- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết 99/2007/NQ-HĐND về đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010
- 7Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2009/NQ-HĐND | Biên Hòa, ngày 16 tháng 7 năm 2009 |
VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG BÁN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI SANG TRƯỜNG CÔNG LẬP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5349/TTr-UBND, ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về đề án chuyển đổi trường bán công trên địa bàn tỉnh sang trường công lập; nội dung báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và tổng hợp ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND tỉnh tại tổ và tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình số 5349/TTr-UBND, ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về đề án chuyển đổi trường bán công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sang trường công lập. (Kèm theo Tờ trình)
Giao UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Điều 2. Kinh phí hoạt động của các trường bán công sau khi chuyển sang trường công lập do ngân sách Nhà nước địa phương cấp theo quy định hiện hành.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban HĐND và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này theo luật định.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2009.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5349/TTr-UBND | Biên Hòa, ngày 08 tháng 7 năm 2009 |
VỀ ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG BÁN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SANG TRƯỜNG CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh Đồng Nai về Đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 03/5/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010;
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xây dựng Đề án chuyển đổi các trường bán công trên địa bàn tỉnh sang trường công lập với các nội dung chủ yếu sau:
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trên địa bàn tỉnh hiện có 19 trường bán công (02 trường mầm non, 10 trường trung học cơ sở và 07 trường trung học phổ thông). Mạng lưới các trường bán công được phân bổ trên địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Long Thành và huyện Định Quán.
Trong thời gian qua, hệ thống trường bán công đã cùng với hệ thống trường công lập, tư thục, dân lập đảm bảo điều kiện về mạng lưới để huy động học sinh ra lớp, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn tỉnh. Theo Luật Giáo dục năm 2005 sẽ từng bước xóa bỏ, chuyển đổi các trường bán công; bên cạnh đó, các trường bán công trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động, trong đó khó khăn nổi bật là thiếu kinh phí hoạt động do phần thu không đủ chi (mức lương tối thiểu từ năm 2003 đã điều chỉnh tăng nhiều lần trong khi học phí của các trường bán công từ năm 2003 đến nay chưa được điều chỉnh tăng lần nào). Xuất phát từ thực tế trên thì việc sớm chuyển đổi các trường bán công là cần thiết nhằm đảm bảo loại hình trường lớp phù hợp theo quy định và tháo gỡ khó khăn cho các trường bán công.
2. Lý do đề xuất chuyển đổi trường bán công sang loại hình công lập
a) Đối với hai trường mầm non
- Hiện trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỷ lệ phát triển mầm non ngoài công lập đã trên 70%, tỷ lệ này khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh là 32% và đã đạt được mục tiêu định hướng về phát triển xã hội hóa giáo dục mầm non theo Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh Đồng Nai về Đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (theo Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND tỷ lệ huy động học sinh mầm non ngoài công lập của tỉnh đối với nhà trẻ là 45%, mẫu giáo là 50%, của TP. Biên Hòa là 70%).
- Đặc thù của các trường mầm non trên địa bàn khi chuyển sang công lập sẽ hỗ trợ tốt cho việc phổ cập trẻ 05 tuổi ra lớp và hỗ trợ tốt việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục mầm non.
+ Đối với Trường Mầm non bán công Thanh Bình - phường Thanh Bình: Hiện trên địa bàn có 125 trẻ 05 tuổi nhưng chỉ mới huy động được 83 trẻ ra lớp, đạt tỷ lệ 66,4%. Căn cứ tại điểm b, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu “…trường hợp địa phương chưa có hoặc chưa có đủ trường mầm non công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mẫu giáo 05 tuổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập”. Vì vậy, nhằm đảm bảo đủ trường công lập đáp ứng phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 05 tuổi trên địa bàn phường thì việc đề xuất chuyển đổi Trường Mầm non bán công Thanh Bình sang loại hình trường công lập là đúng theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trường Mầm non bán công Hướng Dương - phường Quyết Thắng: Là trường đạt chuẩn Quốc gia, đội ngũ giáo viên nhà trường 100% đạt chuẩn, trong đó có hơn 60% đạt trên chuẩn, cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư hoàn thiện với 100% phòng học kiên cố và đầy đủ các trang thiết bị dạy học. Với những ưu điểm trên, trong thời gian qua, Trường MN Hướng Dương được chọn là trường trọng điểm của ngành giáo dục mầm non, là địa điểm để tổ chức triển khai các chuyên đề mới, thí điểm để nâng cao nghiệp vụ về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ cốt cán của bậc học mầm non toàn tỉnh và là nơi hỗ trợ chuyên môn cho các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn. Việc thực hiện chuyển Trường Mầm non bán công Hướng Dương sang trường công lập sẽ tạo điều kiện cho ngành tiếp tục duy trì trường là cơ sở giáo dục mầm non đầu tàu của ngành, tiếp tục hỗ trợ tốt cho ngành trong việc phổ biến các phương pháp giảng dạy mới và giúp hỗ trợ chuyên môn cho các lớp mầm non dân lập, tư thục.
b) Đối với các trường trung học cơ sở bán công (THCS BC)
Theo định hướng quy hoạch đến năm 2010, toàn tỉnh sẽ cần 183 trường trung học cơ sở công lập, tăng thêm 26 trường so với hiện tại (TP. Biên Hòa tăng 07 trường, huyện Thống Nhất tăng 04 trường, còn lại 15 trường trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Long Thành, Định Quán, Nhơn Trạch, Tân Phú và TX. Long Khánh), việc tăng cường mạng lưới trường công lập nhằm đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện công tác củng cố phổ cập trung học cơ sở đã đạt được. Như vậy, việc chuyển đổi các trường bán công sang trường công lập sẽ đáp ứng về mạng lưới trường công lập theo quy hoạch đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách trong việc đầu tư bổ sung mạng lưới trường trung học cơ sở công lập. Bên cạnh đó, do hầu hết các trường THCS BC là trường trung học cơ sở duy nhất trên địa bàn các xã (phường), nếu chuyển sang trường tư thục thì trên địa bàn sẽ không có trường công lập và đòi hỏi phải xây dựng trường công lập bổ sung để đảm bảo mạng lưới cho mục tiêu củng cố kết quả phổ cập trung học cơ sở.
Ngoài ra, tại hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri trên địa bàn các xã (phường) có trường THCS BC, cử tri đều tha thiết đề xuất cho chuyển các trường này về trường công lập để đảm bảo yếu tố hài hòa về mạng lưới trường công lập giữa địa bàn các xã (phường) trên cùng một huyện, thành phố.
Theo điểm b, khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT đã nêu “Trường hợp địa phương chưa có đủ trường công lập để đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định chuyển các trường tiểu học, trung học cơ sở bán công sang trường tiểu học, trung học cơ sở công lập”. Vì vậy, đề xuất chuyển đổi các trường bán công sang trường công lập để đảm bảo mạng lưới trường trung học cơ sở công lập cho mục tiêu củng cố kết quả phổ cập trung học cơ sở đã đạt được, đồng thời để việc chuyển đổi các trường trung học cơ sở đáp ứng phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
c) Đối với các trường trung học phổ thông bán công (THPT BC):
- Tỉnh Đồng Nai là địa phương đã thực hiện chủ trương xã hội hóa ở bậc trung học phổ thông rất mạnh. Toàn tỉnh hiện có 14 trường dân lập, tư thục với 19.105 học sinh, đạt tỷ lệ 24% so với tổng số học sinh THPT. Bên cạnh đó, hiện đã có nhà đầu tư lập hồ sơ và tỉnh đã có chủ trương đồng ý hình thành thêm các trường Trung học phổ thông tư thục gồm: THCS - THPT Tư thục Tân Hòa - TP. Biên Hòa với quy mô khoảng 2000 học sinh, THCS - THPT Lạc Long Quân - huyện Định Quán với quy mô khoảng 1500 học sinh, hai trường này sẽ đi vào hoạt động từ năm học 2009 - 2010; ngoài ra Trường THPT Tư thục Lê Quý Đôn 2 - TP. Biên Hòa với quy mô 2000 học sinh, THCS - THPT Bửu Long - TP. Biên Hòa với quy mô 1500 học sinh, THPT Tư thục Hùng Vương - huyện Vĩnh Cửu với 1500 học sinh sẽ đưa vào hoạt động từ năm học 2010 - 2011. Với việc hình thành, phát triển thêm mạng lưới các trường tư thục trên thì chỉ tiêu huy động học sinh ngoài công lập ở bậc trung học phổ thông sẽ đạt được mục tiêu Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND tỉnh của HĐND tỉnh về Đề án phát triển xã hội hóa giáo dục đến năm 2010 (chỉ tiêu Nghị quyết là 35%).
- Đặc thù của các trường THPT BC trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải chuyển sang loại hình công lập để tiếp tục hoạt động ổn định, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn. Cụ thể:
+ Trường THPT BC Chu Văn An, THPT BC Tam Hiệp, THPT BC Lê Hồng Phong, THPT BC Kiệm Tân có điều kiện về đất đai không thuận tiện để chuyển sang trường tư thục. Trường THPT BC Chu Văn An có diện tích đất là 1236m2, THPT BC Tam Hiệp có diện tích đất 2.890m2; Trường THPT BC Lê Hồng Phong, THPT BC Kiệm Tân đất đai có nguồn gốc liên quan đến các tổ chức hiến tặng.
+ Trường THPT BC Ngô Sỹ Liên nằm trên địa bàn huyện Trảng Bom, đây là địa bàn có mạng lưới trường THPT ngoài công lập phát triển khá mạnh (04 trường), trong khi đó mạng lưới trường THPT công lập còn khá mỏng (02 trường, trong đó có 01 trường vừa thành lập trong năm học 2008 - 2009). Do đó để đảm bảo phát triển cân đối giữa mạng lưới trường ngoài công lập và công lập, đề xuất chuyển Trường THPT BC Ngô Sỹ Liên về trường công lập.
+ Trường THPT BC Định Quán nằm trên địa bàn huyện Định Quán, đây là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến 18,5%. Nếu thực hiện chuyển Trường THPT BC Định Quán sang trường tư thục sẽ khó khăn cho nhân dân trong việc đóng học phí cho con em đến trường. Do vậy, đề xuất chuyển Trường THPT BC Định Quán sang trường công lập nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân trên địa bàn đến trường ngày càng đông, tạo thêm nguồn nhân lực cho địa phương.
+ Trường THPT BC Nguyễn Đình Chiểu nằm trên địa bàn huyện Long Thành, đây là trường có vị trí nằm liền sát với Trường THPT Long Thành (loại hình công lập). Với vị trí trên thì quy hoạch mạng lưới trung học phổ thông trên địa bàn là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, hiện học sinh vào trường chủ yếu là con em lao động nghèo. Do vậy, nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân trên địa bàn đến trường đề xuất chuyển sang loại hình công lập.
3. Nội dung Đề án chuyển đổi các trường bán công sang trường công lập
a) Mục đích chuyển đổi:
Chuyển đổi mạng lưới các trường bán công để đảm bảo loại hình phù hợp theo quy định của Luật Giáo dục về loại hình trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đủ các trường công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 05 tuổi, trung học cơ sở;
Đảm bảo hoạt động ổn định của nhà trường sau khi chuyển đổi, đồng thời tiếp tục đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh, quyền lợi của thầy cô giáo sau khi chuyển đổi.
b) Các trường bán công đề xuất chuyển đổi sang loại hình công lập:
- Bậc học mầm non: Gồm Trường Mầm non bán công Thanh Bình, Mầm non bán công Hướng Dương thuộc TP. Biên Hòa.
- Bậc học trung học cơ sở: Gồm các Trường THCS bán công Quyết Thắng, THCS bán công Nguyễn Công Trứ, THCS bán công Tam Hiệp, THCS bán công Hoàng Diệu, THCS bán công Tân Tiến thuộc TP. Biên Hòa; THCS bán công Nguyễn Công Trứ, THCS bán công Minh Đức thuộc huyện Trảng Bom; THCS bán công Kiệm Tân, THCS bán công Trần Quang Khải, THCS bán công Nguyễn Đình Chiểu thuộc huyện Thống Nhất.
- Bậc trung học phổ thông: Gồm các Trường THPT bán công Lê Hồng Phong, THPT bán công Tam Hiệp, THPT bán công Chu Văn An thuộc TP. Biên Hòa; THPT bán công Ngô Sỹ Liên huyện Trảng Bom, THPT bán công Kiệm Tân huyện Thống Nhất, THPT bán công Định Quán huyện Định Quán và THPT bán công Nguyễn Đình Chiểu huyện Long Thành.
c) Lộ trình chuyển đổi:
Hoàn tất việc chuyển đổi các trường bán công trên sang trường công lập vào năm học 2009 - 2010.
d) Về sắp xếp lại mạng lưới trường lớp sau khi chuyển đổi:
- Đối với Trường THCS bán công Trần Quang Khải thuộc huyện Thống Nhất do quy mô nhỏ (gồm 09 lớp, 05 phòng học) sẽ được sáp nhập vào Trường THCS Duy Tân công lập trên cùng địa bàn.
- Đối với Trường THPT bán công Chu Văn An do quy mô nhỏ, sau khi có chủ trương chuyển đổi sẽ thực hiện giải thể. Phương thức thực hiện theo hướng kể từ năm học 2010 - 2011 sẽ giảm quy mô bằng cách không tiếp tục giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, đồng thời sẽ sát nhập với một trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Biên Hòa phù hợp với điều kiện quản lý.
- Đối với Trường THPT bán công Nguyễn Đình Chiểu do vị trí nằm sát với Trường THPT Long Thành nên sẽ thực hiện sáp nhập nhà trường vào Trường THPT Long Thành để bổ sung điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất cho Trường THPT Long Thành để định hướng nâng trường lên trường chất lượng cao trong thời gian tới.
- Đối với các trường khác vẫn giữ nguyên mạng lưới hiện hữu sau khi chuyển đổi về trường công lập.
đ) Về nhân sự:
- Đối với người lao động trong biên chế Nhà nước (nếu có) được giữ lại nguyên biên chế và được hưởng quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Người lao động ngoài biên chế Nhà nước, được giải quyết theo các hướng sau:
+ Tuyển dụng vào biên chế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động; người lao động được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Các trường bán công sau khi chuyển về loại hình công lập sẽ từng bước được bổ sung biên chế để đảm bảo đủ giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e) Về người học:
Học sinh các trường bán công sau khi chuyển về trường công lập được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của điều lệ trường công lập cùng cấp học.
g) Về tài chính, tài sản:
- Về tài sản:
Sau khi tiến hành kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản theo nguồn gốc hình thành thì đối với bộ phận tài sản, tiền vốn được hình thành từ nguồn gốc huy động ngoài ngân sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động của trường bán công khi chuyển sang trường công lập được xử lý theo các hướng sau:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân góp vốn muốn nhận lại tài sản thì tài sản, tiền vốn sẽ được trả lại cho tổ chức, cá nhân đó;
+ Trường hợp trường công lập có nhu cầu tiếp nhận và sử dụng thì tiến hành thẩm định giá qua Hội đồng Thẩm định giá để xác định giá làm cơ sở thanh toán cho tổ chức, cá nhân góp vốn;
+ Trường hợp trường công lập không có nhu cầu sử dụng tài sản và tổ chức, cá nhân góp vốn không muốn nhận thì tài sản sẽ được bán thanh lý để trả lại cho tổ chức, cá nhân góp vốn.
- Về tài chính:
Các trường bán công phải thực hiện kiểm tra sổ sách kế toán để kết toán tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm bàn giao.
Trường hợp nếu đơn vị còn công nợ (tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, tiền tăng giờ) khi chuyển sang trường công lập thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ để giải quyết.
Trường hợp nếu đơn vị có kết dư kinh phí sẽ được chuyển tiếp sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
h) Về tổ chức:
Trường bán công sau khi được chuyển sang loại hình công lập sẽ hoạt động theo điều lệ trường công lập cùng cấp học.
Khuyến khích các trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
i) Về quy mô học sinh/lớp, quy mô lớp/trường, quyền lợi học sinh của các trường bán công sau khi chuyển về loại hình công lập:
Các trường bán công sau khi chuyển đổi về trường công lập sẽ thực hiện biên chế học sinh/lớp không vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sỹ số học sinh dôi ra do việc giảm chỉ tiêu trên được xử lý theo hướng sau:
- Thành lập thêm các trường ngoài công lập trên địa bàn để thu hút các đối tượng này, cụ thể như phát triển thêm mạng lưới trường ngoài công lập đã nêu.
- Tổ chức phân luồng tuyển sinh giữa các địa bàn, phương án này chủ yếu áp dụng đối với các trường THCS.
Dự kiến kinh phí hỗ trợ hàng năm từ ngân sách cho các trường bán công sau khi chuyển sang trường công lập (tính theo mức lương tối thiểu là 650.000 đ):
- Bậc học mầm non :3.379 triệu đồng.
- Bậc học trung học cơ sở : 18.066 triệu đồng.
- Bậc học trung học phổ thông : 25.843 triệu đồng.
Tổng cộng : 47.288 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục số 4 kèm theo)
Thực tế, trong tổng số khoảng 47 tỷ đồng trên thì ngân sách Nhà nước hàng năm đã thực cấp gần 1/3 số kinh phí để hỗ trợ hoạt động cho các trường bán công. Nguyên nhân hỗ trợ là do tiền lương cơ bản đã tăng lên nhiều lần nhưng các trường bán công vẫn phải thực hiện mức thu học phí theo mức cũ được ban hành từ năm 2003, vì vậy, thu từ học phí không đủ để chi trả cho hoạt động của nhà trường và ngân sách phải thực hiện hỗ trợ.
5. Phân công trách nhiệm các sở, ngành và UBND các địa phương triển khai thực hiện Đề án
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán, UBND TP. Biên Hòa và các Sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Đề án này.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành quyết định chuyển đổi sang trường công lập đối với các trường trung học phổ thông bán công sau khi Đề án được thông qua;
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán, UBND TP. Biên Hòa chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Biên Hòa xem xét, ban hành quyết định chuyển đổi sang trường công lập đối với các trường mầm non, trung học cơ sở bán công sau khi Đề án được thông qua;
Hiệu Trưởng các trường trung học phổ thông bán công có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển đổi theo quy định gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo; Hiệu Trưởng các trường mầm non, trung học cơ sở bán công có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển đổi theo quy định gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định.
Trên đây là nội dung chính của Đề án chuyển đổi các trường bán công trên địa bàn tỉnh sang trường công lập, chi tiết của Đề án tại tài liệu gửi kèm, UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND về việc phê duyệt tờ trình chuyển đổi trường mầm non bán công 25B sang trường công lập do Hội đồng nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1101/QĐ-UBND năm 2011 về công bố danh mục văn bản pháp luật đã hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Nghị quyết 168/2010/NQ-HĐND16 phê duyệt kế hoạch chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, trường trung học phổ thông dân lập sang tư thục do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVI, kỳ họp thứ 21 ban hành
- 4Nghị quyết 13i/NQ-HĐND năm 2009 về chuyển đổi Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ, Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Trường Trung học phổ thông Đặng Trần Côn từ loại hình bán công sang loại hình công lập tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã hết hiệu lực do Tỉnh Đồng Nai ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND về việc phê duyệt tờ trình chuyển đổi trường mầm non bán công 25B sang trường công lập do Hội đồng nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Nghị quyết 168/2010/NQ-HĐND16 phê duyệt kế hoạch chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, trường trung học phổ thông dân lập sang tư thục do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVI, kỳ họp thứ 21 ban hành
- 9Nghị quyết 13i/NQ-HĐND năm 2009 về chuyển đổi Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ, Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Trường Trung học phổ thông Đặng Trần Côn từ loại hình bán công sang loại hình công lập tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Nghị quyết 99/2007/NQ-HĐND về đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010
- 11Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
Nghị quyết 142/2009/NQ-HĐND về chuyển đổi trường bán công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sang trường công lập
- Số hiệu: 142/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Đình Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2009
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực