Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
 TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2017/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 14  tháng 7  năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ XVI KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 26/BC-KTNS ngày 09 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kì họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 7 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở; ban; ngành thuộc tỉnh;
- TT Huyện uỷ, Thành ủy;
- TT HĐND, UBND huyện, Thành phố;
- Báo TB; Công báo; Cổng thông tin điện tử TB;
- L.ưu: VT,TH

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới được thực hiện dựa trên các quan điểm sau:

- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích sản xuất hàng hóa phát triển, phù hợp với những quy luật khách quan của kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước. Theo đó, quyền tự chủ, tự do kinh doanh và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chợ hoạt động trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tuân thủ các cam kết gia nhập WTO, các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn. Với nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau nên chỉ tiêu cho nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau đòi hỏi mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh phải được phát triển một cách đa dạng, đáp ứng được cả nhu cầu tiêu dùng của người có thu nhập thấp cũng như người có thu nhập cao.

- Hướng tới các phương thức chợ hiện đại, đảm bảo văn minh thương mại. Cùng với việc tăng cường khuyến khích ứng dụng và phát triển các mô hình mạng lưới chợ văn minh hiện đại thì việc cải tạo và nâng cấp mạng lưới chợ truyền thống vẫn cần được sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt nhằm hướng tới mục đích phát triển bền vững thương mại trong nước, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác như: Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại, giao thông, công nghiệp, đô thị, nông thôn, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh... Khai thác, phát huy các lợi thế về dân tộc, tập quán tiêu dùng, vị trí để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ để hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mà không vi phạm các cam kết với WTO.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hệ thống chợ phát triển cả về số lượng, quy mô và cấp độ chợ, với sự tham gia của các loại hình tổ chức và một thành phần kinh tế, có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thoả mãn nhu cầu kinh doanh, mua sắm tiêu dùng và nâng cao mức sống của nhân dân, đảm bảo cho các thị trường hàng hoá phát triển ổn định. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của chợ trong việc phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xuất khẩu, tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có tổng số 225 chợ (đã loại trừ 03 chợ thuộc diện xóa bỏ) trong đó có 07 chợ hạng I; 41 chợ hạng III và 177 chợ hạng III.

- Đến năm 2030 số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi về số lượng so với năm 2025, các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

- Phấn đấu tăng diện tích bình quân của hộ kinh doanh cố định trên chợ từ 3,8 m2/hộ hiện nay lên 06 m2/hộ vào năm 2025.

- Đảm bảo tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua hệ thống chợ trong tỉnh chiếm 55% năm 2020 và 40% vào năm 2025.

- Xoá bỏ chợ tạm, nền đất, mái thô sơ, tăng cường diện tích xây dựng kiên cố và bán kiên cố.

3. Định hướng phát triển

a) Chợ thành thị

- Hạn chế xây dựng mới các chợ ở khu vực nội thành.

- Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một số chợ trung tâm của tỉnh và huyện với quy mô chợ loại I hoặc chuyển hoá chợ trung tâm thị trấn thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, cùng với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình thành nên các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp của huyện, thành phố; cần khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư chợ trên địa bàn theo hình thức đầu tư phù hợp.

b) Chợ nông thôn

- Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, có quy mô chợ hạng I, hạng II để trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới chợ dân sinh ở các xã; lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn; kêu gọi đầu tư theo hướng xã hội hóa.

- Từng bước cải tạo, xây dựng mới và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn, làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa thuận lợi cho nông dân. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư các chợ trung tâm cụm xã và xã, các điểm dân cư tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên, chợ chuyên doanh (chợ nông sản, gia súc, gia cầm…) đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân; đối với chợ dân sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì việc kêu gọi đầu tư theo hướng xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn, do đó cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với việc xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ ở địa bàn này.

lI. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quy hoạch theo giai đoạn

Trên cơ sở phân tích và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, các báo cáo quy hoạch có liên quan; căn cứ vào dự báo xu hướng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh, dự kiến quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng sau:

a) Giai đoạn 2017 - 2025

- Trong giai đoạn 2017 - 2025, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 225 chợ, trong đó có 07 chợ hạng I; 41 chợ hạng II và 177 chợ hạng III.

- Đưa ra khỏi quy hoạch 3 vị trí đầu tư xây dựng mới chợ theo quy hoạch cũ vì không bố trí được quỹ đất, gồm: Chợ Đô thị Trần Hưng Đạo, chợ Tiền Phong 2, chợ xã Phú Xuân (trên địa bàn xã Phú Xuân trước đây bố trí 02 chợ, nay đưa ra khỏi quy hoạch 01 chợ).

- Xóa bỏ 3 chợ vì các chợ này đều là nền lán tạm, việc họp chợ ảnh hưởng đến an toàn giao thông và không có quỹ đất để phát triển.

- Đầu tư xây dựng mới hoàn toàn 06 chợ; trong đó có 02 chợ hạng I (chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền, chợ đầu mối nông sản Quỳnh Hải), 01 chợ hạng II (chợ Hải sản Thái Thượng) và 03 chợ hạng III (chợ Vũ Đông, chợ Phú Xuân, chợ Tân Bình).

- Đầu tư xây dựng mới 06 chợ hạng III trên nền chợ cũ (chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến, chợ Chiều xã Đông Hải, chợ xã Đông Long, chợ xã Thái Hưng, chợ Khuốc xã Phong Châu và chợ Xép xã Liên Giang).

- Di chuyển xây mới 27 chợ; trong đó có 02 chợ hạng I (chợ Gốc xã Bình Thanh, chợ Huyện Hưng Hà); 04 chợ hạng II (chợ Bặt xã Quang Bình, chợ Nguyễn thị trấn Đông Hưng, chợ thị trấn Hưng Nhân và chợ Nhội xã Hồng Minh) và 21 chợ hạng III (chợ Hải sản Lê Hồng Phong, chợ Cầu Nề, chợ Phúc Khánh, chợ Giai xã Minh Lãng, chợ Hàng xã Trung An, chợ Chi Phong xã Hồng Phong, chợ Dương Liễu xã Minh Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định, chợ Thuyền Định xã Trà Giang, chợ Phong Lạc xã Đông Trung, chợ xã Thái Hồng, chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong, chợ Cổng Vực xã Đồng Phú, chợ Cau xã Minh Châu, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ Hôm Đình xã Đông Giang, chợ Đống Năm xã Đông Động, chợ Diền xã Minh Hòa, chợ Giác xã Kim Trung, chợ Và xã Quỳnh Hội, chợ Hiệp xã Quỳnh Giao).

- Tiến hành cải tạo nâng cấp các chợ còn lại.

b) Định hướng đến năm 2030

Đến năm 2030 số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi về số lượng, các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ theo địa bàn

a) Thành phố Thái Bình

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình có 20 chợ; trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 03 chợ, chợ hạng III là 16 chợ, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017-2025:

- Đưa ra khỏi quy hoạch: 03 chợ gồm: Chợ đô thị Trần Hưng Đạo, chợ Tiền Phong 2, chợ xã Phú Xuân (trên địa bàn xã Phú Xuân trước đây bố trí 02 chợ, nay đưa ra khỏi quy hoạch 01 chợ).

Xóa bỏ 01 chợ đang tồn tại vì không có quỹ đất để phát triển và ảnh hưởng đến an toàn giao thông đó là chợ Đề Thám II.

- Xây mới: Tiếp tục thực hiện việc xây mới 03 chợ hạng III với tổng diện tích tối thiểu khoảng 6.000m2, dự kiến tổng nguồn vốn tối thiểu khoảng 9.000 triệu đồng gồm: Chợ xã Vũ Đông, chợ Tân Bình xã Tân Bình, chợ Phú Xuân 1 xã Phú Xuân.

- Di chuyển và xây mới: Tiến hành thực hiện di chuyển và xây dựng mới 03 chợ hạng III gồm: Chợ Cầu Nề phường Kỳ Bá, chợ Phúc Khánh phường Phúc Khánh và chợ Hải sản phường Lê Hồng Phong với phương án huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư.

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 03 chợ được xây mới như nêu trên và 03 chợ được di chuyển xây mới ở phần quy hoạch di chuyển xây mới thì các chợ còn lại đều được cải tạo sửa chữa nhỏ để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 01 kèm theo)

b) Huyện Vũ Thư

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn huyện Vũ Thư có 23 chợ; trong đó: Chợ hạng II là 07 chợ, chợ hạng III là 16 chợ, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017-2025:

- Đưa ra khỏi quy hoạch: Chợ Bến xã Tân Lập (Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh, thuộc diện xóa bỏ trong giai đoạn 2009 - 2015 nhưng hiện nay chưa thực hiện).

- Xây mới: Bổ sung vào quy hoạch và hoàn thiện việc xây dựng chợ Tân Lập xã Tân Lập với quy mô là chợ hạng II trên diện tích 11.500 m2 và đưa chợ này vào hoạt động.

- Di chuyển và xây mới: Tiến hành thực hiện di chuyển và xây dựng mới 03 chợ hạng III gồm: Chợ Chi Phong xã Hồng Phong, chợ Giai xã Minh Lãng và chợ Hàng xã Trung An trên cơ sở nguồn ngân sách và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển chợ.

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 01 chợ được bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng để đưa vào hoạt động và 03 chợ được di chuyển xây mới ở phần quy hoạch di chuyển xây mới thì các chợ còn lại (19 chợ) đều được cải tạo nâng cấp để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 02 kèm theo)

c) Huyện Kiến Xương

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn huyện có 28 chợ; trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 06 chợ, chợ hạng III là 21 chợ; cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017-2025

- Xây mới: Chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến trên nền đất cũ với quy mô hạng III.

- Di chuyển xây mới: 05 chợ, gồm 03 chợ hạng III (chợ Dương Liễu xã Minh Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định và chợ Thuyền Định xã Trà Giang); 01 chợ hạng II (chợ Bặt xã Quang Bình) và 01 chợ hạng I (chợ Gốc xã Bình Thanh). Nguồn vốn di chuyển xây mới được từ ngân sách xã và huy động doanh nghiệp đầu tư.

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 06 chợ được xây mới và di chuyển xây mới như đã nêu ở phần trên thì các chợ còn lại (22 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 03 kèm theo)

d) Huyện Tiền Hải

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn huyện có 28 chợ, gồm: Chợ hạng II là 01 chợ (chợ Huyện xã An Ninh) còn lại là 27 chợ hạng III; cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017 -2025

- Xây mới: 02 chợ hạng III trên nền đất cũ là chợ Đông Hải xã Đông Hải, chợ Đông Long xã Đông Long.

- Di chuyển và xây mới: Chợ Phong Lạc xã Đông Trung (do chợ cũ không đảm bảo về diện tích).

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 02 chợ được xây mới và 01 chợ được di chuyển xây mới như nêu trên thì các chợ còn lại (25 chợ) được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 04 kèm theo)

d) Huyện Thái Thụy

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn có 37 chợ gồm: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 08 chợ, chợ hạng III là 28 chợ. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017 - 2025

- Xây mới: 03 chợ, gồm: 01 chợ hạng I là chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền, 01 chợ hạng II là chợ Hải sản Thái Thượng và 01 chợ hạng III trên nền chợ cũ là chợ xã Thái Hưng.

- Di chuyển xây mới: Số chợ được di chuyển xây mới 02 chợ là chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong và chợ xã Thái Hồng.

- Cải tạo nâng cấp: Các chợ trên địa bàn ngoài 05 chợ được xây mới và di chuyển xây mới, thì các chợ còn lại (32 chợ) được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh; mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 05 kèm theo)

e) Huyện Đông Hưng

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn có 39 chợ, trong đó: Chợ hạng II là 06 chợ, chợ hạng III là 33 chợ. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017 - 2025

- Đưa ra khỏi quy hoạch: Chợ Bái xã Đông Hợp do không còn quỹ đất để mở rộng và số lượng hộ kinh doanh tại chợ ngày một giảm, hiện tại chỉ còn vài hộ kinh doanh.

- Xây mới: 02 chợ hạng III trên nền chợ cũ là chợ Xép xã Liên Giang và chợ Khuốc xã Phong Châu.

- Di chuyển và xây mới: 06 chợ; trong đó có 05 chợ hạng III gồm: Chợ Đống Năm xã Đông Động, Chợ Hôm Đình xã Đông Giang, Chợ Cau xã Minh Châu, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ Cống Vực xã Đồng Phú và 01 chợ hạng II là chợ Nguyễn thị trấn Đông Hưng (đã được UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng đầu tư với quy mô là chợ hạng II)

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 08 chợ được xây mới và di chuyển xây mới ở phần quy hoạch nêu trên thì các chợ còn lại (31 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 06 kèm theo)

g) Huyện Hưng Hà

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn có 23 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 04 chợ, còn lại là chợ hạng III gồm 18 chợ. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017-2025

- Di chuyển xây mới: 05 chợ gồm 01 chợ hạng I là chợ huyện Hưng Hà; 02 chợ hạng II gồm chợ thị trấn Hưng Nhân và chợ Nhội xã Hồng Minh và 02 chợ hạng III là Chợ Diền xã Minh Hòa và chợ Giác xã Kim Trung.

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 05 chợ được di chuyển xây mới như ở phần quy hoạch di chuyển xây mới thì các chợ còn lại (18 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 07 kèm theo)

h) Huyện Quỳnh Phụ

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn có 27 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 03 chợ, chợ hạng II là 06 chợ, còn lại là 18 chợ hạng III. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2017 - 2025

- Xây mới: 01 chợ hạng I là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải

- Di chuyển xây mới: 02 chợ hạng III là Chợ Hiệp xã Quỳnh Giao và chợ Và xã Quỳnh Hội.

- Cải tạo nâng cấp: Ngoài 01 chợ được xây mới và 02 chợ được di chuyển xây mới như nêu trên thì các chợ còn lại (24 chợ) đều được cải tạo sửa chữa để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân.

* Định hướng đến năm 2030

Số lượng các chợ trên địa bàn không thay đổi. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

(Phụ lục 08 kèm theo)

* Tổng hợp quy hoạch chợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Theo quy mô chợ)

STT

Địa phương

Tổng số chợ

Phân loại

Hạng I

Hạng II

Hạng III

1

Thành phố Thái Bình

20

1

3

16

2

Huyện Vũ Thư

23

-

7

16

3

Huyện Kiến Xương

28

1

6

21

4

Huyện Tiền Hải

28

-

1

27

5

Huyện Thái Thuỵ

37

1

8

28

6

Huyện Đông Hưng

39

-

6

33

7

Huyện Hưng Hà

23

1

4

18

8

Huyện Quỳnh Phụ

27

3

6

18

 

Tổng cộng

225

7

41

177

III. DỰ KIẾN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ

1. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

Trong thời kỳ quy hoạch sẽ tiến hành:

- Xây mới 12 chợ, trong đó:

+ Xây mới hoàn toàn 6 chợ gồm: 02 chợ Đầu mối hạng I (Quỳnh Hải, Diêm Điền), 01 chợ hạng lI (Hải sản Thái Thượng) và 03 chợ hạng III (Vũ Đông, Tân Bình, Phú Xuân).

+ Xây mới trên nền chợ cũ 06 chợ hạng III gồm: Chợ Quyết Tiến xã Quyết Tiến, chợ chiều Đông Hải xã Đông Hải, chợ Đông Long xã Đông Long, chợ Thái Hưng xã Thái Hưng, chợ Khuốc xã Phong Châu và chợ Xép xã Liên Giang.

- Di chuyển và xây mới 27 chợ gồm:

+ Chợ hạng I là 02 chợ: Chợ Gốc, chợ huyện Hưng Hà.

+ Chợ hạng II là 04 chợ gồm: Chợ Bặt xã Quang Bình, chợ Nguyễn Đông Hưng, chợ Thị trấn Hưng Nhân, chợ Nhội xã Hồng Minh.

+ Chợ hạng III là 21 chợ gồm: Chợ Hải sản Lê Hồng Phong, chợ Cầu Nề, chợ Phúc Khánh, chợ Giai xã Minh Lãng, chợ Hàng xã Trung An, chợ Chi Phong xã Hồng Phong, chợ Dương Liễu xã Minh Tân, chợ Dương Liễu xã Bình Định, chợ Thuyền Định xã Trà Giang, chợ Phong Lạc xã Đông Trung, chợ xã Thái Hồng, chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong, chợ Cống Vực, chợ Cau xã Minh Châu, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ Hôm Đình xã Đông Giang, chợ Đống Năm xã Đông Động, chợ Diền xã Minh Hòa, chợ Giác xã Kim Trung, chợ Và xã Quỳnh Hội, chợ Hiệp xã Quỳnh Giao.

Với diện tích tối thiểu của chợ hạng I là 10.000 m2, chợ hạng II là 5.000 m2 và chợ hạng III là 1.000 m2 thì nhu cầu về đất tối thiểu để phục vụ phát triển các chợ này là 89.000 m2 (8,9 ha).

TT

Hạng chợ

Hình thức đầu tư

Số lượng

Diện tích tối thiểu (m2)

Tổng diện tích (m2)

1

I

Xây mới hoàn toàn

2

10.000

20.000

2

II

Xây mới hoàn toàn

1

5.000

5.000

3

III

Xây mới hoàn toàn

3

1.000

3.000

4

I

Di chuyển xây mới

2

10.000

20.000

5

II

Di chuyển xây mới

4

5.000

20.000

6

III

Di chuyển xây mới

21

1.000

21.000

Cộng:

33

 

89.000

2. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hầu hết các chợ được xây dựng từ lâu. Nhìn chung nhiều vị trí, quy mô, tính chất của các công trình không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, từ nay đến năm 2020, cần đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới một số công trình thương mại phục vụ hoạt động chợ. Căn cứ vào các hạng mục tối thiểu trong từng công trình thương mại phục vụ hoạt động chợ được quy định chung trong phạm vi cả nước, việc xác định mức đầu tư cho các công trình thương mại phục vụ hoạt động chợ dưới đây được tính bình quân từng loại hình cụ thể. Trong đó, vốn đầu tư được tính chỉ tập trung cho việc xây dựng các công trình thương mại và những yếu tố kĩ thuật cơ bản kèm theo cho các công trình mà không bao gồm vốn đầu tư để đền bù, giải phóng mặt bằng hay xây dựng các loại hình thương mại khác gắn liền với khu vực do những vấn đề liên quan cần giải quyết rất phức tạp. Dự kiến định mức đầu tư cho các các công trình phục vụ chợ truyền thống:

- Chợ hạng I: Xây mới khoảng 25 - 30 tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 2 tỷ đồng/chợ;

- Chợ hạng II: Xây mới khoảng 15 - 20 tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 1 tỷ đồng/chợ;

- Chợ hạng III: Xây mới khoảng 2 - 3 tỷ đồng/chợ; cải tạo nâng cấp khoảng 0,5 tỷ đồng/chợ.

Việc di chuyển chợ được tính bằng kinh phí xây mới cùng loại.

Trên cơ sở định mức trên dự kiến tổng vốn đầu tư tối thiểu để phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2017 - 2025 dự kiến là 351.000 triệu đồng.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạ tầng đầu tư

Số lượng

Nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu

Nguồn vốn

Ngân sách nhà nước

Khác

I

Chợ hạng I (04 chợ)

 

 

 

1

Chợ Gốc Bình Thanh

 

25.000

5.000

20.000

2

Chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền

1

25.000

5.000

20.000

3

Chợ Huyện Hưng Hà

1

25.000

5.000

20.000

4

Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải

1

25.000

5.000

20.000

 

Cộng I

4

100.000

20.000

80.000

II

Chợ hạng II (06 chợ)

 

 

 

 

1

Chợ Cầu Nề

1

25.500

0

25.500

2

Chợ Bặt Quang Bình

1

15.000

0

15.000

3

Chợ Hải sản Thái Thượng

1

15.000

0

15.000

4

Chợ Thị trấn Đông Hưng

1

15.000

0

15.000

5

Chợ Thị trấn Hưng Nhân

1

15.000

0

15.000

6

Chợ Nhội Hồng Minh

1

15.000

0

15.000

 

Cộng II

6

100.500

0

100.500

III

Chợ hạng III (29 chợ)

 

 

 

 

1

Chợ Vũ Đông

1

2.000

0

2.000

2

Chợ Tân Bình

1

2.000

0

2.000

3

Chợ Phú Xuân 1

1

2.000

0

2.000

4

Chợ Phúc Khánh

1

2.000

0

2.000

5

Chợ Hải sản Lê Hồng Phong

1

2.000

0

2.000

6

Chợ Chi Phong Hồng Phong

1

2.000

0

2.000

7

Chợ Giai Minh Lãng

1

2.000

0

2.000

8

Chợ Hàng Trung An

1

2.000

0

2.000

9

Chợ Quyết Tiến

1

2.000

0

2.000

10

Chợ Dương Liễu Minh Tân

1

2.000

0

2.000

11

Chợ Dương Liễu Bình Định

1

2.000

0

2.000

12

Chợ Thuyền Định Trà Giang

1

2.000

0

2.000

13

Chợ Đông Hải

1

2.000

0

2.000

14

Chợ Đông Long

1

2.000

0

2.000

15

Chợ Lạc Phong xã Đông Trung

1

2.000

0

2.000

16

Chợ Thái Hưng

1

2.000

0

2.000

17

Chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong

1

2.000

0

2.000

18

Chợ xã Thái Hồng

1

2.000

0

2.000

19

Chợ Xép Liên Giang

1

2.000

0

2.000

20

Chợ Khuốc Phong Châu

1

2.000

0

2.000

21

Chợ Đống Năm

1

2.000

0

2.000

22

Chợ Hôm Đình Đông Giang

1

2.000

0

2.000

23

Chợ Cau Minh Châu

1

2.000

0

2.000

24

Chợ Chùa Cần Đông Dương

1

2.000

0

2.000

25

Chợ Cống Vực Đồng Phú

1

2.000

0

2.000

26

Chợ Diền Minh Hòa

1

2.000

0

2.000

27

Chợ Giác Kim Trung

1

2.000

0

2.000

28

Chợ Hiệp Quỳnh Giao

1

2.000

0

2.000

29

Chợ Và Quỳnh Hội

1

2.000

0

2.000

 

Cộng III

29

58.000

0

58.000

IV

Cải tạo (185 chợ)

185

 

 

 

1

Thành Phố

14

7.000

0

7.000

2

Vũ Thư

19

9.500

0

9.500

3

Kiến Xương

22

11.000

0

11.000

4

Tiền Hải

25

12.500

0

12.500

5

Thái Thụy

32

16.000

0

16.000

6

Đông Hưng

31

15.500

0

15.500

7

Hưng Hà

18

9.000

0

9.000

8

Quỳnh Phụ

24

12.000

0

12.000

 

Cộng IV

 

92.500

0

92.500

 

Tổng cộng (I + II + III + IV)

 

351.000

20.000

331.000

3. Cân đối vốn đầu tư và lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động chợ trên địa bàn tỉnh

* Cân đối vốn đầu tư

- Vốn xây dựng mới và nâng cấp cải tạo các chợ được huy động từ các nguồn xã hội hoá đầu tư như doanh nghiệp, từ các hộ kinh doanh trong chợ góp vốn trước rồi thuê lại quầy, sạp, cửa hàng trong chợ sau. Đặc biệt, vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư, vốn góp hoặc tiền thuê diện tích kinh doanh của thương nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng (mặt bằng, nền, đường giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh...).

* Lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư

Do nguồn vốn có hạn nên phải ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, mang tính động lực thúc đẩy việc phát triển hoạt động bán buôn, bán lẻ theo nguyên tắc:

- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư các chợ hạng III khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới.

- Xây dựng mới các chợ có vị trí đặc biệt trên địa bàn tỉnh làm động lực thúc đẩy phát triển hoạt động chợ theo hướng văn minh, hiện đại.

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ hiện có, ưu tiên đầu tư các chợ lớn, chợ bán buôn, chợ đầu mối ở trung tâm các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư tiếp các công trình thương mại còn lại tùy theo khả năng huy động vốn cho mỗi công trình và luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Chương trình phát triển chợ

a) Mục tiêu chương trình:

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển và khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ, đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên tất cả các địa bàn; góp phần mở rộng thị trường lưu thông hàng hóa, tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư hàng tiêu dùng cho nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn.

- Mục tiêu cụ thể: Trong thời kỳ quy hoạch, từng năm xây dựng kế hoạch thực hiện trong việc phát triển chợ giai đoạn 2017 - 2025 đảm bảo mục tiêu:

+ Đến năm 2025: Có 80% cán bộ quản lý chợ ở địa bàn nông thôn và 100% cán bộ quản lý chợ ở địa bàn thành thị được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và khai thác chợ với trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.

+ Hoàn thành đầu tư xây dựng mới 2 chợ đầu mối là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền; tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý một số chợ nằm ở các vị trí trọng điểm về kinh tế - thương mại của tỉnh, của thành phố và của các huyện theo mô hình mới.

+ Gắn quy hoạch phát triển chợ với các quy hoạch phát triển trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ; giải toả hết chợ cóc, chợ tạm gây mất trật tự và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khắc phục dần tình trạng buôn bán vỉa hè, lòng đường đảm bảo văn minh đô thị và văn minh thương mại.

+ Cơ bản hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ với trình độ và hình thức đào tạo phù hợp.

+ Đưa hoạt động của chợ vào trật tự nề nếp góp phần tích cực vào việc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa, thuận tiện cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về chợ.

b) Phạm vi chương trình:

- Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ đầu tư để thực hiện chương trình đối với những vùng và địa phương có sản xuất nông sản hàng hoá, các xã đặc biệt khó khăn.

- Thời gian thực hiện chương trình: Giai đoạn 2017 - 2025.

c) Nội dung chương trình

Nội dung chủ yếu của chương trình tập trung vào các dự án sau:

- Tổ chức các lớp học nghiệp vụ về quản lý chợ cho các cán bộ quản lý chợ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thực hiện 2 dự án đầu tư phát triển chợ đầu mối là chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền.

- Xóa bỏ các chợ thuộc diện xóa bỏ trong quy hoạch, xóa các chợ cóc, chợ tạm. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh ở khu vực nông thôn.

2. Các dự án ưu tiên đầu tư

a) Các dự án ưu tiên đầu tư:

- Các chợ hạng III khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới.

- Tổ chức các lớp học nghiệp vụ về quản lý chợ cho các cán bộ quản lý chợ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kêu gọi các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư 02 dự án phát triển chợ đầu mối gồm: Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải và chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền.

- Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển chợ, đặc biệt là các chợ dân sinh ở khu vực nông thôn.

b) Thứ tự ưu tiên sau:

- Chợ hạng III nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới, chợ hạng III ở vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn và các chợ hạng III khác trên địa bàn.

- Các chợ hạng II liên xã và chợ hạng II trên địa bàn huyện, thành phố.

- Chợ hạng I ở các khu vực thị tứ, thị trấn, các chợ đầu mối và chợ hạng I trên địa bàn thành phố Thái Bình.

(Phụ lục 10 kèm theo)

Chương II

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. CÁC GIẢI PHÁP

1. Về huy động nguồn vốn đầu tư

Với tình hình đầu tư xây dựng mạng lưới chợ trên thực tế trong những năm qua và nhất là so với khả năng ngân sách địa phương, để đảm bảo được mức đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn như dự kiến là hết sức khó khăn. Vì vậy cần phải thực thi các chính sách và biện pháp nhằm khắc phục hạn chế về vốn đầu tư vào phát triển mạng lưới chợ từ huy động vốn đầu tư xã hội nhằm phát triển mạng lưới chợ; cần phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả trên cơ sở xử lý mối quan hệ với chính sách quản lý khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật chợ; thực hiện chính sách tái đầu tư, sửa chữa và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đặt trong mối quan hệ với cơ chế quản lý vốn, tài sản đầu tư của Nhà nước và của các tổ chức cá nhân khác. Các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời kỳ giai đoạn 2017 - 2025 bao gồm:

- Thu hút vốn từ các thương nhân kinh doanh trong chợ: Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút vốn từ các thương nhân kinh doanh trong chợ là biện pháp hết sức quan trọng để đảm bảo vốn đầu tư. Biện pháp thu hút vốn phổ biến là bán quyền sử dụng dài hạn diện tích kinh doanh trong chợ, hay thu tiền thuê diện tích kinh doanh hàng năm của các thương nhân kinh doanh trên chợ. Tuy nhiên, các biện pháp này gây ra những khó khăn trong việc thu hút vốn như: (1) Việc bán dài hạn quyền sử dụng diện tích kinh doanh trên chợ đôi khi vượt quá khả năng đầu tư của các thương nhân, nhất là các hộ kinh doanh nhỏ; (2) Mức lệ phí cho thuê diện tích kinh doanh cao so với khả năng kiếm lời của các hộ kinh doanh trên chợ. Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý và nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thương nhân, cần áp dụng biện pháp: Có thể áp dụng biện pháp giảm giá cho thuê để khuyến khích các hộ kinh doanh trên chợ mua quyền sử dụng diện tích kinh doanh dài hạn hay trả gộp tiền thuê diện tích kinh doanh trong 1-2 năm, kết hợp với hình thức cho thuê ngắn hạn với mức giá thuê cao hơn.

- Huy động vốn thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh: Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cần chú trọng áp dụng các chính sách và biện pháp sau:

+ Dành quỹ đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động chợ theo quy hoạch.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 và Quyết định 01/2017/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh; Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh.

+ Đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chợ có lãi, tăng cường khả năng thu hồi vốn trên cơ sở cho phép doanh nghiệp áp dụng khung giá cho thuê diện tích kinh doanh và khung giá một số loại dịch vụ phục vụ kinh doanh quan trọng một cách hợp lý.

Như vậy, tùy theo đặc thù và khả năng huy động vốn của từng địa phương mà có thể thực hiện việc đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới chợ theo các phương thức phù hợp như: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước…) đến ngoài tường rào, huy động doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động chợ (cho thuê hoặc bán có thời hạn và thu phí để thu hồi vốn cho doanh nghiệp); ngân sách hỗ trợ một phần, phần còn lại huy động từ các hộ kinh doanh, sau đó giao thầu quản lý kinh doanh; doanh nghiệp đầu tư 100% và được giao quản lý, kinh doanh.

2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh

Ngoài các chợ đầu mối, chợ hạng I đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định tại Quyết định 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh, thì việc đầu tư các chợ hạng III ở nông thôn phục vụ nhu cầu mua sắm và kinh doanh của nhân dân là hết sức cần thiết. Do các chợ hạng III này khả năng sinh lời không cao nên khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng chợ mà chủ yếu việc xây dựng các chợ được lấy từ nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương, do vậy để tạo nguồn phát triển và đầu tư các chợ hạng III, UBND cấp xã (nơi có chợ) khi tiến hành việc di chuyển xây mới hoặc xây mới chợ theo quy hoạch cần quy hoạch thêm một phần đất bên ngoài chợ (khu vực liền kề chợ) làm đất ở và đề nghị UBND tỉnh cho đấu thầu phần đất ở này để lấy kinh phí xây dựng chợ.

3. Giải pháp về xây dựng mô hình quản lý chợ

Việc chuyển đổi từ mô hình tổ chức Ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã,… quản lý, khai thác và kinh doanh phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Quá trình chuyển đổi mô hình chợ phải công khai minh bạch, theo kế hoạch được duyệt nhằm đảm bảo ổn định xã hội, an ninh trật tự và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; bảo đảm các chế độ, quyền lợi của người lao động thuộc Ban quản lý chợ, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia các hoạt động kinh doanh tại chợ; đáp ứng các yêu cầu quản lý của Nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội của các chợ sau chuyển đổi.

- Đối với chợ khi chuyển giao cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, thực hiện chuyển giao toàn bộ nhân sự của Ban, Tổ quản lý chợ cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tiếp nhận sử dụng. Những cán bộ thuộc biên chế Nhà nước (nếu có) do UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển giao hay không chuyển giao cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và giải quyết các chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.

- Phương án chuyển đổi mô hình chợ phải được thẩm định, phê duyệt đúng quy định và thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ.

- Nhà nước không nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ (trừ một số chợ hạng I, chợ đầu mối tại trung tâm kinh tế, đô thị có tầm ảnh hưởng tới trật tự an toàn và an sinh xã hội do UBND tỉnh xem xét, quyết định việc nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ).

4. Giải pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các chợ

a) Giải pháp bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, có biện pháp xử lý chất thải thông thường và thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND huyện, thành phố cùng các đơn vị có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch tiến hành khảo sát thực tế việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với một số dự án chợ trên địa bàn tỉnh.

Đối với các dự án chợ đang đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư xây dựng, yêu cầu đơn vị cấp phép tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư xây dựng dự án và chỉ cho phép chủ dự án đưa dự án vào khai thác, quản lý, sử dụng khi đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung hồ sơ, giấy phép môi trường đã được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các chợ

Về cơ sở vật chất - kỹ thuật của các chợ hạng I: Hệ thống điện trong chợ được thiết kế lắp đặt đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hoạt động mua bán kinh doanh, được kiểm tra thường xuyên đảm bảo hoạt động tốt và an toàn; hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước máy và giếng khoang đảm bảo an toàn hợp vệ sinh, phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh; hệ thống giao thông xung quanh chợ phải được tráng bê tông, đường vào chợ và các lối đi nội bộ trong chợ rộng rãi, khô ráo và thông thoáng, thuận tiện cho việc ra vào chợ.

Bên cạnh đó, hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải riêng biệt và được đấu nối với hệ thống cống thoát nước công cộng sau khi xử lý xung quanh chợ; hệ thống tổ chức thu gom rác thải thường xuyên không để gây ô nhiễm; có xây dựng nhà vệ sinh công cộng; các trang thiết bị của thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm gồm: Tủ kính, bàn chế biến, kệ, rổ, xô, dao, kéo, găng tay, tạp dề, thùng cách nhiệt, quầy sạp gỗ, bàn bọc thép không gỉ, phải thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Làm tốt công tác kiểm soát hàng thực phẩm ra vào chợ đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do hàng hóa tại các chợ cung cấp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai thực hiện xây dựng chợ văn minh thương mại, từng bước quản lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ; đầu tư các phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ.

Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lưu thông vào chợ. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, công tác truyền thông giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được quan tâm nhiều hơn nữa, cụ thể: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn; thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công bố rộng rãi, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để huy động tham gia thực hiện Quy hoạch.

- Triển khai thực hiện Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu Quy hoạch đã được duyệt và các chỉ tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện Quy hoạch. Cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu của kỳ tới cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

PHỤ LỤC 01

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ Bo

Phường Bồ Xuyên

I

12.543

9.000

490

450

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Quang Trung

Phường Quang Trung

II

8.435

6.400

240

225

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Đề Thám

Phường Đề Thám

II

4.150

4.150

410

320

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Hải sản

Phường Lê Hồng Phong

III

2.479

2.479

130

90

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Bồ Xuyên

Phường Bồ Xuyên

III

2.653

840

205

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Tông

Xã Vũ Chính

Ill

2.578

2.578

63

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Đậu

Phường Trần Lãm

III

2.000

467

80

60

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Cầu Nề

Phường Kỳ Bá

III

2.300

700

90

60

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Phúc Khánh

Phường Phú Khánh

III

2.350

800

125

85

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Hộ

Xã Đông Thọ

III

3.320

950

100

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Vũ Lạc

Xã Vũ Lạc

III

2.057

1.500

100

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Cộng Hoà

Phường Hoàng Diệu

III

5.744

4.000

190

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Tiền Phong

Phường Tiền Phong

III

1.665

1.665

120

90

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Lạc Đạo

Phường Trần Lãm

III

3.824

3.824

143

123

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Vũ Phúc

Xã Vũ Phúc

III

2.600

2.500

70

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ thực phẩm sạch

Phường Bồ Xuyên

II

4.190

3.000

230

210

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Trại

Xã Vũ Chính

III

1.800

1.200

80

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Đề Thám II

Phường Đề Thám

III

800

400

40

25

Xóa bỏ

 

 

 

 

65.469

65.470

4.453

2.906

2.218

 

 

 

Cộng hiện tại: 18 chợ; trong đó: hạng I = 01 chợ, hạng II = 03 chợ, hạng III = 14 chợ

19

Chợ xã Vũ Đông

Xã Vũ Đông

Chưa xây dựng

Xã Vũ Đông

Xây mới hạng III

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Phú Xuân

Xã Phú Xuân

Chưa xây dựng

Xã Phú Xuân

Xây mới hạng III

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Tân Bình

Xã Tân Bình

Chưa xây dựng

Xã Tân Bình

Xây mới hạng III

Cải tạo nâng cấp

 

Cộng hiện tại: 18 chợ; trong đó: Hạng I = 01 chợ, hạng II = 03 chợ, hạng III = 14 chợ.

 

Giai đoạn 2617 - 2025: Tổng số: 20 chợ; trong đó; Chợ hạng I = 01 chợ, chợ hạng II = 03 chợ, chợ hạng III = 16 chợ

Số được xây mới là 03 chợ hạng III gồm: Chợ Tân Bình xã Tân Bình, chợ Phú Xuân xã Phú Xuân và chợ xã Vũ Đông

Số chợ được di chuyển xây mới là 03 chợ hạng III gồm: Chợ Cầu Nề phường Kỳ Bá, chợ Phúc Khánh phường Phúc Khánh và chợ Hải sản phường Lê Hồng Phong và 01 chợ thuộc diện xóa là chợ Đề Thám 2 không tính vào số chợ có trong giai đoạn quy hoạch.

 

Định hướng đến 2030: Số lượng chợ trên địa bàn không thay đổi. Tổng số: 20 chợ; trong đó: Chợ hạng I = 01 chợ, chợ hạng II = 03 chợ, chợ hạng III = 16 chợ. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 02

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số     /2017/NQ-HĐNĐ ngày      tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ Bồng

Xã Vũ Tiến

II

11.340

1.420

221

201

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Thông

Xã Hòa Bình

II

9.550

2.904

1.200

1.000

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Búng

Xã Việt Hùng

II

8.280

 

630

575

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Mễ

Xã Tân Phong

II

5.860

1.800

294

219

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Thẫm gắn với Trung tâm thương mại

Thị trấn Vũ Thư

II

6.120

559

350

310

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Mét

Xã Việt Thuận

II

7.000

2.500

265

145

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Chùa

Xã Xuân Hòa

III

4.738,3

380

580

200

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Giai

Xã Minh Lăng

III

1.900

1.000

140

110

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Lạng

Xã Song Lãng

III

3.200

930

205

180

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Đồn

Xã Đồng Thanh

III

1.394

 

70

30

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ mố

Xã Hồng Lý

III

1.639

180

72

42

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Vô Ngại

Xã Dũng Nghĩa

III

2.500

559

75

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Thuận Vi

Xã Bách huận

III

3.053

2.880

250

200

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Thái

Xã Nguyên Xá

III

1.700

1.700

160

77

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Lụa

Xã Nguyên Xá

III

2.295

400

133

48

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Đền

Xã Song An

III

5.420

 

84

64

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Hàng

Xã Trung An

III

2.400

600

102

82

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Chi Phong

Xã Hồng Phong

III

1.470

150

92

72

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Trung

Xã Phúc Thành

III

2.000

1.000

130

110

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ La

Xã Minh Quang

III

3.600

2.000

250

200

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Cọi

Xã Vũ Hội

III

3.265

1.386

40

90

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Bến

Xã Tân Lập

Lán

tạm

 

 

 

 

Tiếp tục xóa

 

23

Chợ Cống

Xã Tân Lập

III

1.700

 

195

75

 

Cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

90.424

22.348

5.626

4.085

 

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ Tân Lập

Xã Tân Lập

Đang xây dựng

Xã Tân Lập

Bổ sung hạng II

Cải tạo nâng cấp

 

Cộng hiện tại: 23 chợ, trong đó: Chợ hạng II là 06 chợ (chợ Bồng, chợ Thông, chợ Búng, chợ Mễ Thẫm, chợ Mét), chợ hạng III là 17 chợ, trong đó có 01 chợ thuộc diện xóa là chợ Bến xã Tân Lập.

 

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 23 chợ gồm: Chợ hạng I = 0, chợ hạng II = 07, chợ hạng III = 16. Số chợ được xóa bỏ là 01 chợ; số chợ được bổ sung là 01 chợ hạng II, số chợ được di chuyển xây mới là 03 chợ (chợ Giai, chợ Hàng, chợ Chi Phong); các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp và 01 chợ thuộc diện tiếp tục xóa là chợ Bến không tính vào số chợ có trong giai đoạn quy hoạch.

 

Định hướng đến 2030: Trên địa bàn huyện có 23 chợ gồm: Chợ hạng I = 0, chợ hạng II = 07, chợ hạng III = 16. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 03:

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doang

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017-2021

2021 -2025

1

Chợ Dương Liễu

Xã Bình Định

III

2.200

2.200

85

50

Di chuyển xây mới hạng III

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Gốc

Xã Bình Thanh

II

3.665

3.665

460

400

Di chuyển xây mới hạng I

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Dương Liễu

Xã Minh Tân

III

1.000

900

95

35

Di chuyển xây mới hạng III

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Nam Bình

Xã Nam Bình

III

1.420

1.420

80

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Cao Mại

Xã Quang Hưng

II

4.189

4.000

220

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Hương

Xã Quang Trung

III

4.445

2.100

75

54

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Quang Minh

Xã Quang Minh

III

1.000

500

70

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Nê

Thị trấn Thanh Nê

II

3.900

3.000

330

130

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ An Bồi

Xã An Bồi

III

1.668

1.302

76

54

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Răng

Xã Thượng Hiền

III

2.201

1.275

118

80

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Ngái

Xã Bình Minh

III

3.782

3.482

110

71

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Nang

Xã Đình Phùng

III

1.680

1.580

89

29

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Đình

Xã Nam Cao

III

1.891

1.246

87

74

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Quyết Tiến

Xã Quyết Tiến

III

1.800

1.700

32

12

Xây mới trên nền cũ

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Nụ

Xã Lê Lợi

II

3.711

1.429

303

283

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Vông

Xã Hồng Thái

III

4.753

3.280

135

93

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Thuyền Định

Xã Trà Giang

III

1.500

150

54

20

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Rọng

Xã Quốc Tuấn

III

3.061

2.787

99

76

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ An Bình

Xã An Bình

III

1.500

1.000

65

30

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Đông Lâu

Xã Bình Nguyên

III

4.093

3.704

123

108

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ An Xá

Xã Thanh Tân

III

5.293

3.800

236

112

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Bặt

Xã Quang Bình

III

1.561

1.300

117

97

Di chuyển xây mới hạng II

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Tây Hồ

Xã Vũ Tây

II

3.099

1.500

210

75

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ Đác

Xã Vũ Lễ

III

3.496

2.832

230

90

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

25

Chợ Niềm

Xã Vũ Ninh

III

2.800

1.000

100

80

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

26

Chợ Sóc

Xã Vũ Quý

II

6.158

6.000

518

218

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

27

Chợ Lịch Bài

Xã Vũ Hòa

III

2.059

1.900

73

53

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

28

Chợ Trà Vy

Xã Vũ Công

III

1.003

1.000

75

54

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

 

Cộng

 

 

78.928

60.052

4.265

2.548

 

 

Cộng hiện tại: 28 chợ, trong đó: Hạng I là 0 chợ, hạng II: 06 chợ (chợ Gốc, chợ Sóc, chợ Cao Mại, chợ Nê, chợ Nụ, chợ Tây Hồ), hạng III: 22 chợ.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 28 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ (chợ Gốc), chợ hạng II là 06 chợ (chợ Sóc, chợ Cao Mại, chợ Nê, Chợ Nụ, chợ Tây Hồ, chợ Bặt), chợ hạng III là 21 chợ.

Số chợ được di chuyển xây mới là 04 chợ; trong đó có 2 chợ hạng III (chợ Dương Liễu xã Minh Tân, chợ Thuyền Định xã Trà Giang), 01 chợ hạng II là chợ Bặt xã Quang Bình và 1 chợ được di chuyển và nâng cấp thành hạng I (chợ Gốc). Các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: Số lượng chợ trên địa bàn không đổi; các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 04

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa Điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017-2020

2021-2025

1

Đầu mối Hải sản Đông Minh

Xã Đông Minh

III

3.792

3.000

150

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Hải sản Cửa Lân

Xã Nam Thịnh

III

3.200

2.000

120

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Quán

Xã Nam Trung

III

3.650

3.000

200

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Nam Thanh

Xã Nam Thanh

III

3.216

2.000

220

170

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Tây Lương

Xã Tây Lương

III

3.393

1.230

80

60

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Tiểu Hoàng

Xã Tây Sơn

III

3.331

2.000

180

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Cây Xanh

Xã Đông Quý

III

2.900

112

115

83

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Đông Xuyên

Xã Đông Xuyên

III

4.602

400

200

180

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Đức Cơ

Xã Đông Cơ

III

2.100

1.406

153

103

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Đông Trà

Xã Đông Trà

III

3.436

225

75

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Đông Hoàng

Xã Đông Hoàng

III

1.200

1.000

150

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Đông Phong

Xã Đông Phong

III

2.400

2.100

130

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ chiều Đông Hải

Xã Đông Hải

III

1.480

 

60

40

Xây mới trên nền chợ cũ

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Phong Lạc

Xã Đông Trung

III

900

900

100

80

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Đông Lâm

Xã Đông Lâm

III

3.100

1.500

318

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Đông Long

Xã Đông Long

III

1.800

800

110

80

Xây mới trên nền chợ cũ

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Lộc Trung

Xã Nam Hưng

III

3.300

120

40

40

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Nam Thắng

Xã Nam Thắng

III

2.900

2.000

110

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Hướng Tân

Xã Nam Hà

III

2.000

200

70

45

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Nam Hải

Xã Nam Hải

III

1.885

1.800

150

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Nam Hồng

Xã Nam Hồng

III

2.680

400

120

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Tây Tiến

Xã Tây Tiến

III

1.724

800

135

80

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Cồn Trắng

Xã Vân Trường

III

1.618

1.570

135

85

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ sáng Cồ Rổng

Xã Phương Công

III

2.850

2.550

130

110

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

25

Chợ Vũ Lăng

Xã Vũ Lăng

III

2.600

2.500

60

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

26

Chợ Thị trấn

Thị Trấn

III

4.126

1.819

96

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Tây Giang

Xã Tây Giang

III

3.250

3.000

155

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

28

Chợ Huyện

Xã An Ninh

II

5.047

1.000

210

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

 

Cộng

 

 

78.480

39.432

 

2.741

 

 

Cộng hiện tại: 28 chợ, trong đó: Chợ hạng II là 01 chợ (chợ Huyện), chợ hạng III là 27 chợ.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 28 chợ, trong đó: Chợ hạng II là 01 chợ (chợ Huyện) chợ hạng III là 27 chợ. Số chợ xây mới trên nền chợ cũ là 02 (chợ Đông Hải, chợ Đông Phong); Số chợ di chuyển xây mới là 01 chợ (chợ Phong Lạc xã Đông Trung) các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: Số lượng chợ trên 4 địa bàn không có sự thay đổi; các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 05:

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng

chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ Hệ

Xã Thụy Ninh

II

4.212

4.000

490

370

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Hồ

Xã Thụy Phong

III

3.449

1.285

 

 

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Thượng Phúc

Xã Thụy Sơn

III

3.023

1.138

143

123

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Gọc

Xã Thụy Việt

III

3.000

2.146

50

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Giành

Xã Thụy Văn

II

8.487

 

308

177

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Gú

Xã Thụy Lương

III

2.227

1.124

55

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Đụn

Xã Thụy Hồng

III

1.408

682

115

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Bàng

Xã Thụy Xuân

II

6.010

1.472

294

184

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Diêm Điền

Diêm Điền

II

4.872

1.169

155

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Quài

Xã Thái Hà

III

3.300

700

170

60

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Hồi

Xã Thụy Bình

III

1.036

250

207

57

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Phố

Xã Thái Dương

III

3.200

3.200

335

85

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Tây

Xã Thái Thịnh

II

4.385

1.500

336

215

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Bái

Xã Thái An

III

4.608

1.489

202

52

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Gạch

Xã Thái Tân

III

4.500

2.500

180

60

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Cầu

Xã Thái Hòa

III

2.820

2.000

500

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Lạng

Xã Thụy Chính

III

3.038

2.538

104

54

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Hiếu

Xã Thụy Quỳnh

III

1.918

186

290

220

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Thượng

Xã Thái Phúc

II

4.900

1.000

370

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Lục

Xã Thái Xuyên

II

5.592

996

178

68

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Chùa

Xã Thụy Trường

III

2.893

2.893

155

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Từ Đường

Xã Thụy Dân

III

1.138

 

55

30

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Quang Lang

Xã Thụy Hải

III

1.262

1.262

90

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ Cau

Xã Thụy Hưng

III

1.454

320

83

18

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

25

Chợ Họ

Xã Thụy Trinh

III

1.360

178

67

52

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

26

Chợ Thụy Dũng

Xã Thụy Dũng

III

1.500

500

120

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

27

Chợ Thái Hồng

Xã Thái Hồng

III

 

 

 

 

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

28

Chợ Sặt

Xã Thái Giang

III

1.300

1.300

60

40

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

29

Chợ An Cổ

Xã Thụy An

III

2.293

2.293

70

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

30

Chợ Đồng Hòa

Xã Thụy Phong

III

 

 

 

 

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

31

Chợ Mỹ Lộc

Xã Mỹ Lộc

III

2.200

614

350

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

32

Chợ Thụy Tân

Xã Thụy Tân

III

3.332

1.332

71

51

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

33

Chợ Thái Hưng

Xã Thái Hưng

III

3.600

 

 

 

Xây mới trên nền cũ

Cải tạo nâng cấp

34

Chợ Thái Thủy

Xã Thái Thủy

III

1.682

1.600

75

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

35

Chợ Thái Nguyên

Xã Thái Nguyên

III

1.500

600

55

25

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

36

Chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền

Xã Thụy Hà

I

26.616

 

537

 

Xây mới

Cải tạo nâng cấp

37

Chợ Hải Sản Thái Thượng

Xã Thái Thượng

II

 

 

 

 

Không quy hoạch

Quy hoạch hạng II

 

 

Cộng

 

128.115

42.266

6.270

2.816

 

 

Cộng hiện tại: có 35 chợ, được phân hạng như sau: Chợ hạng II là 7 chợ, chợ hạng III là 28 chợ.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 37 chợ, được phân hạng như sau: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 08 chợ, chợ hạng III là 28 chợ: số chợ xây mới là 03 chợ (chợ Đầu mối Hải sản Diêm Điền, chợ Hải sản Thái Thượng, chợ xã Thái Hưng); số chợ được di chuyển xây mới là 02 chợ là chợ Đồng Hòa xã Thụy Phong và chợ xã Thái Hồng, các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: Số lượng chợ trên địa bàn không có sự thay đổi; trên địa bàn vẫn quy hoạch 37 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 01 chợ, chợ hạng II là 8 chợ, chợ hạng III là 28 chợ. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 06:

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN BỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ Chùa

Xã Đông Á

II

9.406

1.200

450

300

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Nội

Xã Đông Xuân

III

1.775

420

256

130

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Gú

Xã Đông La

III

2.800

760

120

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Vàng

Xã Đông Phương

II

6.000

1.200

410

250

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Miếu

Xã Trọng Quan

III

2.500

400

212

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Cống Vực

Xã Đông Phú

III

2.300

700

250

170

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ An Bình

Xã Lô Giang

II

10.300

8.625

800

500

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Hậu

Xã Bạch Đằng

III

4.188

1.395

180

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Tìm

Xã Đông Hoàng

III

2.278

450

140

90

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Khô

Xã Hoa Lư

II

5.400

1.400

400

 

300

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Đống

Xã Đông Các

Ill

1.394

800

145

85

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Giắng

Xã Đông Tân

III

1.691

500

140

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Khuốc

Xã Phong Châu

III

2.013

400

200

160

Xây mới trên nền cũ

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Cau

Xã Minh Châu

III

606

50

40

40

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Vô Hồi

Xã Đông Kinh

III

2.500

650

200

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Nguyễn

Thị trấn Đông Hưng

III

3.277

805

160

120

Di chuyển xây mới hạng II

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Lác

Xã Mê Linh

IIl

1.337

300

190

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Rèm

Xã Hồng Giang

III

1.917

250

70

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Sổ

Xã Chương Dương

III

1.559

200

110

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Giắng

Xã Minh Tân

III

2.421

500

112

82

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Gạch

Xã Đông Xá

III

2.784

400

200

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Tuộc

Xã Phú Lương

III

1.440

250

112

72

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Phú

Thị trấn Tiên Hưng

III

3.400

800

240

160

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ Tăng

Xã Phú Châu

III

3.000

500

280

180

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

25

Chợ Bơn

Xã Hồng Châu

III

2.500

400

120

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

26

Chợ Phù La

Xã Đô Lương

III

1.200

190

130

90

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

27

Chợ Hoành Từ

Xã Đông Cường

III

1.003

450

120

80

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

28

Chợ Đọ

Xã Đông Sơn

II

4.200

900

550

350

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

29

Chợ Chùa Cần

Xã Đông Dương

III

2.615

200

110

70

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

30

Chợ Hôm Đình

Xã Đông Giang

III

1.350

50

30

20

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

31

Chợ Kỳ Hội

Xã Đông Hà

III

1.001

899

88

58

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

32

Chợ Phủ

Xã Đông Phong

III

2.452

800

180

120

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

33

Chợ Nguyên Xá

Xã Nguyên Xá

III

5.230

1.000

150

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

34

Chợ Đống Năm

Xã Đông Động

III

150

 

70

40

Di chuyển

xây mới

Cải tạo nâng cấp

35

Chợ Công

Xã Đông Vinh

III

1.703

300

224

144

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

36

Chợ Bái

Xã Đông Hợp

III

500

 

55

40

Xóa bỏ

 

37

Chợ Gòi

Xã Đông Hợp

III

1.650

600

111

51

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

38

Chợ Đô

Xã An Châu

III

2.000

200

73

53

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

39

Chợ Xép

Xã Liên Giang

III

1.000

 

 

 

Xây mới trên nền cũ

Cải tạo nâng cấp

40

Chợ Hôm

Xã Đông Sơn

III

637

80

175

100

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

 

 

Cộng: 40 chợ

 

64.947

16.550

3.218

2.050

 

 

Cộng hiện tại: Có 40 chợ, được phân hạng như sau: Chợ hạng II là 05 chợ, chợ hạng III là 35 chợ.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 39 chợ do đưa ra khỏi quy hoạch chợ Bái vì không có người họp, các chợ được phân hạng như sau: Chợ hạng II là 06 chợ, chợ hạng III là 33 chợ; 02 chợ được xây mới trên nền chợ cũ là chợ Xép xã Liên Giang, chợ Khuốc xã Phong Châu; chợ được di chuyển xây mới là 06 chợ gồm 05 chợ hạng III: Chợ Đống Năm xã Đông Động, chợ Hôm Đình xã Đông Giang, chợ Chùa Cần xã Đông Dương, chợ Cau xã Minh Châu và 01 chợ hạng II là chợ Nguyễn thị trấn Đông Hưng; các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: số lượng chợ trên địa bàn không có sự thay đổi; các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 07

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG HÀ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng chợ

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ huyện Hưng Hà

Thị trấn Hưng Hà

I

8.038

2.313

500

300

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Thị trấn Hưng Nhân

Thị trấn Hưng Nhân

II

4.884

1.200

210

160

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Nội

Xã Cộng Hòa

II

3.709

1.000

150

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Đô Kỳ

Xã Đông Đô

II

9.000

1.600

120

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Nhội

Xã Hồng Minh

II

5.000

1.200

120

20

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Khánh Mỹ

Xã Phúc Khánh

III

5.252

2.500

69

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Việt Yên

Xã Điệp Nông

III

7.701

1.200

98

48

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Diền

Xã Minh Hòa

III

3.087

1.500

70

20

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Minh Khai

Xã Minh Khai

III

2.903

1.500

60

15

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Hà

Xã Tân Lễ

III

4.799

1.200

80

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Giàng

Xã Tiến Đức

III

1.200

300

55

5

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ Và

Xã Chí Hòa

III

3.150

200

82

12

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Đìa

Xã Hồng An

III

1.315

850

96

10

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Lường

Xã Hòa Tiến

III

1.460

750

60

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Mẹo

Xã Thái Phương

III

2.300

2.300

102

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Trạm Chay

Xã Thống Nhất

III

2.722

1.000

56

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Dún

Xã Chi Lăng

III

2.025

1.000

53

15

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Buộm

Xã Tân Tiến

III

3.155

1.500

200

45

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Mới

Xã Văn Cẩm

III

1.950

1.200

52

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Diêm

Xã Minh Tân

III

1.915

1.150

53

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Mụa

Xã Hồng Lĩnh

III

2.538

250

53

20

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Tây Xuyên

Thị trấn Hưng Nhân

III

1.450

300

95

30

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Giác

Xã Kim Trung

III

2.000

0

35

5

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

 

23 chợ

 

 

81.553

26.013

2467

945

 

 

Cộng hiện tại: 23 chợ, được phân hạng như sau: Chợ hạng I là 01 chợ (chợ huyện Hưng Hà), chợ hạng II là 04 chợ (chợ Hưng Nhân, chợ Nội, chợ Đô Kỳ, chợ Nhội) còn lại là chợ hạng III gồm 18 chợ.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn huyện có 23 chợ, được phân hạng như sau: Chợ hạng I là 01 chợ (chợ huyện Hưng Hà), chợ hạng II là 04 chợ (Hưng Nhân, Nội, Đô Kỳ, Nhội) còn lại là chợ hạng III gồm 18 chợ.

Tiến hành thực hiện di chuyển và xây dựng mới 5 chợ gồm: 01 chợ hạng 1 là chợ huyện Hưng Hà, 02 chợ hạng II gồm: Chợ thị trấn Hưng Nhân và chợ Nhội xã Hồng Minh và 02 chợ hạng III là Chợ Diền Minh Hòa và chợ Giác xã Kim Trung. Các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: Số lượng chợ trên địa bàn không có sự thay đổi, các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 08

QUY HOẠCH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

TÊN CHỢ

Địa điểm

HIỆN TRẠNG

QUY HOẠCH

Hạng

ch

Diện tích chiếm đất (m2)

Diện tích xây dựng (m2)

Tổng số hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thường xuyên

2017 - 2020

2021 - 2025

1

Chợ Vĩnh Trà

Thị trấn An Bài

I

12.000

6.200

200

150

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

2

Chợ Rét

Xã An Vinh

III

2.491

2.941

85

65

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

3

Chợ Vĩnh

Xã Quỳnh Trang

II

4.800

1.200

238

208

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

4

Chợ Lầy

Xã An Ninh

II

9.000

7.000

465

420

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

5

Chợ Và

Xã Quỳnh Hội

III

1.119

1.119

150

80

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

6

Chợ Cổng

Xã Quỳnh Hồng

III

2.565

2.565

300

200

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

7

Chợ Quỳnh Côi cũ

Xã Quỳnh Hồng

III

8.556

8.556

560

230

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

8

Chợ Quỳnh Côi mới

Xã Quỳnh Hồng

I

15824

9.564

70

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

9

Chợ Mụa

Xã An ĐỒng

II

4.700

4.500

475

260

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

10

Chợ Tràng Lũ

Xã An Tràng

III

1.287

330

56

56

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

11

Chợ Nan

Xã Quỳnh Hoàng

III

2.009

350

150

80

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

12

Chợ An Lộng

Xã Quỳnh Hoàng

III

2.878

365

138

75

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

13

Chợ Me

Xã An Thái

III

2.250

390

183

107

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

14

Chợ Hôm

Xã Quỳnh Hoa

III

1.000

500

127

74

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

15

Chợ Giá

Xã Quỳnh Hưng

III

2.548

1.340

122

70

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

16

Chợ Hới

Xã Quỳnh Nguyên

II

5.129

1.400

465

320

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

17

Chợ Cầu

Xã Quỳnh Ngọc

II

5.813

2.000

760

410

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

18

Chợ Quỳnh Thọ

Xã Quỳnh Thọ

III

2.716

946

98

57

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

19

Chợ Kênh

Xã Đông Hải

III

1.670

1.100

66

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

20

Chợ Neo

Xã Đồng Tiến

III

3.000

2.500

609

352

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

21

Chợ Đồng Bằng

Xã An Lễ

II

4.687

3.500

352

202

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

22

Chợ Nhống

Xã An Khê

III

2.356

1.000

85

50

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

23

Chợ Quỳnh Minh

Xã Quỳnh Minh

III

2.120,3

2.120,3

105

85

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

24

Chợ Tò

Xã An Mỹ

III

3.858

3.858

450

250

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

25

Chợ Hiệp

Xã Quỳnh Giao

III

2.459

300

70

55

Di chuyển xây mới

Cải tạo nâng cấp

26

Chợ Vược

Xã An Hiệp

III

1.321

500

110

55

Cải tạo nâng cấp

Cải tạo nâng cấp

27

Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải

Xã Quỳnh Hải

I

 

 

 

 

Xây mới

Cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

108.157

66.145

6.289

4.036

 

 

Cộng hiện tại: Trên địa bàn huyện có 26 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 02 chợ, chợ hạng lI là 06 chợ (chợ Vĩnh Quỳnh Trang, chợ Lầy An Ninh, chợ Mụa An Đồng, chợ Hới Quỳnh Nguyên, chợ Cầu Quỳnh Ngọc, chợ Đồng Bằng An Lễ) còn lại là 18 chợ hạng III.

Giai đoạn 2017 - 2025: Trên địa bàn quy hoạch 27 chợ; trong đó: Chợ đầu mối hạng I là 03 chợ (Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải, chợ Vĩnh Trà An Bài, chợ Quỳnh Côi mới), chợ hạng II là 06 chợ (chợ Vĩnh Quỳnh Trang, chợ Lầy An Ninh, chợ Mụa An Đồng, chợ Hới Quỳnh Nguyên, chợ Cầu Quỳnh Ngọc, chợ Đồng Bằng An Lễ), còn lại là 18 chợ hạng III. Số chợ được xây dựng mới là 01 chợ (Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải hạng I), số chợ được di chuyển xây mới là 02 chợ hạng III, gồm: Chợ Hiệp xã Quỳnh Giao và chợ Và xã Quỳnh Hội. Các chợ còn lại được cải tạo nâng cấp.

Định hướng đến 2030: Đến thời điểm này trên địa bàn không đầu tư xây mới các chợ do vậy số lượng các chợ trên địa bàn không tăng; trên địa bàn vẫn quy hoạch 27 chợ; trong đó: Chợ đầu mối hạng I là 03 chợ (Chợ Đầu mối Nông sản Quỳnh Hải, chợ Vĩnh Trà An Bài, chợ Quỳnh Côi mới), chợ hạng II là 06 chợ (chợ Vĩnh Quỳnh Trang, chợ Lầy An Ninh, chợ Mụa An Đồng, chợ Hới Quỳnh Nguyên, chợ Cầu Quỳnh Ngọc, chợ Đồng Bằng An Lễ) còn lại là 18 chợ hạng III. Các chợ được cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang hơn nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân.

 

PHỤ LỤC 09

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết     /2017/NQ-HĐND ngày     tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Địa bàn

Thực trạng

Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 -2025, định hướng đến năm 2030

1.

Thành phố Thái Bình

Có 18 chợ, trong đó:

+ hạng I: 01 chợ

+ hạng II: 03 chợ

+ hạng III: 14 chợ

Có 20 chợ và 01 chợ thuộc diện xóa; trong đó:

- Chợ hạng I = 01 chợ,

- Chợ hạng II = 03 chợ,

- Chợ hạng III = 16 chợ,

- Chợ được xóa bỏ = 01 chợ,

- Đưa ra khỏi Quy hoạch = 03 chợ (vì không có đất)

- Xây mới 03 chợ hạng III,

- Di chuyển xây mới 03 chợ hạng III,

- Cải tạo nâng cấp 14 chợ

2.

Huyện Vũ Thư

Có 23 chợ trong đó:

+ hạng II: 06 chợ

+ hạng III: 17 chợ

+ 01 chợ thuộc diện xóa

Có 23 chợ và 01 chợ thuộc diện xóa; trong đó:

- Chợ hạng II = 07 chợ,

- Chợ hạng III là 16 chợ,

- Chợ được xóa bỏ = 01 chợ,

- Chợ bổ sung quy hoạch = 01 chợ hạng II,

- Chợ di chuyển xây mới = 03 chợ hạng III,

- Cải tạo nâng cấp = 19 chợ.

3.

Huyện Kiến Xương

Có 28 chợ, trong đó:

+ hạng II: 02 chợ

+ hạng III: 26 chợ

Có 28 chợ, trong đó:

- Chợ hạng I = 01 chợ,

- Chợ hạng II = 06 chợ,

- Chợ hạng III là 21 chợ,

- Xây mới trên nền chợ cũ 01 chợ (chợ Quyết Tiến);

- Di chuyển xây mới 5 chợ (03 chợ hạng III, 01 chợ hạng I và 01 chợ hạng II)

- Cải tạo nâng cấp 22 chợ.

4.

Huyện Tiền Hải

Có 28 chợ, trong đó:

+ hạng II: 01 chợ

+ hạng III: 27 chợ

Có 28 chợ, trong đó:

- Chợ hạng I = 0 chợ,

- Chợ hạng II = 01 chợ (chợ Huyện),

- Chợ hạng III = 27 chợ,

- Xây mới trên nền chợ cũ = 02 chợ hạng III

- Di chuyển xây mới = 01 chợ hạng III,

- Cải tạo nâng cấp = 25 chợ.

5.

Huyện Thái Thụy

Có 35 chợ, trong đó:

+ hạng II: 06 chợ

+ hạng III: 29 chợ

Có 37 chợ, trong đó:

- Chợ hạng I = 01 chợ,

- Chợ hạng II = 08 chợ,

- Chợ hạng III = 28 chợ,

- Xây mới = 03 chợ trong đó xây mới hoàn toàn 01 chợ hạng I và 01 chợ hạng II, xây mới trên nền đất cũ 01 chợ hạng III,

- Di chuyển xây mới = 02 chợ hạng III,

- Cải tạo nâng cấp = 32 chợ

6

Huyện Đông Hưng

Có 40 chợ, trong đó:

+ hạng II: 05 chợ

+ hạng III: 35 chợ

Có 39 chợ và 01 chợ thuộc diện xóa; trong đó:

- Chợ hạng I = 0 chợ,

- Chợ hạng II = 06 chợ,

-Chợ hạng III là 33,

- Xây mới trên nền chợ cũ = 02 chợ hạng III,

- Di chuyển xây mới = 06 chợ, trong đó hạng II = 01 chợ, hạng III = 05 chợ,

- Cải tạo nâng cấp = 31 chợ.

7.

Huyện Hưng Hà

Có 23 chợ, trong đó:

+ hạng I: 01 chợ

+ hạng II: 04 chợ

+ hạng III: 18 chợ

Có 23 chợ, trong đó:

- Chợ hạng I = 01 chợ,

- Chợ hạng II = 04 chợ,

- Chợ hạng III = 18 chợ,

- Di chuyển xây mới = 05 chợ, trong đó: hạng 1 = 01 chợ, hạng II = 02 chợ, hạng III = 02 chợ.

- Cải tạo nâng cấp= 18 chợ.

8

Huyện Quỳnh Phụ

Có 26 chợ, trong đó:

+ hạng I: 02 chợ

+ hạng II: 06 chợ

+ hạng III: 18 chợ

Có 27 chợ; trong đó:

- Chợ đầu mối hạng I = 03 chợ,

- Chợ hạng II = 06 chợ,

- Chợ hạng III = 18 chợ,

- Xây mới chợ hạng I = 01 chợ,

- Di chuyển xây mới chợ hạng III = 02 chợ,

- Cải tạo nâng cấp = 24 chợ.

 

Toàn tỉnh

Có 221 chợ, gồm:

+ hạng I: 04 chợ

+ hạng II: 38 chợ

+ hạng III: 179 chợ

+ Có 228 chợ, trong đó có 03 chợ thuộc diện xóa bỏ, các chợ còn lại được phân hạng như sau:

Hạng I = 07 chợ,

Hạng II = 41 chợ,

Hạng III = 180 chợ.

+ Số lượng chợ xóa bỏ: 03 chợ hạng III

+ Số lượng chợ xây mới là 12 chợ, trong đó: Xây mới hoàn toàn 06 chợ gồm: 02 chợ hạng I, 01 chợ hạng II và 03 chợ hạng III.

Xây mới trên nền đất cũ 06 chợ hạng III.

+ Số lượng chợ di chuyển xây mới là 27 chợ gồm: 02 chợ hạng I, 04 chợ hạng II và 21 chợ hạng III.

+ Số chợ cải tạo nâng cấp là 186 chợ.

 

PHỤ LỤC 10

DANH MỤC CÁC CHỢ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số    /2017/NQ-HĐND ngày      tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Tên chợ

Địa điểm

Hạng chợ

Hình thức dự kiến đầu tư

Ghi chú

I

Thành phố Thái Bình

 

 

 

 

1

Chợ xã Vũ Đông

Xã Vũ Đông

III

Xây mới

 

2

Chợ xã Tân Bình

Xã Tân Bình

III

Xây mới

 

3

Chợ xã Phú Xuân

Xã Phú Xuân

III

Xây mới

 

II

Huyện Vũ Thư

 

 

 

 

4

Chợ Hàng

Xã Trung An

III

Di chuyển xây mới

 

5

Chợ Chi Phong

Xã Hồng Phong

II

Di chuyển xây mới chợ hạng III

 

6

Chợ Giai

Xã Minh Lãng

III

Di chuyển xây mới chợ hạng III

 

III

Huyện Kiến Xương

 

 

 

 

7

Chợ Dương Liễu

Xã Minh Tân

III

Di chuyển xây mới hạng III

 

8

Chợ Dương Liễu

Xã Bình Định

III

Di chuyển xây mới hạng III

 

9

Chợ Bặt

Xã Quang Bình

III

Di chuyển xây mới hạng II

 

10

Chợ Gốc

Xã Bình Thanh

II

Di chuyển xây mới hạng I

 

11

Chợ Thuyền Định

Xã Trà Giang

III

Di chuyển xây mới hạng III

 

12

Chợ Quyết Tiến

Xã Quyết Tiến

III

Xây mới trên nền cũ hạng III

 

IV

Tiền Hải

 

 

 

 

13

Chợ Đông Long

Xã Đông Long

III

Xây mới trên nền cũ

 

14

Phong Lạc

Xã Đông Trung

III

Di chuyển xây mới hạng III

 

15

Chợ chiều Đông Hải

Xã Đông Hải

III

Xây mới trên nền cũ

 

V

Thái Thụy

 

 

 

 

16

Chợ xã Thái Hưng

Xã Thái Hưng

III

Xây mới

 

17

Chợ xã Thái Hồng

Xã Thái Hồng

III

Di chuyển xây mới

 

18

Chợ Đồng Hòa

Xã Thụy Phong

III

Di chuyển xây mới

 

VI

Đông Hưng

 

 

 

 

19

Chợ Đông Năm

Xã Đông Động

III

Di chuyển xây mới

 

20

Chợ Xép

Xã Liên Giang

III

Di chuyển xây mới

 

21

Chợ Khuốc

Xã Phong Châu

III

Xây mới

 

22

Chợ Hôm Đình

Xã Đông Giang

III

Di chuyển xây mới

 

23

Chợ Chùa Cần

Xã Đông Dương

III

Di chuyển xây mới

 

24

Chợ Cau

Xã Minh Châu

III

Di chuyển xây mới

 

25

Chợ Cống Vực

Xã Đồng Phú

III

Di chuyển xây mới

 

VII

Hưng Hà

 

 

 

 

26

Chợ huyện Hưng Hà

TT Hưng Hà

I

Di chuyển xây mới

 

27

Chợ Nhội

Xã Hồng Minh

II

Di chuyển xây mới

 

28

Chợ Thị trấn Hưng Nhân

Thị trấn Hưng Nhân

II

Di chuyển xây mới

 

29

Chợ Diền

Xã Minh Hòa

III

Di chuyển xây mới

 

30

Chợ Giác

Xã Kim Trung

III

Di chuyển xây mới

 

VIII

Quỳnh Phụ

 

 

 

 

31

Chợ đầu mối Nông sản Quỳnh Hải

Xã Quỳnh Hải

I

Xây mới

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 05/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Đặng Trọng Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản