Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2021/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 02 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
KHÓA VII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh về dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số;
Xét Tờ trình số 1447/TTr-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hoá - xã hội và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng a) Phạm vi điều chỉnh
Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu chung
Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý và tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Quy mô dân số: 1.152.000 người.
b) Giảm sinh: 0,2%o/năm; tổng tỷ suất sinh đạt 2,24 con/phụ nữ.
c) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn: 12,5%.
d) Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73%.
đ) Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 70%.
e) Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 50%.
g) Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70%.
h) Giảm tỷ lệ tảo hôn xuống 3%; cơ bản xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống.
i) Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 73 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe tối thiểu 67 năm.
k) Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.
l) Tỷ số giới tính khi sinh đạt dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
m) Tỷ lệ dân số đô thị đạt 62 - 65%.
4. Các chỉ tiêu định hướng đến năm 2030
a) Quy mô dân số: 1.178.000 người.
b) Giảm sinh: 0,15%o/năm; tổng tỷ suất sinh đạt 2,1 con/phụ nữ.
c) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn: 10%.
d) Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 75%.
đ) Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%.
e) Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70%.
g) Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90%.
h) Giảm tỷ lệ tảo hôn xuống 1%; không còn hôn nhân cận huyết thống.
i) Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 74 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe tối thiểu 68 năm.
k) 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.
l) Tỷ số giới tính khi sinh đạt dưới 108 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
m) Tỷ lệ dân số đô thị đạt 65 - 70%.
5. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác dân số và phát triển.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số. Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới tính khi sinh, toàn dân phát huy chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhất là việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; ngăn ngừa có hiệu quả việc làm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi.
b) Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số và phát triển
Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đổi mới toàn diện và đa dạng các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp từng nhóm đối tượng. Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương, địa phương; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.
c) Hoàn thiện cơ chế chính sách và thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách về công tác dân số và phát triển
Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố với mức phụ cấp bằng 0,2 mức lương cơ sở trên người/tháng để thực hiện tốt nhiệm vụ về công tác dân số theo quy định.
Hỗ trợ chính sách đối với cán bộ y tế trực tiếp làm phẫu thuật triệt sản; các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ tự nguyện thực hiện biện pháp tránh thai triệt sản.
Thực hiện chính sách khen thưởng đối với các cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên, mức thưởng cho từng giai đoạn và từng khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn liên quan về công tác dân số và phát triển.
d) Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số
Rà soát, nghiên cứu, đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ y - sinh học, công nghệ thông tin trong triển khai và quản lý dịch vụ dân số.
đ) Đảm bảo nguồn lực cho công tác dân số và phát triển
Đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số và phát triển, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương và chi thường xuyên, Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết trong giai đoạn mới.
Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ vào khả năng và điều kiện của địa phương, xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dân số và phát triển.
e) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số
Tiếp tục kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển hiện nay theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, thực hiện chức năng quản lý và điều phối có hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới.
g) Tăng cường hợp tác quốc tế
Các cơ quan liên quan tham gia xây dựng, tổ chức đàm phán, thực hiện các chương trình, dự án dân số và phát triển nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ cho công tác dân số và phát triển phát triển trên địa bàn tỉnh.
6. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025: 85 tỷ đồng (tám mươi lăm tỷ đồng).
b) Kinh phí ngân sách địa phương giai đoạn 2026 - 2030: 90 tỷ đồng (chín mươi tỷ đồng).
Điều 2. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 7c/2009/NQCĐ-HĐND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14 thông qua ngày 26 tháng 02 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 7c/2009/NQCĐ-HĐND về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Nghị quyết 78/2013/NQ-HĐND tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2020
- 3Quyết định 12/2017/QĐ-UBND Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020
- 4Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2017-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Kế hoạch 2127/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Kế hoạch 3200/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Kế hoạch 2725/KH-UBND về hoạt động công tác Dân số năm 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh
- 8Kế hoạch 5739/KH-UBND năm 2021 về triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về Dân số và phát triển tỉnh Bình Dương
- 1Pháp lệnh dân số năm 2003
- 2Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008
- 3Nghị quyết 78/2013/NQ-HĐND tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2020
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 12/2017/QĐ-UBND Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020
- 7Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2017-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Thông tư 02/2021/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Kế hoạch 2127/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Kế hoạch 3200/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 12Kế hoạch 2725/KH-UBND về hoạt động công tác Dân số năm 2021 tại thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 5739/KH-UBND năm 2021 về triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về Dân số và phát triển tỉnh Bình Dương
Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND về đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 04/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Lê Trường Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra