- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 2Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- 3Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 4Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 5Luật khoáng sản 2010
- 6Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 7Luật giá 2012
- 8Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 9Luật hợp tác xã 2012
- 10Luật đất đai 2013
- 11Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 12Luật đấu giá tài sản 2016
- 13Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 14Bộ luật dân sự 2015
- 15Bộ luật hình sự 2015
- 16Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 17Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 18Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 19Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 20Luật Cạnh tranh 2018
- 21Luật Hợp tác xã 2023
- 22Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022
- 23Luật Giá 2023
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị định 39/2022/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ
- 4Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 5Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- 6Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 7Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 8Luật khoáng sản 2010
- 9Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 10Luật giá 2012
- 11Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 12Luật hợp tác xã 2012
- 13Luật đất đai 2013
- 14Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 15Luật đấu giá tài sản 2016
- 16Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 17Bộ luật dân sự 2015
- 18Bộ luật hình sự 2015
- 19Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 20Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 21Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 22Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 23Luật Cạnh tranh 2018
- 24Luật Hợp tác xã 2023
- 25Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022
- 26Luật Giá 2023
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/NQ-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 |
PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 7 NĂM 2023
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức vào ngày 26 tháng 7 năm 2023,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức các Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật để cho ý kiến, thông qua nhiều đề nghị xây dựng Luật, dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, tạo không gian và động lực cho phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
1. Nội dung:
Tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản; (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)2. Yêu cầu:
a) Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tham khảo kinh nghiệm các nước; tiếp tục làm việc với các địa phương để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, hoàn thiện các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra, phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Hoàn thiện các quy định theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các khâu trung gian, quy trình, thủ tục hành chính; quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, minh bạch trong thực hiện nhằm hạn chế tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, bảo đảm tạo thuận lợi, đơn giản thủ tục cho người dân, doanh nghiệp.
c) Nghiên cứu, xây dựng chính sách cho các lĩnh vực ưu tiên phát triển như kinh tế xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, các hoạt động kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế như kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số...
d) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, các ngành, gắn với phân bổ nguồn lực hiệu quả; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, bảo đảm có sự phối hợp, kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
đ) Cần quan tâm, ưu tiên đầu tư nguồn nhân lực có năng lực, kinh nghiệm, làm việc chất lượng, hiệu quả, bố trí kinh phí phù hợp đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật. Đây là công việc rất quan trọng, rất cấp bách, cần đáp ứng các yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội.
e) Các cơ quan chủ trì soạn thảo tập trung tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực thi pháp luật; nghiên cứu, xây dựng các chính sách; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động, ý kiến tham vấn của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.
g) Chủ động truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao từ khi đề xuất chính sách đến quá trình soạn thảo và ngay sau khi ban hành văn bản. Trong quá trình soạn thảo, chú ý nghiên cứu đánh giá đầy đủ tác động của các chính sách, lấy ý kiến về những vấn đề khó, nhạy cảm, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ; chủ động phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách.
II. Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:
Chính phủ đánh giá cao các cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, trách nhiệm, cơ bản bảo đảm chất lượng các nội dung trình Chính phủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2016.
Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với các yêu cầu sau:
a) Nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, quản lý sử dụng tài nguyên, đất đai, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án Luật.
b) Tổng kết kỹ lưỡng việc thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2016, thuyết minh rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa; các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, chưa phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nội dung thuyết minh cần phân tích kỹ lưỡng cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kế thừa, sửa đổi, bổ sung từng quy định cụ thể.
c) Rà soát dự thảo Luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các Bộ luật, Luật hiện hành và các dự án Luật đang được Chính phủ trình Quốc hội như: Bộ luật dân sự, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật cạnh tranh, Luật tần số vô tuyến điện, Luật giá (sửa đổi), Luật hợp tác xã (sửa đổi), Luật khoáng sản, Luật xử lý vi phạm hành chính, dự án Luật đất đai (sửa đổi), dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)...
d) Quy định của dự thảo Luật phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, các cơ quan trung ương tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm thi hành pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đấu giá.
đ) Trình tự, thủ tục đấu giá phải bảo đảm tính minh bạch, khả thi trong thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, quy trình thực hiện đấu giá, đẩy mạnh áp dụng đấu giá trực tuyến.
e) Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, tài sản đấu giá, tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu giá, cuộc đấu giá nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu giá; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, hành vi vi phạm quyền của chủ sở hữu tài sản, người tham gia đấu giá, các biểu hiện “quân xanh, quân đỏ” và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực đấu giá tài sản.
g) Rà soát các quy định về đấu giá các tài sản đặc thù (như quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, biển số xe...), bảo đảm nguyên tắc các quy định của Luật đấu giá tài sản về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, các vấn đề trước và sau khi đấu giá như: giám định tài sản đấu giá, định giá, xác định giá khởi điểm, điều kiện của người tham gia đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá, ký hợp đồng mua bán, nộp tiền trúng đấu giá, bàn giao tài sản đấu giá... thực hiện theo quy định của Luật chuyên ngành; nghiên cứu việc đấu giá một số tài sản đặc thù khác như quyền khai thác đường cao tốc, cổ phần của Nhà nước, mua bán nợ...; nghiên cứu xây dựng quy định chung về đấu giá các tài sản đặc thù để bảo đảm sự ổn định, hiệu lực lâu dài của Luật, có cơ sở để xử lý khi phát sinh các loại tài sản đặc thù khác trong thực tiễn.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2023.
Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật này.
2. Về Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi):
Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; (2) Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; (3) Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với một số yêu cầu sau:
a) Thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng, chống mua bán người; tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan về phòng, chống mua bán người; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các Bộ luật, Luật liên quan như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật trợ giúp pháp lý... và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.
b) Tăng cường phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, bảo đảm phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan; phát huy vai trò phòng, chống mua bán người từ cơ sở. Bổ sung quy định về công tác phòng ngừa; đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hoạt động mua bán người.
Giao Bộ Công an hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).
3. Về Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi):
Chính phủ cơ bản thống nhất với 07 nhóm chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; (2) Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; (3) Hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt; (4) Hoàn thiện quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt; (5) Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt; (6) Hoàn thiện quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt; (7) Hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với các yêu cầu sau:
a) Nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết tiêu dùng phù hợp xu hướng tiêu dùng trong xã hội theo hướng bảo vệ sức khỏe Nhân dân và bảo vệ môi trường, bảo đảm huy động hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước và phù hợp xu hướng cải cách thuế của quốc tế. Việc sửa đổi Luật cần bảo đảm khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật.
b) Đối với chính sách, giải pháp liên quan đến bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bổ sung thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để tăng tính thuyết phục và thống nhất với các luật liên quan.
c) Đối với chính sách hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế; xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
d) Đối với các chính sách, giải pháp khác về đối tượng không chịu thuế, căn cứ tính thuế, giá tính thuế, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt..., cần căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định này, bám sát Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm giải pháp đề xuất có tính khả thi, tháo gỡ được các vướng mắc, thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan.
đ) Trong giai đoạn xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung đề xuất, bổ sung các đánh giá có tính khoa học, thực tiễn, nhất là về đề xuất bổ sung đối tượng chịu thuế, sửa đổi phương pháp tính thuế, điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt...; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là đối tượng chịu tác động của chính sách; tích cực tham vấn các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học; phối hợp hiệu quả với các bộ, cơ quan liên quan; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao của người dân, doanh nghiệp.
Giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 8 năm 2023 để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 25 tháng 8 năm 2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 nêu trên theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng Luật này.
4. Về Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Chính phủ cơ bản thống nhất với 05 nhóm chính sách, gồm: (1) Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; (2) Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng; (3) Hoàn thiện các quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng; (4) Hoàn thiện các quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; (5) Hoàn thiện các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với các yêu cầu sau:
a) Nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, bảo đảm minh bạch, công bằng, góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
b) Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng để thu hẹp hơn nữa phạm vi áp dụng nhằm bảo đảm tính liên hoàn của sắc thuế này, tránh tạo ra kẽ hở để người nộp thuế lợi dụng gian lận, trốn thuế. Đối với một số giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (như ban hành Danh mục về sản phẩm tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu; tỷ lệ nguồn vốn khác trong hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân; hàng hóa nhập khẩu để ủng hộ, tài trợ; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích...) cần bổ sung cơ sở thuyết phục; giải pháp đề xuất bảo đảm minh bạch, khả thi, quản lý thu thuế được chặt chẽ.
c) Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá tính thuế và khấu trừ thuế giá trị gia tăng (như giá đất được trừ, định mức đối với chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...) trên cơ sở đánh giá sự phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý, thống nhất với các luật chuyên ngành liên quan, bảo đảm tính ổn định của Luật.
d) Nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hướng giữ mức thuế suất theo quy định hiện hành; tiếp tục nghiên cứu thu hẹp nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 5% nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các hoạt động kinh doanh, minh bạch; kế thừa quy định hiện hành về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu và quy định cụ thể các trường hợp dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
đ) Nghiên cứu chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để có đề xuất giải pháp phù hợp, bảo đảm nguyên tắc xử lý thống nhất về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, phù hợp với pháp luật có liên quan (như quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư...); tiếp tục rà soát quy định về hoàn thuế tại Luật thuế giá trị gia tăng cùng với rà soát quy định về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế tại pháp luật về quản lý thuế, trường hợp cần thiết, kịp thời có giải pháp sửa đổi pháp luật về quản lý thuế phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, rõ ràng về trách nhiệm và xử lý vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 8 năm 2023 để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 25 tháng 8 năm 2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 nêu trên theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng Luật này.
Chính phủ cơ bản đồng ý với nội dung, dự thảo Tờ trình, Báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 5894/BC-BKHĐT và Tờ trình số 5895/TTr-BKHĐT ngày 26 tháng 7 năm 2023.
Các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, cho ý kiến đối với các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và danh mục dự án thí điểm theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản nêu trên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023, ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương để hoàn thiện hồ sơ, trong đó lưu ý: (1) Bổ sung nội dung kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội) xem xét, quyết định áp dụng các cơ chế, chính sách thí điểm quy định tại Nghị quyết khi phát sinh thêm các dự án mới tương tự cần áp dụng thí điểm và báo cáo Quốc hội kết quả tại kỳ họp gần nhất; (2) Rà soát kỹ lại danh mục các dự án thí điểm, trong đó lưu ý rà soát dự án Chơn Thành - Gia Nghĩa, dự án Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng; (3) Thực hiện áp dụng thí điểm trong vòng 5 năm; (4) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định; gửi đầy đủ tài liệu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ.
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 05 tháng 8 năm 2023 để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2023).
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng Nghị quyết này.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến góp ý trực tiếp vào Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong ngày 28 tháng 7 năm 2023.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2023 và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng các Nghị quyết theo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp gửi đầy đủ tài liệu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng tiến độ.
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 05 tháng 8 năm 2023 để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng các dự thảo Nghị quyết nêu trên theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10 năm 2023).
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng các Nghị quyết này.
| TM. CHÍNH PHỦ |