại đất phi nông nghiệp khác,...), dẫn đến giá đất sản xuất kinh doanh hoặc các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở có mức giá cao hơn giá đất ở, trong khi ý tưởng khi xây dựng bảng giá đất thì đất ở có mức giá cao hơn.
(8) Từ năm 2009 đến nay, Đồng Nai đã thực hiện hoàn thành nhiều dự án về kinh tế, hạ tầng và các khu đô thị, đặc biệt quá trình phát triển của hệ thống giao thông và công trình công cộng phục vụ dân sinh làm tăng giá trị giá trị sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản trên địa bàn, nhưng nhiều khu vực, tuyến đường, đoạn đường chưa được cập nhật điều chỉnh thông tin để bổ sung làm cơ sở trong việc xác định giá cụ thể của thửa đất. Việc xây dựng bảng giá đất hàng năm đã rà soát để điều chỉnh, bổ sung nhưng còn mang tính cục bộ, chưa rà soát một cách tổng thể để so sánh mặt bằng về giá đất và các điều kiện cụ thể của từng khu vực, thiếu thông tin để đề xuất điều chỉnh, nên giá đất còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực.
(9) Trước đây, bảng giá các loại đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, vừa là cơ sở giải quyết quyền lợi vừa là căn cứ xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất nên không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất hợp lý mang tính cục bộ. Tại một số khu vực, tuyến đường giá đất giao dịch thị trường có biến động tăng do ảnh hưởng của việc đầu tư, phát triển hạ tầng nhưng việc điều chỉnh mức giá sẽ ảnh hưởng đến công tác bồi thường, triển khai thực hiện của dự án, công trình có liên quan (trong thực tế việc triển khai thực hiện dự án thường kéo dài trong nhiều năm). Do vậy, một số khu vực, tuyến đường nhiều năm chưa được xem xét điều chỉnh về giá đất, làm cho mức giá đất quy định chưa phản ánh đúng thực tế về thị trường và có sự bất hợp lý giữa các khu vực, tuyến đường.
III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁ ĐẤT THỊ TRƯỜNG
1. Triển khai thực hiện
- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1001/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 25/3/2014; UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Công văn số 2640/UBND-KT ngày 01/4/2014 chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự án Điều tra, xây dựng Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai năm 2015. Trong đó, để đảm bảo chất lượng bảng giá đất được áp dụng trong thời gian 05 năm, dự án yêu cầu phải thực hiện điều tra trên diện rộng với số lượng phiếu điều tra lớn; ngoài ra còn điều tra, rà soát toàn bộ hệ thống đường giao thông và các thông tin liên quan khác trên địa bàn cấp xã, để đảm bảo thông tin trong việc phân tích đề xuất xây dựng bảng giá đất.
Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tại Công văn số 1447/STNMT-CCQLĐĐ ngày 28/4/2014.
- Trên cơ sở ý kiến góp ý của các ngành, địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp, hoàn chỉnh dự án và tổ chức họp thống nhất với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa về nội dung, giải pháp thực hiện của dự án (Thông báo số 62/TB-STNMT ngày 19/5/2014). Theo đó, sẽ điều tra trên 171/171 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với số lượng phiếu điều tra dự kiến là 11.300 phiếu, trong đó điều tra trong năm 2014 là 8.400 phiếu, kế thừa thông tin điều tra từ năm 2012 và 2013 là 2.900 phiếu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất thực hiện các nội dung về chuyên môn của dự án; đồng thời có Công văn số 913/STNMT-CCQLĐĐ ngày 25/3/2014 triển khai thực hiện trước việc điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan, nhằm đảm bảo kịp thời gian hoàn thành dự án trong năm 2014.
Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất đã hoàn thành việc điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan tại cấp xã; tổng hợp kết quả điều tra theo địa bàn cấp huyện và cấp tỉnh; đồng thời hoàn thành dự thảo Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
- Ngày 04/9/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 3196/STNMT-CCQLĐĐ đề nghị các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa góp ý dự thảo Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
- Ngày 15/10/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa để thảo luận, thống nhất các nội dung dự thảo Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
- Trên cơ sở kết quả thảo luận, thống nhất tại cuộc họp, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, báo cáo Ban Chỉ đạo xây dựng bảng giá đất tỉnh Đồng Nai tại cuộc họp ngày 17/10/2014 và báo cáo UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 13/11/2014.
Căn cứ ý kiến góp ý, thảo luận của các ngành, đơn vị liên quan và kết luận chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng bảng giá đất tỉnh Đồng Nai (tại Công văn số 9958/TB-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa rà soát, cập nhật chỉnh sửa mức giá ở một số khu vực tuyến đường và hoàn thiện dự thảo Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Kết quả điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan
Căn cứ dự án điều tra, xây dựng bảng giá đất tỉnh Đồng Nai được phê duyệt, Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất (đơn vị được giao thực hiện các nội dung chuyên môn của dự án) đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và UBND cấp xã tiến hành điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan phục vụ xây dựng bảng giá đất.
Kết quả, đã điều tra trên địa bàn 171/171 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với số lượng thửa đất điều tra là 9.112 trường hợp và kế thừa 2.311 trường hợp điều tra trong năm 2012, 2013, đưa tổng số trường hợp vào xử lý thông tin phục vụ xây dựng bảng giá đất là 11.423 trường hợp, gồm: 1.981 trường hợp chuyển nhượng là đất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm) và 9.460 trường hợp chuyển nhượng là đất phi nông nghiệp (gồm 6.541 trường hợp đất ở tại nông thôn và 2.919 trường hợp đất ở tại đô thị). Các trường hợp điều tra được phân bố trên địa bàn cấp xã, đảm bảo mức tối thiểu có 03 trường hợp trên mỗi vị trí, đoạn đường, tuyến đường.
Ngoài việc điều tra giá đất thị trường, đã điều tra, rà soát toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn cấp xã, nhằm xác định và đánh giá các mức độ thuận lợi về giao thông, mức độ phân bố dân cư hoặc những công trình có tính chất ảnh hưởng đến giá đất; đồng thời xác định các mức giá đất theo từng đoạn đường, tuyến đường, khu vực với hình thức tham khảo các mức giá rao bán hoặc tham khảo thông tin của những người am hiểu về thị trường bất động sản, làm cơ sở để phân tích, đánh giá các mức giá đất giữa các khu vực trong quá trình xây dựng, đề xuất giá đất.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra giá đất thị trường tại các địa phương
TT | Đơn vị hành chính | Số phiếu điều tra năm 2014 | Kế thừa điều tra năm 2012, 2013 | Tổng số trường hợp đưa vào xử lý thông tin | Trong đó | ||
Đất ở tại nông thôn | Đất ở tại đô thị | Đất nông nghiệp | |||||
1 | Thành phố Biên Hòa | 1.943 | 653 | 2.596 | 620 | 1.749 | 227 |
2 | Thị xã Long Khánh | 765 | 167 | 932 | 353 | 401 | 178 |
3 | Huyện Xuân Lộc | 756 | 158 | 914 | 639 | 135 | 140 |
4 | Huyện Cẩm Mỹ | 460 | 68 | 528 | 366 |
| 162 |
5 | Huyện Thống Nhất | 432 | 139 | 571 | 467 |
| 104 |
6 | Huyện Tân Phú | 869 | 80 | 949 | 646 | 141 | 162 |
7 | Huyện Định Quán | 866 | 187 | 1.053 | 785 | 127 | 141 |
8 | Huyện Trảng Bom | 861 | 180 | 1.041 | 748 | 125 | 168 |
9 | Huyện Vĩnh Cửu | 776 | 129 | 905 | 540 | 92 | 273 |
10 | Huyện Long Thành | 670 | 106 | 776 | 484 | 149 | 143 |
11 | Huyện Nhơn Trạch | 714 | 444 | 1.158 | 893 |
| 265 |
| Toàn tỉnh | 9.112 | 2.311 | 11.423 | 6.541 | 2.919 | 1.963 |
Thông tin điều tra được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người sử dụng đất, có so sánh với mức giá giao dịch chung của địa bàn trên mỗi khu vực để xác định về độ tin cậy của thông tin chuyển nhượng đã cung cấp, phiếu điều tra được chủ sử dụng đất (người cung cấp thông tin phỏng vấn) ký tên và được UBND cấp xã xác nhận.
Thửa đất điều tra được phân bố trên địa bàn cấp xã, đảm bảo mức tối thiểu có 03 trường hợp trên mỗi vị trí, đoạn đường, tuyến đường. Một số khu vực, đoạn đường, tuyến đường không có trường hợp chuyển nhượng, đã được điều tra rà soát kỹ về hiện trạng giao thông và các công trình hạ tầng liên quan có tác động đến giá đất, đồng thời điều tra giá đất rao bán trên thị trường để tham khảo và áp dụng phương pháp so sánh khi xác định các mức giá đất đề xuất.
3. Giá đất thị trường qua kết quả điều tra
Có thể tóm tắt một số điểm nổi bật giá đất thị trường sau khi tổng hợp, phân tích kết quả điều tra như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường đất đai còn tiếp tục trầm lắng như hiện nay nên giá đất chuyển nhượng trên thị trường hầu như không tăng so với những năm gần đây (2011, 2012, 2013).
Riêng tại một số khu vực, tuyến đường mới được nâng cấp hoàn thiện về giao thông hoặc tại các đầu mối giao thông có điều kiện kinh doanh thuận lợi thì giá đất thị trường có biến động tăng so với các năm trước. Sự biến động tăng này là tất yếu không phải do biến động của thị trường, mà là có sự tác động làm thay đổi các điều kiện hạ tầng tạo thuận lợi trong kinh doanh.
Thứ hai, do nhu cầu nhận chuyển nhượng không lớn nên có rất nhiều trường hợp chuyển nhượng thành công chỉ tập trung vào những khu vực có tiềm năng phát triển theo quy hoạch hoặc thửa đất có hình thể đẹp, vị trí thuận lợi (có khả năng kết hợp giữa việc ở với kinh doanh mua bán) hoặc những thửa đất nông nghiệp có diện tích nhỏ, nằm gần hoặc trong khu dân cư tập trung thuộc khu vực quy hoạch đất ở,… nên giá đất chuyển nhượng cao hơn nhiều so với mức trung bình có thể chấp nhận được trong cùng vùng, cùng khu vực. Vì vậy, những phiếu điều tra dạng này chỉ được dùng để đánh giá, so sánh mức độ tương đồng giữa các khu vực, tuyến đường chứ không thể xem là giá đất phổ biến của vùng, khu vực.
Thứ ba, mức độ chênh lệch về giá đất giữa các vị trí 01, 02, 03, 04 không theo quy tắc nhất định mà tùy thuộc điều kiện thuận lợi, sự phân bố dân cư và các công trình hạ tầng trong khu vực. Ở những khu vực có thể dùng làm nơi buôn bán thì giá đất mặt tiền chênh lệch rất lớn so với các vị trí còn lại.
Thứ tư, giá đất phổ biến, bình quân trên thị trường nhìn chung khá chênh lệch so với bảng giá đất của tỉnh, trong đó:
a) Giá đất nông nghiệp
Giá đất nông nghiệp trên địa bàn có mức giao dịch cao nhất là 1.000.000 đồng/m2, thấp nhất là 15.000 đồng/m2, mức giá phổ biến tùy theo từng khu vực. Trong đó:
- Mức giao dịch cao thường ở ven các đầu mối giao thông quan trọng hoặc gần các khu dân cư, khu công nghiệp. Một số khu vực có mức giá cao hơn nhiều so với bảng giá đất như: Thành phố Biên Hòa (từ 700.000 đồng/m2 đến 1.000.000 đồng/m2); huyện Long Thành, Nhơn Trạch và các khu vực đầu mối giao thông, trong khu dân cư ở các huyện (từ 200.000 đồng/m2 đến 350.000 đồng/m2).
Qua phân tích, nhận thấy: Giá chuyển nhượng cao chủ yếu là do có khả năng chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp hoặc những khu vực quy hoạch dự án mà trong đó giá chuyển nhượng đã có tính đến tiền bồi thường đất và chi phí hỗ trợ đối với đất nông nghiệp.
Tuy vậy, cũng có một số khu vực đặc thù, chuyên sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng giá đất rất cao, điển hình như khu vực đất trồng bưởi thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu (giá chuyển nhượng trung bình 600.000 - 800.000 đồng/m2); các khu vực quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi giá đất thường cao hơn giá đất tỉnh quy định trung bình từ 1,5 - 02 lần.
- Tại các khu vực kém phát triển, có các điều kiện hạ tầng kém thuận lợi và khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất thấp thì mức giá giao dịch thị trường còn thấp. Một số khu vực có mức giá chuyển nhượng thấp so với mặt bằng chung của khu vực như: xã Đắk Lua, xã Phú Sơn - huyện Tân Phú (từ 10.000 đồng/m2 đến 20.000 đồng/m2); xã Thanh Sơn - huyện Định Quán, xã Phú Lý - huyện Vĩnh Cửu (từ 10.000 - 15.000 đồng/m2), trong số đó có những khu vực mức giá giao dịch thấp hơn so với bảng giá (chỉ từ 6.000 - 10.000 đồng/m2).
- Những khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh nhìn chung giá đất bình quân, phổ biến thường cao hơn từ 15% - 30% so với mức giá trong bảng giá đất của tỉnh.
b) Giá đất phi nông nghiệp
Đối với giá đất phi nông nghiệp (đất ở), mức giá giao dịch tùy theo các điều kiện thuận lợi và sự phân bố dân cư, các công trình hạ tầng trên mỗi đoạn đường tuyến đường. Hầu hết mức giá giao dịch đất phi nông nghiệp trên các tuyến đường giao thông chính (vị trí 01) có mức giá khá cao so với các vị trí 02, 03, 04, vì ngoài mục đích sử dụng để ở, còn được sử dụng để sản xuất kinh doanh. Mức giá giao dịch khá ổn định so với các năm trước, riêng tại một số đoạn đường, tuyến đường đang phát triển hoặc có sự đầu tư nâng cấp về giao thông và các công trình hạ tầng liên quan khác thì mức giá đất có biến động tăng so với năm trước.
Mặc dù trong những năm qua giá đất ở hầu như không biến động lớn, nhưng nhìn chung giá chuyển nhượng thực tế vẫn đang ở mức cao hơn giá quy định. Sau khi phân tích, so sánh, loại trừ các yếu tố như: Chi phí đầu tư hạ tầng, lợi thế về hình thể, vị trí thuận lợi,… thì mức giá đất ở bình quân, phổ biến trên thị trường vẫn cao hơn giá đất trong bảng giá đất của tỉnh từ 20% - 30%; đặc biệt tại các tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới thì mức chênh lệch còn cao hơn đến 100%. Trong đó:
* Đối với đất ở tại đô thị:
- Tại hầu hết các đường trong đô thị đều có mức giá cao hơn giá quy định năm 2014, mức cao hơn phổ biến từ từ 30 - 40%. Trong đó:
+ Tại thành phố Biên Hòa, mức giá ở vị trí 01 đường phố cao hơn giá quy định từ 50% đến 100%, ở một số tuyến đường phát triển thì mức giá giao dịch cao hơn từ 03 đến 04 lần như: Đường Phan Chu Trinh cao hơn đến 04 lần, đường 30 Tháng 4 giá cao hơn đến 03 lần,…
+ Tại thị xã Long Khánh, mức giá ở vị trí 01 đường phố cao hơn giá quy định từ 40% - 60%, tại một số tuyến đường có mức giá giao dịch ở vị trí 01 cao hơn từ 80 - 100% như: Các đường Nguyễn Du, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Thanh, Hồng Thập Tự, Hoàng Diệu; ngược lại cũng có nhiều tuyến đường mức giá giao dịch chỉ cao hơn 20 - 30% mức giá quy định như: Đường Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác, Lương Thế Vinh,…
+ Tại thị trấn Trảng Bom: Hầu hết các tuyến đường đều có mức giá giao dịch ở vị trí 01 cao hơn từ 30% - 60% giá quy định. Một số tuyến đường đang phát triển và có sự đầu tư hạ tầng thì giá giao dịch cao hơn từ 02 - 03 lần, như: Đường Tạ Uyên, Nguyễn Văn Linh có giá giao dịch cao hơn đến 03 lần,…
Nhìn chung, tại hầu hết các tuyến đường đều có mức giá giao dịch cao hơn mức giá Nhà nước quy định và khá ổn định so với các năm trước. Riêng các tuyến đường tại khu vực đang phát triển hoặc mới được đầu tư nâng cấp hạ tầng hoặc bổ sung các công trình có liên quan thì mức giá giao dịch tăng so với các năm trước và cao hơn mức giá UBND tỉnh quy định từ 02 - 03 lần.
* Đối với đất ở tại nông thôn:
Tương tự giá đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn trên các trục đường giao thông chính thường có mức giao dịch cao so với mức giá quy định năm 2014 từ 50 - 100%; riêng tại các đầu mối giao thông và trên các trục đường mới được nâng cấp, cải tạo thì mức giá cao hơn từ 02 - 03 lần giá quy định. Trong đó, hầu hết các tuyến đường giao thông trọng yếu của tỉnh đều có mức giá biến động tăng và cao hơn giá UBND tỉnh quy định như: Tỉnh lộ 769, 767, Quốc lộ 51, Quốc lộ 1,… Một số tuyến đường giao thông tại khu vực nông thôn mới được nâng cấp, cải tạo có mức giá tăng so với các năm trước và cao hơn giá quy định từ 03 - 04 lần như: An Lâm qua xã Long An (Long Thành) cao hơn 5,4 lần, đường Nguyễn Văn Trị (Nhơn Trạch) cao hơn 4,2 lần…, nhưng về giá trị giao dịch thì không cao.
III. XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
1. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Phạm vi áp dụng
- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, bảng giá đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, khác nhau, vừa là cơ sở giải quyết quyền lợi vừa là căn cứ xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất. Bao gồm 07 trường hợp sau:
+ Tính thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
+ Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003;
+ Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003;
+ Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003;
+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật;
+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;
+ Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, Khoản 5, Điều 4 và Khoản 2, Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp:
+ Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
+ Tính thuế sử dụng đất;
+ Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
+ Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
+ Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5, Điều 4 và Khoản 2, Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Như vậy, về phạm vi áp dụng thì Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm 2015 - 2019 có điểm khác biệt cơ bản so với Bảng giá đất năm 2014 là không sử dụng để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Việc tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được căn cứ vào giá đất cụ thể tại thời điểm thu hồi.
3. Việc phân loại đất, phân vùng, phân khu vực
Thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Luật Đất đai năm 2013, Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và các quyết định của Ủy ban dân tộc công nhận các xã thuộc khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm: Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994, Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997, Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/8/2005.
Theo đó, tỉnh Đồng Nai có 56 xã và 04 thị trấn được công nhận là xã miền núi, 111 xã, phường, thị trấn còn lại là xã đồng bằng, không có xã trung du.
4. Việc phân vị trí các loại đất
a) Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được phân vị trí dựa theo khoảng cách đến đường phố hoặc đường giao thông chính, trong đó:
- Tại các xã: Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa và các phường thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh: Không phân vị trí và có cùng một mức giá đất.
- Tại các thị trấn và các xã khu vực nông thôn: Điều chỉnh số lượng cấp vị trí đất nông nghiệp, trong đó: Đất nông nghiệp tại các thị trấn gồm 03 vị trí (năm 2014 là 02 vị trí), tại khu vực nông thôn gồm 04 vị trí (năm 2014 là 03 vị trí); phân nhóm cụ thể các tuyến đường để căn cứ xác định vị trí đất thay cho việc quy định chung chung đường tương đương quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ như năm 2014.
Lý do điều chỉnh: Chi tiết hơn cấp vị trí cho phù hợp với thực tế; giải quyết vướng mắc trong việc xác định tuyến đường tương đương.
b) Đất phi nông nghiệp phân vị trí theo khoảng cách từ thửa đất đến đường phố hoặc đường giao thông chính và độ rộng hẻm. Đất phi nông nghiệp tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được phân thống nhất thành 04 cấp vị trí.
So với năm 2014, Bảng giá đất 05 năm 2015 - 2019 được điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh việc phân cấp độ rộng hẻm và khoảng cách từ thửa đất đến đường giao thông chính đối với các vị trí 02, 03, 04 của đất phi nông nghiệp, trong đó:
+ Về độ rộng hẻm: Có 03 cấp: ≥05m; ≥03m đến <05m; <03m (năm 2014 là ≥04m; ≥02m đến <04m; <02m).
+ Về khoảng cách từ thửa đất đến đường chính:
● Tại đô thị: Có 04 mức: ≤200m; >200m đến ≤400m; >400m đến ≤600m; >600m (năm 2014 là ≤200m; >200m đến ≤500m; >500m đến ≤1.000m; >1.000m).
● Tại nông thôn: Có 04 mức: ≤200m; >200m đến ≤500m; >500m đến ≤1.000m; >1.000m (năm 2014 là ≤500m; >500m đến ≤1.000m; >1.000m đến ≤2.000m; >2.000m).
Lý do điều chỉnh:
+ Về độ rộng hẻm: Phân biệt rõ ràng hơn về thuận lợi trong giao thông: Hẻm trên 05m thì các loại xe bốn bánh lưu thông dễ dàng; hẻm từ 03 - 05m thì xe bốn bánh bị hạn chế khi tránh xe ngược chiều; hẻm từ 03m trở xuống thì xe bốn bánh hầu như không vào được.
+ Về khoảng cách đến đường chính: Trên cơ sở mức giá giao dịch và theo dõi, phân tích sự chuyển biến về giá theo khoảng cách trong thực tế.
- Bãi bỏ quy định phân biệt hẻm nối trực tiếp hoặc không nối trực tiếp với đường phố hoặc đường giao thông chính.
Lý do bãi bỏ: Việc quy định hẻm nối trực tiếp hoặc không nối trực tiếp với đường chính gây khó khăn khi áp dụng thực tế do không có tiêu chí xác định rõ ràng và cũng không hợp lý (nhất là hẻm dạng chữ Y, hẻm phụ rộng hơn hẻm chính,...); mặt khác, rất nhiều trường hợp thửa đất thuộc hẻm không nối trực tiếp với đường nhưng có điều kiện thuận lợi hơn hẻm nối trực tiếp (do gần đường chính hơn, do hạ tầng tốt hơn,...). Vì vậy, chỉ nên quy định khoảng cách từ thửa đất đến đường chính và bề rộng hẻm mà không quy định hẻm nối trực tiếp hoặc không nối trực tiếp với đường.
5. Một số quy định khác
- Điều chỉnh phạm vi áp dụng việc giảm giá theo chiều sâu thửa đất tại vị trí 01 đối với tất cả các loại đất phi nông nghiệp, ngoại trừ đất khu, cụm công nghiệp (năm 2014 quy định chỉ giảm giá đối với đất ở); khoảng cách giảm giá và tỷ lệ giảm giá giữ nguyên như quy định năm 2014.
Lý do điều chỉnh: Việc giảm giá áp dụng chung cho các loại đất phi nông nghiệp nhằm tạo sự công bằng giữa các loại đất (giá các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở được quy định thấp hơn giá đất ở, nếu không áp dụng việc giảm giá theo chiều sâu thửa đất thì sẽ dẫn đến trường hợp giá thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở cao hơn giá thửa đất ở).
- Điều chỉnh khoảng cách xác định khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận: Tính từ đường phân chia địa giới hành chính tỉnh vào sâu 500 mét đối với các loại đất (quy định năm 2014: Vào sâu 500 mét đối với đất nông nghiệp, 300 mét đối với đất phi nông nghiệp tại nông thôn và 200 mét đối với đất phi nông nghiệp tại đô thị).
Lý do điều chỉnh: Việc quy định chung khu vực giáp ranh áp dụng thống nhất đối với các loại đất là phù hợp, tránh trường hợp tại cùng 01 vị trí mà loại đất này thuộc khu vực giáp ranh, loại đất kia thì không.
- Bỏ quy định đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Lý do bãi bỏ: Giá đất giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh đã được rà soát, xử lý nhằm hạn chế sự chênh lệch khi đề xuất mức giá (tuy nhiên, giá đất có khác nhau cũng là hợp lý vì mỗi địa phương có những điều kiện đặc thù); thực tế việc quy định khu vực giáp ranh giữa các huyện cũng có những khó khăn, phức tạp trong quá trình áp dụng; mặt khác, Luật Đất đai không yêu cầu phải quy định đất giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh.
6. Phương pháp định giá đất
Mặc dù thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh còn trầm lắng, các trường hợp chuyển nhượng thành công ít và thường tập trung ở những khu vực có tiềm năng phát triển theo quy hoạch hoặc thửa đất có hình thể đẹp, vị trí thuận lợi (có khả năng kết hợp giữa việc ở với kinh doanh mua bán) hoặc những thửa đất nông nghiệp có diện tích nhỏ, nằm gần hoặc trong khu dân cư tập trung thuộc khu vực quy hoạch đất ở,… Tuy nhiên, do tình hình thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất hầu như không biến động trong những năm gần đây, nên có thể sử dụng thông tin chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong 03 năm 2012, 2013 và 2014 để phân tích giá đất thị trường và đề xuất xây dựng bảng giá đất.
Căn cứ vào kết quả điều tra, toàn tỉnh có 11.423 trường hợp chuyển nhượng được điều tra thông tin, trong đó có 9.112 trường hợp được điều tra trong năm 2014 và 2.311 trường hợp được sử dụng từ kết quả điều tra năm 2012 và 2013. Các trường hợp điều tra đã được phân bổ theo địa bàn cấp xã và được bố trí theo từng khu vực, tuyến đường để đảm bảo mức tối thiểu đạt 03 phiếu tại mỗi khu vực, vị trí, tuyến đường. Vì vậy, phương pháp định giá đất được sử dụng chủ yếu là phương pháp chiết trừ và phương pháp so sánh trực tiếp được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 của Nghị định 44/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó:
- Đối với các khu vực, vị trí, đoạn đường có thông tin giá đất thị trường thì sử dụng phương pháp triết trừ để xác định giá trị hiện tại của tài sản gắn liền với thửa đất để khấu trừ ra khỏi giá bất động sản để xác định giá đất; đồng thời sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để đánh giá mức độ chênh lệch về giá đất giữa các vị trí, đoạn đường, tuyến đường khác nhau trong cùng khu vực để đề xuất giá đất.
- Tại các khu vực, vị trí, đoạn đường không có thông tin giá đất thị trường hoặc không đủ thông tin giá đất thị trường đã được điều tra, rà soát về hiện trạng giao thông, các công trình công cộng liên quan, mật độ phân bố dân cư và khả năng sinh lợi khác để tiến hành so sánh trực tiếp với các bất động sản khác tại các khu vực, đoạn đường, tuyến đường có thông tin giá đất thị trường; đồng thời đã điều tra các thông tin về giá rao bán của các bất động sản để tham khảo trong việc đề xuất các mức giá đất.
(Kèm theo Phụ lục số XII: Chi tiết việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất)
7. Giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019
Giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, hợp nhất từ 02 quy định: Quy định về tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất (ban hành kèm theo Quyết định 74/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013) và quy định về giá các loại đất (ban hành kèm theo Quyết định 75/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013).
Mức giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được quy định trên cơ sở kế thừa bảng giá các loại đất năm 2014, tiến hành rà soát, điều chỉnh tăng mức giá tại một số xã có giá chuyển nhượng quá chênh lệch so với giá đất năm 2014, bổ sung mức giá các tuyến đường mới được nâng cấp, cải tạo hoặc được đặt tên mới nhưng chưa được quy định mức giá; điều chỉnh mức giá các đoạn đường, tuyến đường để phù hợp với thực tế và sự tương đồng giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường liên quan.
Nhìn chung, giá các loại đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 cơ bản được giữ ổn định so với năm 2014 và cũng đã khá sát mức giá phổ biến trên thị trường, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo sự tương đồng về giá giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường trong toàn địa bàn tỉnh cũng như phù hợp khung giá các loại đất do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, có một số khu vực mức giá đất nông nghiệp quy định còn thấp so với mức giá thị trường như tại các phường thuộc thành phố Biên Hòa hoặc trong các khu dân cư tập trung. Nguyên nhân do tại các khu vực trên giá chuyển nhượng cao chủ yếu là do có khả năng chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp, mặt khác nếu quy định giá đất các khu vực này sát với mức giá chuyển nhượng thực tế thì sẽ vượt quá mức giá tối đa so với khung giá đất được Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, đối với giá đất phi nông nghiệp thì tại các khu vực đầu mối giao thông hoặc gần các trung tâm thương mại, chợ có thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất quy định cũng chưa thật sát giá thị trường, tuy nhiên đây là những trường hợp cục bộ, đặc thù, thường có sự biến động về thị trường, không thể đại diện cho mặt bằng chung về giá của toàn khu vực.
a) Đối với đất nông nghiệp
Trên cơ sở kết quả điều tra giá đất thị trường và các thông tin liên quan, tiến hành so sánh, đánh giá sự tương quan giữa giá đất và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất và giữa các khu vực, nhằm đảm bảo sự phù hợp về mức giá giữa các khu vực và phù hợp với thị trường, Bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 đối với đất nông nghiệp phải được điều chỉnh so với bảng giá đất hiện hành (năm 2014) như sau:
- Đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm:
+ Điều chỉnh tăng mức giá đất đối với 40 xã, phường, thị trấn, với mức điều chỉnh tăng phổ biến từ 15% - 25%, bao gồm: 30 phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; 05 xã thuộc huyện Trảng Bom; 03 xã thuộc huyện Thống Nhất; thị trấn Định Quán và thị trấn Tân Phú.
Việc điều chỉnh tăng mức giá đất các xã, phường, thị trấn nêu trên chủ yếu do giá đất chuyển nhượng thực tế quá chênh lệch so với giá đất quy định năm 2014 hoặc điều chỉnh giá đất để đảm bảo sự hợp lý về mức giá giữa các xã có điều kiện thuận lợi tương đương.
+ Điều chỉnh giảm mức giá đất đối với 04 xã, thị trấn để đảm bảo sự phù hợp về mức giá giữa các khu vực, bao gồm: 03 xã: Suối Trầu, Cẩm Đường, Bình Sơn thuộc huyện Long Thành (giảm 13%) và khu vực phía Bắc của thị trấn Vĩnh An (giảm từ 100.000 đồng/m2 xuống còn 40.000 đồng/m2).
Sau khi điều chỉnh, giá đất cây hàng năm và cây lâu năm giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở Phụ lục số II và số III. Theo đó:
+ Tại các xã khu vực đồng bằng: Tại khu vực đô thị mức giá cao nhất là 350.000 đồng/m2 (tại các phường thuộc thành phố Biên Hòa); tại các xã khu vực nông thôn đồng bằng có mức giá cao nhất là 140.000 đồng/m2 (vị trí 01 tại các xã thuộc huyện Nhơn Trạch, Long Thành và xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom), mức giá thấp nhất là 15.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại các xã Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân huyện Tân Phú);
+ Tại các xã khu vực miền núi: Mức giá cao nhất là 130.000 đồng/m2 (vị trí 01 tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất) và mức giá thấp nhất là 10.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại các xã thuộc huyện Tân Phú và xã Thanh Sơn huyện Định Quán).
- Đất rừng sản xuất: Điều chỉnh tăng mức giá của 126 xã, phường, thị trấn so với năm 2014, nhằm đảm bảo mức giá bằng khoảng 70% giá đất trồng cây lâu năm cùng vị trí. Riêng khu vực phía Bắc thị trấn Vĩnh An được điều chỉnh giảm từ 50.000 đồng/m2 xuống còn 40.000 đồng/m2 để tương đương với mức giá của xã Mã Đà, xã Hiếu Liêm.
Sau khi điều chỉnh, giá đất rừng sản xuất giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở Phụ lục số IV. Theo đó:
+ Tại các xã khu vực đồng bằng: Tại khu vực đô thị mức giá cao nhất là 240.000 đồng/m2 (tại các phường thuộc thành phố Biên Hòa); tại các xã khu vực nông thôn đồng bằng có mức giá cao nhất là 150.000 đồng/m2 (vị trí 01 tại các xã: An Hòa, Phước Tân, Tam Phước thuộc thành phố Biên Hòa), mức giá thấp nhất là 15.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại xã Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân, huyện Tân Phú);
+ Tại các xã miền núi: Mức giá cao nhất là 90.000 đồng/m2 (vị trí 01 tại xã Xuân Thạnh, Lộ 25 thuộc huyện Thống Nhất); mức giá thấp nhất là 8.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại xã Thanh Sơn huyện Định Quán và xã Đắk Lua huyện Tân Phú).
- Đất nuôi trồng thủy sản: Điều chỉnh tăng mức giá của 122 xã, phường, thị trấn so với năm 2014, nhằm đảm bảo mức giá bằng khoảng 70% giá đất trồng cây hàng năm cùng vị trí. Riêng tại khu vực phía Bắc thị trấn Vĩnh An cũng được điều chỉnh giảm từ 60.000 đồng/m2 xuống còn 40.000 đồng/m2 để tương đương với mức giá của xã Mã Đà, xã Hiếu Liêm.
Sau khi điều chỉnh, giá đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở Phụ lục số V. Theo đó:
+ Tại khu vực các xã đồng bằng: Tại khu vực đô thị mức giá cao nhất là 240.000 đồng/m2 (tại các phường thuộc thành phố Biên Hòa); tại các xã khu vực nông thôn đồng bằng có mức giá cao nhất là 187.000 đồng/m2 (xã Tân Hạnh thành phố Biên Hòa), mức giá thấp nhất là 10.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại các xã Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân huyện Tân Phú);
+ Tại các xã miền núi: Mức giá cao nhất là 90.000 đồng/m2 (vị trí 01 tại xã Xuân Thạnh và Lộ 25 thuộc huyện Thống Nhất); mức giá thấp nhất là 8.000 đồng/m2 (vị trí 04 tại xã Thanh Sơn huyện Định Quán và tại các xã thuộc huyện Tân Phú).
b) Đối với đất phi nông nghiệp
Rà soát tất cả các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, tập trung xử lý chênh lệch giá đất giữa các tuyến đường có điều kiện thuận lợi tương đồng, đặc biệt là các tuyến đường phụ nối với trục đường chính (theo nguyên tắc giá đất vị trí 01 của đường phụ phải tương đương giá đất vị trí 02 của trục đường chính); điều chỉnh giá đất hoặc bổ sung vào bảng giá đất đối với các tuyến đường mới được nâng cấp, mở rộng hoặc mở mới. Trong đó:
- Đất ở tại đô thị: Bổ sung quy định trong bảng giá đất đối với 26 tuyến đường mới được nâng cấp, cải tạo hoặc đã được đặt tên nhưng chưa quy định mức giá, đưa tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất ở tại đô thị lên 432 tuyến đường với tổng số 579 đoạn đường (bảng giá hiện hành là 406 tuyến đường với 558 đoạn đường); điều chỉnh tăng mức giá đất của 53 đoạn/43 tuyến đường (chiếm 9,49% tổng số đoạn đường) và điều chỉnh giảm mức giá của 18 đoạn/14 tuyến đường (chiếm 3,22% tổng số đoạn đường).
Sau khi điều chỉnh, giá đất ở tại đô thị giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở Phụ lục số VI. Theo đó:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Mức giá thấp nhất là 120.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc các thị trấn: Gia Ray, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh An), mức giá cao nhất là 5.800.000 đồng/m2 (tại vị trí 01 của đường Lê Duẩn thuộc thị trấn Long Thành);
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Mức giá cao nhất là 8 triệu đồng/m2 (tại vị trí 01 đường Hùng Vương), mức giá thấp nhất là 300.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số tuyến đường tiếp giáp với khu vực các xã nông thôn);
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Có mức giá cao nhất là 25 triệu đồng/m2 (tại vị trí 01 đường 30/4), mức giá thấp nhất là 500.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 đường Hoàng Bá Bổn đoạn tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu).
- Đất ở tại nông thôn: Bổ sung trong bảng giá đất đối với 74 tuyến đường giao thông mới được nâng cấp, cải tạo hoặc đã được đặt tên nhưng chưa quy định giá, đưa tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất ở tại nông thôn lên 474 tuyến đường với tổng số 911 đoạn đường (bảng giá hiện hành là 400 tuyến đường với 834 đoạn đường); điều chỉnh tăng mức giá đất của 237 đoạn/93 tuyến đường (chiếm 28,42% tổng số đoạn đường, tương đương 23,25% số tuyến đường) và điều chỉnh giảm mức giá của 10 đoạn/10 tuyến đường (chiếm 1,19% tổng số đoạn đường) để phù hợp với các đoạn đường, tuyến đường trong khu vực.
Sau khi điều chỉnh, giá đất ở tại nông thôn giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở Phụ lục số VII. Theo đó:
Đất ở nông thôn có mức giá cao nhất là 7.500.000 đồng/m2 (vị trí 01 đường Bùi Văn Hòa thuộc xã An Hòa, Phước Tân); mức giá thấp nhất tại khu vực xã miền núi là 40.000 đồng/m2 (vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc các xã miền núi như: Xã Thanh Sơn huyện Định Quán và một số xã thuộc huyện Tân Phú); mức giá thấp nhất tại khu vực các xã đồng bằng là 60.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số đoạn đường thuộc xã Phú Thanh, Phú Xuân, Phú Lâm huyện Tân Phú và một số xã thuộc huyện Định Quán).
- Đất thương mại dịch vụ tại đô thị: Bảng giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị được xây dựng mới với tổng số 432 tuyến đường trên tổng số 579 đoạn đường tương ứng với số đoạn đường, tuyến đường trong bảng giá đất ở tại đô thị. Mức giá quy định bằng khoảng với 60% mức giá đất ở tại đô thị cùng vị trí.
Bảng giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị được thể hiện tại Phụ lục số VIII. Theo đó:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Mức giá thấp nhất là 96.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc các thị trấn: Gia Ray, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh An), mức giá cao nhất là 3.480.000 đồng/m2 (tại vị trí 01 đường Lê Duẩn thuộc thị trấn Long Thành);
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Mức giá cao nhất là 4,8 triệu đồng/m2 (tại vị trí 01 đường Hùng Vương), mức giá thấp nhất là 240.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số tuyến đường tiếp giáp với khu vực các xã nông thôn);
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Có mức giá cao nhất là 15 triệu đồng/m2 (tại vị trí 01 đường 30/4), mức giá thấp nhất là 400.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 thuộc đường Hoàng Bá Bổn đoạn tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu).
- Đất thương mại dịch vụ tại nông thôn: Tương tự bảng giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị, bảng giá đất thương mại dịch vụ tại nông thôn được xây dựng có 474 tuyến đường với tổng số 911 đoạn đường tương ứng với số đoạn đường, tuyến đường trong bảng giá đất ở tại nông thôn. Mức giá quy định bằng khoảng 60% mức giá đất ở tại nông thôn cùng vị trí.
Bảng giá đất thương mại dịch vụ tại nông thôn được thể hiện tại Phụ lục số IX. Theo đó, mức giá cao nhất là 4,5 triệu đồng/m2 (vị trí 01 của đường Bùi Văn Hòa thuộc xã Phước Tân, An Hòa thành phố Biên Hòa), mức giá thấp nhất tại các xã miền núi là 32.000 đồng/m2 (vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc các xã miền núi huyện Tân Phú, Định Quán và Vĩnh Cửu) và mức giá thấp nhất tại các xã đồng bằng 48.000 đồng/m2 (vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc xã Phú Thanh, Phú Xuân và Phú Lâm huyện Tân Phú và xã Gia Tân 1 huyện Thống Nhất).
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị: Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị được xây dựng mới có tổng số 432 tuyến đường trên tổng số 579 đoạn đường tương ứng với số đoạn đường, tuyến đường trong bảng giá đất ở tại đô thị. Mức giá quy định bằng khoảng với 50% mức giá đất ở tại đô thị cùng vị trí.
Bảng giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị được thể hiện tại Phụ lục số X. Theo đó:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Mức giá thấp nhất là 72.000 đồng/m2 (vị trí 01 của một số tuyến đường thuộc các thị trấn: Gia Ray, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh An), mức giá cao nhất là 2.900.000 đồng/m2 (vị trí 01 của đường Lê Duẩn thuộc thị trấn Long Thành);
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Mức giá cao nhất là 4 triệu đồng/m2 (vị trí 01 đường Hùng Vương), mức giá thấp nhất là 180.000 đồng/m2 (tại vị trí 04 của một số tuyến đường tiếp giáp với khu vực các xã nông thôn);
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Có mức giá cao nhất là 12,5 triệu đồng/m2 (vị trí 01 đường 30/4), mức giá thấp nhất là 300.000 đồng/m2 (vị trí 04 thuộc đường Hoàng Bá Bổn đoạn tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu).
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn: Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn được xây dựng mới có 474 tuyến đường với tổng số 911 đoạn đường, tương ứng với số đoạn đường, tuyến đường trong bảng giá đất ở tại nông thôn. Mức giá quy định bằng khoảng 50% mức giá đất ở tại nông thôn cùng vị trí.
Bảng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn được thể hiện tại Phụ lục số XI. Theo đó, mức giá cao nhất là 3,75 triệu đồng/m2 (vị trí 01 của đường Bùi Văn Hòa thuộc xã Phước Tân, An Hòa thành phố Biên Hòa), mức giá thấp nhất là 24.000 đồng/m2 thuộc xã miền núi (vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc xã Thanh Sơn huyện Định Quán) và 36.000 đồng/m2 thuộc các xã đồng bằng (vị trí 04 của một số tuyến đường thuộc xã Phú Thanh huyện Tân Phú);
- Các loại đất phi nông nghiệp còn lại giữ nguyên cách xác định giá đất theo đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh như quy định năm 2014.
- Đối với nhóm đất chưa sử dụng: Giữ nguyên cách xác định giá đất như năm 2014 là: Áp dụng theo mức giá thấp nhất của đất nông nghiệp liền kề; trường hợp không có đất nông nghiệp liền kề thì áp dụng mức giá của đất nông nghiệp gần nhất.
8. Việc quy định xử lý các trường hợp phát sinh
Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 cũng quy định xử lý các trường hợp cụ thể như: Việc xác định vị trí đối với thửa đất có 02 mặt tiền đường trở lên, thửa đất thuộc hẻm nối thông với nhiều tuyến đường khác nhau, thửa đất trong các khu dân cư dự án, thửa đất mặt tiền đường lòng chợ, đường tiếp giáp tứ cận chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, thửa đất cùng một khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nguyên tắc xác định giá đất khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận; việc xem xét giảm giá đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các khu đất có hiện trạng là ao, hồ, trũng phải tốn nhiều chi phí cải tạo mặt bằng;... để tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng quy định giá các loại đất.
1. Thành phố Biên Hòa
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Điều chỉnh tăng từ 11 -36% giá đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm của các phường, xã, trong đó: Tăng 11%, từ 316.000 đồng/m2 lên 350.000 đồng/m2 (tại 23 phường); tăng 36%, từ 220.000 đồng/m2 lên 300.000 đồng/m2 (tại xã Hiệp Hòa và Hóa An); xã Tân Hạnh điều chỉnh tăng 14%, từ 220.000 đồng/m2 lên 250.000 đồng/m2; xã Long Hưng điều chỉnh tăng 33% mức giá ở vị trí 01, từ 135.000 đồng/m2 lên 180.000 đồng/m2; 03 xã An Hòa, Phước Tân, Tam Phước điều chỉnh tăng 38% mức giá ở vị trí 01, từ 160.000 đồng/m2 lên 220.000 đồng/m2.
Các vị trí 02, 03, 04 được hiệu chỉnh lại mức giá để phù hợp với thực tế và việc bổ sung cấp vị trí.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng giá đất rừng trồng sản xuất trên địa bàn các phường, xã để tương đương với 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó: Tại 23 phường được điều chỉnh tăng từ 187.000 đồng/m2 lên 240.000 đồng/m2; xã Hiệp Hòa và Hóa An điều chỉnh tăng từ 85.000 đồng/m2 lên 210.000 đồng/m2; xã Tân Hạnh điều chỉnh tăng từ 85.000 đồng/m2 lên 170.000 đồng/m2; 03 xã An Hòa, Phước Tân, Tam Phước điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 150.000 đồng/m2 và Long Hưng điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 125.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh để xử lý tương đương với 70% giá đất trồng cây hàng năm. Trong đó: Tại 23 phường được điều chỉnh tăng từ 187.000 đồng/m2 lên 240.000 đồng/m2; xã Hiệp Hòa và Hóa An điều chỉnh tăng từ 187.000 đồng/m2 lên 210.000 đồng/m2; 03 xã An Hòa, Phước Tân, Tam Phước điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng/m2 lên 150.000 đồng/m2 và Long Hưng điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng/m2 lên 125.000 đồng/m2.
Riêng xã Tân Hạnh được giữ ổn định mức giá so với năm 2014 với mức giá là 187.000 đồng/m2.
b) Đất ở đô thị
- Bổ sung quy định trong bảng giá đất đối với 07 tuyến đường mới được nâng cấp, cải tạo hoặc đã được đặt tên nhưng chưa quy định mức giá đất, đưa tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất ở tại đô thị lên 120 tuyến đường với tổng số 167 đoạn đường (bảng giá hiện hành là 113 tuyến đường với 163 đoạn đường). Gồm: Đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ Quốc lộ 51 đến đường Bùi Văn Hòa); đường liên khu phố 6, 7, 8; đường Tân Lập; đường Đa Minh; đường Trạm Thuế khu vực 2 (thuộc phường Tam Hiệp); đường liên khu 3, 4, 5 (thuộc phường Long Bình) và đường Ngô Xá thuộc phường Tân Hòa (giáp xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom).
- Điều chỉnh tăng giá đất ở 03 đoạn trên 03 tuyến đường gồm: Đường Đồng Khởi, đoạn từ xa lộ Hà Nội đến đường Lê Quý Đôn tăng từ 15 triệu đồng/m2 lên 18 triệu đồng/m2; Quốc lộ 51, đoạn từ cầu Đen đến đầu đường Võ Nguyên Giáp tăng từ 6 triệu đồng/m2 lên 7 triệu đồng/m2; Đường Võ Thị Sáu, đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Phạm Văn Thuận tăng từ 15 triệu đồng/m2 lên 18 triệu đồng/m2, do trên các đoạn đường này được nâng cấp về giao thông hoặc các công trình công cộng liên quan làm cho giá đất thị trường biến động tăng.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 03 đoạn/02 tuyến đường gồm: Đường Huỳnh Văn Nghệ, đoạn từ ngã ba Gạc Nai đến giáp huyện Vĩnh Cửu giảm từ 4 triệu đồng/m2 xuống 3,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn tiếp theo trên Tỉnh lộ 768 thuộc huyện Vĩnh Cửu; đường Lê Ngô Cát, đoạn từ hẻm vào Trường THPT Nguyễn Công Trứ đến hết Dòng nữ trợ thế Thánh Tâm giảm từ 5,3 triệu đồng/m2 xuống 4,5 triệu đồng/m2 và đoạn từ Dòng nữ trợ thế Thánh Tâm đến hết ranh giới phường Tân Hòa giảm từ 5,3 triệu đồng/m2 xuống 2,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với mức giá đường Đông Hải - Lộ Đức thuộc xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung trong bảng giá đất đối với tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp là đường Phước Tân - Giang Điền, đưa tổng số tuyến đường trong bảng giá đất lên 35 tuyến với tổng số 48 đoạn (bảng giá hiện hành có 34 đường với 51 đoạn).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 11 đoạn/7 tuyến đường, chiếm 21,56% tổng số đoạn đường; mức tăng cao nhất là 43% thuộc đường Võ Nguyên Giáp và tăng thấp nhất là 11% trên các đường Đặng Văn Trơn, Đỗ Văn Thi. Cụ thể các tuyến đường điều chỉnh như sau:
+ Các đường: Đỗ Văn Thi; Đặng Văn Trơn, đoạn từ đường Đỗ Văn Thi đến đường rẽ lên cầu Bửu Hòa và đường nối từ đường Đặng Văn Trơn đến cầu Bửu Hòa điều chỉnh tăng từ 4,5 triệu đồng/m2 lên 5 triệu đồng/m2, do khu vực xã Hiệp Hòa mới được xây cầu nối và được nâng cấp đường giao thông nên giá thị trường biến động tăng;
+ Đường Quốc Lộ 51, điều chỉnh tăng trên 05 đoạn với mức tăng từ 14% -33%, giá cao nhất trên đoạn từ cầu Đen đến đường Nguyễn Trung Trực tăng từ 5 triệu đồng/m2 lên 6,5 triệu đồng/m2, giá thấp nhất trên đoạn từ Trường Quân Khuyển đến ranh giới xã Tam Phước và xã An Phước tăng từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2, do Quốc lộ 51 mới được nâng cấp hoàn thiện.
+ Đường Phùng Hưng được điều chỉnh tăng và gộp chung thành một mức giá trên toàn tuyến, trong đó đoạn tăng cao nhất là từ 1,7 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, do điều kiện về hạ tầng và mức độ thuận lợi trên toàn tuyến đã phát triển tương đồng nhau;
+ Đường Bùi Văn Hòa (qua xã: Phước Tân, An Hòa) điều chỉnh tăng từ 6,4 triệu đồng/m2 lên 7,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với mức giá của phường Long Bình Tân;
+ Đường Võ Nguyên Giáp (đường Quốc lộ 1 tránh TP. Biên Hòa), điều chỉnh tăng từ 3,5 triệu đồng/m2 lên 5 triệu đồng/m2 và từ 1,8 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, do tuyến đường mới được đầu tư hoàn thiện.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 01 đoạn trên đường Phùng Hưng, từ 3,5 triệu đồng/m2 xuống 2,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với mặt bằng chung toàn tuyến và phù hợp với mức giá của đường Trảng Bom An Viễn thuộc huyện Trảng Bom.
2. Thị xã Long Khánh
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm được giữ ổn định mức giá so với năm 2014, do giá đất thị trường ổn định qua các năm. Tại các xã khu vực nông thôn được hiệu chỉnh lại mức giá ở các vị trí 02, 03, 04 để phù hợp với thực tế và việc bổ sung cấp vị trí.
- Đất rừng trồng sản xuất được điều chỉnh tăng để xử lý mức giá đất trên địa bàn các xã, phường tương ứng với mức 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó, tại các phường được điều chỉnh từ 60.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2; tại các xã nông thôn được điều chỉnh từ 35.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh tăng để xử lý mức giá đất trên địa bàn các xã, phường tương ứng với mức 70% giá đất trồng cây hàng năm. Trong đó, tại các phường được điều chỉnh từ 70.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2; tại các xã nông thôn được điều chỉnh từ 40.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2.
b) Đất ở đô thị
- Điều chỉnh tăng 11 đoạn trên 09 tuyến đường, chiếm 12,94% số đoạn đường và bằng 14,06% số tuyến đường trên địa bàn; mức tăng thấp nhất là 10% trên đường Hồng Thập Tự, đoạn đường Hùng Vương đến giáp đường Hồ Thị Hương. Cụ thể:
+ Đường Bùi Thị Xuân điều chỉnh tăng từ 2 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với mức giá của các đường liên quan như đường Hùng Vương;
+ Đường Hồng Thập Tự, điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu đồng/m2 lên 2,1 triệu đồng/m2 và từ 2,1 triệu đồng/m2 lên 2,3 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên các đường Hùng Vương, Hồ Thị Hương,...;
+ Đường Hồ Thị Hương, điều chỉnh tăng trên 02 đoạn, gồm: Đoạn từ đường Khổng Tử đến giáp Nguyễn Thị Minh Khai từ 3 triệu đồng/m2 lên 3,8 triệu đồng/m2 và đoạn từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến giáp cầu Xuân Thanh từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2 do tuyến đường mới được nâng cấp hoàn thiện;
+ Đường Trần Phú, đoạn từ đường Hồ Thị Hương vào 200m tăng từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 2,8 triệu đồng/m2 do tiếp giáp và hưởng lợi từ đường Hồ Thị Hương vừa mới hoàn thiện hạ tầng;
+ Đường Ngô Quyền, đoạn từ đường Duy Tân đến đường Phạm Thế Hiển được tách đoạn và điều chỉnh tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,4 triệu đồng/m2 do thực tế về mức độ thuận lợi và hạ tầng liên quan tốt hơn các đoạn khác;
+ Đường Nguyễn Chí Thanh điều chỉnh tăng từ 0,8 triệu đồng/m2 lên 1 triệu đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đường liên quan như: Lý Tự Trọng, Phạm Thế Hiển, Châu Văn Liêm…;
+ Đường Hồ Tùng Mậu, đoạn từ đường Hồ Thị Hương đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh điều chỉnh tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2 do tiếp giáp và hưởng lợi từ đường Hồ Thị Hương vừa mới hoàn thiện hạ tầng;
+ Đường Lê Quang Định điều chỉnh tăng từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên các tuyến đường liên quan như: Hồ Thị Hương, Hùng Vương (có giá ở vị trí 02 là 2 triệu đồng/m2),...;
+ Đường Phạm Ngọc Thạch, đoạn từ đường Trần Quang Diệu đến đường 21 Tháng 4 được tách đoạn và điều chỉnh tăng từ 2 triệu đồng/m2 lên 2,3 triệu đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đường Trần Quang Diệu (có giá ở vị trí 02 là 2,3 triệu đồng/m2);
- Điều chỉnh giảm mức giá của 02 đoạn trên 02 tuyến đường, gồm: Đường Ngô Quyền, đoạn từ đường vào Nghĩa địa Bảo Sơn đến đường Duy Tân giảm từ 2 triệu đồng/m2 xuống còn 1,2 triệu đồng/m2 do thực tế điều kiện hạ tầng và mức độ thuận lợi kém hơn các đoạn khác trên tuyến đường; đoạn còn lại của đường Tô Hiến Thành giảm từ 2,8 triệu đồng/m2 xuống 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Hai Bà Trưng.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung thêm 03 tuyến đường vào quy định trong bảng giá đất ở tại nông thôn gồm: Võ Duy Dương, Lương Đình Của do các đường này đã có tại đô thị và nằm tiếp giáp với các xã Suối Tre, Bàu Sen; đường Tân Mỹ - Nhân Nghĩa (đường tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ). Tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất là 37 đường với 66 đoạn (bảng giá hiện hành có 34 tuyến đường với 62 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 13 đoạn trên 09 tuyến đường, chiếm 20,97% tổng số đoạn đường và bằng 26,47% tổng số tuyến đường, mức tăng phổ biến từ 20% - 30%. Trong đó:
+ Đường Duy Tân, đoạn từ ngã ba Ông Phúc đến giáp cầu 4 Thước điều chỉnh tăng từ 450.000 đồng/m2 lên 700.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá đất trên đường Hàm Nghi;
+ Đường Lê A, đoạn từ đường 21 Tháng 4 đến giáp ranh khu công nghiệp điều chỉnh tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 800.000 đồng/m2 do tiếp giáp với đường Hồ Thị Hương có điều kiện thuận lợi và mới được nâng cấp hoàn thiện đường giao thông;
+ Đường Hồ Thị Hương, đoạn qua xã Bàu Trâm điều chỉnh tăng từ 1.000.000 đồng/m2 lên 1.400.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đoạn trước thuộc phường Xuân An, Xuân Thanh;
+ Đường Nguyễn Văn Trỗi, đoạn từ giáp nghĩa trang liệt sỹ đến hết Khu dân cư ấp Núi Đỏ điều chỉnh tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 800.000 đồng/m2 do được tách đoạn và tăng giá để phù hợp với giá đất của các đường Lương Định Của, Nguyễn Văn Trỗi;
+ Đường Điểu Xiển (Bàu Trâm 1), đoạn từ đường Ngô Quyền vào 200m điều chỉnh tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 750.000 đồng/m2 do tách đoạn và điều chỉnh tăng để phù hợp với giá đất của đường Ngô Quyền; đoạn còn lại (cách ngã ba đi Miếu Bà hướng cầu Hòa Bình 800m) tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn trước;
+ Đường Suối Chồn - Bàu Cối, đoạn từ Chùa Quảng Hạnh đến giáp Cơ sở Thủ Mây tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Bảo Quang - Bàu Cối;
+ Đường Ngô Quyền (trên địa bàn xã Bảo Vinh, Bàu Trâm) điều chỉnh tăng 600.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất bên đô thị;
+ Đường Xuân Bình - Xuân Lập (từ giáp ranh phường Xuân Bình đến giáp Bưu điện xã Xuân Lập) điều chỉnh tăng trên 03 đoạn, từ 400.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 và từ 400.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Hồng Thập Tự bên đô thị;
+ Đường Xuân Lập - Bàu Sao, điều chỉnh tăng trên 02 đoạn, từ 250.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 và từ 250.000 đồng/m2 lên 300.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá vị trí 02 của đường số 1 (ngã ba An Lộc đến giáp đường sắt).
- Điều chỉnh giảm mức giá của 01 đoạn trên Quốc lộ 1, đoạn từ Trạm dừng chân Huy Hoàng đến giáp xã Xuân Định, giảm từ 2 triệu đồng/m2 xuống 1,4 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất các đoạn tiếp theo thuộc huyện Xuân Lộc.
3. Huyện Long Thành
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Điều chỉnh giảm mức giá của 03 xã Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường từ 160.000 đồng/m2 xuống 140.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá và điều kiện của các xã: Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, An Phước, Lộc An. Các xã còn lại giữ ổn định so với năm 2014.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng mức giá của các xã và thị trấn Long Thành đảm bảo tương đương mức 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó, thị trấn Long Thành điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 140.000 đồng/m2; các xã còn lại điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh tăng để tương đương với 70% giá đất trồng cây hàng năm. Trong đó, thị trấn Long Thành điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng/m2 lên 140.000 đồng/m2; các xã còn lại điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2.
b) Đất ở đô thị
- Điều chỉnh tăng mức giá của 13 đoạn của 12 tuyến đường, chiếm 23,21% tổng số đoạn đường; mức tăng phổ biến từ 20% - 30% so với mức giá năm 2014, tăng thấp nhất là 13% (một đoạn của đường Lý Tự Trọng) và cao nhất là 38% (đường Tạ Uyên và một đoạn của Lý Tự Trọng). Cụ thể:
+ Đường Phạm Văn Đồng, đoạn từ đường Lê Duẩn đến Đình Phước Lộc: Điều chỉnh tăng từ 2,1 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2 do đoạn đường tập trung dân cư, có điều kiện kinh doanh và để phù hợp với giá đất của đường Lê Duẩn;
+ Đường Nguyễn Đình Chiểu điều chỉnh tăng từ 2,6 triệu đồng/m2 lên 3 triệu đồng/m2 do đường mới được nâng cấp, có điều kiện kinh doanh so với các đường Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn An Ninh,…
+ Đường Ngô Quyền, điều chỉnh tăng từ 2,3 triệu đồng/m2 lên 3 triệu đồng/m2 do đường có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và để phù hợp với giá đất của các đường Chu Văn An, Lê Duẩn;
+ Đường Chu Văn An, điều chỉnh tăng từ 2,3 triệu đồng/m2 lên 3 triệu đồng/m2 do đường có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và để phù hợp với giá đất của các đường Ngô Quyền, Lê Duẩn.
+ Đường Đinh Bộ Lĩnh, đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Trần Nhân Tông điều chỉnh tăng từ 1,4 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Trường Chinh, đường Trần Nhân Tông;
+ Đường Võ Thị Sáu, điều chỉnh tăng từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Trường Chinh và đường Lê Duẩn;
+ Đường Tạ Uyên, điều chỉnh tăng từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 2,2 triệu đồng/m2 do đường mới được nâng cấp, giá đất thị trường biến động tăng; đồng thời để phù hợp với giá đất của đường Lê Duẩn và đường Chu Văn An;
+ Các đường: Đường hẻm 280 (đường Lê Duẩn cũ) và đường hẻm 308 (đường Hà Huy Giáp cũ), điều chỉnh tăng từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Lê Duẩn và Chu Văn An;
+ Đường Lý Tự Trọng được tách đoạn và điều chỉnh tăng từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 2,2 triệu đồng/m2 và từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2 để phù hợp với điều kiện hạ tầng của từng đoạn và phù hợp với giá đất đường Lê Duẩn và Lê Quang Định;
+ Đường Tôn Đức Thắng, điều chỉnh tăng từ 1,6 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Võ Thị Sáu và giảm chênh lệch giá so với đoạn từ Nguyễn Đình Chiểu đến đường Lý Thái Tổ;
+ Đường Trần Quốc Toản, điều chỉnh tăng từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của các đường: Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trỗi.
- Điều chỉnh giảm mức giá của tuyến đường Trần Quang Diệu từ 1,2 triệu đồng/m2 xuống 1,1 triệu đồng/m2 do tuyến đường nhỏ, kém thuận lợi so với các đường trong khu vực.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 09 tuyến đường, đưa tổng số đường được quy định trong bảng giá đất tại nông thôn là 35 tuyến với tổng số 59 đoạn (bảng giá hiện hành có 26 tuyến với 54 đoạn). Chủ yếu là các đường đô thị tiếp giáp với các xã nông thôn. Bao gồm: Đường vào Khu khai thác đá xã Long An (từ QL 51 vào 3 km); đường Nguyễn Hải (đoạn ranh xã An Phước - thị trấn Long Thành); đường Trần Nhân Tông (đoạn ranh Lộc An - TT. Long Thành); đường Lê Quang Định (đoạn ranh Long Đức - TT. Long Thành); đường Võ Thị Sáu (đoạn ranh Long Đức - TT. Long Thành); đường hẻm 280 (đoạn ranh An Phước- TT. Long Thành); đường Ngô Hà Thành (đoạn ranh Long An - TT. Long Thành); đường Hai Bà Trưng (đoạn qua xã Lộc An); đường Trần Quang Diệu (từ ranh giới thị trấn đến Quốc lộ 51 thuộc xã Long An).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 21 đoạn của 15 tuyến đường, chiếm 38,9% tổng số đoạn đường và bằng 57,69% số tuyến đường. So với các địa phương khác thì huyện Long Thành có số lượng đường được điều chỉnh tăng giá khá lớn, do thực tế các điều kiện về giao thông và mức độ thuận lợi được đầu tư phát triển nhiều hơn. Cụ thể:
+ Quốc lộ 51: Điều chỉnh tăng giá của 03 đoạn với mức tăng là 25% (từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2) và 3% (từ 1,65 triệu đồng/m2 lên 1,7 triệu đồng/m2) để phù hợp với điều kiện giao thông mới được nâng cấp và tương đồng giữa các đoạn;
+ Đường Phùng Hưng: Được điều chỉnh tăng và gộp chung thành một mức giá trên toàn tuyến, trong đó đoạn tăng cao nhất là từ 1,7 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, do điều kiện về hạ tầng và mức độ thuận lợi trên toàn tuyến đã phát triển tương đồng nhau;
+ Tỉnh lộ 769, điều chỉnh mức giá của 06 đoạn với mức tăng từ 19% - 29%, trong đó đoạn tăng cao nhất là 43% (đoạn qua xã Bình An, từ ranh xã Bình Sơn-Bình An đến giáp UBND xã Bình An) tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 1 triệu đồng/m2 do đường mới được nâng cấp và để phù hợp với giá đất của các đoạn trên tuyến đường;
+ Hương lộ 10, đoạn từ Tỉnh lộ 769 đến hết ranh giới Nông trường Cao su Bình Sơn điều chỉnh tăng từ 500.000 đồng/m2 lên 700.000 đồng/m2 để giảm chênh lệch giá giữa các đoạn còn lại;
+ Đường vào Cụm công nghiệp Bình Sơn, điều chỉnh tăng từ 1.300.000 đồng/m2 lên 1.600.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Tỉnh lộ 769;
+ Đường Bưng Môn qua xã Long An, điều chỉnh tăng từ 1.000.000 đồng/m2 lên 1.300.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 51 và Tỉnh lộ 769;
+ Đường Cầu Xéo - Lộc An (từ giáp ranh thị trấn Long Thành qua Chùa Liên Trì đến TL 769), điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Đinh Bộ Lĩnh và Trần Nhân Tông;
+ Đường liên ấp 7 - ấp 8 (từ QL 51 đến Đường Phùng Hưng - xã An Phước), điều chỉnh tăng từ 950.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Phùng Hưng và Quốc lộ 51;
+ Đường Khu công nghiệp Long Đức (từ QL 51 đến ranh Khu công nghiệp Long Đức - xã An phước), điều chỉnh tăng từ 1.100.000 đồng/m2 lên 1.500.000 đồng/m2 do thay đổi về hạ tầng và để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 51;
+ Đường vào Khu dân cư Suối Suýt (ngã ba Suối Quýt đến giáp ranh hồ Cầu Mới - xã Cẩm Đường), điều chỉnh tăng từ 300.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Hương lộ 10;
+ Đường liên xã An Phước - Tam An, điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Nguyễn Hải và Hương lộ 21;
+ Đường liên xã Long Đức - Lộc An đoạn qua xã Long Đức (từ UBND xã Long Đức qua Nhà máy Mủ cao su Long Thành đến đường Lê Quang Định giáp thị trấn Long Thành), điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Lê Quang Định và Quốc lộ 51;
+ Đường liên xã Long Đức - Lộc An đoạn qua xã Long Đức (từ nhà máy mủ cao su đến giáp ranh xã Lộc An), điều chỉnh tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp giá đất của đường liên xã Long Đức - Lộc An đoạn qua xã Long Đức (từ UBND xã Long Đức qua Nhà máy Mủ cao su Long Thành đến đường Lê Quang Định giáp thị trấn Long Thành);
+ Đường liên xã Long Đức - Lộc An đoạn qua xã Lộc An (từ TL 769 đến giáp ranh xã Long Đức), tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Tỉnh lộ 769.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 01 đoạn trên đường Phùng Hưng từ 3,5 triệu đồng/m2 xuống 2,5 triệu đồng/m2 để phù hợp với mặt bằng chung toàn tuyến và phù hợp với mức giá của đường Trảng Bom An Viễn thuộc huyện Trảng Bom.
4. Huyện Nhơn Trạch
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện được giữ ổn định so với năm 2014, do tình hình thực tế trong những năm qua thị trường khá ổn định, mức giá quy định trên địa bàn huyện tương đồng với các khu vực có cùng điều kiện như Long Thành.
- Đất rừng trồng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh tăng ở tất cả các xã, đảm bảo mức giá tương đương với 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó, đất rừng trồng sản xuất được điều chỉnh tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2 và giá đất nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2 ở tất cả các xã.
b) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 16 tuyến đường giao thông mới được nâng cấp hoặc đặt tên mới chưa được quy định giá; phần lớn các tuyến đường bổ sung là các đường nhánh xuất phát từ các tuyến đường chính như Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Nguyễn Hữu Cảnh,... nên mức giá đề xuất được so sánh xử lý tương đương với các tuyến đường nhánh có cùng điều kiện, mức giá cao nhất ở vị trí 01 là 1.100.000 đồng/m2 và ở vị trí 04 là 300.000 đồng/m2.
Như vậy, tại huyện Nhơn Trạch có 70 tuyến đường được quy định giá với tổng số 90 đoạn đường (bảng giá đất hiện hành có 54 tuyến đường với 74 đoạn đường).
- Điều chỉnh mức giá của 29 đoạn trên 16 tuyến đường, chiếm 39,19% tổng số đoạn đường và bằng 29,63% số tuyến đường; mức tăng phổ biến từ 20% - 30%, một số vị trí đặc biệt có mức tăng cao hơn. Cụ thể các tuyến đường điều chỉnh như sau:
+ Đường Tôn Đức Thắng, điều chỉnh tăng mức giá của 02 đoạn gồm: Đoạn qua xã Hiệp Phước tăng từ 2,1 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2 và đoạn qua xã Long Tân, Phước Thiền, Phú Hội, Phú Thạnh tăng từ 1,7 triệu đồng/m2 lên 2,1 triệu đồng/m2, do ở tụ điểm tập trung thuận lợi trong kinh doanh, giá đất thị trường biến động tăng qua các năm;
+ Đường Hùng Vương: Điều chỉnh tăng mức giá của toàn tuyến, trong đó đoạn có mức tăng thấp nhất là 16% từ 1,9 triệu đồng/m2 lên 2,2 triệu đồng/m2, đoạn có mức tăng cao nhất là 32% từ 1,9 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, do tuyến đường mới được nâng cấp hoàn thiện, việc tăng ở các mức khác nhau để đảm bảo tương đồng với các điều kiện thuận lợi của từng đoạn đường;
+ Lý Thái Tổ: Điều chỉnh tăng mức giá của 07 đoạn với mức từ tăng 50% -80%, là mức tăng khá lớn so với các tuyến đường khác trên địa bàn huyện. Mức giá tùy thuộc vào mức độ thuận lợi trên từng đoạn đường, giá thấp nhất ở vị trí 01 là 1.700.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ đường Quách Thị Trang đến đường Trần Văn Trà; cao nhất là 3.200.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ UBND xã Phước Thiền đến qua ngã 3 Bến Cam xã Phước Thiền 130m và đoạn từ đường Trần Văn Trà đến đường vào Khu TĐC Đại Lộc 1;
+ Đường Quách Thị Trang được điều chỉnh tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2; đường Trần Văn Trà tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2, thực chất 02 tuyến đường trên là một đoạn của đường Lý Thái Tổ nên việc tăng giá đất là phù hợp với sự thay đổi về hạ tầng giao thông và phù hợp giữ các đoạn đường;
+ Đường Trần Nam Trung (đường dốc 30 cũ), điều chỉnh tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,3 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Hùng Vương, Lý Thái Tổ và Trần Văn Trà;
+ Đường Trần Phú (đường 319B cũ), điều chỉnh tăng giá của 02 đoạn gồm: Đoạn qua xã Phước Thiền từ ngã 3 Bến Cam đến Công ty Kim Phong tăng từ 2,2 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, do là đoạn nối với đường Lý Thái Tổ có mật độ dân cư đông, thuận lợi trong kinh doanh, tăng để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ; đoạn qua xã Hiệp Phước, Long Thọ, Phước An tăng từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2, để phù hợp với đoạn trước và phù hợp với giá đất đường Nguyễn Ái Quốc;
+ Đường Nguyễn Văn Ký, điều chỉnh tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,1 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Hùng Vương;
+ Đường Đê Ông Kèo, đoạn qua xã Phú Hữu (từ ngã 3 đường Lý Thái Tổ đến ngã 3 Thánh thất Phú Hữu) điều chỉnh tăng từ 850.000 đồng/m2 lên 1 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ;
+ Đường Nguyễn Văn Trị, tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Phạm Văn Đồng và đường Lý Thái Tổ;
+ Đường Hà Huy Tập tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Hùng Vương và đường Lý Thái Tổ;
+ Đường Trần Văn Ơn điều chỉnh tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 và từ 700.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Tôn Đức Thắng;
+ Đường Nguyễn Thị Nhạt, điều chỉnh tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ và đường Đào Thị Phấn;
+ Phạm Văn Xô, điều chỉnh tăng từ 850.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ;
+ Đường Bến Sắn điều chỉnh tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ;
+ Đường từ Lý Thái Tổ đến ranh khu công nghiệp (Phước Thiền), tăng từ 760.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất đường Lý Thái Tổ.
5. Huyện Trảng Bom
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm: Điều chỉnh tăng mức giá của 05 xã gồm: Xã Hố Nai 3 tăng từ 110.000 đồng/m2 lên 140.000 đồng/m2; xã Bắc Sơn tăng từ 110.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2; 03 xã: Bình Minh, Giang Điền, Quảng Tiến tăng từ 100.000 đồng/m2 lên 120.000 đồng/m2 do thực tế giá đất trên địa bàn các xã nói trên khá cao.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng mức giá của các xã và thị trấn Trảng Bom đảm bảo tương đương mức 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó:
+ Thị trấn Trảng Bom tăng từ 65.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2;
+ Xã An Viễn và Đồi 61 tăng từ 45.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2;
+ Xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn tăng từ 65.000 đồng/m2 lên 90.000 đồng/m2;
+ Các xã: Bình Minh, Giang Điền, Quảng Tiến, Cây Gáo, Đông Hòa, Trung Hòa, Tây Hòa, Sông Trầu tăng từ 55.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2;
+ Các xã: Thanh Bình, Hưng Thịnh, Bàu Hàm, Sông Thao tăng từ 45.000 đồng/m2 lên 60.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh tăng để tương đương với 70% giá đất trồng cây hàng năm. Trong đó:
+ Thị trấn Trảng Bom tăng từ 70.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2;
+ Xã An Viễn và Đồi 61 tăng từ 40.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2;
+ Xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn tăng từ 60.000 đồng/m2 lên 90.000 đồng/m2;
+ Các xã: Bình Minh, Giang Điền, Quảng Tiến, Cây Gáo, Đông Hòa, Trung Hòa, Tây Hòa, Sông Trầu tăng từ 50.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2;
+ Các xã: Thanh Bình, Hưng Thịnh, Bàu Hàm, Sông Thao tăng từ 45.000 đồng/m2 lên 60.000 đồng/m2.
b) Đất ở đô thị
- Điều chỉnh tăng mức giá của 09 đoạn trên 08 tuyến đường, chiếm 12,86% số đoạn đường và bằng 12,9% số tuyến đường; mức tăng thấp nhất là 11% và tăng cao nhất là 60%. Cụ thể:
+ Đường 19 Tháng 8 điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Trần Phú;
+ Đường Lê Hồng Phong điều chỉnh tăng mức giá của 02 đoạn gồm: Đoạn từ đường 29/4 đến đường 3/2 tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,4 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường 29/4 (giá vị trí 02 là 1,3 triệu đồng/m2); đoạn tiếp theo đến đường Nam Kỹ Khởi Nghĩa tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường 3/2 và so với đoạn trước;
+ Đường Nguyễn Tri Phương, điều chỉnh tăng từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 1,6 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Quốc lộ 1A (có mức giá ở vị trí 02 là 1,6 triệu đồng/m2);
+ Đường Tạ Uyên, điều chỉnh tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường 29/4 (có mức giá ở vị trí 02 là 1,2 triệu đồng/m2);
+ Đường Trương Định, điều chỉnh tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,6 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Quốc lộ 1A (có mức giá ở vị trí 02 là 1,6 triệu đồng/m2);
+ Đường Trương Văn Bang, điều chỉnh tăng từ 1,15 triệu đồng/m2 lên 1,3 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường 29/4 và đường Đinh Quang Ân;
+ Đường cạnh Trường Mẫu giáo Hoa Mai, điều chỉnh tăng từ 1,1 triệu đồng/m2 lên 1,3 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Nguyễn Khuyến;
+ Đường Đinh Quang Ân, điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1,2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Lê Duẩn.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 03 đoạn trên 03 tuyến đường. Cụ thể:
+ Đường Hùng Vương: Không chia đoạn và điều chỉnh giảm từ 2,25 triệu đồng/m2 xuống 2,1 triệu đồng/m2 do hạ tầng toàn tuyến đồng bộ; điều chỉnh giảm để phù hợp với toàn tuyến và phù hợp với đoạn qua xã Sông Trầu;
+ Đường Lê Duẩn, điều chỉnh giảm từ 2,35 triệu đồng/m2 xuống 1,9 triệu đồng/m2 do thực tế giao thông trên toàn tuyến kém thuận lợi so với các tuyến đường khác;
+ Đường Nguyễn Hoàng, đoạn từ Nguyễn Hữu Cảnh đến đường Hùng Vương, điều chỉnh giảm từ 2,35 triệu đồng/m2 xuống 2 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Nguyễn Hữu Cảnh và đường Hùng Vương.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 04 tuyến đường giao thông mới được nâng cấp, hoặc đặt tên mới, gồm: Đường Đông Hòa 7Km; đường Hưng Nghĩa (đoạn từ đường ray xe lửa đến giáp ranh xã Lộ 25); đường song hành đường Võ Nguyên Giáp thuộc xã Bình Minh (Qua Khu TĐC Bình Minh); đường Phước Tân - Giang Điền. Bên cạnh đó sẽ sửa tên và gom chung 04 tuyến đường thành một tuyến, do là một tuyến đường nhưng mỗi xã gọi tên khác nhau. Như vậy, bảng giá đất ở nông thôn có 46 tuyến với tổng số 88 đoạn (bảng giá đất hiện hành có 45 tuyến với 87 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 20 đoạn trên 07 tuyến đường, chiếm 22,99% tổng số đoạn và bằng 15,55% tổng số tuyến đường; mức tăng phổ biến từ 20% - 30% do một số tuyến đường được nâng cấp hạ tầng và chủ yếu để chỉnh lý cho phù hợp với giá đất giữa các tuyến đường liên quan. Trong đó:
+ Quốc lộ 1A, điều chỉnh tăng mức giá của 11 đoạn trên Quốc lộ 1A, do tuyến đường được nâng cấp hoàn thiện; mức điều chỉnh thấp nhất là 11% và cao nhất là 33%, tùy theo mức độ thuận lợi và khả năng kinh doanh của từng đoạn; trong đó, tăng cao nhất là 02 đoạn tiếp giáp với thành phố Biên Hòa để phù hợp với mức độ thuận tiện trong kinh doanh và phù hợp với mức giá của đoạn thuộc thành phố Biên Hòa;
+ Đường Đông Hải - Lộ Đức (xã Hố Nai 3), được tách làm 02 đoạn và điều chỉnh tăng giá từ 900.000 đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2 và 1,2 triệu đồng/m2, do tuyến đường nối với đường Lê Ngô Cát thuộc thành phố Biên Hòa, việc tăng giá để giảm sự chênh lệch giá giữa các đoạn đường;
+ Đường Trảng Bom - An Viễn, điều chỉnh tăng mức giá của 03 đoạn, trong đó đoạn từ Trường Trịnh Hoài Đức đến xã Tam Phước tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên đường Phùng Hưng của thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành;
+ Đường Hưng Bình (xã Hưng Thịnh), điều chỉnh tăng từ 500.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất vị trí 02 của đường Quốc lộ 1A;
+ Đường ranh Hưng Thịnh - Hưng Lộc, đoạn từ Quốc lộ 1A vào 500m, điều chỉnh tăng từ 550.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất vị trí 02 của đường Quốc lộ 1A;
+ Đường Hùng Vương đoạn qua xã Sông Trầu, điều chỉnh tăng từ 1.350.000 đồng/m2 lên 2.000.000 đồng/m2, do thuận lợi về giao thông và gần tương đồng với giá đất của đoạn trên địa bàn thị trấn Trảng Bom;
+ Đường Võ Nguyên Giáp, điều chỉnh tăng từ 1.800.000 đồng/m2 lên 2.200.000 đồng/m2, do đường mới hoàn thành và để phù hợp với giá đất của đoạn thuộc thành phố Biên Hòa.
6. Huyện Thống Nhất
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm: Điều chỉnh tăng mức giá của 03 xã, trong đó: Xã Xuân Thạnh tăng từ 110.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2, xã Bàu Hàm 2 tăng từ 120.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2, xã Hưng Lộc tăng từ 90.000 đồng/m2 lên 100.000 đồng/m2 do các xã khu vực trung tâm khu vực Dầu Giây có điều kiện thuận lợi và mức giá thị trường cao.
- Đất trồng cây lâu năm: Điều chỉnh tăng mức giá của xã Xuân Thạnh từ 110.000 đồng/m2 lên 130.000 đồng/m2 để ngang với giá đất trồng cây hàng năm trên địa bàn và xã Bàu Hàm 2.
- Đất rừng trồng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh tăng ở tất cả các xã, đảm bảo mức giá tương đương với 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó, đất rừng trồng sản xuất được điều chỉnh tăng từ 35.000 đồng/m2 lên 90.000 đồng/m2 và giá đất nuôi trồng thủy sản được điều chỉnh tăng từ 40.000 đồng/m2 lên 90.000 đồng/m2 ở tất cả các xã.
b) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 08 tuyến đường giao thông mới được nâng cấp cải tạo, hoặc đặt tên mới, chủ yếu các tuyến đường nhánh xuất phát từ các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 20, Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 769. Gồm: Đường hông chợ Dầu Giây phía Bắc (đường số 1 - Trần Cao Vân); đường hông chợ Dầu Giây phía Nam (đường số 4 - Trần Cao Vân); đường Phân trạm ấp 9/4 xã Xuân Thạnh; đường Trung tâm ấp 9/4 xã Xuân Thạnh; đường ngã ba Đồng Húc đi đập Bỉnh; đường Câu lạc bộ chôm chôm; đường Trung tâm Hưng Lộc và đường Bến Nôm (xã Gia Tân 1 giáp xã Phú Cường, đoạn từ nghĩa địa vô Đồi 3).
Tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất là 25 tuyến với tổng số 71 đoạn đường (bảng giá hiện hành có 20 tuyến đường với 56 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng giá đất của 17 đoạn trên 06 tuyến đường, chiếm 30,35% số đoạn đường; mức điều chỉnh phổ biến từ 15% - 20%. Cụ thể điều chỉnh trên các tuyến đường như sau:
+ Quốc lộ 1A: Điều chỉnh tăng mức giá của 07 đoạn với mức điều chỉnh tăng thấp nhất là 5% từ 2,2 triệu đồng/m2 lên 2,3 triệu đồng/m2 thuộc đoạn từ lô cao su đường vào ấp Lập Thành đến cuối Khu dân cư ấp Trần Hưng Đạo; mức tăng cao nhất là 21% từ 1,82 triệu đồng/m2 lên 2,2 triệu đồng/m2 thuộc đoạn từ đường Đại Phát Đạt đến cuối Khu dân cư Xóm Hố; các đoạn còn lại tăng từ 8 - 14%. Việc điều chỉnh tăng do tuyến đường mới được nâng cấp, giá đất thị trường biến động và để cân đối về mức giá giữa các đoạn;
+ Quốc lộ 20: Điều chỉnh tăng mức giá của 04 đoạn do đường mới được nâng cấp, giá đất thị trường biến động. Trong đó, tăng cao nhất là 13% từ 1,5 triệu đồng/m2 lên 1,7 triệu đồng/m2 thuộc đoạn từ trụ sở UBND xã Gia Tân 2 đến đường ranh đầu lô cao su; tăng thấp nhất là 4% từ 2,5 triệu đồng/m2 lên 2,6 triệu đồng/m2 thuộc đoạn từ đường Chu Văn An - Định Quán đến giáp trụ sở UBND xã Gia Tân 2;
+ Tỉnh lộ 769: Điều chỉnh tăng mức giá của 03 đoạn gồm: Đoạn từ Quốc lộ 1A đến hết ranh Khu dân cư ấp Trần Cao Vân tăng từ 1,4 triệu đồng/m2 lên 1,8 triệu đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Quốc lộ 1A; đoạn qua xã Lộ 25 tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1 triệu đồng/m2; đoạn qua trụ sở UBND xã và chợ Lộ 25 tính ra mỗi bên 100m tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,2 triệu đồng/m2 do giá đất thị trường biến động và để phù hợp với giá đất của các đoạn trên tuyến đường;
+ Đường chợ Lê Lợi - Bàu Hàm, đoạn từ Quốc lộ 20 vào 500m tăng từ 500.000 đồng/m2 lên 520.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của Quốc lộ 20;
+ Đường Võ Dõng 3 - Sóc Lu, đoạn từ sau 500 mét đến suối tăng từ 300.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2 để giảm sự chênh lệch mức giá giữa các đoạn trên tuyến đường.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 01 đoạn trên Quốc lộ 20, đoạn từ ranh lô cao su đến giáp huyện Định Quán giảm từ 1.500.000 đồng/m2 xuống còn 1.100.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đoạn tiếp theo thuộc huyện Định Quán.
7. Huyện Định Quán
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Điều chỉnh tăng 33% tại địa bàn thị trấn Định Quán, tăng từ 60.000 đồng/m2 lên 80.000 đồng/m2; các xã còn lại giữ ổn định mức giá so với năm 2014 có hiệu chỉnh mức giá của các vị trí 02, 03, 04 đề phù hợp với thực tế và việc bổ sung cấp vị trí.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng giá đất rừng trồng sản xuất trên địa bàn thị trấn Định Quán và các xã để tương đương với 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó, thị trấn Định Quán điều chỉnh tăng từ 30.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2; xã Thanh Sơn điều chỉnh tăng từ 15.000 đồng/m2 lên 20.000 đồng/m2; các xã còn lại điều chỉnh tăng từ 30.000 đồng/m2 lên 35.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh để xử lý tương đương với 70% giá đất trồng cây hàng năm. Trong đó, thị trấn Định Quán được điều chỉnh tăng từ 30.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2; xã Thanh Sơn điều chỉnh tăng từ 15.000 đồng/m2 lên 20.000 đồng/m2; xã Phú Hòa điều chỉnh tăng từ 30.000 đồng/m2 lên 35.000 đồng/m2; các xã còn lại điều chỉnh tăng từ 25.000 đồng/m2 lên 35.000 đồng/m2.
b) Đất ở đô thị
- Bỏ quy định trong bảng giá đối với tuyến đường liên xã Phú Lợi - thị trấn Định Quán (từ Trường Mẫu giáo Hoa Hồng đến đường 15), do thực tế tuyến đường này không có dân cư, mặt khác phía xã Phú lợi không quy định giá cho đường này, nếu quy định khi áp dụng sẽ phát sinh mâu thuẫn với các tuyến đường khác và so với khu vực nông thôn.
Như vậy bảng giá đất ở tại thị trấn Định Quán có 28 tuyến đường với tổng số 42 đoạn (bảng giá hiện hành có 29 tuyến với tổng số 45 đoạn).
- Điều chỉnh tăng giá đất của 03 đoạn trên 02 tuyến đường gồm:
+ Quốc lộ 20, đoạn từ giáp xã Phú Ngọc đến ngã ba Thanh Tùng tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 và đoạn từ ngã ba Thanh Tùng đến ngã ba đường Trần Phú (ngã ba Làng Thượng) tăng từ 400.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2, do có sự thay đổi cơ sở hạ tầng, giá đất thị trường biến động tăng;
+ Đường Cầu Trắng, đoạn từ đường Cách Mạng Tháng 8 đến Cống Lớn tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 700.000 đồng/m2, do để phù hợp với giá đất của đường Trần Hưng Đạo.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 01 đoạn trên đường Cầu Trắng, đoạn từ Cống lớn đến ranh giới xã Ngọc Định, giảm từ 600.000 đồng/m2 xuống 400.000 đồng/m2, do đoạn đường ít dân cư, mức độ thuận lợi kém và để phù hợp với giá đất đoạn qua xã Ngọc Định.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung trong bảng giá đất đối với 02 tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp gồm: Đường 101B (xã La Ngà) và đường NaGoa (xã Suối Nho), đưa tổng số tuyến đường trong bảng giá đất lên 34 tuyến với tổng số 95 đoạn (bảng giá hiện hành có 32 đường với 94 đoạn).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 08 đoạn trên 07 tuyến đường, chiếm 8,51% tổng số đoạn đường. Cụ thể điều chỉnh tại các tuyến đường như sau:
+ Quốc lộ 20, điều chỉnh tăng mức giá của 02 đoạn gồm: Đoạn từ Bến xe Phú Túc đến hết Cây xăng Tín Nghĩa, tăng từ 320.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2; đoạn từ Cây xăng Tín Nghĩa đến hết Trường Lê Quý Đôn tăng từ 450.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2, đo đường mới nâng cấp, điều chỉnh tăng để giảm sự chênh lệch giá với các đoạn khác trên tuyến đường;
+ Đường Bến Nôm (xã Phú Cường), đoạn từ nghĩa địa vô Bến Cá, điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng/m2 lên 260.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đoạn đầu tiếp giáp với QL 20;
+ Đường Tỉnh lộ 763 (qua xã Phú Túc, Suối Nho), đoạn từ giáp suối Nhà Thờ đến ranh giới xã Xuân Bắc huyện Xuân Lộc, điều chỉnh tăng từ 300.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đoạn tiếp theo thuộc huyện Xuân Lộc;
+ Đường Cầu Trắng (đoạn thuộc xã Ngọc Định), điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng/m2 lên 250.000 đồng/m2, để phù hợp với mức giá của đoạn qua địa bàn thị trấn Định Quán;
+ Đường 96 (xã La Ngà), điều chỉnh tăng từ 150.000 đồng/m2 lên 190.000 đồng/m2 để phù hợp với Quốc lộ 20, đoạn từ Cây xăng Ngọc Hiển đến Trường Lê Quý Đôn;
+ Đường Trà Cổ (xã Phú Hòa), đoạn từ Cây xăng Phú Hòa (xã Phú Hòa) đến giáp xã Phú Điền (huyện Tân Phú), điều chỉnh tăng từ 160.000 đồng/m2 lên 200.000 đồng/m2 để phù hợp với thực tế thị trường;
+ Đường từ Cây xăng 108 đến đường 107 vào trung tâm hành chính xã (xã Ngọc Định), điều chỉnh tăng từ 120.000 đồng/m2 lên 210.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Quốc lộ 20.
8. Huyện Tân Phú
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Điều chỉnh tăng 23% mức giá tại thị trấn Tân Phú từ 65.000 đồng/m2 lên 80.000 đồng/m2; các xã còn lại giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng giá đất rừng trồng sản xuất trên địa bàn thị trấn Tân Phú từ 30.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2; các xã còn lại giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Điều chỉnh tăng mức giá tại thị trấn Tân Phú 30.000 đồng/m2 lên 50.000 đồng/m2; các xã còn lại giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
b) Đất ở đô thị
- Bổ sung trong bảng giá đất đường Phú Thanh - Trà Cổ (đoạn ranh giữa thị trấn Tân Phú và xã Phú Thanh), đưa tổng số tuyến đường trong bảng giá đất lên 22 tuyến với tổng số 34 đoạn (bảng giá hiện hành có 21 đường với 33 đoạn).
- Điều chỉnh tăng giá đất ở 06 đoạn trên 02 tuyến đường, chiếm 18,18% tổng số đoạn đường, gồm:
+ Quốc lộ 20: Điều chỉnh mức giá của 05 đoạn, gồm: Đoạn từ giáp ranh huyện Định Quán đến hết Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định cơ sở 02, tăng từ 650.000 đồng/m2 lên 800.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá đất đoạn thuộc địa bàn huyện Định Quán và giảm sự chênh lệch về giá so với đoạn tiếp theo; đoạn từ Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định cơ sở 02 đến hết cây xăng (thuộc khu 2), tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,2 triệu đồng/m2; đoạn từ cây xăng (thuộc khu 2) đến đường Nguyễn Văn Linh, tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 1,5 triệu đồng/m2; đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Tà Lài, tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 2 triệu đồng/m2; đoạn từ đường Tà Lài đến Chi Cục Thuế huyện Tân Phú, tăng từ 1 triệu đồng/m2 lên 2,5 triệu đồng/m2, việc điều chỉnh tăng do tuyến đường mới được nâng cấp, thuận lợi trong kinh doanh; đồng thời để đảm bảo sự phù hợp giữa các đoạn trên cùng tuyến đường.
+ Đường Nguyễn Đình Chiểu, tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá đất của đường Hùng Vương.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 07 đoạn trên 04 tuyến đường gồm:
+ Quốc lộ 20, đoạn từ chi Cục Thuế huyện Tân Phú đến đường Phạm Ngọc Thạch giảm từ 3 triệu đồng/m2 xuống 2,2 triệu đồng/m2 và đoạn từ đường Phạm Ngọc Thạch đến hết ranh thị trấn Tân Phú giảm từ 2,5 triệu đồng/m2 xuống 1,6 triệu đồng/m2, để phù hợp với mức giá của đoạn tiếp theo thuộc xã Phú Thanh.
+ Đường Nguyễn Tất Thành, đoạn từ Bệnh viện Đa khoa Tân Phú đến ngã tư Tà Lài giảm từ 1,4 triệu đồng/m2 xuống 1 triệu đồng/m2; đoạn từ ngã tư Tà Lài đến hết bến xe Tân Phú giảm từ 2 triệu đồng/m2 xuống 1,5 triệu đồng/m2, việc điều chỉnh giảm để phù hợp với các đường đấu nối như: Nguyễn Thị Định, Lương Thế Vinh, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Văn Trỗi và Võ Thị Sáu.
+ Đường Trà Cổ, đoạn từ Quốc lộ 20 đến đường vào chợ Trà Cổ giảm từ 1,6 triệu đồng/m2 xuống 1 triệu đồng/m2; đoạn từ đường vào chợ Trà Cổ đến giáp ranh xã Trà Cổ giảm từ 1 triệu đồng/m2 xuống 700 ngàn đồng/m2, điều chỉnh giảm để phù hợp với giá đất của các đoạn qua xã Trà Cổ.
+ Đường Chu Văn An giảm từ 2,5 triệu đồng/m2 xuống 2 triệu đồng/m2, giảm để tương đồng với Quốc lộ 20 và phù hợp với điều kiện thực tế.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung trong bảng giá đất đối với 04 tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp gồm: Đường Phú Xuân - Thanh Sơn, đường Phú Lâm - Phú Bình, đường 600B và đường Nhà thờ Kim Lân (đường Phú Trung đi xã Phú An) đưa tổng số tuyến đường trong bảng giá đất lên 47 tuyến đường với tổng số 92 đoạn (bảng giá hiện hành có 43 tuyến đường với 88 đoạn).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 22 đoạn/10 tuyến đường, chiếm 25% tổng số đoạn đường; mức tăng phổ biến từ 20% - 30%. Cụ thể các tuyến đường như sau:
+ Quốc lộ 20, điều chỉnh tăng trên 17 đoạn, mức tăng thấp nhất là 18% từ 850.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 (đoạn từ đường số 7 (xã Phú Sơn) + 730m), tăng cao nhất là 43% từ 700.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 (đoạn từ Giáo xứ Ngọc Lâm (xã Phú Xuân) + 500m); các đoạn còn lại có mức tăng từ 20 - 30%. Việc điều chỉnh tăng là do mới được nâng cấp cải tạo, đồng thời để phù hợp về mức giá giữa các đoạn đường;
+ Đường 600A, đoạn từ QL 20 đến hết ranh trụ sở Lâm trường 600A (xã Phú An) điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng/m2 lên 240.000 đồng/m2, do đoạn này là tụ điểm thuận lợi trong kinh doanh, đồng thời để phù hợp với giá đất của Quốc lộ 20;
+ Đường 129, đoạn từ đầu đường 129 đến đường rẽ vào tượng đài Đức Mẹ điều chỉnh tăng từ 100.000 đồng/m2 lên 190.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20;
+ Đường Đồng Dâu, đoạn từ đầu đường Đồng Dâu đến hết nghĩa trang điều chỉnh tăng từ 200.000 đồng/m2 lên 240.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20 đoạn từ đường Cầu Suối đến đường số 1 Thọ Lâm;
+ Đường Cầu Suối, điều chỉnh tăng từ 100.000 đồng/m2 lên 240.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20 đoạn từ đường Cầu Suối đến đường số 1 Thọ Lâm;
+ Các đường: Đường Km128; đường số 5 Ngọc Lâm, điều chỉnh tăng từ 140.000 đồng/m2 lên 190.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20;
+ Đường Thọ Lâm 3, điều chỉnh tăng từ 100.000 đồng/m2 lên 190.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20 đoạn từ Giáo xứ Ngọc Lâm +500m đến đường Cầu Suối;
+ Đường số 3 Thọ Lâm, điều chỉnh tăng từ 120.000 đồng/m2 lên 180.000 đồng/m2 để phù hợp với đường Đồng Dâu;
+ Đường số 2 Ngọc Lâm, điều chỉnh tăng từ 190.000 đồng/m2 lên 200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất trên Quốc lộ 20 đoạn từ Giáo xứ Ngọc Lâm +500m;
- Điều chỉnh giảm mức giá của 1 đoạn trên đường Tà Lài, đoạn từ đường Km12 (cổng văn hóa ấp 2) đến đường ấp 2 - 3 (cặp sát ranh UBND xã Phú Lập) điều chỉnh giảm từ 400.000 đồng/m2 xuống còn 350.000 đồng/m2, giảm để phù hợp với đoạn qua chợ Phú Lập.
9. Huyện Xuân Lộc
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Giữ ổn định mức giá so với năm 2014, có hiệu chỉnh lại mức giá của một số vị trí 02, 03, 04 để phù hợp với việc bổ sung cấp vị trí.
- Đất rừng trồng sản xuất: Điều chỉnh tăng giá đất rừng trồng sản xuất tại thị trấn Gia Ray từ 35.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2 để tương đương mức 70% giá đất trồng cây lâu năm; các xã còn lại giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Điều chỉnh tăng giá đất nuôi trồng thủy sản tại thị trấn Gia Ray từ 40.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2; các xã còn lại được giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
b) Đất ở đô thị
- Bổ sung 01 tuyến đường mới vào bảng giá đất là đường Tân Hiệp (đoạn qua thị trấn Gia Ray), đưa tổng số đường được quy định trong bảng giá đất ở đô thị trên địa bàn thị trấn lên 64 tuyến đường với tổng số 89 đoạn đường (bảng giá hiện hành có 63 tuyến đường với 88 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 05 đoạn trên 04 tuyến đường, chiếm 5,68% tổng số đoạn đường; mức tăng từ 8% - 14%, trong đó:
+ Đường Lê Duẩn (đường trục chính) điều chỉnh tăng mức giá của 02 đoạn từ 1.300.000 đồng/m2 lên 1.400.000 đồng/m2 và từ 900.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2, do là tuyến đường chính của thị trấn có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh;
+ Đường Nguyễn Văn Cừ (đường trục chính) điều chỉnh tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2, do là tuyến đường chính của thị trấn có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh;
+ Đường Huỳnh Văn Nghệ, đoạn từ đường Trần Phú đến hết Huyện đội điều chỉnh tăng từ 750.000 đồng/m2 lên 850.000 đồng/m2, do đoạn nối với đường Trần Phú có dân cư đông đúc, thuận lợi trong kinh doanh;
+ Đường Xuân Hiệp - Gia Lào điều chỉnh tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2, do tuyến đường đang trong quá trình phát triển có giá đất biến động tăng.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 21 tuyến đường mới được nâng cấp hoàn thiện hạ tầng, chủ yếu các tuyến đường thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất ở nông thôn là 79 tuyến với tổng số 157 đoạn đường (bảng giá đất hiện hành có 58 tuyến đường với 135 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 49 đoạn đường trên 05 tuyến đường, chiếm 36,29% tổng số đoạn đường và bằng 8,62% tổng số tuyến đường; mức tăng phổ biến từ 15% - 20%. Cụ thể:
+ Quốc lộ 1A: Điều chỉnh tăng mức giá của 25 đoạn, do đường mới được nâng cấp cải tạo, việc điều chỉnh tăng chủ yếu để phù hợp với mức giá thị trường và giữa các đoạn đường liên quan; mức tăng thấp nhất là 6% thuộc đoạn từ đường Tà Lú + 800m đến hết Giáo xứ Long Thuận (xã Xuân Hưng) tăng từ 800.000 đồng/m2 lên 850.000 đồng/m2; tăng cao nhất là 29% từ 700.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 trên đoạn còn lại thuộc xã Xuân Định;
+ Tỉnh lộ 766, điều chỉnh tăng mức giá của 06 đoạn, chủ yếu để phù hợp với điều kiện hạ tầng và mức giá giữa các đoạn; mức tăng thấp nhất là 7% từ 700.000 đồng/m2 lên 750.000 đồng/m2 trên đoạn từ giáp Chùa Long Quang đến ngã ba Suối Cao (xã Xuân Trường); tăng cao nhất là 33% từ 300.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 trên 02 đoạn: Đoạn từ giáp xã Xuân Trường đến Cây xăng số 9 (KM7) và đoạn từ chợ Tân Hữu đến giáp tỉnh Bình Thuận (thuộc xã Xuân Thành);
+ Tỉnh lộ 765: Điều chỉnh tăng mức giá của 07 đoạn do tuyến đường mới được nâng cấp hoàn thiện; mức tăng thấp nhất là 10% từ 500.000 đồng/m2 lên 550.000 đồng/m2 trên đoạn từ giáp Cây xăng Đình Hường đến giáp ranh xã Xuân Hiệp; tăng cao nhất là 33% từ 300.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 trên 02 đoạn thuộc xã Xuân Hiệp và Lang Minh;
+ Tỉnh lộ 763: Điều chỉnh tăng mức giá của 09 đoạn, do đường mới được nâng cấp hoàn thiện; mức tăng thấp nhất là 9% từ 550.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 trên đoạn từ giáp xã Suối Cát đến hết Cây xăng Tín Nghĩa (xã Xuân Thọ); tăng cao nhất là 33% từ 300.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 trên 02 đoạn: Đoạn từ khu vực trung tâm xã đến Cầu Cao (xã Xuân Thọ) và đoạn còn lại thuộc xã Xuân Bắc;
+ Đường Xuân Lộc - Long Khánh, điều chỉnh tăng mức giá của 02 đoạn: Đoạn ngã tư Bảo Chánh phạm vi 200m tăng từ 500.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2 và các đoạn còn lại qua xã Xuân Thọ tăng từ 250.000 đồng/m2 lên 300.000 đồng/m2.
10. Huyện Cẩm Mỹ
a) Đất nông nghiệp
Giữ ổn định mức giá của các loại đất nông nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện, do giá đất thị trường ổn định qua các năm.
b) Đất ở nông thôn
- Bổ sung thêm 01 tuyến đường vào quy định trong bảng giá, đường Lộ 25 - Sông Nhạn, đưa tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá lên 28 tuyến với 63 đoạn đường (bảng giá hiện hành có 17 tuyến đường với 62 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 29 đoạn trên 05 tuyến đường; mức tăng phổ biến từ 20 - 30%, chủ yếu các đoạn thuộc các tuyến đường chính như Quốc lộ 56, Tỉnh lộ 764, Tỉnh lộ 765. Cụ thể như sau:
+ Quốc lộ 56, điều chỉnh tăng mức giá của 08 đoạn để phù hợp với giá đất thị trường và cân đối về mức giá giữa các đoạn. Trong đó, tăng cao nhất là 33% từ 600.000 đồng/m2 lên 800.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ giáp ranh xã Long Giao đến hết bưu điện xã Xuân Mỹ; tăng thấp nhất là 7% từ 700.000 đồng/m2 lên 750.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ giáp ranh xã Hàng Gòn, Long Khánh đến hết Trạm xăng dầu Đồng Nai (ngã 3 Lò Than), tỷ lệ tăng khác nhau do có dự điều chỉnh lại mức giá giữa các đoạn cho phù hợp với thực tế;
+ Tỉnh lộ 764, điều chỉnh tăng mức giá của 08 đoạn với mức điều chỉnh khá cao so với các tuyến đường khác (30 - 40%), nhưng mức giá cụ thể rất thấp. Trong đó, tăng cao nhất là 43% từ 350.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ giáp Cây xăng Xuân Mỹ đến ngã tư EC; tăng thấp nhất là 11% từ 450.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ ngã ba ấp 10 Sông Ray đến giáp huyện Xuyên Mộc;
+ Tỉnh lộ 765, điều chỉnh tăng mức giá của 09 đoạn với mức tăng trung bình là 30%; tăng cao nhất là 38% từ 400.000 đồng/m2 lên 550.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ cầu Suối Thề đến ngã ba đường vào trụ sở xã Lâm San (-200m); tăng thấp nhất là 20% từ 350.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2 thuộc đoạn từ giáp Cây xăng Vĩnh Hòa đến cầu Gia Hoét. Do giá đất quy định còn thấp so với giá thị trường, việc điều chỉnh tăng để phù hợp với giá đất trên các tuyến đường khác trong khu vực;
+ Hương lộ 10, điều chỉnh tăng trên 03 đoạn gồm: Đoạn từ ngã ba đường vào xã Xuân Đường đến hết khu trung tâm hành chính tăng từ 475.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2; đoạn từ giáp khu trung tâm hành chính đến hết khu dân cư hiện hữu ấp 1 - xã Xuân Đường tăng từ 400.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2; đoạn giáp khu dân cư hiện hữu ấp 1 - xã Xuân Đường đến giáp xã Cẩm Đường huyện Long Thành tăng từ 350.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2, do tuyến đường thuộc khu vực trung tâm hành chính của huyện, có điều kiện thuận lợi trong phát triển;
+ Đường chợ Xuân Bảo - Xuân Tây, đoạn từ đường Xuân Định - Lâm San vào 800m tăng từ 300.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2, do đoạn đầu nối với đường Xuân Định - Lâm San, dân cư tập trung có điều kiện kinh doanh, tăng để phù hợp với giá đất của đường Xuân Định - Lâm San.
11. Huyện Vĩnh Cửu
a) Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm: Tách khu vực phía Bắc của thị trấn Vĩnh An được điều chỉnh giảm mức giá từ 100.000 đồng/m2 xuống 40.000 đồng/m2, do khu vực này nằm cách biệt với khu vực trung tâm thị trấn (qua sông Đồng Nai) nên mức giá giao dịch thấp tương đương với xã Mã Đà, Hiếu Liêm; các xã còn lại và khu vực phía Nam của thị trấn Vĩnh An được giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
- Đất rừng trồng sản xuất được điều chỉnh mức giá để xử lý tương đương với 70% giá đất trồng cây lâu năm. Trong đó: Khu vực phía Nam của thị trấn Vĩnh An tăng từ 50.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2; các xã: Phý Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm điều chỉnh tăng từ 35.000 đồng/m2 lên 40.000 đồng/m2; các xã: Thiện Tân, Thạnh Phú, Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, Vĩnh Tân, Tân An tăng từ 65.000 đồng/m2 lên 80.000 đồng/m2; xã Trị An được giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
Riêng khu vực phía Bắc của thị trấn Vĩnh An được điều chỉnh giảm mức giá từ 50.000 đồng/m2 xuống 40.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản cũng được điều chỉnh và xử lý bằng tương đương với 70% giá đất trồng hàng lâu năm. Trong đó: Khu vực phía Nam của thị trấn Vĩnh An tăng từ 60.000 đồng/m2 lên 70.000 đồng/m2; các xã: Thiện Tân, Thạnh Phú, Tân Bình, Bình Hòa, Bình Lợi, Vĩnh Tân, Tân An điều chỉnh tăng từ 60.000 đồng/m2 lên 80.000 đồng/m2; các xã: Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm và Trị An được giữ ổn định mức giá so với năm 2014.
Riêng khu vực phía Bắc của thị trấn Vĩnh An cũng điều chỉnh giảm mức giá từ 60.000 đồng/m2 xuống 40.000 đồng/m2 cho phù với với điều kiện thực tế và giá đất của các xã Mã Đà, Hiếu Liêm.
b) Đất ở đô thị
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 17 tuyến đường mới được nâng cấp và đặt tên, đưa tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất lên 27 tuyến với tổng số 37 đoạn đường (bảng giá đất hiện hành có 10 tuyến với 18 đoạn đường). Phần lớn các đường bổ sung là các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm của thị trấn mới được đặt, đổi tên đường, thế nên mức giá quy định được rà soát, so sánh để phù hợp với mức giá đất của các tuyến đường chính liên quan.
- Điều chỉnh tăng mức giá của 03 đoạn thuộc 03 tuyến đường, gồm:
+ Tỉnh lộ 768, đoạn từ Trường Tiểu học Cây Gáo B - Phân hiệu 02 (khu phố 4) đến Trường Tiểu học Cây Gáo B - Phân hiệu 01 (khu phố 3) tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 800.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Lạc Long Quân;
+ Đường Lạc Long Quân, đoạn từ ngã ba đường Kho Mìn đến đường Quang Trung tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.100.000 đồng/m2 do đoạn đường tại khu vực ngã tư qua bệnh viện huyện có giá thị trường cao;
+ Đường Quang Trung, đoạn từ ngã ba huyện đến hết Trường THPT Trị An tăng từ 2.000.000 đồng/m2 lên 2.200.000 đồng/m2 do có dân cư tập trung, thuận lợi trong kinh doanh, giá đất thị trường biến động tăng.
- Điều chỉnh giảm mức giá của Tỉnh lộ 762 (từ đường Tôn Đức Thắng đến ranh giới huyện Trảng Bom) từ 900.000 đồng/m2 xuống 750.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn tiếp theo thuộc huyện Trảng Bom.
c) Đất ở nông thôn
- Bổ sung vào bảng giá đất đối với 05 tuyến đường mới được nâng cấp gồm: Đường Trị An - Vĩnh Tân, đường Sở Quýt, đường Nhà máy Thủy điện Trị An, đường Bình Chánh - Cây Cầy và đường Nhà máy Đường Trị An; tổng số tuyến đường được quy định trong bảng giá đất là 41 tuyến với 82 đoạn đường (bảng giá hiện hành có 36 tuyến với 72 đoạn đường).
- Điều chỉnh tăng mức giá của 18 đoạn trên 06 tuyến đường với mức tăng phổ biến từ 10% - 15% so với giá đất năm 2014. Cụ thể:
+ Tỉnh lộ 768, điều chỉnh tăng mức giá của 08 đoạn với mức tăng từ 5% -10%, chủ yếu do các đường mới được nâng cấp cải tạo, việc điều chỉnh mức giá để phù hợp với các đoạn đường liên quan. Trong đó, đoạn từ giáp ranh thành phố Biên Hòa (cầu Rạch Gốc) đến giáp ranh xã Thạnh Phú tăng từ 2,8 triệu đồng/m2 lên 3 triệu đồng/m2 để giảm sự chênh lệch về giá so với giá đất trên đường Huỳnh Văn Nghệ thuộc thành phố Biên Hòa;
+ Tỉnh lộ 767, điều chỉnh tăng mức giá của 03 đoạn gồm: Đoạn từ giáp huyện Trảng Bom đến đường điện 500 KV Phú Mỹ - Sông Mây tăng từ 900.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn trước thuộc huyện Trảng Bom; đoạn từ đường điện 500 KV Phú Mỹ - Sông Mây đến cầu Suối Đá Bàn tăng từ 900.000 đồng/m2 xuống 950.000 đồng/m2 và đoạn từ suối Đá Bàn đến giáp thị trấn Vĩnh An tăng từ 1.100.000 đồng/m2 lên 1.200.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá giữa các đoạn.
+ Đường Đồng Khởi, đoạn từ ranh thành phố Biên Hòa đến hết KCN Thạnh Phú tăng từ 2.800.000 đồng/m2 lên 3.200.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn thuộc thành phố Biên Hòa;
+ Hương lộ 15, điều chỉnh tăng mức giá của 04 đoạn với mức điều chỉnh từ 17% đến 33%, do thực tế hạ tầng tại các đoạn trên tuyến đường này đã phát triển hơn trước, việc tăng giá chủ yếu để xử lý giảm sự chênh lệch về giá giữa các đoạn;
+ Hương lộ 9, đoạn từ Km+200 đến Nhà thờ Tân Triều tăng từ 950.000 đồng/m2 lên 1.000.000 đồng/m2 để phù hợp với mức giá của đoạn đầu từ Tỉnh lộ 768 vào;
+ Đường Tân Hiền, điều chỉnh tăng từ 700.000 đồng/m2 lên 900.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đường Tỉnh lộ 768.
- Điều chỉnh giảm mức giá của 04 đoạn trên 04 tuyến đường gồm:
+ Tỉnh lộ 768, đoạn từ đường vào Bến đò Đại An đến cầu Chùm Bao giảm từ 1.500.000 đồng/m2 xuống 1.200.000 đồng/m2 do giá đất thị trường thấp và hạ tầng kém thuận lợi so với các đoạn khác trên tuyến đường;
+ Hương lộ 7, đoạn từ đường Bình Lục - Long Phú đến ranh giới xã Bình Lợi giảm từ 1.150.000 đồng/m2 xuống 1.000.000 đồng/m2 do đoạn này lợi thế kém so với đoạn trước;
+ Đường Cộ - Cây Xoài, đoạn từ khu tái định cư đến ranh xã Vĩnh Tân giảm từ 750.000 đồng/m2 xuống 550.000 đồng/m2 để phù hợp với giá đất của đoạn qua xã Vĩnh Tân;
+ Đường Tân An - Vĩnh Tân, đoạn từ Tỉnh lộ 767 đến đường vào Chùa Vĩnh Phước giảm từ 900.000 đồng/m2 xuống 850.000 đồng/m2 để giảm sự chênh lệch mức giá của đoạn tiếp theo.
V. ĐÁNH GIÁ BẢNG GIÁ ĐẤT 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
1. Mức giá các loại đất trong bảng giá đất
Trên cơ sở quy định về phân vùng, phân loại, phân vị trí đất (các nguyên tắc xác định giá đất) đã được thảo luận, thống nhất; kết quả điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan, bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được xây dựng trên cơ sở kế thừa bảng giá các loại đất năm 2014, tiến hành rà soát bổ sung các tuyến đường mới được nâng cấp, cải tạo hoặc được đặt tên mới nhưng chưa được quy định mức giá; rà soát điều chỉnh các đoạn đường, tuyến đường và mức giá của các đoạn đường, tuyến đường để phù hợp với thực tế và sự tương đồng giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường liên quan.
Từ kết quả điều tra và phân tích thị trường cho thấy, giá đất thị trường trong những năm qua ít biến động, nên giá các loại đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 cơ bản được giữ ổn định so với năm 2014, trong đó:
- Đối với đất nông nghiệp: Được rà soát, điều chỉnh tăng mức giá tại một số xã có giá chuyển nhượng quá chênh lệch so với giá đất năm 2014 (chủ yếu các xã khu vực đô thị và ven đô thị); giảm giá đất 01 số xã do quy định giá đất năm 2014 chưa hợp lý và hiệu chỉnh mức giá ở vị trí 02, 03, 04 để phù hợp với việc bổ sung thêm 1 cấp vị trí của đất nông nghiệp.
Mức giá đất tại hầu hết các khu vực đều đạt từ 70% - 80% so với giá đất thị trường. Riêng tại một số địa bàn có điều kiện phát triển như: Thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và Nhơn Trạch hoặc trong các khu dân cư, ven các khu công nghiệp tập trung thì mức giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 còn thấp (bằng 40% - 60%) so với mức giá thị trường. Tại các khu vực trên giá chuyển nhượng cao chủ yếu là do có khả năng chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp hoặc những khu vực quy hoạch dự án mà trong đó giá chuyển nhượng đã có tính đến tiền bồi thường đất và chi phí hỗ trợ đối với đất nông nghiệp.
- Đối với đất phi nông nghiệp (đất ở đô thị và đất ở nông thôn): Được rà soát tất cả các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, tập trung xử lý chênh lệch giá đất giữa các tuyến đường có điều kiện thuận lợi tương đồng, đặc biệt là các tuyến đường phụ nối với trục đường chính (theo nguyên tắc giá đất vị trí 01 của đường phụ phải tương đương giá đất vị trí 02 của trục đường chính); điều chỉnh giá đất hoặc bổ sung vào bảng giá đất đối với các tuyến đường mới được nâng cấp, mở rộng hoặc mở mới.
Mức giá đề xuất trong bảng giá đất nhìn chung sát với thị trường và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Mặc dù mức giá đề xuất còn thấp so với giá đất thị trường (đạt từ 60 - 70% mức giá thị trường), nhưng đảm bảo sự tương đồng về giá giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường.
Riêng tại các khu vực đầu mối giao thông hoặc gần các trung tâm thương mại, chợ thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất quy định chưa theo sát được thị trường (chỉ đạt từ 40 - 50% giá đất thị trường), nhưng đây là những trường hợp đặc thù, thường có sự biến động về thị trường, không thể đại diện cho mặt bằng chung về giá của toàn khu vực.
2. Đánh giá sự phù hợp của bảng giá đất so với khung giá đất của Chính phủ ban hành tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014
Qua so sánh bảng giá các loại đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 của tỉnh Đồng Nai với khung giá đất của Chính phủ ban hành tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014, cho thấy giá các loại đất không thấp hơn mức tối thiểu và không cao hơn mức tối đa của khung giá đất Chính phủ quy định tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014.
Mức giá của từng loại đất theo từng khu vực, loại đô thị,... trên địa bàn tỉnh áp theo khung giá của Chính phủ như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm:
+ Tại các xã khu vực đồng bằng: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 250.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm và 300.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây cây lâu năm, mức giá tối thiểu là 15.000 đồng/m2.
Căn cứ Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì mức giá tối đa được phép áp dụng trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường là 375.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm và 450.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây lâu năm.
+ Tại các xã khu vực miền núi: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 160.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm và 230.000 đồng/m2 đối với đất trồng cây lâu năm, mức giá tối thiểu là 10.000 đồng/m2.
- Đất rừng sản xuất:
+ Tại các xã khu vực đồng bằng: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 190.000 đồng/m2, mức giá tối thiểu là 9.000 đồng/m2.
Áp dụng quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì mức giá tối đa được phép áp dụng trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường là 285.000 đồng/m2.
+ Tại các xã miền núi: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 150.000 đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 8.000 đồng/m2.
- Đất nuôi trồng thủy sản:
+ Tại khu vực các xã đồng bằng: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 250.000 đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 10.000 đồng/m2.
Áp dụng quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì mức giá tối đa được phép áp dụng trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường là 375.000 đồng/m2.
+ Tại các xã miền núi: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 160.000 đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 8.000 đồng/m2.
b) Đối với đất phi nông nghiệp
- Đất ở tại đô thị:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối thiểu là 120.000 đồng/m2 và mức giá tối đa là 15 triệu đồng/m2.
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 22 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 300.000 đồng/m2.
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 45 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 500.000 đồng/m2.
- Đất ở tại nông thôn: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 9.000.000 đồng/m2 tại các xã miền núi và 18.000.000 đồng/m2 tại các xã đồng bằng; mức giá tối thiểu là 40.000 đồng/m2 tại các xã miền núi và 60.000 đồng/m2 tại các xã đồng bằng.
- Đất thương mại dịch vụ tại đô thị:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối thiểu là 96.000 đồng/m2 và mức giá tối đa là 12 triệu đồng/m2.
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 17,6 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 240.000 đồng/m2.
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 36 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 400.000 đồng/m2.
- Đất thương mại dịch vụ tại nông thôn: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 14,4 triệu đồng/m2 tại các xã đồng bằng và 7,2 triệu đồng/m2 tại các xã miền núi, mức giá tối thiểu là 48.000 đồng/m2 tại các xã đồng bằng và 32.000 đồng/m2 tại các xã miền núi.
- Đất sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị:
+ Tại các thị trấn (đô thị loại V): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối thiểu là 72.000 đồng/m2 và mức giá tối đa là 9 triệu đồng/m2.
+ Tại thị xã Long Khánh (đô thị loại IV): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 13,2 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 180.000 đồng/m2.
+ Tại thành phố Biên Hòa (đô thị loại II): Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 27 triệu đồng/m2 và mức giá tối thiểu là 300.000 đồng/m2.
- Đất sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại dịch vụ tại nông thôn: Khung giá đất của Chính phủ quy định mức giá tối đa là 10,8 triệu đồng/m2 tại các xã đồng bằng và 5,4 triệu đồng/m2 tại các xã miền núi, mức giá tối thiểu là 36.000 đồng/m2 tại các xã đồng bằng và và 24.000 đồng/m2 tại các xã miền núi.
Như vậy, toàn bộ giá các loại đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 tỉnh Đồng Nai đều nằm trong khung giá đất của Chính phủ.
3. Đánh giá sự phù hợp của bảng giá đất so với giá đất tại các tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng thì bảng giá đất của các tỉnh đang trong quá trình xây dựng, nên việc so sánh, đánh giá chưa được cụ thể và chi tiết.
Tuy nhiên, theo kết quả rà soát về giá đất tại các khu vực đất giáp ranh giữa các tỉnh năm 2014 so với tỉnh Đồng Nai thì mức giá đất là phù hợp, trong đó:
- Căn cứ kết quả thảo luận thống nhất việc đề xuất giá đất năm 2014 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận thì giá đất tại khu vực đất giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh nói trên là phù hợp;
Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 tại các khu vực đất giáp ranh được giữ ổn định so với mức giá năm 2014 hoặc được điều chỉnh tăng với tỷ lệ thấp không ảnh hưởng đến chênh lệch mức giá của các tuyến đường giáp ranh thuộc các tỉnh lân cận. Trong đó:
+ Tại huyện Cẩm Mỹ: Giá đất trên các tuyến đường, đoạn tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được điều chỉnh tăng như: Quốc lộ 56 tăng từ 600.000 đồng/m2 lên 600.000 đồng/m2; Tỉnh lộ 764 tăng từ 450.000 đồng/m2 lên 500.000 đồng/m2; Tỉnh lộ 765 tăng từ 550.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2, nhưng vẫn còn thấp so với giá đất trên các đoạn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Tại huyện Xuân Lộc: Giá đất trên các tuyến đường, đoạn tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận được điều chỉnh tăng như: Tỉnh lộ 766 tăng từ 300.000 đồng/m2 lên 400.000 đồng/m2 (bằng với giá đất của tỉnh Bình Thuận); Quốc lộ 1A tăng từ 400.000 đồng/m2 lên 450.000 đồng/m2 (cao hơn 30% so với giá đất của đoạn thuộc tỉnh Bình Thuận).
+ Tại huyện Long Thành: Giá đất trên các tuyến đường, đoạn tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được điều chỉnh như: Quốc lộ 51 tăng từ 1.650.000 đồng/m2 lên 1.700.000 đồng/m2 (cao hơn 12% so với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đường nhựa xã Phước Bình giáp huyện Tân Thành được giữ ổn định với mức giá 1.000.000 đồng/m2 (mức giá này đã được thảo luận thống nhất năm 2014).
- Tại khu vực giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng: Theo kết quả làm việc giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Phú và Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất (ngày 05/8/2014) thì giá đất tại khu vực đất giáp ranh của huyện Tân Phú với huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng là phù hợp, mức chênh lệch không vượt quá 30%, trong đó mức giá đất tại địa bàn huyện Tân Phú cao hơn so với huyện Đạ Huoai, do đặc thù về địa hình và cách phân vị trí giữa 02 tỉnh khác nhau.
- Tại khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Dương: Do thực tế khác nhau về loại đô thị, cũng như các điều kiện hạ tầng giữa 02 tỉnh, nên không rà soát so sánh mức giá giữa các khu vực giáp ranh.
- Tại khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước (xã Đắk Lua, huyện Tân Phú): do khu vực giáp ranh thuộc tỉnh Bình Phước là dãy núi ngăn cách thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên nên không xác định là khu vực đất giáp ranh.
- Riêng tại khu vực tiếp giáp với Thành phố Hồ Chính Minh có ranh giới hành chính là sông Đồng Nai và sông Lòng Tàu có bề rộng lớn hơn 100 mét nên không xác định là khu vực đất giáp ranh.
4. Đánh giá tác động của bảng giá đất đến kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư
a) Về kinh tế - xã hội
Phần lớn các mức giá trong Bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 vẫn được giữ ổn định so với năm 2014, chỉ điều chỉnh giá đất hoặc bổ sung vào bảng giá đất đối với các tuyến đường mới được nâng cấp, mở rộng hoặc mở mới và tập trung rà soát tất cả các tuyến đường trên địa bàn để xử lý chênh lệch giá đất giữa các tuyến đường có điều kiện thuận lợi tương đồng, đặc biệt là các tuyến đường phụ nối với trục đường chính (theo nguyên tắc giá đất vị trí 01 của đường phụ phải tương đương giá đất vị trí 02 của trục đường chính). Tại các khu vực, tuyến đường được điều chỉnh giá thì mức điều chỉnh phổ biến dao động từ 10% - 30% tùy theo từng địa phương hoặc điều kiện cụ thể của từng tuyến đường.
Đối với đất nông nghiệp chỉ điều chỉnh mức giá của một số xã khu vực đô thị và ven đô thị có điều kiện phát triển và có mức giá thị trường quá chênh lệch so với giá đất năm 2014; điều chỉnh giảm mức giá của một số xã để phù hợp với thực tế và sự tương đồng giữa các khu vực (như xã Suối Trầu, Cẩm Đường và Bình Sơn thuộc huyện Long Thành và khu vực phía Bắc của thị trấn Vĩnh An huyện Vĩnh Cửu) và hiệu chỉnh mức giá ở các vị trí 02, 03 để phù hợp với việc bổ sung thêm 01 cấp vị trí của đất nông nghiệp.
Như vậy, bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 không những giữ được sự ổn định chung về mức giá, mà còn đảm bảo sự phù hợp về mức giá giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường. Nên về cơ bản, bảng giá đất không gây xáo trộn về thị trường bất động sản trong toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện chủ trương điều tiết của Nhà nước để kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, xét ở các khía cạnh khác nhau thì bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 có những tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội như sau:
Thứ nhất, các quy định về giá đất đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng, hạn chế được một số phát sinh so với quy định cũ (quy định của Luật Đất đai năm 2003, bảng giá đất được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm sử dụng để bồi thường khi thu hồi đất và tính thu các nghĩa vụ tài chính, nên có những ràng buộc nhất định không thể khắc phục được). Vì vậy, sẽ hạn chế được những sai sót hoặc những điểm bất hợp lý trong quá trình áp dụng có thể dẫn đến việc khiếu kiện đòi quyền lợi của người dân;
Thứ hai, mức giá các loại đất sẽ ảnh hưởng đến hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính như nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở) trong hạn mức.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng, hoặc giảm mức giá đã được rà soát, so sánh để đảm bảo sự cân đối phù hợp giữa các khu vực, đoạn đường, tuyến đường, nên đảm bảo sự công bằng trong thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai. Đối với việc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (tại Khoản 3, Điều 6) thì giá đất để tính thu thuế được ổn định trong thời gian 05 năm kể từ ngày 01/01/2012, nên trong thời gian đến 01/01/2017 thì bảng giá đất không ảnh hưởng đến việc nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của người dân
Thứ ba, tạo sự công bằng trong xã hội, đảm bảo giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất; giúp cơ quan quản lý Nhà nước nắm và kiểm soát thị trường bất động sản, để có sự điều tiết hoặc định hướng trong quản lý thị trường bất động sản.
b) Về môi trường đầu tư
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 114 của Luật Đất đai thì việc tính thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất đối với tổ chức không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; tính giá trị tài sản khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,… được căn cứ vào giá đất cụ thể. Do vậy, giá đất trong bảng giá đất do Nhà nước quy định không tác động đến việc triển khai thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn.
Mặt khác, bảng giá đất vẫn giữ được sự ổn định về mức giá các loại đất so với năm 2014, nên việc tính toán các khoản thu nghĩa vụ tài chính đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh không bị tác động bởi việc bởi mức giá quy định của Nhà nước sau khi ban hành.
Về nguyên tắc xác định giá đất, quy định đã chỉnh sửa và hợp nhất từ 02 quy định cũ (gồm: Quy định về tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất và quy định về giá các loại đất năm 2014), trên cơ sở phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đất đai và tình hình thực tế của tỉnh, việc chỉnh sửa vẫn giữ được các nguyên tắc cơ bản khi xác định giá đất. Do vậy, trong quá trình xác định giá đất cụ thể (định giá đất cụ thể) vẫn đảm bảo sự công bằng, hợp lý và không bị xáo trộn, hụt hẫng do thay đổi các nguyên tắc xác định giá đất.
c) Về tình hình thực hiện các chính sách tài chính về đất đai và thu nhập, đời sống của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Do các mức giá được giữ ổn định và tương đối phù hợp với thị trường nên đảm bảo được các nguồn thu ngân sách về đất đai, đảm bảo được sự công bằng trong các quyền của người sử dụng đất (quyền lợi và nghĩa vụ).
Đối với thu nhập, đời sống của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không bị ảnh hưởng do việc ban hành bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, vì việc thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vẫn được áp dụng mức giá đã lập để thu từ năm 2012.
Riêng tại một số khu vực có điều chỉnh mức giá thì việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai có những tác động nhất định như: Tiền thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất,… tại các khu vực dự án thu hồi đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chi phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều tra, xây dựng Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014.
Nhằm đảm bảo về chất lượng của bảng giá đất, để sử dụng ổn định trong 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, việc điều tra giá đất thị trường và thông tin liên quan đã được thực hiện ở quy mô lớn trên tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với số lượng phiếu điều tra lớn nhất từ trước đến nay (9.112 trường hợp) kết hợp các trường hợp điều tra của năm 2012 và 2013 (2.311 trường hợp) đưa tổng số trường hợp vào xử lý thông tin thị trường phục vụ xây dựng bảng giá đất là 11.423 trường hợp. Đối tượng điều tra và việc phân bổ mạng lưới điều tra đảm bảo tính đại diện cho mỗi loại đất, mỗi vị trí, vùng giá hay tuyến đường… Các thông tin giá đất thị trường được phỏng vấn trực tiếp người sử dụng đất, có so sánh với mặt bằng giá chung của khu vực, nên đảm bảo sát với thực tế và đảm bảo tính trung thực của thông tin điều tra. Ngoài ra, còn điều tra, rà soát về hiện trạng giao thông và các thông tin liên quan khác ảnh hưởng đến giá đất, làm cơ sở để so sánh đề xuất giá đất, đảm bảo sự tương quan giữa các khu vực, vị trí, tuyến đường.
Phương pháp định giá đất sử dụng là phương pháp triết trừ và phương pháp so sánh trực tiếp, phù hợp với thông tin về thị trường và các thông tin điều tra trên địa bàn cấp xã.
Giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 đã được thảo luận thống nhất giữa các ngành và địa phương, đảm bảo sự hài về mức giá giữa các khu vực và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi khu vực, vị trí, tuyến đường. Mức giá đề xuất tuy còn thấp so với thị trường, nhưng đảm bảo sự ổn định về thị trường và được sự đồng thuận của các địa phương, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết và kiểm soát thị trường bất động sản trong toàn tỉnh.
Đối với các khu vực đất giáp ranh trong tỉnh đã được rà soát, so sánh sự tương quan về các điều kiện hạ tầng và giá đất thị trường, để đề xuất điều chỉnh mức giá, đảm bảo sự hợp lý về giá giữa các khu vực; một số khu vực có sự khác nhau về các điều kiện hạ tầng, mức độ thuận lợi trong sản xuất kinh doanh thì mức giá quy định có chênh lệch trong khoảng cho phép và đảm bảo phù hợp với thị trường cũng như các điều kiện thực tế của mỗi khu vực.
Tại các khu vực đất giáp ranh với các tỉnh lân cận đã được rà soát so sánh về giá đất giữa các bên, trong đó hầu hết các khu vực giáp ranh thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai đều được giữ nguyên mức giá so với năm 2014. Riêng tại một số tuyến đường thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Quốc lộ 56, Tỉnh lộ 766, 765, 764) đang có mức giá thấp hơn so với tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu thì được điều chỉnh tăng, nhưng mức điều chỉnh chỉ tăng từ 10 - 30% tùy theo từng tuyến đường vừa phù hợp với điều kiện hạ tầng và thị trường tại địa bàn trong tỉnh, vừa tiến gần với mức giá của các tỉnh giáp ranh.
Như vậy, về cơ bản Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành và xử lý được những tồn tại hạn chế của các quy định và bảng giá đất năm 2014. Bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 vẫn giữ được sự ổn định về giá và các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định giá đất, đảm bảo sự hài hòa giữa các mục đích và đã được sự đồng thuận của các ngành, địa phương trong tỉnh.
Để bảng giá các loại đất của tỉnh được kịp thời ban hành và công bố áp dụng từ ngày 01/01/2015, kiến nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
Sau khi Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện như sau:
1. Quyết định ban hành Quy định giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019 để áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ theo quy định, trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi quyết định nội dung điều chỉnh và tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh nội dung điều chỉnh quy định về giá các loại đất của tỉnh vào kỳ họp gần nhất.
2. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giám sát thực hiện quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019.
Trên đây là báo cáo kết quả xây dựng Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015 - 2019./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và quy định giá đất tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 2Nghị quyết 60/2014/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất giai đoạn năm 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3Nghị quyết 115/2014/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Nghị quyết 40/2014/NQ-HĐND về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho thời kỳ 05 năm 2015-2019
- 1Quyết định 363/2005/QĐ-UBDT công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 68/UBQĐ năm 1997 công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi ban hành
- 5Quyết định 08/UB-QĐ năm 1994 công nhận xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi ban hành
- 6Luật đất đai 2013
- 7Quyết định 75/2013/QĐ-UBND Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 8Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và quy định giá đất tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 9Quyết định 74/2013/QĐ-UBND Quy định tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 11Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất
- 12Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 13Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất
- 15Nghị quyết 60/2014/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất giai đoạn năm 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 16Nghị quyết 115/2014/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 17Nghị quyết 40/2014/NQ-HĐND về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho thời kỳ 05 năm 2015-2019
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND về giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019
- Số hiệu: 145/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Tư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra