Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/NQ-HĐND | An Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH AN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ 8
(từ ngày 07 đến ngày 08 tháng 7 năm 2014)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;
Sau khi xem xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang như sau:
Nghị quyết này quy định về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và xử lý kỷ luật, đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
a) Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang, bao gồm:
- Cán bộ, công chức và người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh và ở huyện, thị xã, thành phố.
- Công chức, viên chức và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh và ở huyện, thị xã, thành phố (ngoại trừ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh An Giang).
- Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất và gạch đầu dòng thứ hai điểm này được Đảng, Nhà nước điều động, phân công và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở khóm, ấp.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến hoạt động chức danh đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước khi được cơ quan có thẩm quyền cử đi bồi dưỡng kiến thức.
b) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nêu tại điểm a khoản này.
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh An Giang.
a) Trợ cấp học phí: gồm học phí chính khóa, chi phí thi tốt nghiệp lần 1. Các khoản học phí, chi phí này phải có chứng từ hợp pháp của cơ sở đào tạo khi thanh toán.
- Sau đại học:
+ Đối với nghiên cứu sinh: 1.500.000 đồng/người/năm học.
+ Đối với cao học, chuyên khoa cấp II: 1.200.000 đồng/người/năm học.
+ Đối với chuyên khoa cấp I: 1.000.000 đồng/người/năm học.
- Đại học, cao đẳng và cao cấp chính trị: 800.000 đồng/người/năm học.
- Trung cấp và trung cấp chính trị: 500.000đồng/người/năm học.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác:
+ Học ngoài tỉnh: thanh toán theo phiếu thu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
+ Học trong tỉnh: được cung cấp tài liệu học tập theo yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng (không kể tài liệu tham khảo).
c) Trợ cấp đi nghiên cứu thực tế theo kế hoạch tổ chức lớp học đối với cán bộ, công chức, viên chức học các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:
- Đối với các lớp cao cấp, đại học, cao học, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện Chính trị khu vực, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: trợ cấp phần chênh lệch giữa chi phí thực tế và kinh phí cơ sở đào tạo cấp theo quy định nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học.
- Đối với các lớp trung cấp tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh thì cơ sở đào tạo quyết định mức chi như sau:
+ Chi trả tiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế: Theo hợp đồng, chứng từ chi thực tế.
+ Trợ cấp một phần tiền ăn, tiền nghỉ cho học viên trong những ngày đi thực tế theo định mức trợ cấp tiền ăn và tiền thuê chỗ nghỉ theo quy định tại Nghị quyết này.
d) Trợ cấp tiền ăn:
- Học ở trong tỉnh: 40.000 đồng/người/ngày (bao gồm cả trường hợp đi đào tạo dài hạn theo hình thức tập trung nhiều đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày).
đ) Trợ cấp tiền thuê chỗ nghỉ:
+ Chương trình toàn khóa học có thời gian từ 10 ngày trở xuống: Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ không quá chế độ công tác phí.
+ Chương trình toàn khóa học có thời gian trên 10 ngày: 30.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đi đào tạo dài hạn theo hình thức tập trung nhiều đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày thì được hưởng 60.000 đồng/người/ngày.
- Học ở trong tỉnh: Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã được ngân sách đầu tư xây dựng phòng nghỉ phải có trách nhiệm bố trí chỗ nghỉ cho học viên có khoảng cách từ trụ sở cơ quan, đơn vị công tác đến cơ sở đào tạo từ 15 km trở lên đối với những lớp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí thực hiện, không được thu thêm khoản tiền phòng nghỉ của học viên. Trường hợp không bố trí được chỗ nghỉ thì cơ sở đào tạo có trách nhiệm chi trợ cấp tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên như sau:
+ Chương trình toàn khóa học có thời gian từ 10 ngày trở xuống: Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ không quá chế độ công tác phí.
+ Chương trình toàn khóa học có thời gian trên 10 ngày: 20.000 đồng/người/ngày (bao gồm cả trường hợp đi đào tạo dài hạn theo hình thức tập trung nhiều đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày).
e) Trợ cấp tiền tàu xe đi lại:
- Đối với học ngoài tỉnh hoặc trong tỉnh mà cơ sở đào tạo cách trụ sở cơ quan, đơn vị công tác từ 15 km trở lên: Thanh toán tiền tàu xe đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học tập theo chế độ công tác phí hiện hành cho 01 (một) lượt đi và về cộng với nghỉ hè, nghỉ lễ, Tết theo quy định (nếu có phát sinh trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng). Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn nhưng tập trung nhiều đợt trong năm thì được trợ cấp tiền tàu xe đi lại theo chế độ này từ nguồn kinh phí đào tạo do Sở Nội vụ quản lý; các lượt đi và về khác thì cơ quan, đơn vị của cán bộ, công chức, viên chức đi học xem xét hỗ trợ tiền tàu xe đi lại theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
- Đối với học trong tỉnh mà cơ sở đào tạo cách trụ sở cơ quan, đơn vị công tác từ 05 km đến dưới 15 km: Thanh toán theo mức khoán là 20.000 đồng/người/ngày (theo giấy báo hoặc giấy xác nhận của cơ sở đào tạo).
g) Trợ cấp đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học:
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức được trợ cấp 10.000 đồng/người/ngày.
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức đang mang thai hoặc có con nhỏ dưới 60 tháng tuổi: được trợ cấp như nữ cán bộ, công chức, viên chức và thêm 5.000 đồng/người/ngày.
h) Hỗ trợ tiền mua trang bị, quân phục cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng I và II: Thanh toán theo chứng từ hợp pháp của cơ sở đào tạo.
a) Trợ cấp tiền ăn và tiền tàu xe đi lại:
- Được trợ cấp tiền ăn và tiền tàu xe đi lại theo điểm d và điểm e khoản 4 Điều này trong trường hợp đề án đào tạo, bồi dưỡng mà cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia xác nhận hoặc thông báo hoặc có quy định về việc không cấp tiền ăn và tiền tàu xe đi lại từ nơi công tác đến nơi học tập và ngược lại.
- Được cấp bù cho bằng với định mức tiền ăn và tiền tàu xe đi lại theo điểm d và điểm e khoản 4 Điều này trong trường hợp đề án đào tạo, bồi dưỡng mà cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia có trợ cấp tiền ăn và tiền tàu xe đi lại nhưng thấp hơn định mức theo điểm d và điểm e khoản 4 Điều này.
b) Trợ cấp học phí:
- Trợ cấp toàn bộ học phí trong trường hợp đề án đào tạo, bồi dưỡng mà cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia có quy định phải đóng học phí.
- Mức đóng học phí này phải tương ứng với quy định hiện hành của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
a) Chi thuê cơ sở đào tạo (bao gồm chi phí biên soạn giáo trình, tài liệu; chi thù lao giảng viên; chi phí quản lý khóa học; chi thuê địa điểm đào tạo...): Thanh toán theo hợp đồng đã ký kết với cơ sở đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo không bố trí được địa điểm tổ chức khóa học, cần phải thuê ngoài thì chi phí thuê địa điểm đào tạo thanh toán theo hợp đồng thuê địa điểm đào tạo.
b) Chi mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài (nếu có): theo hợp đồng đã ký với giảng viên người nước ngoài hoặc với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (nơi cử giảng viên đến Việt Nam giảng dạy). Chi phí thuê chuyên gia, giảng viên là người nước ngoài bao gồm: tiền vé máy bay đi lại quốc tế, chi phí đi lại trong nước, tiền thù lao cho giảng viên, chi phí ăn nghỉ cho chuyên gia, giảng viên (nếu không tính trong tiền thù lao), các khoản tiền phải trả cho cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (nếu có).
c) Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có): Thanh toán theo hợp đồng đã ký với cơ sở đào tạo hoặc theo mức thu của đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức kỳ thi.
d) Tiền thuê phòng ở trong thời gian đào tạo:
- Nếu tổ chức chỗ ở tập trung, mức chi theo hợp đồng ký kết với cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê phòng ở.
- Nếu không tổ chức chỗ ở cho học viên thì định mức chi áp dụng theo điểm đ khoản 4 Điều này.
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe đi lại và trợ cấp cho nữ theo điểm d, điểm e và điểm g khoản 4 Điều này.
a) Chi đào tạo dài hạn ở nước ngoài gồm các nội dung và mức chi sau:
- Học phí và các khoản lệ phí bắt buộc (nếu có) phải trả cho các cơ sở đào tạo nước ngoài căn cứ vào hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền nước sở tại).
- Chi phí visa: Theo thực tế phát sinh.
- Sinh hoạt phí được trợ cấp theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Nghị quyết này bao gồm tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, chi phí đi lại hàng ngày và được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền). Trường hợp vượt quá thời gian quy định, cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đi đào tạo xem xét, quyết định cụ thể.
- Bảo hiểm y tế tối thiểu áp dụng chung cho lưu học sinh nước ngoài của nước sở tại được cấp bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền nước sở tại trên cơ sở không vượt quá mức quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Nghị quyết này.
+ Trường hợp mức bảo hiểm y tế tối thiểu đảm bảo yêu cầu để nhập học tại nước sở tại cao hơn hoặc thấp hơn quy định tại Phụ lục số 02 nêu trên thì thực hiện theo quy định của nước sở tại do cơ sở đào tạo của nước ngoài thông báo trong giấy tiếp nhận học.
+ Đối với một số nước không quy định trong Phụ lục số 02 đính kèm thì cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đào tạo xem xét, quyết định cụ thể.
+ Trường hợp cán bộ (lưu học sinh) mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn mức quy định tại Nghị quyết này thì cán bộ (lưu học sinh) phải tự bù phần chênh lệch.
- Tiền vé máy bay hạng phổ thông (hạng economy) hoặc vé tàu một lượt đi từ Việt Nam đến nơi học tập và 1 lượt về từ nơi học tập về Việt Nam trong 1 khóa học.
- Tiền lệ phí sân bay, tiền tàu, xe từ sân bay đến trường và ngược lại cho mỗi lượt đi và về nêu trên được thanh toán theo chứng từ hợp pháp nhưng tối đa không quá 100 đôla Mỹ.
- Chi phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có): Căn cứ vào các quy định của ngân hàng nước sở tại, ngân hàng phục vụ ở Việt Nam, nếu có phát sinh lệ phí chuyển tiền hoặc nhận tiền qua ngân hàng thì được Nhà nước cấp khoản chi này.
- Chi phí làm hộ chiếu, khám sức khoẻ, chi tiền tàu xe đi và về cho cán bộ từ cơ quan đến sân bay, nhà ga, bến tàu... (một lượt đi, về cho một lần đi học): mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các khoản chi khác có liên quan theo quy định của nước sở tại.
b) Chi bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) ở nước ngoài:
- Trường hợp thành lập đoàn cán bộ đi học tập trung ở nước ngoài:
+ Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Riêng chi sinh hoạt phí (chi phí ăn, ở) cho cán bộ trong thời gian học tập ở nước ngoài căn cứ vào nội dung, yêu cầu của khóa học, đối tượng tham gia khóa học để thực hiện. Cụ thể, trường hợp khóa học có thời gian dưới 6 tháng: mức chi tối đa theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Tuỳ theo tình hình thực tế, cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đào tạo quyết định mức chi cho phù hợp nhưng không được vượt quá mức chi theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp khóa học có thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm: thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ ba điểm a khoản này.
+ Chi tiền tàu xe đi và về cho cán bộ từ cơ quan công tác đến sân bay, nhà ga, bến tàu... (một lượt đi, về cho một lần đi học): thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành.
+ Các khoản chi khác có liên quan theo quy định của nước sở tại.
- Trường hợp không thành lập đoàn đi học tập trung mà cử cán bộ ra nước ngoài tham dự các khóa bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài: Chi theo các nội dung và mức chi quy định tại điểm a khoản này. Riêng chi phí ăn, ở cho cán bộ trong thời gian học tập ở nước ngoài thực hiện như sau:
+ Trường hợp khóa học có thời gian dưới 6 tháng: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
+ Trường hợp khóa học có thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm: thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ ba điểm a khoản này.
- Chi phí thuê phiên dịch gồm:
+ Nếu thuê người từ bên ngoài làm phiên dịch thì mức chi thuê biên dịch trong nước đối với biên dịch tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU sang tiếng Việt tối đa không quá 120.000 đồng/trang (350 từ); tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU tối đa không quá 150.000 đồng/trang (350 từ); Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch nêu trên. Đối với dịch nói thông thường thì tối đa không quá 150.000 đồng/giờ/người, tương đương không quá 1.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng; Dịch đuổi (dịch đồng thời) thì tối đa không quá 400.000 đồng/giờ/người, tương đương 3.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng.
+ Nếu thuê người từ bên ngoài làm phiên dịch thì mức chi thuê biên dịch ở nước ngoài thực hiện theo cơ chế hợp đồng công việc khoán gọn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi bồi dưỡng xem xét, quyết định.
+ Nếu cán bộ phiên dịch là người của cơ quan nhà nước được hưởng các chế độ như thành viên đoàn cán bộ đi học.
- Vé máy bay áp dụng cho các đối tượng tham dự các khóa bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
- Thạc sĩ, chuyên khoa cấp I: 20.000.000 đồng/người. Trường hợp tốt nghiệp loại xuất sắc (có điểm bảo vệ luận văn và điểm bình quân học tập tích lũy cả khóa từ 9/10 hoặc tương đương trở lên) được cấp thêm 2.000.000 đồng/người.
- Chuyên khoa cấp II: 30.000.000 đồng/người.
- Tiến sĩ: 40.000.000 đồng/người.
Cán bộ, công chức, viên chức đã tốt nghiệp lớp chuyển đổi từ chuyên khoa cấp I sang thạc sĩ hoặc ngược lại; hoặc tốt nghiệp lớp chuyển đổi từ chuyên khoa cấp II sang tiến sĩ hoặc ngược lại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2003 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế mà trước đây đã hưởng chính sách trợ cấp làm luận văn tốt nghiệp hoặc đã hưởng chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ sau đại học thì nay không được hưởng trợ cấp này.
9. Xử lý kỷ luật, đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học mà vi phạm kỷ luật học tập ở mức bị cơ sở đào tạo buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định từ Điều 78 đến Điều 83 Luật cán bộ, công chức và các Điều 52, 53, 54, 56 Luật viên chức. Kể từ khi có quyết định buộc thôi học của cơ sở đào tạo hoặc khi có hành vi tự ý bỏ học, cán bộ, công chức, viên chức không được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại Nghị quyết này.
- Đối với đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước: Tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi phục vụ chưa đủ thời gian theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và Điều 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP .
- Đối với đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí tự túc, học bổng, viện trợ từ những nguồn không thuộc ngân sách nhà nước: Tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi phục vụ chưa đủ thời gian 5 năm kể từ ngày nhận trợ cấp khuyến khích.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung tại
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2014, có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ sau đại học trên địa bàn tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
MỨC SINH HOẠT PHÍ CỦA LƯU HỌC SINH THEO CÁC ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH AN GIANG
(kèm theo Nghị quyết số 20/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Tên nước | Mức sinh hoạt phí toàn phần (USD; EURO/lưu học sinh/tháng) | |
Bằng đồng đôla Mỹ (USD) | Bằng đồng EURO | |
Ấn Độ | 455 |
|
Trung Quốc | 455 |
|
Đài Loan | 455 |
|
Campuchia, Lào | 390 |
|
Mông Cổ | 390 |
|
Hàn Quốc, Xinh-ga-po | 650 |
|
Thái Lan, Phi-lip-pin, Malaisia | 390 |
|
Ba Lan | 520 |
|
Bungary | 520 |
|
Hungary | 520 |
|
Cộng hòa Séc | 520 |
|
Cộng hoà Slôvakia | 520 |
|
Rumani | 520 |
|
Ucraina, Bêlarútxia | 520 |
|
Liên bang Nga | 520 |
|
Cuba | 390 |
|
Các nước Tây, Bắc Âu |
| 960 |
Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản | 1.300 |
|
Úc, Niu Di-lân | 1.120 |
|
Ai Cập | 585 |
|
MỨC BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH CÁC ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH AN GIANG
(kèm theo Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Tên nước | Mức bảo hiểm y tế đối với lưu học sinh | |
USD/lưu học sinh/năm | EUR/lưu học sinh/năm | |
Campuchia, Lào | 150 |
|
Balan, Bêlarútxia, Ucraina | 150 |
|
Các nước Tây Âu và Bắc Âu |
| 900 |
Nhật Bản | 410 |
|
Úc và Niu Di-lân | 300 |
|
Mỹ, Canada, Anh | 1.000 |
|
* Ghi chú: Đối với một số nước không liệt kê trong phụ lục này sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể theo quy định./.
- 1Nghị quyết 15/2011/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Quyết định 282/QĐHC-CTUBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2014 tỉnh Sóc Trăng
- 3Kế hoạch 151/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014
- 4Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 6010/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 6Nghị quyết 43/2014/NQ-HĐND phê duyệt chế độ trợ cấp khuyến khích đối với đối tượng công, viên chức, nhân viên công tác trong ngành giáo dục, y tế, kiểm lâm, văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 90/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 01/2015/QĐ-UBND
- 8Quyết định 146/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2019
- 9Nghị quyết 14/2019/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang
- 10Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 1Nghị quyết 15/2011/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang
- 3Quyết định 146/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2019
- 4Nghị quyết 14/2019/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang
- 5Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 2Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT hướng dẫn chuyển đổi giữa các văn bằng và trình độ đào tạo sau đại học trong linh vực y tế do Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Luật cán bộ, công chức 2008
- 6Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 8Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 9Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 10Luật viên chức 2010
- 11Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 12Nghị định 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
- 13Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 14Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 15Quyết định 282/QĐHC-CTUBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2014 tỉnh Sóc Trăng
- 16Kế hoạch 151/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014
- 17Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 18Quyết định 6010/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015
- 19Nghị quyết 43/2014/NQ-HĐND phê duyệt chế độ trợ cấp khuyến khích đối với đối tượng công, viên chức, nhân viên công tác trong ngành giáo dục, y tế, kiểm lâm, văn hóa trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 20Quyết định 90/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 01/2015/QĐ-UBND
Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh An Giang
- Số hiệu: 02/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Phan Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra