Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/2017/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾT QUẢ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 06/TTr-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Báo cáo số 16/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2017 kèm theo Tờ trình về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua 22 nội dung giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp (kỳ họp thứ 4 và kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa XII) đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thỏa thuận, thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh (Có phụ lục 22 nội dung kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH; Chính phủ (b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu VP, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

BẢNG TỔNG HỢP

22 NỘI DUNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP (KỲ HỌP THỨ 4 VÀ KỲ HỌP THỨ 5 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XII) ĐÃ ĐƯỢC THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỎA THUẬN THỐNG NHẤT VỚI UBND TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 106/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

1. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540 trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường cứu hộ cứu nạn từ QL 1A đến giáp đường ĐT639 (đường ven biển) – Thực hiện giai đoạn 1: 80 tỷ đồng.

3. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.640 (đoạn từ ngã 3 QL1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) – Thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng.

4. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Bình Định.

5. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường phía Tây tỉnh (ĐT.639B) (HM: Km 130+00 – Km 137+580).

6. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu Khám phá khoa học và Trạm quan sát thiên văn phổ thông thuộc Tổ hợp không gian khoa học.

7. Phân chia nguồn thu tiền chậm nộp phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định phân cấp.

8. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787.

9. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, hải đảo giai đoạn 2017-2020.

10. Phê duyệt chủ trương điều chỉnh, bổ sung đầu tư hạng mục: Nâng thêm 02 tầng Nhà khám - kỹ thuật thuộc Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn.

11. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cung cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc.

12. Bổ sung diện tích đất cho Công ty cổ phần tập đoàn TMS để thực hiện đầu tư dự án TMS Hotel Luxury Quy Nhơn Beach (Trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp) tại khu đất số 28 đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn là 2.642,7 m2 vào danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

13. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017.

14. Chủ trương đầu tư Dự án Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

15. Chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

16. Chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

17. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

18. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

19. Chủ trương về Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

20. Công ty cổ phần Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn mua sắm 01 xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ được giao.

21. Mua sắm xe ô tô loại 16 chỗ ngồi chuyên dùng phục vụ công tác điều dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc và điều dưỡng người có công.

22. Bố trí kế hoạch vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các Khu tái định cư phục vụ dự án tuyến quốc lộ 19 (Đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1), với số tiền 34,5 tỷ đồng.

(Nội dung cụ thể có phụ lục chung kèm theo)

 

PHỤ LỤC CHUNG

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 106/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnhI)

1. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540 trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Luật đầu tư công;

Căn cứ Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Danh mục và mức kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên;

Căn cứ Văn bản số 2261/TTg-KTTH ngày 15/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Dự án đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại KM1145+540 của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định;

Căn cứ Công văn số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

Căn cứ Công văn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;

Căn cứ Văn bản số 5112/BC-BKHĐT ngày 23/6/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540 huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540 trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định do UBND huyện Hoài Nhơn làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

1.1. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng Đường kết nối giữa Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540 trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời chỉnh trang phát triển các khu dân cư theo hướng văn minh, phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng các địa phương ven biển trong tình hình mới. Từng bước đầu tư kết nối hoàn chỉnh hạ tầng giao thông trên địa bàn các huyện có tuyến tránh đường Quốc lộ 1 chạy qua (QL1 cũ và QL 1 mới).

1.2. Quy mô đầu tư:

- Tổng chiều dài tuyến khoảng: L= 1.953m (Điểm đầu giao đường gom khu dân cư Bàu Rong và Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540. Điểm cuối tại điểm giao với đường Quốc lộ 1 cũ tại vị trí phía Bắc đầu cầu Bồng Sơn (cũ) trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

- Xây dựng các công trình theo tuyến và các công trình phụ trợ khác phục vụ giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo an toàn giao thông.

a. Tuyến đường:

- Đoạn tuyến từ nút giao đường Trần Hưng Đạo đến nút giao đường Bạch Đằng (đất) đầu tư, nâng cấp cải tạo.

- Kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng có phủ lớp bê tông nhựa; móng cấp phối đá dăm; nền đường đắp cấp phối sỏi đồi đầm chặt K98.

- Vỉa hè đắp CPĐ K95, trên cùng lát đá hoặc gạch.

- Thiết kế nút giao tại Quốc lộ 1 mới kết nối với đường gom khu dân cư Bàu Rong thị trấn Bồng Sơn, vuốt nối bán kính vào các nút giao và các tuyến đường hiện trạng. Kết cấu nền mặt đường trong phạm vi nút giao như kết cấu nền mặt đường trên tuyến thiết kế.

- Xây dựng bó vỉa hè và bó vỉa giải phân cách giữa trên tuyến.

b. Công trình trên tuyến:

- Cầu qua kênh Lại Giang:

- Xây dựng khu tái định cư với diện tích trung bình mỗi lô (5x20)=100m2 nhằm phục vụ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

- Xây dựng các tuyến đường nội bộ trong khu tái định cư với tổng chiều dài khoảng 1.017,09m. Với quy mô bề rộng nền đường Bnền =9,5-15,5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng có phủ lớp bê tông nhựa; móng cấp phối đá dăm; nền đường đắp cấp phối sỏi đồi đầm chặt K98. Lề đường CPĐ K95 trên cùng lát đá hoặc gạch.

- Hệ thống thoát nước:

+ Hệ thống thoát nước mưa: Xây dựng hệ thống thoát nước và hào kỹ thuật bằng cống hộp BTCT, cống ngang qua đường bằng ống BTLT tải trọng H30. Hố ga bằng BTCT đổ tại chỗ, các hố ga đều kết hợp với hố thu ngăn mùi kiểu mới đảm bảo thoát nước trên tuyến.

+ Cống kỹ thuật: Trên tuyến xây dựng các cống kỹ thuật qua đường bằng kết cấu bê tông kết cốt thép đổ tại chỗ.

+ Hệ thống thoát nước thải: Xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mặt trên tuyến. Nước thải được thu gom bằng hệ thống HDPE.

- Hệ thống điện: Xây dựng tuyến điện chiếu sáng trên tuyến được bố trí chạy dọc trên dải phân cách giữa các tuyến khu tái định cư được bố trí trên vỉa hè. Xây dựng các trạm biến áp phù hợp với quy định của lưới điện lực.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt để cung cấp nước cho khu dân cư trong khu vực dự án; vật liệu bằng ống HPDE.

- Trồng cây xanh, hoa trang trí trên dải phân cách giữa và hai bên vỉa hè.

- Trên tuyến và khu tái định cư bố trí hệ thống phòng cháy, chữa cháy đảm bảo theo đúng các quy định.

- Cổng chào: Xây dựng 01 cổng chào trên tuyến chính, vị trí gần điểm giao với đường Quốc lộ 1 mới tại Km1145+540. Kết cấu bằng BTCT.

- Các công trình phụ trợ, đảm bảo an toàn giao thông: Bố trí đầy đủ các hạng mục trên tuyến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

1.3. Nhóm dự án: Nhóm B

1.4. Tổng mức đầu tư: 197.327.682.000 đồng.

(Bằng chữ: Một trăm chín mươi bảy tỷ, ba trăm hai mươi bảy triệu, sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng)

1.5. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 là 110.000.000.000 đồng (thanh toán chi phí xây dựng);

+ Phần còn lại ngân sách huyện Hoài Nhơn, ngân sách thị trấn Bồng Sơn cân đối trong giai đoạn 2017-2020 là: 87.327.000.000 đồng.

1.6. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017-2019.

2. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường cứu hộ cứu nạn từ QL 1A đến giáp đường ĐT639 (đường ven biển) – Thực hiện giai đoạn 1: 80 tỷ đồng.

Căn cứ Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Văn bản số 9260/BKHĐT-KTĐPLT ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thẩm định nguồn vốn các dự án đầu tư tỉnh Bình Định;

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường cứu hộ cứu nạn từ QL 1A đến giáp đường ĐT639 (đường ven biển) – Thực hiện giai đoạn 1: 80 tỷ đồng do UBND huyện Phù Mỹ làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

2.1. Mục tiêu đầu tư:

- Đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp bất khả kháng xảy ra. Đảm bảo lưu thông thông suốt, tạo thành mạng lưới giao thông khép kín trong khu vực, thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội cho khu vực phía Đông Bắc huyện Phù Mỹ.

- Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn; tạo điều kiện cho các dự án phát triển như chương trình nước sạch, y tế cộng đồng, nuôi trồng thủy sản, nối liền tuyến nhánh QL1A với tuyến đường ven biển ĐT.639.

2.2. Quy mô Đầu tư:

a. Phần đường:

- Đoạn từ Km0+00 - Km1+700

- Đoạn từ Km1+700 đến Km9+159

- Kết cấu xây dựng chủ yếu

+ Kết cấu mặt đường làm mới (phần mở rộng)

+ Kết cấu mặt đường tăng cường trên mặt đường BTXM cũ

b. Cầu bản Km4+891,26: Điều chỉnh bề rộng cầu từ 9,0m thành 8,0m cho phù hợp bề rộng nền đường sau điều chỉnh. Quy mô kết cấu không thay đổi so với hồ sơ được duyệt.

c. Phần công trình thoát nước nhỏ: Điều chỉnh chiều dài xây dựng các cống ngang và khẩu độ cống.

2.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.

2.4. Tổng mức đầu tư: 92.265.732.000 đồng (thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng)

2.5. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 72.000 triệu đồng trong giai đoạn 2016 – 2020; ngân sách tỉnh hỗ trợ 10.000 triệu đồng; phần còn lại ngân sách huyện Phù Mỹ bố trí.

2.6. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Phù Mỹ

2.7. Thời gian thực hiện dự án: 2016 - 2020

2.8. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định

UBND huyện Phù Mỹ chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Đường cứu hộ cứu nạn từ QL 1A đến giáp đường ĐT639 (đường ven biển) – Thực hiện giai đoạn 1: 80 tỷ đồng, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

3. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.640 (đoạn từ ngã 3 QL1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) – Thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng.

Căn cứ Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Văn bản số 9260/BKHĐT-KTĐPLT ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thẩm định nguồn vốn các dự án đầu tư tỉnh Bình Định;

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.640 (đoạn từ ngã 3 QL1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) – Thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng do UBND huyện Tuy Phước làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

3.1. Mục tiêu đầu tư:

Nhằm từng bước triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông theo quy hoạch phê duyệt; đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân và các phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về an toàn giao thông đường bộ. Góp phần từng bước thực hiện chỉnh trang đô thị cho phù hợp với quy hoạch, cảnh quan thị trấn Tuy Phước; thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

3.2. Quy mô Đầu tư:

a. Nền, mặt đường:

Nâng cấp, mở rộng theo Tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007 - Công trình giao thông (đường bộ - đường trong đô thị), cấp II.

b. Hệ thống thoát nước:

- Phần cầu: đầu tư xây dựng mới 04 cầu trên tuyến theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05, tải trọng thiết kế HL-93, khổ cầu với mặt cắt ngang Bn = 2x0,50m (gờ chắn lan can) + 2x7,50m (mặt cầu) + 2,00m (dải phân cách) = 18,00m. Kết cấu chủ yếu bằng bêtông ximăng, bêtông cốt thép thường đổ tại chỗ.

+ Cầu Ván: Kết cấu dầm giản đơn bằng bêtông cốt thép thường; tổng chiều dài cầu 36,75m (tính đến mặt sau tường ngực 02 mố cầu) với sơ đồ bố trí kết nhịp 02 nhịp x 18,00m; móng mố, trụ cầu đặt trên hệ móng cọc bêtông cốt thép.

+ Cầu bản (03 cầu): L = 3x6,00m (Km0+988,80), L = 2x6,00m (Km1+146) và L = 6,00m (Km1+555).

- Hệ thống thoát nước:

+ Thiết kế mở rộng 01 cống vuông 1000mm và 01 cống tròn 2 Ø 1000mm;

+ Xây dựng mới 01 cống tròn Ø 1000mm và 01 cống tròn Ø 1500mm.

+ Hệ thống thóat nước mặt: xây dựng hố ga thu nước và cống tròn BTCT Ø 800mm chạy dọc theo tuyến.

c. Các hạng mục khác:

- Giải phân cách rộng 2.0m, bên trong đổ đất trồng cây xanh và bố trí hệ thống điện chiếu sáng bằng cáp ngầm.

- Xây dựng hệ thống bó vỉa bằng BT mác 200 đá 1x2, bên trên lát tấm BTXM chít mạch.

3.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B

3.4. Tổng mức đầu tư: 232.134.672.000 đồng (thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng)

3.5. Cơ cấu nguồn vốn:

Vốn Trung ương hỗ trợ mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 hỗ trợ 50.000 triệu đồng (chưa bao gồm 10% dự phòng theo quy định); phần còn lại ngân sách huyện Tuy Phước cân đối đảm bảo hoàn thành dự án theo quy định

3.6. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Tuy Phước, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3.7. Thời gian thực hiện dự án: giai đoạn 2016 - 2020

3.8. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định

UBND huyện Tuy Phước chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.640 (đoạn từ ngã 3 QL1A đến cuối thị trấn Tuy Phước) – Thực hiện gđ1: 80 tỷ đồng, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

4. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Bình Định.

Căn cứ Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Văn bản số 9560/BKHĐT-KTDV ngày 30/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Bình Định do Sở Nội vụ làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

4.1. Mục tiêu đầu tư:

Xây dựng mới Kho lưu trữ và trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng nhằm bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng hiệu quả tài liệu lưu trữ.

4.2. Quy mô Đầu tư:

4.2.1. Các hạng mục đã thực hiện xong: Nhà thường trực và một phần Cổng, tường rào bảo vệ (153m).

4.2.2. Các hạng mục tiếp tục đầu tư xây dựng:

a) Các khối nhà chính: Kết cấu móng cọc bêtông cốt thép; phần thân là hệ khung, sàn bêtông cốt thép đổ toàn khối. Thi công lắp đặt hoàn chỉnh các hệ thống gồm điện chiếu sáng, quạt, chống sét, phòng cháy chữa cháy và cấp thoát nước trong nhà; bao gồm các hạng mục:

- Nhà hành chính: Quy mô 04 tầng, diện tích xây dựng 380,2 m², tổng diện tích sàn xây dựng 1.434,6 m², chiều cao công trình 16,55 m. Công trình dân dụng cấp III.

- Nhà kho bảo quản tài liệu - Giai đoạn 1: 08 tầng, diện tích xây dựng 460,2 m², tổng diện tích sàn xây dựng 4.540,6 m², chiều cao công trình 31,5 m. Công trình văn hóa cấp II.

- Nhà kho bảo quản tài liệu - Giai đoạn 2: 02 tầng, diện tích xây dựng 451,2 m², tổng diện tích sàn xây dựng 971,3 m², chiều cao công trình 11,25 m. Công trình văn hóa cấp II.

b) Các hạng mục phụ trợ:

- Nhà để xe (03 nhà): 01 tầng, tổng diện tích xây dựng 200m2.

- Tường rào (phần còn lại): Chiều dài xây dựng khoảng 93m.

c) Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật:

- Hệ thống cấp điện tổng thể: Đường dây từ trạm biến áp đến các tủ tổng của các công trình sử dụng điện, hệ thống điện thiết kế đi ngầm.

- Trạm biến áp 320KVA.

- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp từ hệ thống cấp nước của thành phố, xây dựng bể chứa nước ngầm 60m3 để sử dụng cho công trình.

- Hệ thống thoát nước: Xây dựng hệ thống hố ga, mương kết hợp cống để thu gom nước mưa, nước thải sinh hoạt bằng đường ống cống đưa về hệ thống thoát nước chung.

- San nền mặt bằng, đường giao thông nội bộ, sân vườn.

d) Phần thiết bị:

- Thiết bị văn phòng: bàn, ghế, tủ hồ sơ, máy tính, máy in…

- Thiết bị đi theo xây lắp: máy điều hòa, thang máy…

- Thiết bị bảo quản tài liệu, thiết bị nghe nhìn, thiết bị phục vụ tu bổ, phục chế; bảo hiểm tài liệu, …: giá, kệ để tài liệu…

4.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.

4.4. Tổng mức đầu tư: 91.548.000.000 đồng

4.5. Cơ cấu nguồn vốn:

- Giai đoạn 1: Tổng mức đầu tư: 74.929.000.000 đồng. Ngân sách Trung ương: 54.929.000.000 đồng (theo Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng); Ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác: 20.000.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2: Tổng mức đầu tư: 15.115.978.000 đồng từ Ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

4.6. Địa điểm thực hiện dự án: Số 12 đường Mai Hắc Đế, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

4.7. Thời gian thực hiện dự án: giai đoạn 2016 – 2020.

4.8. Tiến độ thực hiện dự án:

- Giai đoạn 1 thực hiện giai đoạn năm 2016 – 2018.

- Giai đoạn 2 thực hiện giai đoạn măm 2018 - 2020.

Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Kho lưu trữ tỉnh Bình Định, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

5. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đường phía Tây tỉnh (ĐT.639B) (HM: Km 130+00 – Km 137+580).

Căn cứ Luật Đầu tư công

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

Căn cứ Văn bản số 2505/BC-BKHĐT ngày 28/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường phía Tây tỉnh (ĐT.639B) (HM: Km 130+00 – Km 137+580) do Ban QLDA Giao thông tỉnh làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

5.1. Mục tiêu đầu tư:

Hiện thực hóa Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;

Xây dựng hoàn thiện trục giao thông kết nối chính các khu công nghiệp Nam Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ, khu công nghiệp Nhơn Hội, kết nối với khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp VSIP, khu đô thị mới Long Vân – Long Mỹ với trung tâm thành phố Quy Nhơn.

Phân luồng và chia sẻ lưu lượng giao thông trên đường Hùng Vương- Thành phố Quy Nhơn và quốc lộ 1A đoạn qua khu công nghiệp Phú Tài, tạo thành mạng lưới giao thông đầu mối hoàn chỉnh.

Từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của thành phố Quy Nhơn, phân luồng giao thông thích hợp từ Quốc lộ 1A vào trung tâm thành phố Quy Nhơn.

Rút ngắn cự ly vận chuyển và lưu thông hàng hóa từ khu đô thị Dịch vụ - Công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Long Mỹ về Cảng Quy Nhơn thông qua tuyến đường này.

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá thương mại, du lịch và dịch vụ của thành phố Quy Nhơn và huyện Vân Canh. Góp phần quyết định trong việc khai thác có hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai của vùng, chuyển đổi mạnh mẽ đất trống bỏ hoang, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Tạo quỹ đất, chủ động điều hòa dân cư, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai khu vực phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, xã mới Phước Mỹ và xã Canh Vinh. Góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế cũng như xã hội trong khu vực và các vùng lân cận. Thực hiện được dự án, cùng với việc thực hiện Quyết định số 495/2015/QĐ-TTg ngày 14/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

5.2. Quy mô Đầu tư:

* Quy mô mặt cắt ngang:

Bề rộng nền đường : Bnền = 22,0m.

Bề rộng mặt đường : Bmặt = 19,0m. Trong đó:

+ 04 làn xe cơ giới : Bmặt = 4x3,5m = 14,0m.

+ 02 làn xe thô sơ : Bmặt = 2x2,5m = 5,0m.

Bề rộng dải phân cách giữa : Bdpc = 2,0m

Bề rộng lề đường : Blề = 0,5m x2 = 1,0m

Bề rộng vỉa hè (không xây dựng): Bvh = 2x4,5m = 9,0m

(Phần vỉa hè được đầu tư trong giai đoạn hoàn thiện dự án)

* Thiết kế cầu: Trên tuyến thiết kế các công trình thoát nước

* Nút giao: Giao với Quốc lộ 1 tại nút ngã 4 Long Mỹ (Km 1234+500) thiết kế nút giao cùng mức; bố trí đèn tín hiệu điều khiển giao thông.

5.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B

5.4. Tổng mức đầu tư: 613.792.149.000 đồng

5.5. Cơ cấu nguồn vốn:

Trên cơ sở Văn bản số 2505/BC-BKHĐT ngày 28/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án: Đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT.639B), đoạn Km130 - Km137+580, có cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016 - 2020: 329,629 tỷ đồng

- Phần vốn còn lại 284,163 tỷ đồng ngân sách tỉnh sẽ cân đối, đảm bảo hoàn thành dự án đúng theo quy định.

5.6. Địa điểm thực hiện dự án: huyện Vân Canh và thành phố Quy Nhơn.

5.7. Thời gian thực hiện dự án: 2016 – 2020.

5.8. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định của pháp luật.

Ban QLDA Giao thông tỉnh chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Đường phía Tây tỉnh (ĐT.639B) (HM: Km 130+00 – Km 137+580), trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

6. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu Khám phá khoa học và Trạm quan sát thiên văn phổ thông thuộc Tổ hợp không gian khoa học.

Căn cứ Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Văn bản số 5740/BKHĐT-KTĐPLT ngày 13/7/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án khởi công mới từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu Khám phá khoa học và Trạm quan sát thiên văn phổ thông thuộc Tổ hợp không gian khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:

6.1. Mục tiêu đầu tư:

- Khu khám phá khoa học là một cấu phần của Tổ hợp không gian khoa học, là nơi trưng bày, triển lãm các mô hình, mẫu vật, các sự kiện khoa học công nghệ ý nghĩa lớn đối với nhân loại, các thí nghiệm khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, cơ học, toán học, khoa học sự sống, khoa học môi trường... Do vậy, đầu tư Khu khám phá khoa học vừa là nơi phục vụ giáo dục khoa học, vừa phát triển du lịch khoa học hướng đến đối tượng trẻ em, học sinh, sinh viên tỉnh Bình Định và khách tham quan du lịch trong nước cũng như quốc tế khi đến Bình Định.

- Việc đầu tư Trạm quan sát thiên văn phổ thông tạo điều kiện cho lớp trẻ tự tay vận hành các thiết bị thiên văn, và ứng dụng trực tiếp các kiến thức học được; đồng thời kết hợp với nhà Mô hình vũ trụ sẽ đem đến cho khách tham quan một cái nhìn sư phạm, hệ thống và thân thiện về Thiên văn học. Tại đây, mỗi cá nhân sẽ có cơ hội được trực tiếp “chạm tay” đến những hành tinh, các chòm sao, các giải thiên hà và qua đó, khám phá vũ trụ theo lăng kính của riêng mình.

- Đầu tư Khu khám phá khoa học, Trạm quan sát thiên văn phổ thông và Nhà chiếu hình vũ trụ thuộc Tổ hợp không gian khoa học, là một bộ phận quan trọng của Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa tại Khu vực 2, Phường Ghềnh ráng, thành phố Quy Nhơn và nằm trong tầm nhìn chiến lược về phát triển của tỉnh Bình Định theo định hướng khoa học kỹ thuật.

6.2. Quy mô đầu tư:

a) Phần thiết bị:

- Thiết bị Trạm quan sát thiên văn phổ thông: Mái vòm vũ trụ di động; kính thiên văn, máy tính, máy ảnh thiên văn, …

- Thiết bị khoa học của Khu khám phá khoa học:

+ Vật chất và năng lượng; du ngoạn cùng Toán học; sự sống và các sinh vật; ứng dụng công nghệ khoa học; góc thiếu nhi “em khám phá khoa học”.

+ Thiết bị báo cháy; thiết bị dập lửa tự động; hệ thống camera bảo vệ và điều khiển máy tính; thiết bị hút ẩm.

- Thiết bị của kho chứa mô hình (tầng hầm): Thiết bị báo cháy; thiết bị dập lửa tự động; thiết bị hút ẩm; thiết bị Phòng bảo trì máy móc và xưởng thiết kế sáng tạo…

b) Phần xây dựng:

- Trang trí nội thất Nhà khám phá vũ trụ;

- Xây dựng Trạm quan sát thiên văn phổ thông;

- Xây dựng Phòng bảo trì máy móc và xưởng thiết kế;

- Xây dựng tường rào, cổng ngõ bao quanh.

6.3. Nhóm dự án: B.

6.4. Tổng mức đầu tư dự án: 115.611.000.000 đồng.

(Một trăm mười lăm tỷ, sáu trăm mười một triệu đồng).

6.5. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn 05 năm 2016 – 2020: 95 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 20 tỷ đồng.

6.6. Địa điểm thực hiện dự án: Khu vực 2, Phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

6.7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2016 - 2018.

6.8. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định

Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Khu Khám phá khoa học và Trạm quan sát thiên văn phổ thông thuộc Tổ hợp không gian khoa học, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

7. Phân chia tiền chậm nộp ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Căn cứ Thông tư 326/2016/TT-BTC , ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 (tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 326/2016/TT-BTC quy định: Các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, ngân sách địa phương 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế);

Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương, giai đoạn 2017-2020, trước khi Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính, nên chưa đề cấp đến việc phân chia đối với khoản thu tiền chậm nộp theo quy định nêu trên, đặc biệt chưa quy định phân chia cho các cấp ngân sách. Vì vậy, UBND tỉnh chưa có cơ sở pháp lý để phân chia khoản thu tiền chậm nộp ngân sách.

Do vậy, để giải quyết vướng mắc nêu trên, đảm bảo phù hợp các nguyên tắc phân chia nguồn thu theo quy định tại Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh phân chia nguồn thu tiền chậm nộp phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định phân cấp, cụ thể như sau:

- Đối với các khoản thu tiền chậm nộp ngân sách địa phương được hưởng và được hạch toán riêng theo từng tiểu mục quy định tại Thông tư số 300/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước: Thực hiện phân chia theo khoản thu phát sinh tiền chậm nộp.

- Đối với khoản thu tiền chậm nộp ngân sách địa phương được hưởng nhưng không được hạch toán riêng theo từng khoản thu, thực hiện phân chia theo nguyên tắc: Số thu tiền chậm nộp từ người nộp gắn với cấp nào quản lý thì phân chia cho ngân sách cấp đó hưởng 100%.

8. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787.

Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;

Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ;

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787 theo các nội dung sau:

8.1. Mục tiêu đầu tư:

Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787 nhằm hoàn thiện tuyến giao thông huyết mạch nối liền các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vân Canh với Thành phố Quy Nhơn. Đường phía Tây tỉnh Bình Định (ĐT.639B) là một trong các tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển giao lưu hàng hoá. Cùng với Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19, Tuyến Đường phía Tây tỉnh Bình Định (ĐT.639B) là một mắt xích quan trọng tạo thành mạng lưới giao thông khép kín và giảm bớt áp lực cho Quốc lộ 1.

Về an ninh quốc phòng, Đường phía Tây tỉnh Bình Định (ĐT.639B) là tuyến đường độc đạo, là tuyến đường ngắn nhất nối liền các huyện phía Tây với thành phố Quy Nhơn, cũng là tuyến đường nối liền giữa đồng bằng và miền núi. Đây là tuyến đường chiến lược cơ động nhanh để bảo đảm an ninh quốc phòng cho khu vực phía Tây tỉnh Bình Định, đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa trong trường hợp có biến cố xảy ra.

Tuyến đường này sẽ rút ngắn cự ly vận chuyển và lưu thông hàng hóa từ Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex, khu công nghiệp Nam Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ về Thành phố Quy Nhơn.

8.2. Quy mô Đầu tư:

Căn cứ Kết luận số 98-KL/TU ngày 05/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIX) tại Hội nghị lần thứ 19, chủ trương về quy mô đầu tư xây dựng dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145 cụ thể như sau:

* Quy mô mặt cắt ngang:

- Bề rộng nền đường : Bnền = 42,0m.

- Bề rộng mặt đường gồm 6 làn xe : Bmặt = 6x3,75m = 22,5m.

- Bề rộng dải phân cách giữa : Bdpc = 4,5m.

- Bề rộng vỉa hè : Bvh = 2x7,5m = 15,0m.

* Thiết kế cầu, cống thoát nước: Trên tuyến thiết kế các công trình thoát nước

* Thiết kế điện chiếu sáng, cây xanh, an toàn giao thông:

- Hệ thống điện chiếu sáng của tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo đường phố và các quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.

- Hệ thống cây xanh được bố trí trong dải phân cách giữa và trên vỉa hè nhằm tạo mỹ quan cho tuyến đường trong đô thị.

- An toàn giao thông dùng hệ thống vạch sơn, biển báo, đảo dẫn hướng và đèn tín hiệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và Điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

8.3. Địa điểm và phạm vi đầu tư: Tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787 thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Điểm đầu phân đoạn (Km137+580): Giao với Quốc lộ 1 tại nút ngã 4 Long Mỹ (Km1234+500 Lý trình QL1) thuộc địa phận phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn.

- Điểm cuối phân đoạn (Km143+787): Giao với QL 1D tại Km 1+670 (đường Quy Nhơn - Sông Cầu), cách cầu Long Vân khoảng 150m thuộc địa phận phường Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn.

- Chiều dài tuyến L= 6.207m, tuyến đi mới hoàn toàn.

8.4. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.

8.5. Tổng mức đầu tư: 940.731.000.000 đồng (Chín trăm bốn mươi tỷ, bảy trăm ba mươi mốt triệu đồng).

8.6. Cơ cấu nguồn vốn:

a. Về nguồn vốn: Vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 – 2020 và vốn ngân sách địa phương.

b. Về cân đối vốn: theo cấp dự án nhóm B và dự kiến cân đối vốn thực hiện cho dự án trong 03 năm, từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2017 – 2020 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối cho địa phương (theo văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 và Báo cáo số 802/BC-BKHĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2020.

c. Mức vốn btrí cho dự án (không bao gồm 10% dự phòng theo quy định): Vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 – 2020 phân bổ thực hiện cho dự án là 765.000 triệu đồng (theo Văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 và Báo cáo số 802/BC-BKHĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); phần vốn còn lại 81.658 triệu đồng ngân sách địa phương cân đối trong giai đoạn 2017 - 2020.

8.7. Thời gian thực hiện dự án: 2017 - 2020

8.8. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định.

Ban QLDA Giao thông chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.639B (đường phía Tây tỉnh), Đoạn Km113 - Km145; phân đoạn Km137+580 đến Km143+787, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

9. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, hải đảo giai đoạn 2017-2020.

Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;

Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ;

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, hải đảo giai đoạn 2017-2020, tỉnh Bình Định theo các nội dung sau:

9.1. Mục tiêu đầu tư:

Hiện nay, một số phòng học của các lớp mầm non và trường tiểu học trên địa bàn tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu (Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016) và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015) thuộc tỉnh Bình Định, phần lớn là xây dựng tạm thời, sử dụng các loại vật liệu thô sơ như: tranh tre, nứa lá…hoặc các phòng học bán kiến cố đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nặng cần xây dựng lại. Ở một số nơi không có đủ phòng học phải đi mượn, thuê địa điểm hay học nhờ. Trước những khó khăn về việc thiếu thốn lớp học ở cấp mầm non và tiểu học thì việc đầu tư xây dựng các phòng học kiên cố để đảm bảo được điều kiện chăm sóc và học hành của trẻ là cần thiết.

9.2. Quy mô Đầu tư:

Xây dựng 251 phòng học mầm non, tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo trong toàn tỉnh Bình Định, như sau:

- Huyện An Lão: Xây dựng 23 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã An Nghĩa, Xã An Quang, Xã An Trung, Xã An Hòa, Xã An Toàn, Xã An Vinh, Xã An Hưng (các xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg).

- Huyện Vĩnh Thạnh: Xây dựng 37 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Vĩnh Hảo, Xã Vĩnh Sơn, Xã Vĩnh Thịnh, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Vĩnh Kim, Xã Vĩnh Quang, Xã Vĩnh Thuận, Xã Vĩnh Hòa (các xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg).

- Huyện Vân Canh: Xây dựng 15 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Canh Hòa, Xã Canh Liên, Xã Canh Thuận (các xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg).

- Huyện Hoài Ân: Xây dựng 30 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Ân Nghĩa, Xã Bok Tới, Xã Đăk Mang (các xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg).

- Huyện Tây Sơn: Xây dựng 8 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho Xã Vĩnh An (các xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg).

- Huyện Phù Mỹ: Xây dựng 59 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Mỹ Châu (xã thuộc Quyết định 204/QĐ-TTg), Xã Mỹ Cát, Xã Mỹ Thắng, Xã Mỹ Thành, Xã Mỹ Đức, Xã Mỹ An, Xã Mỹ Thọ, Xã Mỹ Lợi (các xã thuộc Quyết định 539/QĐ-TTg).

- Huyện Phù Cát: Xây dựng 41 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Cát Thành, Xã Cát Minh, Xã Cát Khánh, Xã Cát Chánh, Xã Cát Hải (các xã thuộc Quyết định 539/QĐ-TTg).

- Huyện Hoài Nhơn: Xây dựng 36 phòng lớp học mầm non, tiểu học cho các xã: Xã Hoài Hải, Xã Hoài Mỹ, Xã Hoài Thanh, Xã Hoài Hương (các xã thuộc Quyết định 539/QĐ-TTg).

- Thành phố Quy Nhơn: Xây dựng 02 phòng lớp học mầm non cho Xã đảo Nhơn Châu (các xã thuộc Quyết định 539/QĐ-TTg).

9.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.

9.4. Tổng mức đầu tư: 144.700.000.000 đồng.

9.5. Cơ cấu nguồn vốn:

Theo cấp dự án nhóm B và dự kiến cân đối vốn thực hiện cho dự án trong 03 năm, từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2017 – 2020 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối cho địa phương (theo văn bản số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016 và Báo cáo số 2367/BKHĐT-TH ngày 27/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2020, cụ thể:

- Phân bổ vốn thực hiện 90% tổng mức đầu tư: 130.230 triệu đồng (trong đó vốn TPCP: 117.000 triệu đồng; NSĐP: 13.230 triệu đồng);

- Tiết kiệm theo Nghị quyết 89/NQ-CP (10%): 14.470 triệu đồng từ chi phí dự phòng của dự án, tiết kiệm qua đấu thầu dự án và từ chi phí khác của dự án.

9.6. Thời gian thực hiện dự án: 2017 - 2020

9.7. Tiến độ thực hiện dự án: theo quy định.

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành hồ sơ dự án Đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, hải đảo - giai đoạn 2017-2020, tỉnh Bình Định, trình cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.

10. Phê duyệt chủ trương điều chỉnh, bổ sung đầu tư hạng mục: Nâng thêm 02 tầng Nhà khám - kỹ thuật thuộc Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn.

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

Căn cứ Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 (đợt 2);

Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 (đợt 2);

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất phê duyệt chủ trương điều chỉnh, bổ sung đầu tư hạng mục: Nâng thêm 02 tầng Nhà khám - kỹ thuật thuộc Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn (dự án nhóm B) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư, với các nội dung sau:

10.1. Mục tiêu đầu tư:

Đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân; đồng thời góp phần ngăn ngừa và phòng chống các bệnh xã hội có thể lây lan trong cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng dân số về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần cho nhân dân khu vực huyện Hoài Nhơn và các huyện phía Bắc tỉnh Bình Định (Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi).

10.2. Quy mô đầu tư điều chỉnh, bổ sung:

Trên cơ sở khối nhà 03 tầng hạng mục Nhà khám - kỹ thuật nghiệp vụ (có kết cấu móng dự kiến nâng lên 5 tầng), đầu tư xây dựng nâng thêm 02 tầng để bố trí Khoa Hồi sức cấp cứu Nội - Nhi ở tầng 4, bố trí khối hành chính và hội trường ở tầng 5; đầu tư mới các trang thiết bị y tế chuyên ngành và thiết bị văn phòng nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị khám điều trị của bệnh viện:

a) Phần xây dựng: Nâng thêm 02 tầng Nhà khám - kỹ thuật nghiệp vụ:

- Nâng thêm 02 tầng thành nhà 05 tầng, nhà cấp II, diện tích sàn xây dựng 3.464 m2 để bố trí: Tầng 4: Khoa Hồi sức cấp cứu Nội - Nhi. Tầng 5: Khối hành chính và hội trường.

- Giải pháp kết cấu móng đã thiết kế đảm bảo chịu lực 05 tầng, toàn bộ kết cấu bằng bê tông cốt thép (BTCT) toàn khối đổ tại chỗ. Bê tông đá 1x2 mác 250 cho kết cấu chính (cột, dầm, sàn...), bê tông đá 1x2 mác 200 cho kết cấu phụ như lam BTCT, giằng. Tường bao và tường ngăn xây bằng gạch rỗng kết hợp gạch thẻ. Tường ngoài nhà sơn matit chống kiềm, chống thấm, chống rêu mốc, tường trong nhà sơn loại trong nhà. Tường các phòng ốp gạch ceramic loại 250x400 cao 1,6m; tường các phòng kỹ thuật can thiệp, thủ thuật... ốp cao đến trần, tường khu WC ốp cao 2m. Sàn nhà lát gạch granit 600x600, phòng WC lát gạch ceramic chống trượt 250x250. Hệ thống cửa sổ, cửa đi các phòng bằng nhôm kính sơn tĩnh điện. Cầu thang lát đá granit, mái lợp tole lạnh chống nóng chống dột.

b) Phần thiết bị:

- Mua sắm mới một số trang thiết bị y tế theo tuyến chuyên môn kỹ thuật mà bệnh viện còn thiếu và thiết bị văn phòng (danh mục mua sắm cụ thể sẽ giao cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn và Sở Y tế đề xuất để đảm bảo hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí và chỉ tổ chức lựa chọn nhà thầu khi được bố trí vốn để tránh nợ đọng XDCB).

- Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống phòng cháy chữa cháy; hệ thống mạng lan và hệ thống chống sét; lắp đặt bổ sung 02 thang máy.

- Đầu tư hệ thống đường ống khí nén, oxi và hệ thống ống hút trung tâm.

c) Các nội dung đầu tư đã tổ chức thực hiện:

Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và Công văn thỏa thuận số 110/HĐND ngày 06/7/2016 của Thường trực HĐND tỉnh và Quyết định số 3671/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn.

10.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B

10.4. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh, bổ sung: 111.398.583.000 đồng

(Một trăm mười một tỷ, ba trăm chín mươi tám triệu, năm trăm tám mươi ba nghìn đồng chẵn).

10.5. Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách nhà nước; trong đó:

a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ: Vốn chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương, thuộc kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020: 35.321 triệu đồng.

b) Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác của tỉnh cân đối phần vốn còn lại: 76.078 triệu đồng sẽ bố trí trong giai đoạn 2017-2021; trong đó, năm 2017 đã cân đối 23.500 triệu đồng (vốn xổ số kiến thiết 10.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp y tế chưa phân bổ 13.500 triệu đồng). Cần lưu ý xem xét cân nhắc cụ thể nội dung chi từ nguồn chi phí khác và chi phí dự phòng.

10.6. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2016 đến năm 2020

11. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cung cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc.

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ Về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/8/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Công văn số 4120/BKH-KTĐN ngày 21/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung danh mục dự án ODA vay vốn ưu đãi Hàn Quốc giai đoạn 2008 - 2011;

Căn cứ Công văn số 16880/BTC-QLN ngày 25/11/2016 và Công văn số 8783/BTC-QLN ngày 30/6/2017 của Bộ Tài chính về việc các khoản vay Hàn Quốc quy mô nhỏ cung cấp trang thiết bị y tế;

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Cung cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, với các nội dung sau:

11.1. Tên dự án: Cung cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn.

11.2. Nhà tài trợ: Chính phủ Hàn Quốc.

11.3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Bình Định.

11.4. Chủ dự án: Sở Y tế tỉnh Bình Định.

11.5. Mục tiêu đầu tư: Nhằm hiện đại hóa trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn để có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

11.6. Nội dung quy mô đầu tư:

- Mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thiết bị mới 100%. Phù hợp với điều kiện, khí hậu, địa lý của Việt Nam. Thân thiện với môi trường.

- Danh mục trang thiết bị.

11.7. Địa điểm lắp đặt: Tại Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn (Địa chỉ: 114 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

11.8. Tổng mức đầu tư: 3.600.000 USD, tương đương 81.360.000.000 đồng.

Trong đó:

- Vốn vay ODA: 3.000.000 USD, tương đương 67.800.000.000 đồng.

(Mua thiết bị y tế: 2.682.134 USD + dự phòng chi: 317.866 USD)

- Vốn đối ứng của tỉnh: 600.000 USD, tương đương 13.560.000.000 đồng.

(Chi phí quản lý dự án, hoàn thuế VAT và các chi phí khác Nhà tài trợ không chi trả)

11.9. Nguồn vốn đầu tư: Vốn vay ưu đãi của ODA từ Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của tỉnh.

11.10. Hình thức quản lý dự án: Chủ dự án trực tiếp quản lý dự án.

11.11. Thời gian thực hiện dự án: 2017 - 2018.

Đề nghị UBND tỉnh triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định định của Luật đầu tư công và văn bản pháp luật liên quan.

12. Bổ sung vào danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Căn cứ Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 quy định các dự án nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải được HĐND tỉnh chấp thuận;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Kết luận số 149-KL/TU ngày 26/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIX), tại Hội nghị lần thứ 24 thống nhất chủ trương cho Công ty cổ phần tập đoàn TMS đầu tư Dự án TMS Quy Nhơn Towel Beach tại khu đất số 28 đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn;

Công ty CP Tập đoàn TMS có hồ sơ xin giao đất để thực hiện dự án TMS Hotel Luxury Quy Nhơn Beach (Trung tâm thương mại, khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp) tại khu đất số 28 đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, dự án này phát sinh trong năm 2017 nên chưa có trong Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của tỉnh năm 2017.

Do vậy, để có cơ sở UBND tỉnh quyết định cho thuê đất để nhà đầu tư triển khai Dự án; Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung diện tích đất của dự án nêu trên là 2.642,7 m2 vào Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

13. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017

Căn cứ Thông báo kết luận số 774-TB/TU ngày 02/10/2017 của Thường trực Tỉnh ủy Bình Định tại buổi hội ý ngày 29/9/2017 thống nhất chủ trương điều chỉnh kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án Nâng cấp, mở rộng đường vào Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành và dự án Đường tỉnh lộ ĐT 638 (Diêu trì – Mục Thịnh) với tổng số tiền 8.778.161.000 đồng; Đồng thời, điều chỉnh tăng vốn bố trí thanh toán khối lượng hoàn thành dự án Cầu Hoa Lư (nối đường Hoa Lư với khu dân cư Đông Điện Biên Phủ) số tiền 8.778.161.000 đồng;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII, kỳ họp thứ 3 về giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư phát triển NSNN năm 2017.

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn vay tồn ngân KBNN năm 2017, cụ thể như sau:

Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án “Nâng cấp, mở rộng đường vào Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành” với số tiền 3.778.161.000 đồng và dự án “Đường tỉnh lộ ĐT 638 (Diêu trì – Mục Thịnh)” (hết khối lượng thanh toán) với số tiền 5.000.000.000 đồng sang bố trí tăng vốn cho dự án “Cầu Hoa Lư (nối đường Hoa Lư với khu dân cư Đông Điện Biên Phủ)” với số tiền 8.778.161.000 đồng, để thanh toán khối lượng hoàn thành.

14. Chủ trương đầu tư Dự án Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Văn bản số 3187/BNN-KH ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề xuất dự án Cảng cá và khu neo đậu trú bão Tam Quan;

Căn cứ Văn bản số 6662/BTC-QLN ngày 23/5/2017 của Bộ Tài chính góp ý dự án Cảng cá và khu neo đậu trú bão Tam Quan;

Căn cứ Văn bản số 4864/BKHĐT-KTĐN ngày 15/6/2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc đề xuất dự án Cảng cá và khu neo đậu trú bão Tam Quan;

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Cụ thể như sau:

14.1. Tên dự án: Cảng cá và khu neo đậu trú bão Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

14.2. Dự án nhóm: Nhóm B.

14.3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Thủ tướng Chính phủ.

14.4. Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND tỉnh Bình Định.

14. 5. Tên chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.

14.6. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

14.7. Mục tiêu đầu tư:

- Tạo cơ sở hạ tầng hình thành một trung tâm nghề cá bao gồm dịch vụ hậu cần đánh bắt, tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm thuỷ sản, đặc biệt là cảng cá chuyên biệt cho sản phẩm cá ngừ đại dương nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả khai thác thủy sản, đảm bảo phát triển bền vững nghề cá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hỗ trợ ngư dân khai thác có hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn lợi cá ngừ; Nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả đánh bắt cá ngừ, đảm bảo phát triển bền vững nghề cá ngừ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh trong các công đoạn xử lý, bảo quản, thu mua và chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản; tăng năng suất khai thác hàng hóa qua cảng và phát triển bền vững các dịch vụ hậu cần trong khu vực neo đậu trú bão tại xã Tam Quan Bắc – huyện Hoài Nhơn.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của điạ phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngư dân.

- Tạo lòng tin cho ngư dân an tâm bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế - chính trị trong khu vực.

14.8. Quy mô đầu tư:

- Cảng cá:

+ Khu Gò Dài (Khu D): Xây dựng cảng cá có diện tích 2,1 ha, bao gồm 01 khu cảng chuyên dụng cá ngừ diện tích 0,8 ha; 01 khu cảng hỗn hợp diện tích 1,3 ha; tổng chiều dài cầu tàu 600m.

+ Khu Thiện Chánh (Khu E): Mở rộng và cải tạo cảng cá hỗn hợp tại khu Thiện Chánh có diện tích 1,2 ha, chiều dài cầu tàu 200m.

- Luồng ra vào cảng: Nạo vét luồng chạy tàu ra vào cảng và khu neo đậu với tổng chiều dài 4.550m.

- Khu neo đậu: Cơ bản giữ nguyên diện tích các khu neo đậu như hiện trạng với 5 trụ neo nối bờ và 114 trụ neo độc lập đã có.

- Kè bờ sông: Tổng chiều dài 7,0 km bao quanh khu vực neo đậu và các cửa sông xung quanh cảng.

- Xây dựng mới cầu Thiện Chánh: Phương án xây dựng theo tuyến mới, cách cầu cũ về phía thượng lưu 80m.

14.9. Tổng mức đầu tư: 1.024.709.850.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn không trăm hai mươi bốn tỷ, bảy trăm lẻ chín triệu, tám trăm năm mươi nghìn đồng), tương đương 45,34 triệu USD (Bằng chữ: Bốn mươi lăm, phảy ba mươi tư triệu USD).

14.10. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

- Vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 38,75 triệu USD, tương đương 875,83 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 85% tổng vốn đầu tư.

- Vốn đối ứng trong nước là 6,59 triệu USD, tương đương 148,87 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 15% tổng vốn đầu tư.

14.11. Cơ chế tài chính:

a) Đối với Vốn vay ODA: Nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ cho các khoản chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng). Trong đó:

- Nguồn vốn Trung ương vay cấp phát xây dựng cơ bản: 27,13 triệu USD, tương đương 613,08 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 70% tổng nguồn vốn vay ODA.

- Nguồn vốn cho tỉnh vay lại: 11,62 triệu USD, tương đương 262,75 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 30% tổng nguồn vốn vay ODA.

b) Đối với vốn đối ứng trong nước: Nguồn vốn đối ứng trong nước cho các khoảng phí chi phí quản lý dự án, chi phí giải phóng mặt bằng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và đối ứng với tỷ lệ 10% cho các chi phí xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác. Tổng nhu cầu nguồn vốn đối ứng là 6,59 triệu USD, tương đương 148,87 tỷ VNĐ (chiếm 15% tổng số vốn toàn Dự án), trong đó:

- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 5,27 triệu USD, tương đương 119,1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 80% tổng nguồn vốn đối ứng trong nước.

- Vốn Ngân sách tỉnh là 1,32 triệu USD, tương đương 29,77 tỷ VNĐ, chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đối ứng trong nước.

14.12. Thời gian thực hiện: Năm 2017 đến 2022.

14.13. Hình thức đầu tư của dự án: Đầu tư sử dụng vốn vay và vốn ngân sách của Nhà nước.

15. Chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội. Cụ thể như sau:

a) Mục tiêu đầu tư:

- Từng bước triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017.

- Tạo quỹ đất phục vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhân dân và tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh quản lý thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Góp phần từng bước chỉnh trang đô thị cho phù hợp với kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị và hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế Nhơn Hội. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

b) Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017, với quy mô tổng diện tích khoảng 157.530m2, bao gồm các hạng mục:

- San nền mặt bằng

- Hệ thống đường giao thông

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

- Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp nước.

c) Địa điểm thực hiện dự án: Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

d) Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: 149.627.459.000 đồng (Một trăm bốn mươi chín tỷ, sáu trăm hai mươi bảy triệu, bốn trăm năm mươi chín nghìn đồng).

đ) Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý (nguồn thu cho ngân sách thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất của dự án).

e) Khả năng cân đối vốn: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý bố trí 100% cho dự án.

g) Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017 - 2020.

16. Chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội.

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội. Cụ thể như sau:

a). Mục tiêu đầu tư:

- Từng bước triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017.

- Tạo quỹ đất phục vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhân dân và tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh quản lý thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Góp phần từng bước chỉnh trang đô thị cho phù hợp với kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị và hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế Nhơn Hội. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

b) Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 5 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017, với quy mô tổng diện tích khoảng 200.400m2, bao gồm các hạng mục:

- San nền mặt bằng

- Hệ thống đường giao thông

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

- Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp nước.

c) Địa điểm thực hiện dự án: Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

d) Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: 185.768.646.000 đồng (Một trăm tám mươi lăm tỷ, bảy trăm sáu mươi tám triệu, sáu trăm bốn mươi sáu nghìn đồng).

đ) Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý (nguồn thu cho ngân sách thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất của dự án).

e) Khả năng cân đối vốn: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý bố trí 100% cho dự án.

g) Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017 - 2020.

17. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế làm chủ đầu tư theo các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu đầu tư:

- Từng bước triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017.

- Tạo quỹ đất phục vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhân dân và tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh quản lý thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Góp phần từng bước chỉnh trang đô thị cho phù hợp với kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị và hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế Nhơn Hội. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 08 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017, với quy mô tổng diện tích khoảng 157.530m2, bao gồm các hạng mục:

- San nền mặt bằng.

- Hệ thống đường giao thông.

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải.

- Hệ thống cấp điện.

- Hệ thống cấp nước.

3. Dự án nhóm: B

4. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế

5. Địa điểm thực hiện: Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.

6. Dự kiến, tổng mức đầu tư: 149.627.459.000 đồng (Một trăm bốn mươi chín tỷ, sáu trăm hai mươi bảy triệu, bốn trăm năm mươi chín nghìn đồng chẵn).

7. Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý (nguồn thu cho ngân sách thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất của dự án).

8. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2017 đến năm 2020.

Điều 2. Chủ đầu tư chỉ được triển khai thực hiện dự án khi Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

UBND tỉnh chỉ đạo; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế Bình Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài Chính và Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp và tổ chức thực hiện quyết định này.

18. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhóm B Dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 05 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế làm chủ đầu tư theo các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu đầu tư:

- Từng bước triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017.

- Tạo quỹ đất phục vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhân dân và tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh quản lý thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Góp phần từng bước chỉnh trang đô thị cho phù hợp với kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị và hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế Nhơn Hội. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

2. Quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Phân khu số 5 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-UBND ngày 20/3/2017, với quy mô tổng diện tích khoảng 200.400m2, bao gồm các hạng mục:

- San nền mặt bằng

- Hệ thống đường giao thông

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

- Hệ thống cấp điện

- Hệ thống cấp nước.

3. Dự án nhóm: B

4. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế

5. Địa điểm thực hiện: Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.

6. Dự kiến, tổng mức đầu tư: 185.768.646.000 đồng (Một trăm tám mươi lăm tỷ, bảy trăm sáu mươi tám triệu, sáu trăm bốn mươi sáu nghìn đồng chẵn).

7. Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý (nguồn thu cho ngân sách thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất của dự án).

8. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2017 đến năm 2020

Điều 2. Chủ đầu tư chỉ được triển khai thực hiện dự án khi Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

UBND tỉnh chỉ đạo; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế Bình Định, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài Chính và Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định này.

19. Chủ trương Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ chủ trương thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) tại Thông báo số 436/TB-VPCP ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chỉnh phủ.

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương về Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cụ thể như sau:

a) Tên đề án, đối tượng sản xuất, thời gian:

- Tên đề án: Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

- Đối tượng sản xuất nông nghiệp trong Khu: Phát triển tôm.

- Thời gian: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

b) Cấp phê duyệt đề án: Thủ tướng Chính phủ.

c) Mục tiêu: Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, Phù Mỹ, Bình Định nhằm hỗ trợ, tác động, dẫn dắt ngành thủy sản tỉnh Bình Định, khu vực miền Trung, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tư vấn, chuyển giao công nghệ, xây dựng, trình diễn, nhân rộng mô hình, ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ,.....

d) Quy mô đầu tư: Lập đề án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành diện tích là 406ha; đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng thiết yếu trong và ngoài Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mối liên kết, hợp tác với các tổ chức khoa học, công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; xây dựng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

đ) Địa điểm xây dựng: Tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

e) Tổng mức đầu tư: 3.908 tỷ đồng. Trong đó: Giai đoạn 2017-2020: khoảng 1.726 tỷ đồng, chiếm 44,2%; Giai đoạn 2021-2025: khoảng 2.162 tỷ đồng, chiếm 55,3%; Giai đoạn 2026-2030: khoảng 20 tỷ đồng.

g) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 489 tỷ đồng, chiếm 12,5%; Vốn ngân sách địa phương: 329 tỷ đồng, chiếm 8,4%; Vốn doanh nghiệp: 3.090 tỷ đồng, chiếm 79,1%.

- Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu:

+ Vốn Trung ương hỗ trợ tối đa 70% để xây dựng các hạ tầng chung của Khu;

+ Hạ tầng trong nội bộ khu sản xuất do Doanh nghiệp đầu tư.

20. Công ty cổ phần Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn mua sắm 01 xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ được giao.

Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 26/11/2014; Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh Bình Định về quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định, đồng thời xét tính hoạt động đặc thù của doanh nghiệp, sự phù hợp về nhu cầu cần thiết và quy mô hoạt động ngày càng mở rộng của doanh nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

Thống nhất chủ trương Công ty cổ phần Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn mua mới 01 xe cẩu rổ để phục vụ công cộng phù hợp nhiệm vụ của đơn vị.

Giá mua xe theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp, hình thức mua sắm tập trung.

Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn vốn ngân sách thành phố Quy Nhơn.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sớm rà soát định mức số lượng xe chuyên dùng của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước giữ cổ phần chi phối (nhất là các doanh nghiệp cổ phần công ích thành phố Quy Nhơn) để trình HĐND tỉnh kịp điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh cho phù hợp đặc thù hoạt động cũng như nhu cầu, quy mô, nhiệm vụ của doanh nghiệp và phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp mà Quốc hội đã ban hành.

21. Mua sắm xe ô tô loại 16 chỗ ngồi chuyên dùng phục vụ công tác điều dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc và điều dưỡng người có công.

Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh Bình Định về quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

Thống nhất việc Trung tâm Chăm sóc và điều dưỡng người có công trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mua mới 01 xe ô tô chuyên dùng 16 chỗ ngồi để phục vụ công tác điều dưỡng người có công với cách mạng.

Giá mua xe theo quy định hiện hành của Nhà nước (Quyết định số 32/015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn Pháp lệnh ưu đãi Người có công năm 2017 (thuộc nguồn ngân sách Trung ương).

22. Bố trí kế hoạch vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các khu tái định cư phục vụ dự án Tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1).

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương bổ sung kế hoạch vốn năm 2017 để thanh toán khối lượng hoàn thành các hạng mục xây dựng các khu, điểm tái định cư phục vụ dự án tuyến quốc lộ 19 di (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1) với số tiền 34,5 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các khu, điểm tái định cư phục vụ dự án Tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1)./.