Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2018/NQ-HĐND | Bình Định, ngày 19 tháng 07 năm 2018 |
VỀ KẾT QUẢ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 04/TTr-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Báo cáo số 05/BC-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2018 kèm theo Tờ trình về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua 26 nội dung giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh (kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa XII) đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thỏa thuận, thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh (Có phụ lục 26 nội dung kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
26 NỘI DUNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH (KỲ HỌP THỨ 5 VÀ KỲ HỌP THỨ 7 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XII) ĐÃ ĐƯỢC THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỎA THUẬN THỐNG NHẤT VỚI UBND TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 07 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 7)
1. Sử dụng nguồn tạm thu ngân sách tỉnh để thu hồi các khoản ngân sách tỉnh đã tạm ứng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư do giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình, dự án.
2. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017.
3. Bổ sung có mục tiêu năm 2017 cho ngân sách thành phố Quy Nhơn với số tiền 11,183 tỷ đồng để thanh toán khối lượng hoàn thành các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng 03 khu tái định cư.
4. Phương án sử dụng nguồn tăng thu và nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2017.
5. Quy định tạm thời một số nội dung và mức hỗ trợ thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh đối với năm 2017.
6. Quyết định chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Hạng mục: Khu điều trị và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
7. Mua sắm 01 xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động cho Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Bình Định thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.
8. Chủ trương hỗ trợ đầu tư xây dựng bê tông hóa các tuyến đường tại các phường Nhơn Thành, Nhơn Hưng và Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn theo cơ chế đặc thù đối với công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
9. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
10. Mua sắm xe ô tô cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh năm 2018.
11. Chuyển nguồn kinh phí chưa sử dụng còn lại năm 2017 sang năm 2018.
12. Bổ sung tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng cho Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Chủ trương phân bổ kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung mục tiêu năm 2018.
14. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định. Địa điểm xây dựng: Huyện Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
15. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang Địa điểm xây dựng Huyện Hoài Nhơn
16. Kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư trong cân đối (ngân sách tỉnh) kế hoạch năm 2017 sang năm 2018.
17. Quyết định chủ trương đầu tư Công trình Khu tái định cư phía Đông chùa Bình An, phường Nhơn Bình thuộc hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn.
18. Chủ trương tham gia dự án và cam kết tỷ lệ vay lại phần vốn IDA của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức để thực hiện dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KFW9” tại Bình Định.
19. Chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường thay thế đường Trần Phú, huyện Hoài Nhơn.
20. Quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường trục Khu kinh tế nối dài, đoạn Km4+00 - Km 18+500.
21. Quyết định chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn.
22. Quyết định chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Hùng Vương (đoạn từ ngã ba Ông Thọ đến cầu Sông Ngang).
23. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng mới Nhà làm việc 2A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn.
24. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn.
25. Quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định, Địa điểm xây dựng: Huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
26. Chủ trương thực hiện thu hồi đất phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng Khu dân cư dọc tuyến đường nối từ đường trục Khu kinh tế đến khu tâm linh chùa Linh Phong tại xã Cát Tiến, huyện Phù Cát./.
(Nội dung cụ thể có phụ lục chung kèm theo)
26 NỘI DUNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH GIỮA HAI KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 07 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
Căn cứ quy định tại điểm k, Khoản 1 Điều 37 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh tạm thời sử dụng khoản tạm thu ngân sách tỉnh từ nguồn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do địa phương quản lý để hoàn trả khoản ngân sách tỉnh đã tạm ứng, với số tiền: 376.242.947.895 đồng, cho các nội dung sau:
- Tạm ứng kinh phí trả lại tiền sử dụng đất khu đất 01 Ngô Mây theo Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 06/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh là 26.320.753.200 đồng.
- Tạm ứng kinh phí liên quan đến bồi thường, GPMB phục vụ các công trình, dự án là 349.922.194.695 đồng.
(Các Danh mục công trình, dự án tạm ứng như phụ lục 01 kèm theo)
2. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2017.
Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 26 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chỉ thực hiện chi chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau đối với các khoản tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách đã có phương án sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch năm 2017 và bổ sung nguồn để bố trí trả nợ cho một số công trình như sau:
2.1. Vốn khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2016 trên địa bàn tỉnh:
a. Vốn bố trí tại Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 14/4/2017: Điều chỉnh giảm 1.712,513 triệu đồng từ công trình Kè chống xói lở KH2, phường Ghềnh Ráng để bố trí bổ sung cho 03 công trình của huyện An Lão tiếp tục khắc phục lũ lụt.
b. Vốn bố trí tại Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 12/01/2017: Điều chỉnh nội bộ, giảm 736,729 triệu đồng từ 03 danh mục công trình để bố trí bổ sung cho 03 công trình của các huyện.
2.2. Vốn ngân sách tỉnh năm 2017
a. Vốn ngân sách đầu tư tập trung
- Điều chỉnh giảm 2.195,086 triệu đồng từ 35 danh mục công trình chuẩn bị đầu tư đến nay chưa giải ngân để chuyển sang bố trí cho 03 công trình có khả năng thanh toán công tác chuẩn bị đầu tư trong năm.
- Điều chỉnh giảm 2.926,320 triệu đồng từ 08 danh mục công trình thực hiện đầu tư đến nay chưa giải ngân để chuyển sang bố trí cho 05 công trình có khả năng thanh toán trong năm.
- Phân bổ chi tiết 106 triệu đồng đã bố trí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả nợ chi phí cho các công trình đã quyết toán.
b. Vốn cấp quyền sử dụng đất: Điều chỉnh giảm 6.918,942 triệu đồng từ 15 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho 15 công trình.
c. Vốn Xổ số kiến thiết: Điều chỉnh giảm 7.067,570 triệu đồng từ 07 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho 04 công trình.
d. Tạm tạm ứng tồn ngân KBNN: Điều chỉnh giảm 6.654,875 triệu đồng từ 02 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho 02 công trình.
2.3. Vốn kéo dài sang năm 2017
a. Vốn ngân sách đầu tư tập trung: Điều chỉnh giảm 4.405,959 triệu đồng từ 47 danh mục công trình đến nay chưa giải ngân để chuyển sang bố trí cho 09 công trình có khả năng thanh toán trong năm.
b. Vốn cấp quyền sử dụng đất: Điều chỉnh giảm 25.937,952 triệu đồng từ 27 danh mục công trình thực hiện đầu tư đến nay chưa giải ngân để chuyển sang bố trí cho 22 công trình có khả năng thanh toán trong năm.
c. Tạm tạm ứng tồn ngân KBNN: Điều chỉnh giảm 3.003,072 triệu đồng từ 02 danh mục công trình để chuyển sang bố trí đối ứng ODA cho Tiểu dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn.
d. Vốn 50% tăng thu ngân sách địa phương: Điều chỉnh giảm 3.900,058 triệu đồng từ 01 danh mục công trình để chuyển sang bố trí đối ứng ODA cho Dự án Kênh tưới Thượng Sơn.
e. Vốn dự phòng ngân sách tỉnh 2015 chuyển sang năm 2016: Điều chỉnh giảm 960.119 triệu đồng từ 01 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho Dự án Đại đội trinh sát.
g. Vốn Xổ số kiến thiết: Điều chỉnh giảm 216,818 triệu đồng từ 19 danh mục công trình không có khả năng thanh toán trong năm để chuyển sang bố trí cho công trình Trường Tiểu học Hoài Hải.
h. Vốn thu cổ tức thuộc cổ phần nhà nước: Điều chỉnh giảm 170,316 triệu đồng từ 02 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho công trình Xây dựng tuyến đường và hệ thống điện vào Khu SH02-BĐ thuộc BCH Quân sự tỉnh.
i. Vốn thu tiền thuê đặt nộp 1 lần: Điều chỉnh giảm 116,504 triệu đồng từ 02 danh mục công trình để chuyển sang bố trí cho công trình Xây dựng tuyến đường và hệ thống điện vào Khu SH02-BĐ thuộc BCH Quân sự tỉnh.
2.4. Vốn phát sinh trong năm chưa phân bổ
Bố trí 30.748 triệu đồng, từ 03 nguồn vốn sau đây để thanh toán khối lượng hoàn thành cho 20 danh mục công trình.
Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước: 14.253.517.500 đồng. Đây là tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước qua các năm dùng để bổ sung vốn điều lệ của Quỹ Phát triển nhà ở sau khi thành lập. Hiện nay, Quỹ này chưa thành lập nên Kiểm toán nhà nước khu vực III kiến nghị nộp ngân sách nhà nước.
- Nguồn kinh phí (thuộc ngân sách địa phương) do hủy dự toán theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II: 13.849.161.046 đồng. Đây là kế hoạch vốn đã bố trí cho các công trình, dự án nhưng chuyển nguồn quá 2 năm nên không được tiếp tục thanh toán theo quy định của Luật Đầu tư công. Việc hủy dự toán các công trình, dự án dẫn đến phát sinh tồn quỹ ngân sách năm 2017 nên đề xuất sử dụng để trả nợ khối lượng hoàn thành.
- Nguồn tăng thu tiền thuê đất nộp một lần năm 2016 chuyển nguồn sang năm 2017 tại Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh: 2.645.321.454 đồng.
(Nội dung chi tiết như phụ lục 02,03,04,05 kèm theo).
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung có mục tiêu năm 2017 cho ngân sách thành phố Quy Nhơn với số tiền 11,183 tỷ đồng để thanh toán khối lượng hoàn thành các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng 03 khu tái định cư
Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh năm 2017 của các Khu tái định cư: Vườn rau, Vườn ươm, Đông núi Mồ Côi.
4. Phương án sử dụng nguồn tăng thu và nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2017.
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án sử dụng nguồn tăng thu và nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2017, cụ thể như sau:
4.1. Đối với phương án sử dụng nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2017:
a) Thu hồi tạm ứng ngân sách tỉnh kinh phí khắc phục hậu quả do mưa lũ năm 2016 theo Quyết định số 4436/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của UBND tỉnh, với số tiền: 5.000 triệu đồng;
b) Chi chuyển nguồn sang năm 2018 để bố trí cho công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, với số tiền: 70.500 triệu đồng.
4.2. Đối với phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2017:
a) Sử dụng nguồn tăng thu tiền sử dụng đất để bố trí kế hoạch vốn năm 2017 cho các dự án, công trình đã ứng vốn từ nguồn Quỹ Phát triển đất thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để hoàn trả lại nguồn Quỹ Phát triển đất, với số tiền là 58.185 triệu đồng.
b) Chi chuyển nguồn sang năm 2018 để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh đối với nguồn thu tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước và nguồn thu tiền thuê đất nộp một lần ngân sách tỉnh.
Căn cứ Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Để có cơ sở giải ngân kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017, Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định tạm thời nội dung và mức hỗ trợ thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh để áp dụng đối với năm 2017, cụ thể như sau:
Đối với năm 2017, áp dụng mức chi hỗ trợ đã quy định tại Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời một số định mức và mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí thuộc Nghị quyết số 30a/2018/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ từ năm 2014 trở đi tại 03 huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh.
Đối với năm 2018 trở đi, áp dụng theo Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Ban hành Quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 4 Ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung);
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Hạng mục: Khu điều trị và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo các nội dung sau:
6.1. Mục tiêu đầu tư:
Đầu tư xây dựng mới hạng mục: Khu điều trị và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, nhằm đáp ứng quy mô của Bệnh viện đa khoa hạng I; phù hợp với kế hoạch/ quy hoạch đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Trung Bộ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh.
6.2. Quy mô đầu tư:
- Xây dựng mới Khu điều trị và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định với quy mô nhà cấp II, 7 tầng, diện tích xây dựng khoảng 1391 m2; tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 9.657 m2; dự kiến bố trí cho các khoa/phòng: Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Hồi sức tích cực - chống độc; Khoa Lão khoa; Khoa Đột quỵ; Khoa Liên chuyên khoa (Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt) và hội trường.
- Đầu tư xây dựng hành lang cầu nối 01 tầng, với diện tích sàn khoảng 160 m2 (dài: 50,0m; rộng: 3,2m).
6.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.
6.4. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án: 129.635.614.000 đồng
(Một trăm hai mươi chín tỷ, sáu trăm ba mươi lăm triệu, sáu trăm mười bốn nghìn đồng chẵn).
Trong đó:
- Chi phí xây dựng: 70.512.767.000 đồng
- Chi phí thiết bị: 35.600.000.000 đồng
- Chi phí quản lý dự án: 1.891.701.000 đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 5.721.500.000 đồng
- Chi phí khác: 3.819.492.000 đồng
- Chi phí dự phòng: 12.090.154.000 đồng
6.5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
Vốn sự nghiệp y tế trong dự toán ngân sách tỉnh hàng năm giai đoạn 2017-2020 bố trí 90% tổng mức đầu tư dự án, tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.6. Địa điểm thực hiện dự án: Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, số 106, đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
6.7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2018 - 2022.
6.8. Tổ chức thực hiện:
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Phương thức thực hiện: Theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ Quyết định số 1732/QĐ-TTg ngày 06/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí hỗ trợ địa phương mua thiết bị chiếu phim và xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động năm 2017;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận nội dung như sau:
- Bổ sung tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng cho trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, gồm: số lượng xe tối đa là 02 xe.
- Thống nhất chủ trương để Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao mua 01 xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động để phục vụ nhân dân tại các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các vùng nông thôn khác.
Giá mua xe: Theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu năm 2017 cho ngân sách tỉnh để mua 02 bộ thiết bị chiếu phim và 01 xe ô tô chuyên dùng chiếu phim lưu động (theo Văn bản số 15423/BTC-NSNN ngày 14/11/2017 của Bộ Tài chính).
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương hỗ trợ đầu tư xây dựng bê tông hóa các tuyến đường tại các phường Nhơn Thành, Nhơn Hưng và Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn theo cơ chế đặc thù đối với công trình thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/215 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 2578/LĐTBXH-BTXH ngày 15/7/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chấn chỉnh công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
(Chi tiết như phụ lục 06 kèm theo)
10. Mua sắm xe ô tô cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh năm 2018.
Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh Bình Định về quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định và Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Bình Định về giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2018;
Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:
Thống nhất chủ trương mua xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh năm 2018.
Bố trí kinh phí mua xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và nguồn vốn mua xe ô tô sử dụng từ nguồn ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp tỉnh được bố trí trong dự toán chi ngân sách năm 2018.
Đồng thời lưu ý: Trong năm 2018, trường hợp Trung ương cho phép các địa phương được mua xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng thì các cơ quan đơn vị căn cứ dự toán ngân sách đã bố trí để triển khai thực hiện việc mua ô tô theo quy định; nếu Trung ương chỉ đạo tạm dừng mua xe ô tô đối với các cơ quan nhà nước, các cơ quan, đơn vị có liên quan thì thực hiện giảm dự toán chi ngân sách tương ứng.
11. Chuyển nguồn kinh phí chưa sử dụng còn lại năm 2017 sang năm 2018.
Trên cơ sở Kết luận số 892-TB/TU ngày 25/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIX) đã thống nhất chủ trương chuyển nguồn đối với một số nguồn kinh phí (bao gồm các nguồn: chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các khoản đóng góp) năm 2017 chưa kịp thanh toán sang năm 2018 để tiếp tục thực hiện.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển nguồn chưa sử dụng còn lại năm 2017 sang năm 2018 là 101.855.491.106 đồng.
(Chi tiết như phụ lục 07 kèm theo)
Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Tại Nghị quyết số 58/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Quy định tiêu chuẩn định, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình định”. Chi cục Quản lý đất đai chưa có danh mục, đơn vị, tổ chức nhà nước được trang bị xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ công tác. Do vậy Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung tiêu chuẩn, định mức được trang bị 01 xe ô tô chuyên dùng cho Chi cục Quản lý đất đai tỉnh để phục vụ nhiệm vụ công tác được giao.
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02/01/2018 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ số tiền 25.463 triệu đồng từ bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2018, với nội dung như sau:
a) Cấp bổ sung kinh phí sự nghiệp kinh tế năm 2018 cho Công an tỉnh với số tiền 17.824 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2018 của lực lượng công an toàn tỉnh.
b) Cấp bổ sung kinh phí sự nghiệp kinh tế năm 2018 cho Ban An toàn giao thông tỉnh với số tiền 1.000 triệu đồng để xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
c) Phần còn lại với số tiền 6.639 triệu đồng sử dụng để thực hiện dự án Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng để đảm bảo an toàn giao thông trên các đoạn tuyến tránh Quốc lộ 1, qua địa bàn tỉnh.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 730/TTg-NN ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Văn bản số 4401/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 31/5/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng đề xuất chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;
Căn cứ Văn bản số 6522/BNN-XD ngày 22/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ý kiến về Chủ trương đầu tư dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 756/BTC-ĐT ngày 18/01/2018 của Bộ Tài chính về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Báo cáo số 1484/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định;
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định. Địa điểm xây dựng: Huyện Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định theo các nội dung sau:
14.1. Mục tiêu đầu tư:
a) Mục tiêu trực tiếp:
- Thử nghiệm ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ nhà khí hậu (nhà kính, nhà lưới) trong việc trồng cây nông lâm nghiệp, nhằm đảm bảo cung cấp độ ẩm theo nhu cầu sinh lý cây rau, cây có múi, cây giống trồng rừng để tạo sản lượng cao và bền vững, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về rau an toàn, rau hữu cơ, có khả năng cạnh tranh và có hiệu quả kinh tế cao;
- Thí điểm các mô hình tăng trưởng xanh thâm canh sản xuất cây có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm cây trồng cạn (cây rau, giống cây rừng) khắc phục tình trạng thiếu nước của các loại cây trồng;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng hoang hóa do khô hạn.
b) Mục tiêu lâu dài:
- Mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng khô hạn, tăng thời gian canh tác trong năm tại những vùng hiện chỉ canh tác một vụ do thiếu nước tưới.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị cao đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay, hướng đến tăng trưởng xanh bền vững.
- Góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; Góp phần giải phóng sức lao động cho người dân, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, giải quyết vấn đề cân bằng vùng miền, tạo cơ sở để hoàn thành các chương trình mục tiêu của quốc gia như “Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh” và “Xây dựng nông thôn mới”.
14.2. Quy mô đầu tư:
- Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm, nhà khí hậu (nhà kính, nhà lưới) và hệ thống cấp điện nước tại một số địa điểm chuyên sản xuất cây rau màu, cây trồng cạn, cây có múi và cây giống lâm nghiệp, bao gồm các hạng mục sau:
+ Xây dựng mô hình nhà kính nông nghiệp và hệ thống tưới tiết kiệm cho trồng rau sạch tại Hợp tác xã Thuận Nghĩa, huyện Tây Sơn;
+ Xây dựng mô hình nhà lưới nông nghiệp và hệ thống tưới tiết kiệm cho trồng rau sạch tại phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn; xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước; xã Cát Hải, huyện Phù Cát; xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ; xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn.
+ Xây dựng mô hình nhà lưới nông nghiệp và hệ thống tưới tiết kiệm cho trồng rau sạch và cây có múi tại xã Ân Phong và Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân.
+ Xây dựng mô hình nhà lưới nông nghiệp và hệ thống tưới tiết kiệm cho trồng măng tây và cây có múi tại Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc, huyện Tây Sơn.
- Xây dựng trạm bơm 450m3/h để cấp nước tưới ổn định cho 80 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc huyện Tây Sơn, huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn.
+ Trạm bơm: Xây dựng kênh dẫn vào bể hút, bể hút, hệ thống đường ống hút, nhà vận hành trạm bơm, hệ thống đường ống đẩy, bể xả, lắp đặt thiết bị vận hành trạm bơm, hệ thống điện điều khiển động cơ máy bơm và phục vụ chiếu sáng.
+ Hệ thống kênh tưới: Xây dựng hệ thống kênh tưới sau trạm bơm gồm tuyến kênh chính và 02 kênh nhánh.
14.3. Nhóm dự án, loại và cấp công trình:
- Nhóm dự án: Dự án nhóm C.
- Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
14.4. Tổng mức đầu tư: 57.934 triệu đồng (Bằng chữ: Năm mươi bảy tỷ, chín trăm ba mươi tư triệu đồng).
14.5. Nguồn vốn đầu tư:
Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ, Báo cáo số 1484/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và vốn Đối ứng ngân sách địa phương.
Tổng cộng: 57.934 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 50.000 triệu đồng;
- Vốn ngân sách địa phương: 7.934 triệu đồng;
14.6. Cơ cấu nguồn vốn: Phù hợp theo Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 1484/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018.
14.7. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
14.8. Thời gian thực hiện đầu tư: Năm 2018-2020.
14.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: HĐND tỉnh Bình Định.
14.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND tỉnh Bình Định.
14.11. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 730/TTg-NN ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Văn bản số 4401/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 31/5/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng đề xuất chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;
Căn cứ Văn bản số 6044/BNN-XD ngày 25/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ý kiến về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang, tỉnh Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 756/BTC-ĐT ngày 18/01/2018 của Bộ Tài chính về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Báo cáo số 1424/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang.
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang Địa điểm xây dựng Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo các nội dung sau:
15.1. Mục tiêu đầu tư:
- Ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước tưới ổn định cho 900 ha đất nông nghiệp và cấp nước nuôi trồng thủy sản cho 155 ha ở hạ lưu; bổ sung nguồn nước ngầm, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 47.000 người ở khu vực thị trấn Bồng Sơn và các xã Hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoài Đức thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Kết hợp làm đường giao thông trên mặt đập tạo điều kiện cho nhân dân đi lại và lưu thông hàng hóa, đảm bảo phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn khẩn cấp khi mưa bão xảy ra làm chia cắt cô lập vùng hạ lưu.
- Phục hồi phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân của khu vực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Cải tạo môi trường sinh thái, đảm bảo cảnh quan khu vực.
15.2. Quy mô đầu tư:
a) Bảng thông số kỹ thuật của đập dâng:
TT | Thông số | Đơn vị | Trị số | Ghi chú |
I | Thông số thủy văn |
|
|
|
1 | Diện tích lưu vực Flv sông đến tuyến đập | Km2 | 1.300,00 | Tính lũ |
2 | Diện tích lưu vực Flvn (lưu vực tính nước đến) | Km2 | 591,60 |
|
3 | Chiều dài sông chính Ls | Km | 75,7 |
|
4 | Độ dốc trung bình lòng sông Js | %o | 10,3 |
|
5 | Lưu lượng bình quân năm Qo | m3/s | 27,85 | Flvn |
6 | Tổng lượng dòng chảy năm Wo | 106m3 | 878,3 | Flvn |
7 | Lưu lượng bình quân năm Q (p=85%) | m3/s | 17,86 | Flvn |
8 | Lưu lượng đỉnh lũ ứng với các tần suất |
|
|
|
9 | - P= 0,5 % | m3/s | 8 215 | Flv |
10 | - P= 1,5% | m3/s | 6 840 | Flv |
11 | - P= 10% | m3/s | 4 334 | Flv |
II | Đập ngăn mặn |
|
|
|
1 | Tuyến chọn | Tuyến I, hạ lưu trạm bơm Định Trị - xã Hoài Mỹ |
| |
2 | Hình thức | Đập dâng BTCT |
| |
3 | Mực nước dâng bình thường MNDBT | m | + 4,00 |
|
4 | Mực nước ứng với lũ chính vụ 10% | m | + 7,70 |
|
5 | Diện tích mặt hồ trên sông ứng với mực nước thiết kế | ha | 164,40 |
|
6 | Cao trình đỉnh trụ pin | m | + 8,80 |
|
7 | Cao trình ngưỡng tràn | m | - 0,70 |
|
8 | Loại cửa van | Cửa van thép |
| |
9 | Số khoang cửa | khoang | 07 |
|
10 | Chiều rộng một khoang | m | 18,0 |
|
11 | Chiều cao cửa | m | 4,70 |
|
12 | Tổng chiều đài đập (kể cả tường, trụ) | m | 141 |
|
13 | Hình thức vận hành | Vận hành bằng điện |
| |
14 | Xử lý gia cố nền |
| đóng cọc | cọc BTCT |
16 | Chiều dài bể tiêu năng | m | 20 |
|
17 | Cao trình đáy bể tiêu năng | m | - 2,20 |
|
18 | Chiều dài sân sau | m | 50 |
|
19 | Cao trình sân sau | m | - 0,70 |
|
III | Cầu giao thông qua đập |
|
|
|
1 | Hình thức | BTCT, kết hợp với đập |
| |
2 | Tải trọng thiết kế |
| H 13 | 0,5 HL 93 |
3 | Bề rộng mặt cầu | m | 4,50 |
|
4 | Dầm chủ |
| BT dự ƯL |
|
5 | Chiều dài một nhịp /số nhịp | m | 19 / 07 |
|
6 | Số nhịp | nhịp | 07 |
|
7 | Tổng chiều dài cầu | m | 141 |
|
IV | Hệ thống điện vận hành |
|
|
|
1 | Đường dây trung áp 22kV (chiều dài dự kiến) | km | 01 | từ trạm biến áp 22/110kV |
2 | Máy biến áp 22/0,4kV, 150kVA |
| 01 | dạng trạm treo |
V | Nhà quản lý vận hành đập |
|
|
|
1 | Vị trí khu quản lý : đầu đập bên phải, |
|
| cao độ +8.00m |
2 | Diện tích xây dựng nhà quản lý | m2 | 60 |
|
3 | Loại, cấp nhà |
| cấp IV | Trệt |
VI | Kè bảo vệ |
|
|
|
1 | Vị trí kè |
| Thượng, hạ lưu đập ngăn mặn |
|
2 | Hình thức kè | m | Kè mái nghiêng m=2 |
|
3 | Tổng chiều dài kè | m | 1.500 | Cả 2 bờ |
4 | Cao trình đỉnh kè | m | +9,00 ÷ 7.50 |
|
5 | Cao trình chân kè | m | -1,00 | Trung bình |
6 | Gia cố mái kè |
| Bê tông M20 |
|
7 | Kết cấu chân kè |
| ống buy BTCT+ Đá đổ chống xói |
|
b) Bảng thông số kỹ thuật nâng cấp sửa chữa 02 trạm bơm:
TT | Thông số | ĐV | Trạm bơm Song Khánh | Trạm bơm Định Trị |
1 | Diện tích tưới | ha | 90 | 455 |
2 | Hình thức nâng cấp sửa chữa |
| Phá bỏ nhà trạm cũ, XD mới nhà trạm, sử dụng MB cũ | Phá bỏ toàn bộ trạm bơm cũ, xây dựng mới lại cụm nhà trạm, bể hút, bể xả |
3 | Lưu lượng bơm thiết kế | m3/s | 0,45 | 1,10 |
4 | Số máy bơm thay mới | máy | 2 | 6 |
4 | Loại máy bơm |
| HL 800-9 | HL800-9 |
5 | Công suất 01 động cơ | kW | 33 | 33 |
6 | Cao trình MN bể hút | m | 3.00÷4.00 | 3.00÷4.00 |
7 | Cao trình MN bể xả | m | 7.80 | 6.80 |
8 | Cao trình sàn đặt máy | m | 5.50 | 6.00 |
9 | Cao trình đáy bể hút | m | 0.00 | -0.20 |
15.3. Nhóm dự án, loại và cấp công trình:
- Nhóm dự án: Dự án nhóm B.
- Loại công trình: Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cấp công trình: Cấp III.
15.4. Tổng mức đầu tư : 220.000 triệu đồng (Bằng chữ: Hai trăm hai mươi tỷ đồng).
15.5. Nguồn vốn đầu tư:
Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ, Báo cáo số 1424/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và vốn Đối ứng ngân sách địa phương.
Tổng cộng: 220.000 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 176.650 triệu đồng;
- Vốn ngân sách địa phương: 43.350 triệu đồng;
15.6. Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn phù hợp theo Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 1424/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018.
15.7. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
15.8. Thời gian thực hiện đầu tư: Năm 2018-2020.
15.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: HĐND tỉnh Bình Định.
15.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND tỉnh Bình Định.
15.11. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
Căn cứ Thông báo kết luận số 970-TB/TU ngày 06/4/2018 của Thường trực Tỉnh ủy;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư trong cân đối (ngân sách tỉnh) kế hoạch năm 2017 sang năm 2018, cụ thể như sau:
a) Vốn đầu tư tập trung: 9.565.047.054 đồng.
b) Vốn cấp quyền sử dụng đất: 35.500.930.000 đồng.
c) Vốn Xổ số kiến thiết: 4.668.320.000 đồng.
(Danh mục chi tiết như phụ lục 08 kèm theo )
Trên cơ sở kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư trong cân đối (ngân sách tỉnh), đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện, nếu dự án nào hết khối lượng thanh toán hoặc không thể thực hiện được đến thời điểm ngày 30/9/2018 thì sẽ điều chỉnh kế hoạch vốn kéo dài để trả nợ khối lượng hoàn thành cho các dự án khác.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/21/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Công trình Khu tái định cư phía Đông chùa Bình An, phường Nhơn Bình thuộc hợp phần bồi thường, GPMB dự án xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn, do Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn làm chủ đầu tư theo các nội dung sau:
17.1. Quy mô đầu tư:
Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư phía đông chùa Bình An trên phạm vi toàn bộ diện tích quy hoạch 10,937ha (trong đó có 8,9ha đất lúa). Quy mô hạng mục dự án được phân kỳ đầu tư thành 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Năm 2018÷2020): Đầu tư xây dựng khu đất phía Tây Nam công trình với diện tích khoảng 39.174m2 (3,92ha).
- Giai đoạn 2 (Năm 2020÷2022): Đầu tư xây dựng diện tích còn lại khoảng 70.203m2 (7,02ha).
Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đảm bảo khớp nối các dự án đang triển khai trong khu vực, bao gồm các hạng mục: San nền; Hệ thống đường giao thông; Hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống cấp nước sinh hoạt và cứu hỏa; Hệ thống điện sinh hoạt, chiếu sáng; Hệ thống cấp nước tưới; Kè gia cố vị trí tiếp giáp sông hiện trạng.
17.2. Dự án nhóm: B
17.3. Tổng mức đầu tư dự án: 98.931.465.000 đồng
(Chín mươi tám tỷ chín trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm sáu mươi lăm nghìn đồng)
17.4. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối các nguồn vốn:
- Giai đoạn 1: Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý (lấy từ nguồn kinh phí thực hiện dự án Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn) bố trí 90% cho giai đoạn 1 của dự án và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70 ngày 03/8/2017 của Chính phủ trong giai đoạn từ 2018-2022. Cụ thể: bố trí 30.225.422.000 đồng.
- Giai đoạn 2: UBND thành phố Quy Nhơn cân đối từ nguồn ngân sách thành phố bố trí 90% cho giai đoạn 2 của dự án và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70 ngày 03/8/2017 của Chính phủ trong giai đoạn từ 2018-2022. Cụ thể: bố trí: 58.812.896.000 đồng.
17.5. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn
17.6. Thời gian thực hiện:
- Giai đoạn 1: Năm 2018÷2020
- Giai đoạn 2: Năm 2020÷2022
17.7. Dự án được phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 1 (Năm 2018÷2020): 33.583.803.000 đồng
- Giai đoạn 2 (Năm 2020÷2022): 65.347.662.000 đồng
17.8. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn
17.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh.
17.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
17.11. Quản lý thực hiện dự án: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Quy Nhơn.
17.12. Hình thức đầu tư của dự án: Đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Để đảm bảo triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật, đề nghị UBND tỉnh thực hiện các nội dung sau:
- Trong quá trình triển khai thực hiện dự án cần đảm bảo ổn định đời sống của người dân, thực hiện chi trả tiền đền bù và giải quyết các vướng mắc đối với các hộ chưa thống nhất phương án đền bù, tái định cư. Đồng thời khảo sát đảm bảo dự án không gây ảnh hưởng tiêu thoát lũ của thành phố Quy Nhơn.
- Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại Điểm b, Khoản 1, Điều 58 quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phải có Nghị quyết HĐND tỉnh, đề nghị UBND tỉnh rà soát, tổng hợp trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 93/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh.
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 của Chính phủ về việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Công văn số 52/BNN-HTQT ngày 03/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực Miền Trung và miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1” do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương tham gia dự án và cam kết tỷ lệ vay lại phần vốn IDA của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức để thực hiện dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KFW9” tại Bình Định, cụ thể:
a) Tên dự án: “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KFW9”.
b) Thời gian hoạt động dự án: dự kiến 7 năm từ 2017 - 2023.
c) Thời gian vay, lãi suất vay: thời gian vay 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; lãi suất vay 0,75%/năm.
d) Kế hoạch vốn hoạt động dự án của tỉnh Bình Định:
Tổng số đầu tư của dự án: 4.222.266 Euro (100%). Trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại: 1.233.600 Euro (chiếm 30% tổng kinh phí dự án).
- Vốn IDA Chính phủ vay hỗ trợ cho địa phương: 1.342.097,4 Euro (31,5% tổng kinh phí dự án).
- Vốn vay IDA Chính phủ vay cho địa phương vay lại: 575.184,6 Euro (13,5% tổng kinh phí dự án), tương đương tỷ lệ 30% số vốn tỉnh vay lại của Chính phủ vay nguồn IDA để thực hiện dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương.
- Vốn đối ứng của Ngân sách tỉnh (kể cả dự phòng): 1.071.384 Euro (25% tổng kinh phí dự án).
e) Vốn ngân sách địa phương tham gia dự án cụ thể như sau:
- Vốn ngân sách địa phương bố trí trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 để đối ứng dự án 1.071.384 Euro.
- Vốn ngân sách địa phương bố trí trong kế hoạch giai đoạn sau năm 2025 để trả nợ gốc (575.184,6 Euro) và trả lãi của khoản vay IDA.
UBND tỉnh có trách nhiệm chủ động bố trí kế hoạch vốn ngân sách địa phương hàng năm theo từng giai đoạn để trình HĐND tỉnh và thực hiện dự án theo nội dung đã cam kết. Trong quá trình thực hiện dự án phải đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, thực hiện đầy đủ thủ tục và quản lý phải chặt chẽ, đúng quy định của nhà nước.
19. Chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường thay thế đường Trần Phú, huyện Hoài Nhơn.
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Công văn số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;
Căn cứ Văn bản số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 5412/VPCP-KTTH ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Tuyến đường thay thế đường Trần Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 3086/VPCP-KTTH ngày 04/4/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường thay thế đường Trần Phú, huyện Hoài Nhơn theo các nội dung sau:
19.1. Tên dự án: Tuyến đường thay thế đường Trần Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
19.2. Cơ quan quản lý, sử dụng sau đầu tư: UBND huyện Hoài Nhơn.
19.3. Địa điểm đầu tư: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
19.4. Mục tiêu đầu tư
- Giảm áp lực lưu thông qua tuyến đường Trần Phú - trung tâm thị trấn Tam Quan, đồng thời qua đó giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường QL1A đoạn qua thị trấn Tam Quan.
- Hoàn chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện Hoài Nhơn.
- Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.
- Đáp ứng các điều kiện tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sản xuất chế biến, nuôi trồng nông lâm thủy hải sản và phát triển kinh tế của địa phương.
- Tạo quỹ đất và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Hoài Nhơn nói chung và các xã, thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định nói riêng.
19.5. Quy mô đầu tư xây dựng
a. Xây dựng tuyến đường thay thế đường Trần Phú, thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, chiều dài tuyến đường L=6.500m. Mặt cắt ngang tuyến đường chia làm 2 loại cụ thể như sau:
• Đối với đoạn tuyến qua khu dân cư và đoạn tuyến dự kiến bố trí khu dân cư:
+ Bề rộng nền đường: Bn = 24,00m.
+ Bề rộng mặt đường: Bm = 2x6 = 12m
+ Bề rộng vỉa hè 2 bên: Bl = 2x6 = 12m
• Đối với đoạn tuyến không qua khu dân cư và đoạn không bố trí khu dân cư
+ Bề rộng nền đường: Bn = 16,00m (GPMB vẫn thực hiện theo quy mô Bn = 24,00m).
+ Bề rộng mặt đường: Bm = 2x6 = 12m.
+ Bề rộng vỉa hè 2 bên: Bl = 2x2 = 4m.
b. Qui mô xây dựng khu dân cư dọc tuyến đường.
- Diện tích xây dựng 5,4ha:
- Xây dựng các hạng mục: San nền, gia cố mái ta luy, điện sinh hoạt, cấp nước.
c. Tiêu chuẩn thiết kế: Thiết kế theo TCXDVN 104-2007, loại đường phố gom, tốc độ thiết kế 50 Km/h.
d. Nội dung thiết kế : Đường giao thông chiếm khoảng 19,65 ha.
- Nền đường: Nền đường đắp đất cấp phối đầm nén K95.
- Mặt đường:
+ Lớp đáy áo đường CPĐ dày 50cm đầm chặt K98;
+ Lớp móng CPĐD loại I Dmax 37,5 dày 18 cm;
+ Lớp móng CPĐD loại I Dmax 25 dày 16 cm;
+ Lớp BTN C19 dày 7 cm;
+ Lớp BTN C12.5 dày 5 cm.
- Công trình thoát nước địa hình: Xây dựng mới công trình thoát nước ngang đảm bảo thoát nước.
- Bó vỉa hè: Bó vỉa hè thiết kế Bê tông mác 250, đá 1x2, đổ tại chỗ.
- Công trình thoát nước mưa: Xây dựng mới công trình thoát nước dọc và ngang đảm bảo thoát nước mưa.
- Công trình phòng hộ và an toàn giao thông: Hệ thống công trình phòng hộ và an toàn giao thông thiết kế hoàn chỉnh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/ BGTVT.
19.6. Dự kiến tổng mức đầu tư: 329.343.835.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm hai chín tỷ ba trăm bốn mươi ba triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn đồng).
19.7. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương.
19.8. Khả năng cân đối vốn
- Nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 185.000.000.000 đồng (Mức hỗ trợ theo tinh thần Văn bản số 5412/VPCP-KTTH ngày 25/5/2017 và Văn bản số 3086/VPCP-KTTH ngày 04/4/2018 của Văn phòng Chính phủ).
- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 144.343.835.000 đồng, từ vốn phát triển quỹ đất hai bên tuyến đường dự án, vốn ngân sách huyện và vốn ngân sách tỉnh (khi cân đối được nguồn vượt thu).
19.9. Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
19.10. Hình thức đầu tư của dự án: Theo Luật Đầu tư công.
20. Quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường trục Khu kinh tế nối dài, đoạn Km4+00 - Km18+500
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường trục Khu kinh tế nối dài, đoạn Km4+00 - Km18+500 theo các nội dung sau:
20.1. Mục tiêu đầu tư:
- Góp phần phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông cụm đô thị cửa ngõ phía Bắc thành phố Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn huyện Phù Cát, thu hút đầu tư và lấp đầy khu kinh tế Nhơn Hội. Đáp ứng được yêu cầu vận tải ngày càng tăng lên của tiến trình phát triển kinh tế.
- Tăng cường an ninh, quốc phòng: Bên cạnh QL19, tuyến đường nghiên cứu còn kết nối QL1A đi đường ven biển Bình Định nhằm đảm bảo có nhiều phương án sử dụng, vận chuyển đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong tương lai.
20.2. Quy mô đầu tư: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (TCVN 4054-2005), với các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:
- Vận tốc thiết kế V = 80Km/h.
- Mặt đường: bê tông nhựa cấp cao A1, với mô đuyn yêu cầu Eyc ≥ 160Mpa.
- Quy mô mặt cắt ngang phần đường:
+ Bề rộng nền đường: | Bnền = 20,5m |
+ Bề rộng mặt đường: | Bmặt = 4x3,5m = 14,0m. |
+ Bề rộng dải an toàn: | Bat = 2x0,5m = 1,0m. |
+ Bề rộng dải phân cách giữa: | Bdpc = 4,5m. |
+ Bề rộng lề đất: | Blề đất = 2x0,5m = 1,0m. |
- Tải trọng thiết kế cầu: HL93; thiết kế cống: H30 - XB80.
- Tần suất thiết kế: Cầu lớn, cầu trung: P=1%; nền đường, cống và cầu nhỏ: P=4%.
- Phần cầu: Trên tuyến gồm 03 cầu (cầu Cát Nhơn, cầu Giác Phong, cầu Nhơn Thành) được thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05. Mỗi cầu gồm hai đơn nguyên mỗi đơn nguyên rộng 8,5m cách nhau 3,5m. Tổng chiều rộng cầu theo bề rộng nền đường B= 20,5m.
20.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.
20.4. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án: 1.055.300.000.000 đồng
(Một ngàn không trăm năm mươi lăm tỷ ba trăm triệu đồng chẵn).
Trong đó:
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung chi phí | Thành tiền |
1 | Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư | 128.400.000.000 |
2 | Chi phí xây dựng | 732.500.000.000 |
3 | Chi phí quản lý dự án | 11.300.000.000 |
4 | Chi phí tư vấn ĐTXD | 24.000.000.000 |
5 | Chi phí khác | 45.400.000.000 |
6 | Chi phí dự phòng | 113.700.000.000 |
Tổng mức đầu tư | 1.055.300.000.000 |
20.5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
a) Nguồn vốn: Tiền sử dụng đất, cho thuê đất các dự án Khu đô thị (nguồn thu quyền sử dụng đất các đơn vị ở II, IV, IX thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội và các nguồn vốn hợp pháp khác).
b) Khả năng cân đối các nguồn vốn: Việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho dự án được bố trí trong giai đoạn 2018 - 2022 (sử dụng từ nguồn vốn tiền sử dụng đất, cho thuê đất các dự án Khu đô thị) khi cân đối được nguồn; chỉ bố trí 90% cho tổng giá trị dự án (90% x 1.055.300.000.000 đồng = 949.770.000.000 đồng) và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ.
20.6. Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Phù Cát, Thị xã An Nhơn
20.7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2018 - 2022.
20.8. Tên dự án: Đường trục Khu kinh tế nối dài, đoạn Km4+0 - Km 18+500.
20.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh).
20.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
20.11. Tên Chủ đầu tư: Ban QLDA Giao thông tỉnh
20.12. Ngành sử dụng nguồn vốn thẩm định: Giao thông vận tải
20.13. Hình thức đầu tư của dự án: Đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (từ tiền thu sử dụng đất và nguồn vốn hợp pháp khác).
Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục chấm dứt việc đầu tư dự án Đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối dài, đoạn Km4+00 - Km 18+500 theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), báo cáo danh mục đầu tư với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 7, khóa XII và chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra thực hiện dự án theo đúng các quy định của nhà nước.
21. Quyết định chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất và quyết định chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn theo các nội dung sau:
21.1. Mục tiêu đầu tư
- Xây dựng mới công viên biển đường Xuân Diệu theo hướng hiện đại, hài hòa cảnh quan biển Quy Nhơn để phục vụ người dân và đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch của thành phố Quy Nhơn.
- Khai thác tiềm năng, lợi thế của cảnh quan đất đai vịnh Quy Nhơn để phát triển trọng điểm du lịch biển của tỉnh, góp phần xây dựng thương hiệu “Du lịch Quy Nhơn”.
- Hoàn thiện hạ tầng xã hội đô thị, góp phần phục vụ nhu cầu của cộng đồng dân cư trong khu vực. Xây dựng một địa điểm có khả năng tổ chức các hoạt động văn hóa - giải trí quy mô của thành phố.
21.2. Quy mô điều chỉnh bổ sung
a. Diện tích hạng mục bổ sung: Bổ sung hạng mục Công viên và hệ thống điện chiếu sáng với diện tích xây dựng 6,255 ha thuộc 11,10 ha của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên biển Xuân Diệu theo Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b. Các khu chức năng của hạng mục bổ sung: gồm 12 khu chức năng, với tổng diện tích S = 62.554,70, gồm có:
- Đường giao thông phân khu vực:
+ Xây dựng giữa không gian triển lãm nghệ thuật ngầm và khu phụ trợ - bãi xe tập trung tuyến đường số 1 có: L = 44,0m; Bnền = 1,5+7,0+3,5 = 12,0m. Kết cấu mặt đường bằng Bê tông nhựa.
+ Xây dựng giữa Quảng trường 31/3 và Trung tâm văn hóa thể thao thành phố tuyến đường số 2 có: L = 59,0m; Bnền = 3,5+7,0+3,5 = 14,0m. Kết cấu mặt đường bằng Bê tông nhựa.
- Khu bãi đỗ xe - nhà vệ sinh bán ngầm: S = 3.057,80 m2.
- Khu Quảng Trường - Tượng đài: S = 8.119,5 m2.
- Khu vườn ánh sáng: S = 2.048,80 m2.
- Khu triển lãm tượng điêu khắc kết hợp thể dục thể thao: S = 3.858,3 m2
- Khu vườn thực vật: S = 10.157,30 m2.
- Khu sân sinh hoạt nhóm: S = 2.932,60 m2
- Khu đường sách- triển lãm du lịch: S = 10.512,50 m2.
- Khu thể dục thể thao tập trung: S = 4.296,90 m2.
- Khu thể dục thể thao tự do: S = 6.526,70 m2.
- Khu trò chơi trẻ em: S = 5.542,00 m2.
- Khu cà phê treo: S = 2.753,30 m2.
c. Hạ tầng kỹ thuật chung
- Chiếu sáng: Nội dung chiếu sáng bao gồm chiếu sáng đô thị và chiếu sáng cảnh quan. Sử dụng 7 loại đèn cơ bản: đèn pha, đèn lối đi, đèn trang trí, đèn trang trí gốc cây, đèn vòng trang trí cây dừa , đèn led âm đất trang trí , đèn led dây.
- Cấp điện
+ Tổng công suất dự kiến cho toàn khu vực công viên là: 100,5kVA.
+ Nguồn cấp điện: Nâng cấp công suất trạm của khu vực quy hoạch từ Trạm biến áp trong dự án Mở rộng đường Xuân Diệu tại ngã ba Hải Thượng Lãn Ông - Xuân Diệu, từ 50 KVA lên thành 160kVA để cung cấp điện cho dự án.
+ Lưới điện: Mạng lưới phân phối điện ở cấp điện áp 0,4kV (3 pha 5 dây), sử dụng cáp ngầm.
- San nền - khối lượng đào đắp:
+ San nền cục bộ tại những vị trí cần thiết nhằm đảm bảo độ dốc phù hợp tại các vị trí giao cắt theo quy hoạch tỷ lệ 1/500.
+ San nền chủ yếu đắp đất thêm trên hành lang đường Xuân Diệu hiện hữu để làm cảnh quan cây xanh mới. Đào đất những khu xây dựng nhà vệ sinh ngầm.
- Hệ thống thoát nước mặt:
+ Một phần khu vực Đông Bắc của công viên (Khu quảng trường, bãi xe tập trung, khu dịch vụ): xây dựng điều chỉnh miệng thu nước hố ga các tuyến cống BTCT hiện hữu dọc đường Xuân Diệu để thu nước từ khu vực này đấu nối vào hố ga hệ thống.
+ Đối với các khu vực nhà vệ sinh trong công viên, nước mưa từ mái nhà và từ bậc thang đi xuống sẽ được thu gom vào hố ga đặt trong khu vực nhà vệ sinh. Dùng bơm chìm bơm nước mưa ra hố ga gần nhất để chảy vào mạng lưới hệ thống hạ tầng hiện trạng.
+ Hệ thống thoát nước mặt của công viên đấu nối vào hệ thống hạ tầng hiện hữu dọc vỉa hè phía biển hiện trạng. Tại các vị trí giáp ranh phần xây dựng mới và vỉa hè hiện trạng bố trí các cửa hố ga thu gom và dẫn về các hố ga ngầm hiện hữu.
- Cấp nước: Hệ thống cấp nước cho công viên được đấu nối từ đường ống D110 (DN100) hiện hữu cấp cho PCCC dọc đường Xuân Diệu. Bao gồm cấp nước cho các nhà vệ sinh ngầm, các khu rửa chân. Dự kiến có 4 vị trí hố van cấp nước D50 cho 3 khu vệ sinh và khu cà phê treo, 5 hố van D 25 cho 5 cụm lối xuống biển.
Cấp nước tưới các mảng xanh từ 5 giếng khoan (được xây dựng mới). Khoảng cách bố trí trung bình 2 hố khoan là 500m.
- Thoát nước thải: Nhu cầu thải nước: Dự kiến lưu lượng nước thải trong ngày thải nước lớn nhất: 53,7 m3/ngày/đêm.
Xây dựng 3 bể tự hoại cho 3 khu vệ sinh, 01 bể tự hoại cho cà phê treo.
Tại khu vực Đông Bắc của Công viên, đề xuất xây dựng tuyến cống HDPE D300 đấu nối vào hố thu nước thải tại vị trí E16 đoạn giao đường Kim Đồng và Xuân Diệu để thoát nước về trạm bơm PS3.
Các khu vực còn lại bố trí đường ống thu gom nước thải về các hố ga và trạm bơm hiện trạng của khu vực.
- Hệ thống PCCC: Sử dụng hệ thống PCCC ngoài nhà hiện hữu trên đường Xuân Diệu.
21.3. Dự án nhóm: B.
21.4. Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh, bổ sung khoảng: 280.000.000.000 đồng (Hai trăm tám mươi tỷ đồng).
Trong đó:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tên hạng mục | Theo Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh | Kinh phí hạng mục bổ sung: Công viên và hệ thống điện chiếu sáng | Tổng cộng |
Chi phí xây lắp: | 45.554.000 | 168.446.000 | 214.000.000 |
Chi phí thiết bị |
| 5.800.000 | 5.800.000 |
Chi phí QLDA: | 953.000 | 2.347.000 | 3.300.000 |
Chi phí tư vấn ĐTXD: | 2.517.000 | 6.283.000 | 8.800.000 |
Chi phí khác: | 2.973.000 | 9.527.000 | 12.500.000 |
Chi phí dự phòng: | 6.753.000 | 28.847.000 | 35.600.000 |
Tổng cộng | 58.750.000 | 221.250.000 | 280.000.000 |
21. 5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
a) Nguồn vốn:
- Ngân sách tỉnh, thành phố Quy Nhơn: 150 tỷ đồng, đầu tư cho các hạng mục Mở rộng đường Xuân Diệu; khu quảng trường, tượng đài; khu bãi đỗ xe, nhà vệ sinh bán ngầm; hạ tầng kỹ thuật chung cho dự án.
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác: 130 tỷ đồng, đầu tư cho các hạng mục còn lại.
b) Khả năng cân đối các nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý: Việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho dự án được bố trí trong giai đoạn 2017 - 2021 và chỉ bố trí 90% mức hỗ trợ 50% phần vốn ngân sách đầu tư cho dự án (90% x 50% x 150 tỷ đồng = 67,5 tỷ đồng) và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70 ngày 3/8/2017 của Chính phủ.
- Vốn ngân sách thành phố Quy Nhơn: UBND thành phố Quy Nhơn có trách nhiệm cân đối bố trí vốn để cùng với ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định. Chỉ bố trí 90% chi phí đầu tư còn lại phần vốn ngân sách (90% x 50% x 150 tỷ đồng = 67,5 tỷ đồng) và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70 ngày 3/8/2017 của Chính phủ.
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác chi trả phần đầu tư còn lại.
21.6. Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
21.7. Thời gian thực hiện: Năm 2017-2021.
21.8. Tên dự án: Mở rộng đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn
21.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh (Thường trực HĐND).
21.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
21.11. Chủ đầu tư: UBND thành phố Quy Nhơn.
21.12. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn: Hạ tầng kỹ thuật.
21.13. Hình thức đầu tư của dự án: Theo Luật Đầu tư công.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Hùng Vương (đoạn từ ngã ba Ông Thọ đến cầu Sông Ngang) theo các nội dung sau:
22.1. Mục tiêu đầu tư
- Hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình hành động của Thành ủy về công tác quản lý và chỉnh trang đô thị giai đoạn 2016 - 2020.
- Khớp nối đồng bộ giữa khu vực xây mới, khu vực hiện có và các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực để đảm bảo đồng bộ về tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
22.2. Quy mô đầu tư
- Xây dựng sửa chữa mặt đường.
- Loại công trình: Công trình giao thông đường trong đô thị Cấp III.
- Chiều dài đoạn tuyến: L = 3.810m.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của các hạng mục như sau:
+ Tốc độ thiết kế V = 40km/h
+ Bề rộng nền đường: Bnền = 24,00m.
+ Bề rộng mặt đường: Bmặt = 14,00m.
+ Bề rộng vỉa hè: Bvh = 2x(3,5-5,0)m=(7,0-10)m (theo lề đường hiện trạng).
a. Đường giao thông
- Nút giao ngã ba Ông Thọ đến cầu Chợ Dinh: Bề rộng mặt đường theo hiện trạng, nâng cao độ bình quân khoảng 36cm, với kết cấu như sau:
+ Bê tông nhựa chặt BTN C12,5 dày 6cm;
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2;
+ Đổ BTXM M300 đá 2x4 dày 30cm trên mặt đường hiện trạng;
- Đoạn từ cầu Chợ Dinh đến cầu Sông Ngang: Bề rộng mặt đường theo hiện trạng, nâng cao độ bình quân khoảng 8cm, với kết cấu như sau:
+ Bê tông nhựa chặt BTN C12,5 dày 7cm;
+ Bù vênh mặt đường bằng bê tông nhựa chặt BTN C12,5;
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2;
- Đoạn từ cầu Sông Ngang đến Nút ngã 5 Long Vân: Thiết kế mới nâng cao độ chống ngập nước.
+ Bề rộng nền đường: Bnền = 30,00m.
+ Bề rộng mặt đường: Bmặt = 9,0mx2=18,00m.
+ Bề rộng giải phân cách: Bpc = 2,0m
+ Bề rộng vỉa hè : Blề = 5+5=10m
+ Kết cấu như sau:
Bê tông nhựa chặt BTN C12,5 dày 6cm;
Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2;
Đổ BTXM M300 đá 2x4 dày 30cm;
Cấp phối đồi đầm chặt K98 sau khi cày bỏ mặt đường cũ.
- Nút giao Nút ngã 5 Long Vân: Bề rộng mặt đường theo hiện trạng, nâng cao độ phía Bắc bình quân khoảng 42cm để chống ngập nước cục bộ với kết cấu như sau:
+ Bê tông nhựa chặt BTN C12,5 dày 6cm;
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2;
+ Bù vênh đá dăm đen trên mặt đường hiện trạng;
b. Bó vỉa, vỉa hè: Xây dựng vỉa hè đoạn từ Ngã ba Ông Thọ đến Cầu chợ Dinh, đoạn từ cầu Sông Ngang đến ngã 5 Long Vân, với kết cấu như sau:
+ Xây dựng mới bó vỉa bằng bê tông M250 đá 1x2.
+ Lát vỉa hè bằng bằng gạch Terazo.
c. Hệ thống thoát nước trên tuyến
- Đoạn ngã 3 Ông Thọ đến đường Sắt: Hệ thống thoát nước mưa hiện trạng giữ nguyên chỉ nâng chiều cao hố ga hiện trạng và thay tấm đan bê tông bằng nắp đan gang vỉa hè.
- Đoạn từ đường Sắt đến cầu Dài:
+ Nạo vét, nâng chiều cao thành mương, nâng thành hố thu và thay tấm đan bê tông bằng nắp đan gang lòng đường để tạo mỹ quan.
+ Cống xả Φ400 hiện trạng bên trái tuyến, tại lý trình Km1+521 giữ nguyên.
- Đoạn từ cầu Dài đến cầu Sông Ngang:
+ Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa; nạo vét mương hiện trạng; nâng thành mương và thay mới đan sắt cũ; xây dựng mới hố ga tại thoát ra cống xả.
+ Sửa chữa, nâng thành hố ga thu và thay tấm đan bê tông bằng nắp đan gang lòng đường.
+ Xây dựng mới 1 cống xả Φ800 thoát ra ao, vị trí bên phải tuyến tại lý trình Km2+68.
- Đoạn từ cầu Sông Ngang đến ngã 5 Long Vân: Hệ thống thoát nước đoạn này giữ nguyên chỉ nâng chiều cao hố ga và thay đan bê tông bằng đan nắp gang vỉa hè.
22.3. Dự án nhóm: B.
22.4. Tổng mức đầu tư dự án: 80.203.000.000 đồng (Tám mươi tỷ, hai trăm lẻ ba triệu đồng). Trong đó:
- Chi phí xây lắp: 61.919.000.000 đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 1.216.000.000 đồng;
- Chi phí tư vấn ĐTXD: 3.998.000.000 đồng;
- Chi phí khác: 4.133.000.000 đồng;
- Chi phí dự phòng: 8.937.000.000 đồng.
22.5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối các nguồn vốn
a) Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý hỗ trợ 50% tổng giá trị dự án, ngân sách thành phố Quy Nhơn chi trả phần còn lại.
b) Khả năng cân đối các nguồn vốn
- Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý: Việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho dự án được bố trí trong giai đoạn 2018 - 2022 (sử dụng từ nguồn vốn khác ngân sách tỉnh bố trí hàng năm) khi cân đối được nguồn; chỉ bố trí 90% mức hỗ trợ 50% cho tổng giá trị dự án (90% x 50% x 80,203 tỷ đồng = 36,091 tỷ đồng) và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ.
- Vốn ngân sách thành phố Quy Nhơn: UBND TP Quy Nhơn có trách nhiệm cân đối bố trí vốn để cùng với ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định. Chỉ bố trí 90% chi phí đầu tư còn lại (90% x 50% x 80.203 tỷ đồng = 36,091 tỷ đồng) và tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ.
22.6. Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
22.7. Thời gian thực hiện: Năm 2018-2022.
22.8. Tên dự án: Nâng cấp, mở rộng đường Hùng Vương (đoạn từ ngã ba Ông Thọ đến cầu Sông Ngang)
22.9. Hình thức đầu tư của dự án: Đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Về cao độ nền đường: HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh lưu ý thêm để chỉ đạo khảo sát kỹ trong quá trình lập dự án đảm bảo tính hiệu quả, khắc phục tình trạng ngập úng nước hàng năm khi có mưa, lũ nhất là đoạn từ ngã 3 Ông Thọ đến cầu Chợ Dinh.
23. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng mới Nhà làm việc 2A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất và quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng mới Nhà làm việc 2A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn theo các nội dung sau:
23.1. Mục tiêu đầu tư:
Nhằm đáp ứng mục tiêu cải cách hành chính, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức và người lao động công tác, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị của tỉnh. Xây dựng nhà làm việc theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
23.2. Quy mô đầu tư:
a) Tổng mặt bằng: Diện tích khu đất: 3.337m2, thuộc phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn (trên khu đất nhà 2A hiện trạng).
- Hướng Tây (hướng chính công trình): Giáp đường Trần Phú, có khoảng lùi 18,5m;
- Hướng Bắc: Giáp Kho bạc thành phố, có khoảng lùi 4,3m;
- Hướng Đông: Giáp khu dân cư, có khoảng lùi 6m;
- Hướng nam: Giáp Văn phòng Tỉnh ủy, có khoảng lùi 8,0m và bố trí giao thông kết nối với Văn phòng Tỉnh ủy.
b) Phần xây dựng: Mật độ xây dựng 40%, công trình chia làm 2 khối:
- Khối nhà làm việc: Bao gồm 01 tầng bán hầm và 09 tầng nổi
- Khối hội trường (02 tầng)
- Xây dựng hệ thống báo cháy, chữa cháy, điện thoại, hệ thống mạng, camera, âm thanh, ánh sáng...;
- Các hạng mục phụ trợ cổng, nhà trực, tường rào, điện mạng ngoài, hệ thống cấp nước ngoài nhà, hệ thống sân đường, bãi đỗ xe, chống mối, cây xanh và các hạng mục phụ trợ khác.
- Phần thiết bị: Đầu tư máy phát điện dự phòng, máy bơm nước, thang máy, thiết bị nội thất, hệ thống điều hòa không khí.
23.3. Nhóm dự án : Dự án nhóm B
23.4. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: 144.460.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi bốn tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng).
Bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác;
- Chi phí dự phòng;
23.5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
a) Nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý .
b) Khả năng cân đối vốn:
Việc đầu tư dự án tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ. Do đó, việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho dự án được bố trí trong giai đoạn 2018 - 2022 chỉ bố trí 90% tổng mức đầu tư cho dự án (90% x 144,46 tỷ đồng = 130,014 tỷ đồng).
23.6. Địa điểm thực hiện dự án: Số 02A đường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn.
23.7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2018-2022.
23.8. Tên dự án: Xây dựng mới Nhà làm việc 2A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn.
23.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh (Thường trực HĐND).
23.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
23.11. Chủ đầu tư: Văn phòng Tỉnh ủy.
23.12. Quy mô và phương thức thực hiện: Thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
24. Quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Thông báo số 952-TB/TU ngày 26/3/2018 của Tỉnh ủy về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi hội ý ngày 23/3/2018;
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất và quyết định chủ trương đầu tư Dự án: Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn theo các nội dung sau:
24.1. Mục tiêu đầu tư
Việc đầu tư xây dựng dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn nhằm mở rộng và phát triển trung tâm thành phố Quy Nhơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhân dân và mục đích công cộng, giải quyết công tác tái định cư góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh quản lý thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Góp phần từng bước chỉnh trang đô thị cho phù hợp với kiến trúc - quy hoạch, cảnh quan đô thị và hạ tầng kỹ thuật. Thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
24.2. Quy mô đầu tư:
- Phía Bắc: Giáp khu đất hh-01 và hh-02 của Khu quy hoạch.
- Phía Nam: Giáp tuyến đường ĐT.639B (đoạn Long Vân - Long Mỹ).
- Phía Đông: Giáp nhánh sông Hà Thanh qua cầu Long Vân.
- Phía Tây: Giáp đất ruộng lúa hiện trạng.
Tổng diện tích khu đất xây dựng: 19,4 ha.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực và khu dân cư gồm các hạng mục cụ thể:
+ San lấp mặt bằng;
+ Đường giao thông;
+ Hệ thống thoát nước mưa;
+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt;
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt và PCCC;
+ Hệ thống cấp điện - chiếu sáng.
24.3. Nhóm dự án: Dự án nhóm B.
24.4. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: 187.617.149.000 đồng (Một trăm tám mươi bảy tỷ; sáu trăm mười bảy triệu, một trăm bốn mươi chín nghìn đồng)
Bao gồm
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí QLDA;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác;
- Chi phí bồi thường, GPMB;
- Chi phí dự phòng.
24.5. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
a) Nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý (nguồn Quỹ Phát triển đất và các công trình hạ tầng phát triển quỹ đất).
b) Khả năng cân đối vốn:
Việc đầu tư dự án tiết kiệm 10% theo tinh thần Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ. Do đó, việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho dự án được bố trí trong giai đoạn 2018 - 2021 chỉ bố trí 90% tổng mức đầu tư cho dự án (90% x 187,617 tỷ đồng = 168,855 tỷ đồng).
24.6. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn.
24.7. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2018-2021.
24.8. Tên dự án: Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Long Vân, thành phố Quy Nhơn.
24.9. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Hội đồng nhân dân tỉnh (Thường trực HĐND).
24.10. Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh.
24.11. Chủ đầu tư: Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
24.12. Hình thức quản lý dự án và phương thức thực hiện: UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền và các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 730/TTg-NN ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 05/3/2013 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Văn bản số 4401/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 31/5/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng đề xuất chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;
Căn cứ Văn bản số 6522/BNN-XD ngày 22/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ý kiến về Chủ trương đầu tư dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 756/BTC-ĐT ngày 18/01/2018 của Bộ Tài chính về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Báo cáo số 1484/BC-BKHĐT ngày 12/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định;
Căn cứ Văn bản số 2225/BTNMT-BĐKH ngày 04/5/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, hoàn thiện mục tiêu và kế hoạch thực hiện các dự án Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh;
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Định với nội dung chính như sau:
25.1. Mục tiêu đầu tư:
a) Xây dựng thử nghiệm mô hình tưới tiết kiệm trong việc trồng cây có múi, nhằm đảm bảo cung cấp độ ẩm theo nhu cầu sinh lý cây có múi để tạo sản lượng cao và bền vững, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, có khả năng cạnh tranh và có hiệu quả kinh tế cao.
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cây trồng cạn các vùng hoang hóa do khô hạn, khắc phục tình trạng thiếu nước. Mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng khô hạn, tăng thời gian canh tác trong năm tại những vùng hiện chỉ canh tác một vụ do thiếu nước tưới.
c) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị cao đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay, hướng đến tăng trưởng xanh bền vững; giảm tổn thất do các yếu tố bên ngoài như hạn hán, sa mạc hóa và xói mòn đất.
d) Góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; góp phần giải phóng sức lao động cho người dân, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
e) Tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, giải quyết vấn đề cân bằng vùng miền, tạo cơ sở để hoàn thành các chương trình mục tiêu của quốc gia như Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Xây dựng nông thôn mới
25.2. Nội dung, quy mô đầu tư:
a) Nội dung đầu tư:
Xây dựng thử nghiệm mô hình tưới tiết kiệm trong việc trồng cây có múi và xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cây trồng cạn.
b) Quy mô đầu tư:
- Hạng mục trạm bơm Tân Lệ: Đầu tư xây dựng hệ thống tưới trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn với quy mô xây dựng trạm bơm Tân Lệ lưu lượng 450m3/h lấy nước từ hệ thống kênh Văn Phong để cấp nước tưới ổn định cho 80ha đất canh tác nông nghiệp thuộc huyện Tây Sơn, huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn
+ Trạm bơm: Xây dựng 01 trạm bơm công suất 450m3/h để cấp nước tưới cho 80 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc huyện Tây Sơn, Phù Cát và thị xã An Nhơn, bao gồm các hạng mục kênh dẫn vào bể hút, bể hút, hệ thống đường ống hút, nhà vận hành trạm bơm, hệ thống đường ống đẩy, bể xả, lắp đặt thiết bị vận hành trạm bơm.
+ Xây dựng đường dây điện 22kV chiều dài đường dây 100m và trạm biến áp 3 pha công suất 75kVA-22/0,4kV. Hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển.
+ Hệ thống kênh tưới: Xây dựng hệ thống kênh tưới sau trạm bơm gồm tuyến kênh chính dài 1.340m và tuyến kênh nhánh dài 2.600m, kết cấu bằng bê tông đổ tại chỗ.
- Hạng mục trạm bơm Bàu Đá: Đầu tư xây dựng hệ thống tưới trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn với quy mô xây dựng trạm bơm Bàu Đá lưu lượng 1.200m3/giờ lấy nước từ hệ thống sông La Tinh để tưới cho 250ha đất nông nghiệp tại xã Mỹ Tài và xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ.
+ Trạm bơm: Xây dựng 01 trạm bơm công suất 1.200m3/h để cấp nước tưới cho 250 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc xã Mỹ Tài và xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ bao gồm các hạng mục đầu tư kênh dẫn vào bể hút, bể hút, hệ thống đường ống hút, nhà vận hành trạm bơm, lắp đặt thiết bị vận hành trạm bơm.
+ Xây dựng đường dây điện 22kV chiều dài đường dây 50m và trạm biến áp 3 pha công suất 250kVA-22/0,4kV. Hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển.
+ Hệ thống kênh tưới: Xây dựng hệ thống kênh tưới sau trạm bơm gồm tuyến kênh chính dài 2.500m,chảy có áp đường kính ống 600mm, kết cấu ống nhựa HDPE và ống thép. Trên tuyến đường ống bố trí các hố van lấy nước, hố van khả khí, hố van xả cặn và các phụ kiện đường ống. Các tuyến kênh nhánh chiều dài 2.000m, kết cấu bằng ống nhựa HDPE và bê tông M200.
- Hạng mục trạm bơm Thuận Hạnh: Đầu tư xây dựng hệ thống tưới trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn với quy mô xây dựng trạm bơm Thuận Hạnh lưu lượng 350m3/h lấy nước từ hệ thống kênh Văn Phong để tưới cho 50ha tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn.
+ Trạm bơm: Xây dựng 01 trạm bơm công suất 350m3/h để cấp nước tưới cho 50ha đất canh tác nông nghiệp thuộc xã Bình Thuận huyện Tây Sơn, bao gồm các hạng mục kênh dẫn vào bể hút, bể hút, hệ thống đường ống hút, nhà vận hành trạm bơm, hệ thống đường ống đẩy, lắp đặt thiết bị máy bơm.
+ Xây dựng đường dây điện 22kV chiều dài đường dây 1.000m và trạm biến áp 3 pha công suất 100kVA-22/0,4kV. Hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển.
+ Xây dựng hệ thống kênh tưới sau trạm bơm gồm tuyến kênh chính và các tuyến kênh nhánh, với tổng chiều dài 3.400m, kết cấu bằng ống nhựa HDPE và bê tông M200.
- Hạng mục mô hình hệ thống tưới tiết kiệm cây có múi: Đầu tư xây dựng mô hình hệ thống tưới tiết kiệm cây có múi để ứng phó với tình hình nắng hạn với quy mô xây dựng mô hình hệ thống tưới, thâm canh cây bưởi, cây cam diện tích khoảng 12ha tại xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân.
+ Xây dựng đường dây điện 100kVA-22/0,4kV chiều dài 1.200m và trạm biến áp công suất 100KVA.
+ Xây dựng hệ thống 05 trạm bơm giếng khoan, chiều sâu mỗi giếng khoảng 60m, công suất máy bơm 15kw, lưu lượng bơm 45lít/s và xây dựng 03 bể chứa nước dung tích khoảng 200m3/bể.
+ Xây dựng hệ thống bơm, mạng lưới đường ống để tưới nhỏ giọt.
25.3. Địa điểm thực hiện dự án: Các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và thị xã An Nhơn (không thực hiện ở các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn).
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:
Về chủ trương: Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thu hồi đất phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng Khu dân cư dọc tuyến đường nối từ đường trục Khu kinh tế đến khu tâm linh chùa Linh Phong tại xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, với tổng diện tích 118.716,28 m2 (gồm đất ở nông thôn 862,85 m2, đất lúa 83.955,79 m2, đất nghĩa địa 18.279,06 m2, đất kênh mương 6.642,56 m2, đất giao thông 8.976,02 m2), trong đó chuyển mục đích sử dụng 83.955,79 m2 đất lúa sang mục đích sử dụng đất xây dựng dự án.
Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất Huyện Phù Cát vào kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2018./.
- 1Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 3Nghị quyết 106/2017/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về nội dung phát sinh giữa kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021
- 5Nghị quyết 79/NQ-HĐND năm 2018 giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh, nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2018)
- 6Nghị quyết 103/NQ-HĐND năm 2018 về giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp (thứ 6 và thứ 7) thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021
- 7Nghị quyết 97/NQ-HĐND năm 2018 thông qua nội dung Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét giải quyết giữa hai kỳ họp theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- 8Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2019 về giải quyết vấn đề phát sinh giữa Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa IX
- 9Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 10Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2019 thông qua kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Công văn 2578/LĐTBXH-BTXH năm 2013 về chấn chỉnh công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Công văn 5318/BKHĐT-TH năm 2014 lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 1223/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho đối tượng thụ hưởng kinh phí thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP từ năm 2014 trở đi tại 3 huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định
- 8Công văn 1101/BKHĐT-TH năm 2015 hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 10Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 11Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12Luật ngân sách nhà nước 2015
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 15Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- 17Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 20Quyết định 1411/QĐ-UBND quy định tạm thời định mức và mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 21Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 22Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 23Nghị quyết 89/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016
- 24Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 25Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 26Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 27Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 28Nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ ban hành
- 29Nghị quyết 70/NQ-CP năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
- 30Nghị quyết 58/2017/NQ-HĐND về Quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 31Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung)
- 32Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 33Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 34Nghị quyết 93/2017/NQ-HĐND về Danh mục công trình, dự án sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa; dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 35Nghị quyết 106/2017/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 36Nghị quyết 83/NQ-HĐND năm 2017 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Bình Định ban hành
- 37Thông tư 01/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 38Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công viên biển Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn do tỉnh Bình Định ban hành
- 39Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về nội dung phát sinh giữa kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021
- 40Nghị quyết 79/NQ-HĐND năm 2018 giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh, nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2018)
- 41Nghị quyết 103/NQ-HĐND năm 2018 về giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp (thứ 6 và thứ 7) thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021
- 42Nghị quyết 97/NQ-HĐND năm 2018 thông qua nội dung Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét giải quyết giữa hai kỳ họp theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- 43Nghị quyết 118/NQ-HĐND năm 2019 về giải quyết vấn đề phát sinh giữa Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa IX
- 44Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- 45Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2019 thông qua kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Nghị quyết 27/2018/NQ-HĐND về kết quả phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 27/2018/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra