Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1104/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001- 2010 (điều chỉnh);
Căn cứ Nghị quyết số 78/2006/NQ-HĐND ngày 28/9/2006 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 2099/SGDĐT.KHTC ngày 13/11/2006 về việc bổ sung hoàn chỉnh Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai đến năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 62/TTr-SKHĐT ngày 30/01/2007 về việc trình duyệt hồ sơ quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010; có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 68/BC-STP ngày 17/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 với các nội dung chủ yếu sau đây:
A. Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010:
1. Phương hướng chung:
a. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
b. Hoàn thiện mạng lưới trường học đa dạng, phù hợp chủ trương xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, chuyển đổi trường bán công sang loại hình phù hợp. Chú trọng phát triển mạng lưới trường học gắn với địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư mới.
c. Đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhất là bậc trung học phổ thông.
d. Thực hiện công bằng xã hội trong học tập, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và giáo dục cho trẻ em bị thiệt thòi (trẻ em tàn tật, khuyết tật, mồ côi không nơi nương tựa, có hoàn cảnh khó khăn...).
e. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục.
g. Thực hiện đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010.
2. Phương hướng phát triển đối với từng cấp học:
a. Giáo dục mầm non:
Phát triển giáo dục mầm non theo chủ trương xã hội hóa giáo dục tại Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Giáo dục phổ thông:
Giáo dục tiểu học:
Đảm bảo điều kiện đội ngũ và các chế độ chính sách cho giáo viên, cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu cầu phát triển lớp 2 buổi.
Phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học.
Kết hợp đầu tư bổ sung mạng lưới trường lớp đảm bảo phù hợp số lượng học sinh và đạt chuẩn Quốc gia.
Giáo dục trung học cơ sở:
Tách các trường có quy mô lớn. Xây dựng lộ trình chuyển các trường bán công sang loại hình trường dân lập hoặc tư thục phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương.
Bổ sung mạng lưới trường trung học cơ sở cho các xã hoặc cụm xã chưa có trường trung học cơ sở.
Giáo dục trung học phổ thông:
Chuyển các trường trung học phổ thông công lập có đủ điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh các trường ngoài công lập có quy mô trên 45 lớp để đạt chuẩn Quốc gia. Không giao chỉ tiêu cho những trường dân lập, tư thục không đủ các điều kiện trang thiết bị tối thiểu cho dạy và học.
Điều chỉnh, bổ sung phát triển mạng lưới trường trung học phổ thông đa dạng theo loại hình, mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 trường ngoài công lập.
c. Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:
Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.
Đầu tư, phát triển các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học:
Nâng các trường Trung học Kỹ thuật công nghiệp, Trung học Kinh tế, Trung học Y tế, Trung học Văn hóa nghệ thuật, Trung học dân lập Công nghệ tin học và Viễn thông lên thành trường cao đẳng.
Nâng trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai lên thành trường Đại học Cộng đồng đa ngành, trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi lên trường Đại học Công nghệ và Quản trị Sonadezi.
Phát triển thêm mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học:
Một số trường Trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực Trảng Bom-Long Khánh.
Thành phố Biên Hòa: Trường Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Kỹ thuật ViHempich.
Trên địa bàn huyện Nhơn Trạch: Trường Đại học dân lập Quốc tế, Đại học Y dược (của trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và Công nghệ hiện đại, Đại học Công nghiệp (của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh).
Trên địa bàn huyện Long Thành: Trường Đại học của Công ty FPT (chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin) và dự kiến một số trường khác trong khu đô thị công nghệ cao.
d. Giáo dục thường xuyên:
Tăng cường giảng dạy bổ túc văn hóa, đào tạo tin học, ngoại ngữ cho các đối tượng có nhu cầu đặc biệt là công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp.
Củng cố các Trung tâm học tập cộng đồng hiện hữu. Xây dựng và phát triển một số trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm tin học-ngoại ngữ.
Đối với địa phương chưa có Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp giao cho Trung tâm giáo dục thường xuyên đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp.
e. Các hình thức giáo dục khác:
Đầu tư, củng cố các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn tỉnh.
3. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010:
a. Giáo dục mầm non:
Huy động trẻ em trong độ tuổi 0-2 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ ít nhất 18%.
Huy động trẻ trong độ tuổi 3-5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 70% trở lên. Riêng trẻ em 5 tuổi huy động đạt tỷ lệ 95%.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục không quá 6%.
Năm 2010 tỷ lệ cháu nhà trẻ ngoài công lập đạt 70-80%, mẫu giáo đạt 60-70%.
Đạt ít nhất 25% số trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Đảm bảo cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng theo quy định.
b. Giáo dục phổ thông:
Giáo dục tiểu học:
Đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2006.
Duy trì huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 hàng năm đạt tỷ lệ 100%.
Đạt ít nhất 50% số trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Đạt ít nhất 20% số học sinh được học hai buổi.
Đảm bảo cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên về chất lượng và số lượng phát triển lớp hai buổi. Phấn đấu tỷ lệ học sinh ngoài công lập đạt 1,5%.
Giáo dục trung học cơ sở:
Đảm bảo 100% số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6.
Hoàn thành công tác xóa các xã hoặc cụm xã chưa có trường trung học cơ sở.
Có 40% số trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Phấn đấu tỷ lệ học sinh ngoài công lập đạt 10%.
Giáo dục trung học phổ thông:
Đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010.
Phân luồng 70-80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10.
Nâng dần tỷ lệ học sinh ngoài công lập, đến năm 2010 tỷ lệ học sinh ngoài công lập toàn tỉnh đạt 40%, riêng thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh đạt từ 45% trở lên.
Có 80% số trường công lập được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
c. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:
Bình quân mỗi năm tuyển mới trên 5.000 học sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trên 3.800 học sinh vào các trường cao đẳng và trên 3.500 học sinh vào các trường đại học.
d. Giáo dục thường xuyên:
Duy trì thành quả xóa mù chữ, phấn đấu đến năm 2010 giảm ít nhất 50% số người còn mù chữ trong độ tuổi.
Mỗi năm huy động trung bình trên 14.000 học sinh ra các lớp bổ túc.
e. Hình thức giáo dục khác:
Đầu tư thêm cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để nâng cấp Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành loại hình trường chuyên biệt.
Nhu cầu kinh phí giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010.
1/ Kinh phí chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo các trường công lập: 3.542.068 triệu đồng (biểu 6 kèm theo Quyết định này). Sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
2/ Tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất: 3.479.392 triệu đồng (biểu 6 đính kèm)
Trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện): 1.411.242 triệu đồng.
Vốn đầu tư các dự án kiên cố hóa: 402.518 triệu đồng.
Kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trường học: 811.900 triệu đồng (biểu 2 đính kèm).
Kinh phí đầu tư CSVC các trường TCCN, cao đẳng: 196.824 triệu đồng (biểu 4 đính kèm).
+ Xã hội hóa giáo dục và tài trợ: 158.150 triệu đồng (biểu 3 đính kèm).
+ Vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư các trường TCCN, cao đẳng, đại học: 1.910.000 triệu đồng (biểu 5 đính kèm).
Điều 2. Các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010:
1. Phát triển cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên:
a. Cán bộ quản lý:
Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW và Thông tri số 39-TT/TU ngày 23/7/2004 của Tỉnh ủy Đồng Nai.
Bồi dưỡng công nghệ thông tin đảm bảo 100% cán bộ quản lý biết sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý đơn vị. Thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo kế cận.
b. Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên mầm non:
Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non theo địa chỉ, đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên học sinh, trên lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Có hướng giải quyết hợp lý cho giáo viên mầm non lớn tuổi.
Giáo viên phổ thông:
Tăng cường đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình chuyên ban trung học phổ thông. Tăng cường đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt tăng cường đội ngũ giáo viên nhạc họa và thư viện, thiết bị, hướng nghiệp cho các trường. Bồi dưỡng chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp học;
Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ trên đại học ở các trường đạt tỷ lệ ít nhất 10%, tăng cường giáo viên cho trường chuyên;
Xây dựng cơ chế, chế độ chính sách thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên trường chuyên và trường chuyên biệt khác, trường trọng điểm.
Giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa để dạy cả lý thuyết và thực hành.
2. Đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) trường học và trang thiết bị dạy học:
Tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học của tỉnh.
Triển khai thực hiện đầu tư các trang thiết bị theo đề án nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học phổ thông của tỉnh và các thiết bị dạy học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước.
UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chú trọng dành quỹ đất đạt chuẩn cho xây dựng trường mầm non và tiểu học gần các khu dân cư kế cận khu công nghiệp, quy hoạch quỹ đất dành cho các công trình trường lớp học đảm bảo đạt chuẩn Quốc gia.
Tiếp tục phân cấp quản lý đầu tư xây dựng trường học cho UBND các huyện theo phân cấp quản lý giáo dục.
Tổ chức hiệu quả và thường xuyên các hội thi giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường.
3. Giải pháp về nguồn vốn:
+ Nguồn vốn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Từ nguồn vốn ngân sách cấp cho các trường (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng), trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy bổ túc văn hóa công lập theo quy định.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất:
Ngân sách Trung ương: Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương như: Chương trình hỗ trợ giáo dục tiểu học vùng khó khăn, chương trình phát triển giáo dục trung học cơ sở, các chương trình hỗ trợ khác.
Nguồn ngân sách tỉnh: Tập trung đầu tư các dự án cải tạo mở rộng và xây dựng mới; Đối với các trang thiết bị dạy học: Bậc trung học phổ thông thực hiện theo Nghị quyết số 30/2004/NQ-HĐND7 ngày 09/12/2004 của HĐND tỉnh và theo chương trình phân ban giai đoạn 2006-2010, đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở thực hiện theo chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngân sách cấp huyện: Sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới một số trường học.
Kêu gọi các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và một số trường phổ thông Quốc tế. Vốn ngân sách chỉ hỗ trợ một phần đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập.
Nguồn xã hội hóa và tài trợ: Tập trung xây dựng các công trình trường mầm non, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ngoài công lập, trang thiết bị cho các trường và các hạng mục công trình phụ bổ sung và chống xuống cấp công trình.
Vận động đóng góp xã hội hóa từ phụ huynh, học sinh, từ các cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội trong và ngoài nước. Đặc biệt khuyến khích huy động vốn tài trợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường mầm non.
Có kế hoạch chuyển đổi các trường bán công sang loại hình khác (dân lập, tư thục) để lấy kinh phí đầu tư cho các công trình khác của giáo dục.
4./ Thực hiện công bằng xã hội trong phát triển giáo dục:
Có chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có chế độ trợ cấp kinh phí đối với học sinh nghèo đi học đại học, cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp ở trong và ngoài tỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng, các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa để triển khai thực hiện quy hoạch này. Đồng thời tiếp tục quy hoạch ngành giáo dục-đào tạo đến năm 2020 trình duyệt để thực hiện.
Các Sở, ngành chức năng liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa về các lĩnh vực chuyên môn do ngành mình phụ trách để thực hiện quy hoạch này.
UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa xây dựng chương trình phát triển giáo dục trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Công nghiệp, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai; Thủ trưởng các đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Quyết định 32/2007/QĐ-UBND về Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2Quyết định 2454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Phước
- 3Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2011 phê chuẩn Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 1023/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 tại quyết định 2790/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Quyết định 492/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Quyết định 20/2005/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" do của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Chỉ thị 40/2004/CT-TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 33/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 6Quyết định 32/2007/QĐ-UBND về Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 7Quyết định 2454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Phước
- 8Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2011 phê chuẩn Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Quyết định 1023/QĐ-UBND năm 2011 điều chỉnh dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 tại quyết định 2790/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 11Quyết định 492/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 12Nghị quyết số 78/2006/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
- Số hiệu: 1104/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/05/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Một
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra