Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2010/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THUỘC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2011 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Qua xem xét Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 26/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách của các cấp ngân sách thuộc chính quyền địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua về Quy định phân cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách của các cấp ngân sách thuộc chính quyền địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011-2015

(Quy định đính kèm).

Điều 2.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 19 thông qua và có hiệu lực thi hành từ niên độ ngân sách 2011.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Ban công tác đại biểu;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP.Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- VP.Chủ tịch nước;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- TTTU, TT.HĐND, UBMTTQ, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh ST;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố ST;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Khương

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THUỘC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Phần Thứ Nhất

PHÂN CẤP NGÂN SÁCH CỦA CÁC CẤP THUỘC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2011 - 2015

A. Nguyên tắc chung:

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng địa phương và trình độ quản lý của mỗi cấp, trong đó tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Việc phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp thuộc chính quyền địa phương được phân định theo quy định tại Điều 32, 33 và 34 của Luật Ngân sách nhà nước.

Trong phân định nguồn thu thì ngân sách xã, phường, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có); thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình (nếu có); lệ phí trước bạ nhà, đất, riêng ngân sách thành phố Sóc Trăng được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ về nhà, đất).

B. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi:

I. Ngân sách tỉnh:

1. Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh:

1.1. Các khoản thu được hưởng 100%:

a) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu khí.

b) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

c) Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

d) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các tổ chức kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc địa phương quản lý (phần nộp ngân sách theo quy định), thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định.

đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định pháp luật.

e) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định pháp luật.

g) Thu từ khoản tiền phạt xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.

h) Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu do tỉnh quản lý.

i) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản do tỉnh quản lý.

k) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

l) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh.

m) Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.

n) Các khoản thu khác theo quy định pháp luật.

o) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương.

p) Thu chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm trước sang năm sau.

q) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.

1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước:

a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (nay gọi là thuế thu nhập cá nhân).

d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 điều 30 của Luật Ngân sách Nhà nước;

đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước.

e) Phí xăng, dầu.

1.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn:

a) Thuế nhà, đất.

b) Thuế môn bài.

c) Thuế thu nhập cá nhân (bao gồm thuế thu nhập cá nhân từ thuế chuyển quyền sử dụng đất (sắc thuế cũ); thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập doanh nghiệp (sắc thuế cũ) đối với hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ do huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn quản lý thu (trong phạm vi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Trung ương).

d). Thuế sử dụng đất nông nghiệp (nếu có).

đ) Tiền sử dụng đất.

e) Lệ phí trước bạ.

g) Thuế giá trị gia tăng thu từ các hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ do huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn quản lý thu (trong phạm vi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Trung ương).

h) Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước.

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh:

2.1. Chi đầu tư phát triển:

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý.

b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật.

c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu quan trọng do tỉnh quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật.

d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Chi thường xuyên:

a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; bao gồm:

- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

- Sự nghiệp thị chính (trừ phần giao cho thành phố Sóc Trăng): Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;

- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính cấp tỉnh quản lý;

- Điều tra cơ bản;

- Các sự nghiệp kinh tế khác;

- Chi sự nghiệp giáo dục cho bổ túc văn hoá, các trường dân tộc nội trú, trung học phổ thông (cấp III), các trường cấp II - III và các hoạt động giáo dục khác do cấp tỉnh quản lý;

- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;

- Chi sự nghiệp y tế về phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do cấp tỉnh quản lý;

- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do cấp tỉnh đảm bảo;

- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác;

- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;

- Bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục - thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác;

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học - công nghệ khác;

- Chi bảo vệ môi trường;

- Các sự nghiệp khác.

b) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (phần tỉnh đảm bảo):

b1) Quốc phòng:

- Huấn luyện cán bộ dân quân tự vệ;

- Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo cáo công tác;

- Hoạt động của các đơn vị tự vệ luân phiên thoát ly sản xuất làm nghĩa vụ thường trực chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu ở những vùng trọng điểm biên giới, hải đảo trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng;

- Xây dựng phương án phòng thủ khu vực;

- Vận chuyển vũ khí, khí tài, quân trang quân dụng cho lực lượng dân quân tự vệ và quân nhân dự bị;

- Tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về.

b2) An ninh và trật tự an toàn xã hội:

- Hỗ trợ các chiến dịch phòng ngừa, phòng chống các loại tội phạm;

- Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội;

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy;

- Hỗ trợ sửa chữa nhà tạm giam, tạm giữ;

- Hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam thuộc cấp tỉnh quản lý;

d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp tỉnh quản lý;

e) Chi chương trình mục tiêu quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;

g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

h) Các khoản chi khác của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

i) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;

k) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;

l) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;

m) Chi chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh năm sau.

II. Ngân sách huyện, thành phố (gọi chung là ngân sách huyện):

1. Nguồn thu của ngân sách cấp huyện:

1.1. Các khoản thu được hưởng 100%:

a) Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý;

b) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý;

c) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;

d) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ cho ngân sách cấp huyện;

đ) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện;

e) Thu từ các khoản tiền phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (không kể thu phạt trật tự an toàn giao thông ngân sách tỉnh hưởng 100%) và tịch thu theo quy định của pháp luật thuộc cấp huyện quản lý;

g) Thu kết dư ngân sách cấp huyện;

h) Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;

i) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

l) Thu chuyển nguồn ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau.

1.2. Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn: Thực hiện theo nội dung quy định tại điểm 1.3 mục I phần B của phần thứ nhất.

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:

2.1. Chi đầu tư phát triển:

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh. Trong đó, phân cấp nhiệm vụ chi đối với thành phố Sóc Trăng phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

2.2. Chi thường xuyên:

a) Chi sự nghiệp giáo dục cho nhà trẻ, mẫu giáo (mầm non), tiểu học (cấp I), trung học cơ sở (cấp II) và các trường phổ thông (cấp I+II).

b) Sự nghiệp đào tạo về dạy nghề; đưa cán bộ đi đào tạo; đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị.

c) Chi sự nghiệp y tế về phòng bệnh, chữa bệnh và y tế khác do cấp huyện quản lý.

d) Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin; thể dục, thể thao; bảo vệ môi trường; xã hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.

đ) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý:

- Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi.

- Giao thông.

- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông đô thị, công viên đô thị và các sự nghiệp thị chính khác.

- Các sự nghiệp kinh tế khác.

e) Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội:

e1) Quốc phòng:

- Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.

- Công tác tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về.

- Đăng ký quân nhân dự bị.

- Tổ chức huấn luyện cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ.

- Hội nghị và tập huấn nghiệp vụ dân quân tự vệ.

e2) An ninh và trật tự, an toàn xã hội:

- Tuyên truyền, giáo dục phong trào quần chúng bảo vệ an ninh;

- Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự, an toàn xã hội;

- Hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc;

- Hỗ trợ hoạt động an ninh, trật tự ở cơ sở.

g) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam thuộc cấp huyện quản lý;

h) Hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật;

i) Chi trợ giá, trợ cước;

k) Chi chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh giao;

l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

m) Chi chuyển nguồn ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau;

n) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

III. Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã):

1. Nguồn thu:

1.1. Các khoản thu được hưởng 100%:

a) Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật;

b) Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

c) Thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (bao gồm khoản thu phạt về trật tự an toàn giao thông theo phân cấp của ngân sách cấp tỉnh), thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật do cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật;

d) Tiền thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã quản lý;

đ) Các khoản đóng góp tự nguyện cho ngân sách xã;

e) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật;

g) Thu kết dư của ngân sách xã;

h) Bổ sung từ ngân sách cấp trên;

i) Thu chuyển nguồn ngân sách xã năm trước sang ngân sách xã năm sau;

k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã: Thực hiện theo nội dung quy định tại điểm 1.3 mục I phần B của phần thứ nhất, trong đó, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế thu nhập cá nhân từ thuế chuyển quyền sử dụng đất (sắc thuế cũ); thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất.

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã:

2.1. Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh.

2.2. Chi thường xuyên:

a) Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao do xã quản lý;

b) Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo do xã quản lý;

c) Chi sự nghiệp y tế do cấp xã quản lý;

d) Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, đường giao thông do xã quản lý;

đ) Chi bảo vệ môi trường theo phân cấp của tỉnh;

e) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam xã, thị trấn (bao gồm kinh phí hoạt động của thanh tra nhân dân) thuộc cấp xã quản lý;

g) Công tác dân quân tự vệ, trật tự - an toàn xã hội:

- Huấn luyện dân quân tự vệ.

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự, đưa thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự.

- Tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự - an toàn xã hội;

- Hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

h) Chi chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh, huyện giao;

i) Chi chuyển nguồn ngân sách xã năm trước sang ngân sách xã năm sau;

k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Phần Thứ Hai

TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2011 - 2015

A. Nguyên tắc chung:

Tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo phân cấp quản lý ngân sách; các chế độ thu ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định tài chính hiện hành.

Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu ngân sách của các cấp phải đảm bảo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới không được vượt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia.

Ngoài số thu ngân sách cấp dưới được hưởng 100% và số thu từ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia theo phân cấp ngân sách, nếu ngân sách cấp dưới chưa đảm bảo cân đối tổng số chi được giao theo phân cấp ngân sách, thì sẽ được ngân sách cấp trên bổ sung cân đối nguồn ngân sách đối với ngân sách cấp dưới để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.

Căn cứ tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia cụ thể cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn, trong đó phải đảm bảo ngân sách cấp xã được phân chia tối thiểu 70% các khoản thu Thuế thu nhập cá nhân từ thuế chuyển quyền sử dụng đất (sắc thuế cũ); Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà, đất. Riêng ngân sách thành phố Sóc Trăng được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất).

Đối với ngân sách xã, phường, thị trấn nếu nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên, thì khoản lớn hơn đó sẽ được sử dụng để chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý, theo phân cấp hiện hành của tỉnh về chi đầu tư phát triển theo đúng quy định tại điểm b, mục 3.2.2, phần II, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính.

B. Các khoản thu phân chia và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể giữa ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn:

I. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã: Thực hiện theo nội dung quy định tại điểm 1.3 mục I phần B của phần thứ nhất.

II. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, thành phố:

1. Thuế nhà đất:

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

2. Thuế môn bài: Thu từ các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ do huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý thu thực hiện theo phân cấp thu do Cục Thuế tỉnh hướng dẫn.

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

3. Thuế thu nhập cá nhân: (bao gồm thuế thu nhập cá nhân từ thuế chuyển quyền sử dụng đất (sắc thuế cũ); thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập doanh nghiệp (sắc thuế cũ) đối với hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ do huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn quản lý thu (trong phạm vi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp của Trung ương):

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

5. Tiền sử dụng đất: Do huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý thu thực hiện theo phân cấp thu do Cục Thuế tỉnh hướng dẫn.

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

6. Lệ phí trước bạ: Do huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý thu thực hiện theo phân cấp thu do Cục Thuế tỉnh hướng dẫn.

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

7. Thuế giá trị gia tăng thu từ các hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ do huyện, thành phố, xã và phường, thị trấn quản lý thu: Thực hiện theo phân cấp thu do Cục Thuế tỉnh hướng dẫn.

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố Sóc Trăng và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%, trong đó ngân sách xã được phân chia tối thiểu là 70%.

Trường hợp huyện, thành phố trực tiếp thu (do Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

8. Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước: Do huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý thu thực hiện theo phân cấp thu do Cục Thuế tỉnh hướng dẫn.

Ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn) được phân chia với tỷ lệ là 100%.

Đối với khoản thu nầy, nếu huyện, thành phố trực tiếp thu (Chi cục Thuế thu) thì ngân sách cấp huyện, thành phố được phân chia là 100%.

III. Tỷ lệ phần trăm phân chia cụ thể giữa ngân sách cấp huyện, thành phố với ngân sách xã, phường, thị trấn:

Trong phạm vi tỷ lệ phần trăm phân chia ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, cấp thị và xã, phường, thị trấn) được hưởng của các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định tỷ lệ phần trăm cụ thể từng khoản thu cho từng xã, phường, thị trấn nhưng phải đảm bảo những quy định về nguyên tắc chung tại phần A của phần thứ hai.

IV. Mức bổ sung cân đối thu, chi ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới:

Mức bổ sung cân đối chi ngân sách các cấp theo phân cấp hàng năm, được thực hiện theo công thức tính sau đây:

1. Mức bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh đối với ngân sách huyện, thành phố (bao gồm ngân sách cấp huyện, cấp thành phố và xã, phường, thị trấn):

Mức bổ sung

=

Tổng dự toán chi ngân sách huyện, thành phố trong cân đối theo phân cấp ngân sách hiện hành

-

Tổng số các khoản thu ngân sách huyện, thành phố được hưởng 100% theo phân cấp ngân sách hiện hành

+

Tổng các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành

2. Mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện, thành phố đối với ngân sách xã, phường, thị trấn:

Mức bổ sung

=

Tổng dự toán chi ngân sách xã, phường, thị trấn trong cân đối theo phân cấp ngân sách hiện hành

-

Tổng số các khoản thu ngân sách xã, phường, thị trấn được hưởng 100% theo phân cấp ngân sách hiện hành

+

Tổng các khoản thu phân chia giữa ngân sách huyện, thành phố với ngân sách xã, phường, thị trấn theo phân cấp ngân sách hiện hành

3. Trường hợp ngân sách xã, thị trấn thừa cân đối:

Đối với ngân sách xã, thị trấn, nếu nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên được giao theo phân cấp ngân sách, thì ngân sách cấp huyện, thành phố không phải trợ cấp cân đối và khoản lớn hơn đó sẽ được đảm bảo chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý, theo phân cấp hiện hành của tỉnh về chi đầu tư phát triển theo quy định tại điểm b, mục 3.2.2, phần II, Thông tư số 59/2003/TT-BTC , ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

V. Việc phân cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu của các cấp ngân sách thuộc tỉnh Sóc Trăng theo quy định này có hiệu lực thi hành kể từ niên độ ngân sách 2011.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 11/2010/NQ-HĐND về phân cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu ngân sách của các cấp ngân sách thuộc chính quyền địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015

  • Số hiệu: 11/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Mai Khương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 17/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản