- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/NQ-HĐND | Quy Nhơn, ngày 15 tháng 7 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 07/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn;
Sau khi xem xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 30/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 15/BCTT-KT&NS ngày 11/7/2009 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, (có nội dung quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X, kỳ họp thứ 15 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 15 thông qua)
- Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn (CTR) đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định phải phù hợp với chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Phù hợp với các quy hoạch ngành (quy hoạch đô thị, công nghiệp, y tế) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tiếp cận phương thức quản lý CTR của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam. Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ công nghệ của Việt Nam và của tỉnh. Tìm cách giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp, nhằm giảm thiểu tác động môi trường, chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh sao cho mỗi khu xử lý chất thải rắn sẽ phục vụ 1 địa bàn có bán kính phù hợp (không khép kín theo đơn vị hành chính). Ưu tiên các khu xử lý chất thải rắn nguy hại và ưu tiên trên địa bàn đô thị, KCN tập trung. Quy hoạch và xây dựng khu xử lý CTR phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
* Mục tiêu tổng quát:
Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp CTR trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm đảm bảo cho tỉnh Bình Định phát triển bền vững trong quá trình phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
* Mục tiêu cụ thể:
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Định lần thứ XVII: “100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường”; theo lộ trình:
+ Đến năm 2015: 100% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại thành phố Quy Nhơn; 70% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý; 100% CTR phát sinh từ các KCN được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương pháp thích hợp.
+ Đến năm 2020: 100% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại thành phố Quy Nhơn; 80% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý; 100% CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân loại tại nguồn.
- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý CTR, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
a. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020:
Tổng lượng CTR phát sinh trong phạm vi toàn tỉnh là 8.073 tấn/ngày, trong đó:
- CTR sinh hoạt: 1.176 tấn/ngày.
- CTR công nghiệp: 6.724 tấn/ngày.
- CTR y tế: 8,5 tấn/ngày.
(Các phế thải xây dựng trong đô thị không là đối tượng quy hoạch này)
b. Quy hoạch hệ thống phân loại - thu gom - vận chuyển CTR:
* CTR sinh hoạt:
- Phân loại tại nguồn: CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn (các hộ gia đình, tổ chức,..) thành 03 loại gồm: chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và không tái chế.
- Quy trình thu gom:
+ Ở đô thị (thị trấn, thành phố): Phân loại rác tại nguồn đối với các tất cả các hộ có CTR sinh hoạt. Thu gom thủ công hàng ngày đến điểm trung chuyển. Vận chuyển cơ giới đến khu phân loại và xử lý tập trung.
+ Ở khu dân cư nông thôn: Thu gom thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết, trung chuyển. Vận chuyển cơ giới đến bãi chôn lấp trong cự ly 20km.
* CTR công nghiệp:
- Phân loại CTR: CTR công nghiệp phải được phân loại tại xí nghiệp hoặc KCN, cụm CN, được phân loại thành CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR có thể chế biến phân vi sinh, CTR chôn lấp và CTR nguy hại. Việc phân loại CTR tại khu phân loại tập trung của khu CN nhằm tập trung một lượng lớn CTR của cùng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Thu gom, vận chuyển: Đối với các KCN/CCN: Việc thu gom, vận chuyển tuân theo quy chế quản lý CTR của KCN/CCN; đối với các cơ sở sản xuất ngoài KCN/CCN: tự tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển bằng cách ký kết hợp đồng với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển CTR.
* CTR y tế:
- CTR tại các cơ sở y tế bao gồm: Chất thải sinh hoạt tại bệnh viện và chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế tại các cơ sở y tế khác.
- CTR y tế tại tất cả cơ sở y tế đều thực hiện phân loại tại nguồn, sau khi phân loại được thu gom và chuyển tới khu vực lưu chứa chất thải của bệnh viện, hoặc khu xử lý. Quy trình cụ thể như sau:
+ CTR sinh hoạt tại cơ sở y tế sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và chuyển tới khu chôn lấp, xử lý cùng với CTR sinh hoạt đô thị.
+ CTR y tế nguy hại: Đối với các bệnh viện lớn cần xây dựng lò đốt riêng để xử lý chất thải nguy hại. Đối với các cơ sở y tế riêng lẻ thu gom bằng phương tiện chuyên dùng chuyển tới lò đốt chất thải y tế đặt tại các bãi xử lý chất thải tập trung.
- Thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
c. Quy hoạch hệ thống xử lý CTR đến năm 2020:
- Tại mỗi huyện, thành phố, thị xã có 01 khu xử lý CTR hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn để phục vụ địa phương mình. Bán kính phục vụ của khu xử lý CTR trong khoảng 20km. Mỗi khu xử lý CTR được tiếp nhận và xử lý CTR sinh hoạt của các đô thị - khu dân cư nông thôn thuộc địa bàn hành chính khác, trong phạm vi bán kính phục vụ của mình.
- CTR sinh hoạt đô thị, điểm dân cư nông thôn; CTR công nghiệp không nguy hại; CTR y tế không nguy hại được xử lý theo địa bàn hành chính của huyện (trừ huyện Tuy Phước được sử dụng Bãi xử lý Long Mỹ).
* Quy hoạch các khu xử lý CTR đến năm 2020:
Toàn tỉnh có 14 khu xử lý CTR, tổng diện tích 225 ha, bao gồm:
- 01 khu liên hợp xử lý CTR tại xã Cát Nhơn, Phù Cát, quy mô 70 ha (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020).
- 14 khu xử lý CTR tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
- 11 lò đốt CTR y tế nguy hại, phục vụ cho cơ sở y tế các huyện được bố trí tại các khu xử lý CTR. Bố trí 04 lò đốt chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện lớn: Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện lao và bệnh phổi, bệnh viện đa khoa Bồng Sơn và bệnh viện đa khoa Phú Phong.
- Địa điểm xây dựng các khu xử lý CTR phải đảm bảo các tiêu chí về xây dựng khu xử lý CTR theo quy định hiện hành, trong đó tập trung rà soát các tiêu chí về địa chất, thủy văn, xa dòng sông lớn, nguồn cấp nước sạch, xa khu dân cư tập trung, đảm bảo môi trường sinh thái.
* Định hướng công nghệ xử lý CTR:
Áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm thiểu tối đa lượng CTR cần chôn lấp. Các công nghệ có thể áp dụng là: Tái chế, tái sử dụng - Chế biến - Đốt - Chôn lấp hợp vệ sinh.
- Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, đặc biệt đối với chất thải công nghiệp.
- Đối với CTR hữu cơ, áp dụng phương pháp chế biến thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ.
- Đối với chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế, xử lý bằng phương pháp đốt với các lò đốt hiện đại.
- Chỉ chôn lấp các chất trơ không thể tái chế, tái sử dụng và phần tro, xỉ còn lại của quá trình đốt chất thải nguy hại. Các ô chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn chôn lấp hợp vệ sinh theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
a. Cơ chế quản lý - vận hành:
- Nhà nước quản lý bằng chủ trương và chính sách. Khuyến khích và huy động mọi nguồn vốn của cộng đồng, xã hội vào quản lý CTR; ưu đãi đầu tư để đẩy mạnh tư nhân hóa trong quản lý CTR ở các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Cộng đồng là chủ thể thực hiện công tác quản lý CTR..
- Doanh nghiệp (tổ chức) tham gia quản lý CTR thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của Nhà nước.
b. Phân công trách nhiệm thực hiện quy hoạch: UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện.
c. Lộ trình thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý CTR không khép kín trong địa giới hành chính; thực hiện bước đầu việc phân loại CTR tại nguồn tại các đô thị lớn trong tỉnh, tại các khu CN, cụm CN, cơ sở sản xuất CN, các cơ sở y tế; hoàn thiện hệ thống khung chính sách;
+ Tập trung đầu tư xây dựng mới khu xử lý CTR cho các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát (tại Cát Nhơn), An Nhơn, Tây Sơn; nâng cấp khu xử lý CTR Long Mỹ bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý CTR; nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR; đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR y tế.
- Giai đoạn 2015 - 2020: Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR (dự án chuyển tiếp); xây dựng các khu xử lý CTR tập trung cho các địa phương chưa được xây dựng; nâng cấp các khu xử lý CTR hiện có đồng thời xây dựng các dây chuyền tái chế, tái sử dụng, xử lý CTR nguy hại; xã hội hóa công tác quản lý CTR (dự án chuyển tiếp); thực hiện mức độ cao việc phân loại CTR tại nguồn.
d. Khái toán kinh phí:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.610 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 khoảng 862 tỷ đồng; từ năm 2016 đến năm 2020 khoảng 748 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: Dự kiến cơ cấu vốn ngân sách (244 tỷ), vốn vay ODA và các tổ chức nước ngoài khác (588 tỷ), vốn viện trợ không hoàn lại (248 tỷ), vốn xã hội hóa của tư nhân và các nguồn vốn khác (530 tỷ)./.
- 1Quyết định 36/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 29/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý chất thải rắn tại đô thị và cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị và cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 2836/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị kèm theo Quyết định 1456/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 36/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 8Quyết định 29/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý chất thải rắn tại đô thị và cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị và cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Quyết định 2836/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị kèm theo Quyết định 1456/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nghị quyết 10/2009/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 10/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Vũ Hoàng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực