Hệ thống pháp luật

NGHỊ ĐỊNH THƯ

HỘI NHẬP NGÀNH NÔNG SẢN ASEAN

Chính phủ các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây được gọi là “Lao PDR’), Ma-lay-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Sing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Quốc gia thành viên của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (sau đây được gọi chung là “ASEAN” hay “Các Quốc gia thành viên” hay gọi riêng là “Quốc gia thành viên”);

NHẮC LẠI Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Hoà hợp Bali II) đã được thông qua tại Bali, Indonesia ngày 7/10/2003, theo đó ASEAN cam kết hội nhập và liên kết kinh tế nội bộ sâu hơn và rộng hơn, với sự tham gia của khu vực tư nhân, nhằm thực hiện mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN;

MONG MUỐN rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, biến sự đa dạng vốn là nét đặc trưng của khu vực thành những cơ hội và sự bổ trợ về kinh doanh nhằm làm cho ASEAN trở thành một mắt xích phát triển năng động và mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu;

GHI NHẬN rằng, như một bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nhà Lãnh đạo đã ký Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên vào ngày 30/11/2004 tại Viên Chăn, Lào (sau đây được gọi là “Hiệp định khung”);

ĐÃ tiến hành một vòng các cuộc đàm phán ban đầu và hoàn thành lộ trình hội nhập toàn diện ngành nông sản trong ASEAN,

ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:

Điều 1:Mục tiêu

Mục tiêu của Nghị định thư này là đề ra các biện pháp được xác định trong Lộ trình được nêu tại Điều 2, do các Quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống ngành nông sản.

Điều 2: Các biện pháp

1. Các biện pháp hội nhập sẽ được thực hiện bao gồm hai nhóm lớn, có tính đến các thoả thuận hiện tại hoặc các biện pháp liên quan đã được cam kết trước đây, cụ thể là:

(a) Các biện pháp chung liên quan đến tất cả các ngành ưu tiên; và

(b) Các biện pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành nông sản.

2. Tất cả các nhóm biện pháp sẽ được thực hiện đồng thời.

3. SEOM có thể đàm phán bổ sung, khi và nếu cần thiết, nhằm xem xét các biện pháp hội nhập mới đối với ngành này.

Điều 3: Biện pháp khẩn cấp

1. Điều 6 của Hiệp định Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) về các Biện pháp Tự vệ sẽ được áp dụng đối với Nghị định thư này.

2. Khi các biện pháp khẩn cấp được áp dụng theo Điều khoản này, một thông báo tức thì về hành động đó sẽ được gửi tới các Bộ trưởng phụ trách nhập kinh tế ASEAN theo quy định của Điều 19 của Hiệp định khung, và hành động đó có thể được tham vấn theo Điều 22 của Hiệp định khung.

Điều 4: Các phụ lục

1. Lộ trình của Ngành nông sản sẽ làm thành Phụ lục 1 của Nghị định thư này và là một phần không tách rời của Nghị định thư. Danh mục loại trừ sản phẩm ngành nông sản sẽ làm thành Phụ lục II của Nghị định thư này.

2. Các biện pháp khác với những biện pháp được nêu ra trong Phụ lục 1 có thể được đưa ra, khi và nếu cần thiết, thông qua việc sửa đổi theo quy định tại đoạn 2 Điều 5 của Nghị định thư này.

Điều 5: Các điều khoản cuối cùng

1. Các Quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận phát sinh từ Nghị định thư này.

2. Các điều khoản của Nghị định thư này có thể được sửa đổi bằng văn bản với sự nhất trí của tất cả các Quốc gia thành viên.

3. Nghị định thư này có hiệu lực vào ngày 31/8/2005. Ngoài thời điểm hiệu lực đã xác định, các Quốc gia thành viên cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trước ngày có hiệu lực của Nghị định thư này phù hợp với các mốc thời gian được nêu ra trong Hiệp định khung về Hội nhập các Ngành Ưu tiên và Lộ trình Hội nhập ngành nông sản kèm Nghị định thư này.

4. Nghị định thư này sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN, người sẽ gửi một bản sao được chứng thực cho mỗi Quốc gia thành viên.

VỚI SỰ CHỨNG KIẾN, những người ký dưới đây, được Chính phủ các quốc gia ủy quyền hợp pháp, đã ký kết Nghị định thư Hội nhập Ngành Nông sản ASEAN.

HOÀN THÀNH tại Viên Chăn, Lào ngày 29/11/2004, làm thành một bản duy nhất bằng ngôn ngữ Tiếng Anh.

PHỤ LỤC 1      

LỘ TRÌNH HỘI NHẬP NGÀNH NÔNG SẢN

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu của sáng kiến này là:

-                      Thúc đẩy hội nhập khu vực thông qua các biện pháp tự do hoá và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; và

-                      Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân

II. CÁC BIỆN PHÁP

Lộ trình này bao gồm các biện pháp cụ thể áp dụng cho các sản phẩm nông sản cũng như các biện pháp chung áp dụng cho tất cả các ngành, bao gồm :

-                      Các biện pháp tăng cường Thương mại và Đầu tư nội khối ASEAN

§                     Xóa bỏ Thuế quan

§                     Các biện pháp Phi Thuế quan (NTMs)

§                     Hợp tác Hải quan

§                     Thực hiện hiệu quả Chương trình CEPT

§                     Cải tiến Quy tắc Xuất xứ

§                     Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn

§                     Đầu tư tương lai

§                     Cải tiến Dịch vụ Tiếp vận (logistics)

III. PHẠM VI

Phạm vi sản phẩm chủ yếu bao gồm các sản phẩm nông sản như liệt kê trong Phụ lục 1 của lộ trình này

 

 

 

TT

BIỆN PHÁP

CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỜI HẠN

 

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

 

 

I

Xoá bỏ thuế quan

 

 

 

1

Xoá bỏ thuế quan CEPT/AFTA đối với tất cả các sản phẩm được xác định

Ủy ban Điều phối Thực hiện CEPT/AFTA (CCCA)

 

ASEAN 6: 2007

CLMV: 2012

 

 

II

Các biện pháp phi thuế quan (NTMs)

 

 

 

2

Thiết lập Cơ sở dữ liệu NTMs của ASEAN nhằm đảm bảo tính minh bạch[1]

 

CCCA và Hội nghị Quan chức Cấp cao-Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (SOM AMAF)

 

30/6/2004

 

3

Xây dựng các tiêu thức rõ ràng để phân loại các biện pháp là rào cản thương mại

 

30/6/2005

 

4

Xây dựng chương trình công tác rõ ràng và có thời hạn để rỡ bỏ các hàng rào thương mại

 

31/12/2005

 

5

Thông qua Hiệp định WTO về thủ tục cấp phép nhập khẩu và xây dựng hướng dẫn áp dụng phù hợp với ASEAN

 

31/12/2004

 

III

Quy tắc xuất xứ

 

6

Cải tiến Quy tắc xuất xứ CEPT, thông qua việc:

-      cải thiện Quy tắc minh bạch hơn, dễ dự đoán và chuẩn hoá, tham khảo các thực tiễn tốt nhât của các Thoả thuận Thương mại Khu vực khác, bao gồm quy tắc xuất xứ của WTO, và

-      áp dụng chuyển đổi cơ bản như một tiêu chí thay thế trong xác định xuất xứ

 

Nhóm công tác về Quy tắc xuất xứ CEPT (ROO-TF)

31/12/2004

 

IV

Thủ tục hải quan

 

7

Mở rộng diện áp dụng Biểu thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) với thương mại ngoài ASEAN

 

Nhóm chuyên gia về các Vấn đề Hải quan (ECCM)

 

triển khai thường xuyên

 

8

Xây dựng một mẫu khai hải quan đơn giản, cải tiến và hài hoà

 

31/12/2005

 

9

Đảm bảo thực hiện đầy đủ Hệ thống Luồng xanh, hay hệ thống tương tự, cho các sản phẩm CEPT, tại các cửa khẩu của tất cả các Quốc gia Thành viên

 

31/12/2004

 

10

Xây dựng các hướng dẫn áp dụng, một cách phù hợp, cho các Quốc gia thành viên chưa phai là thành viên WTO nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định WTO về định giá hải quan.

 

31/12/2004

 

11

Các cơ quan hải quan ASEAN thông qua cam kết khách hàng (hiến chương phục vụ khách hàng)

 

31/12/2004

 

12

Xây dựng cơ chế Một cửa, bao gồm việc xử lý điện tử các chứng từ thương mại ở cấp quốc gia và khu vực

 

Nhóm công tác liên ngành về Cơ chế Một cửa

31/12/2005

 

V

Tiêu chuẩn và sự phù hợp

 

13

Đẩy nhanh việc thực hiện/ xây dựng các Thoả thuận Thừa nhận Lẫn nhau (MRAs), khi thích hợp

 

Ủy ban Tham vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ)

 

bắt đầu từ 1/1/2005

 

14

Khuyến khích các cơ quan quản lý công nhận các báo cáo thử nghiệm của các phòng thí nghiệm được công nhận bởi các cơ quan kiểm định trong ASEAN là các bên ký kết các MRAs về Hợp tác Công nhận Năng lực Thí nghiệm Quốc tế (ILAC) và Hợp tác Công nhận Năng lực Thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương (APLAC).

 

triển khai thường xuyên

 

15

Đặt ra các mục tiêu và lịch trình cụ thể nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn trong các ngành ưu tiên nếu cần thiết, thời hạn hoàn thành vào ngày 31/12/2005. Với các lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn quốc tế và nếu cần thiết cho các ngành, có thể hài hoà tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên.

 

31/12/2005

 

16

Hài hoà hoá và/hoặc xây dựng các quy định kỹ thuật nếu cần thiết, để áp dụng ở phạm vi quốc gia

 

31/12/2010

 

17

Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của các Hiệp định WTO về Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại và Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh dịch tễ.

 

triển khai thường xuyên

 

18

Xem xét khả năng xây dựng chính sách ASEAN về tiêu chuẩn và sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thực hiện mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bắt đầu vào năm 2005.

 

bắt đầu từ năm 2005

 

VI

Dịch vụ tiếp vận (logistics)

 

19

Đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ tiếp vận giao thông tích hợp trong ASEAN thông qua:

-      Tăng cường tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá từ cửa-đến-cửa và vận tải qua biên giới hiệu quả thông qua việc thực hiện nhanh chóng Hiệp định khung về Hàng hoá Quá cảnh và Hiệp định khung về Vận tải Đa phương thức;

-      Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải đường bộ nhằm đạt tới sự kết nối và liên kết lẫn nhau tốt hơn với mạng lưới đường biển và hàng không quốc gia, khu vực và quốc tế.

-      Củng cố các dịch vụ vận tải biển và dịch vụ chở hàng đường biển trong nội khối ASEAN; và

-             Xây dựng môi trường chính sách hiệu quả, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân và/ hoặc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng vận tải và cung cấp và vận hành các dịch vụ và phương tiện tiếp vận.

 

Hội nghị Quan chức Cấp cao về Giao thông Vận tải (STOM)

bắt đầu từ năm 2005

 

VII

Gia công/Tạo nguồn từ bên ngoài (outsourcing) và bổ trợ công nghiệp

 

20

Xác định và thức đẩy chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D), và các thiết bị thử nghiệm dựa trên lợi thế cạnh tranh của từng Quốc gia thành viên

 

Nhóm công tác về Bổ trợ Công nghiệp (WGIC), với đóng góp của khu vực tư nhân

 

triển khai thường xuyên

 

21

Xây dựng hướng dẫn nhằm khuyến khích các thoả thuận gia công/tạo nguồn từ bên ngoài giữa các Quốc gia thành viên, khi cần thiết

 

triển khai thường xuyên

 

VIII

Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN

 

22

Cố gắng mở rộng phạm vi của Hệ thống Ưu đãi Hội nhập ASEAN (AISP) thông qua việc bổ sung các sản phẩm thuộc các ngành ưu tiên.

CCCA

triển khai thường xuyên

 

IX

Đầu tư

 

23

Đẩy nhanh việc mở cửa các ngành hiện đang nằm trong Danh mục Nhạy cảm (SL) thông qua việc chuyển những ngành này vào Danh mục Loại trừ Tạm thời (TEL) thuộc Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), sử dụng công thức ASEAN-X

 

Uỷ ban Điều phối về Đầu tư (CCI)

 

bắt đầu từ năm 2004

 

24

Giảm dần các biện pháp hạn chế đầu tư trong Danh mục SL

 

bắt đầu từ năm 2004

 

25

Hoàn thành việc loại bỏ dần các biện pháp hạn chế đầu tư trong Danh mục TEL

 

triển khai thường xuyên[2]

 

26

Xác định chương trình và hoạt động xúc tiến đầu tư trong ASEAN

 

31/12/2005

 

27

Tăng cường liên kết các quy trình sản xuất giữa các nước ASEAN nhằm tận dụng các ưu thế cạnh tranh thông qua việc:

-      thiết lập mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động đặt hàng (tạo nguồn) từ bên ngoài (outsourcing activities);

-      cùng thực hiện các biện pháp thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn.

 

bắt đầu từ năm 2005

triển khai thường xuyên

 

28

Xúc tiến và tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư chung ở/qua biên giới trong lĩnh vực chế tạo, thông qua:

-      các ưu đãi đặc biệt của các nước CLMV, nếu có thể, dành cho các hoạt động đầu tư từ ASEAN; và

-      các biện pháp đặc biệt của các nước ASEAN-6, nếu có thể, nhằm xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc phân bổ lại đầu tư vào các nước CLMV đặc biệt đối với các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động.

 

triển khai thường xuyên

 

X

Xúc tiến thương mại và đầu tư

 

29

Thường xuyên tăng cường các nỗ lực xúc tiến thương mại trong và ngoài ASEAN

CCI; Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN-CCI); các Câu lạc bộ/Hiệp hội Ngành liên quan và SOM-AMAF

 

triển khai thường xuyên bắt đầu từ năm 2005

 

30

Thường xuyên tổ chức các hoạt động của khu vực tự nhân nhằm thực hiện:

- các biện pháp thuận lợi hoá và xúc tiến chung của ASEAN hiệu quả hơn, tổ chức các phái đoàn mua-bán FDI ASEAN; và

- các hoạt động xúc tiến hỗ trợ các nước CLMV

 

CCI; Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và ASEAN-CCI

 

triển khai thường xuyên bắt đầu từ năm 2005

 

31

Triển khai các biện pháp tạo thuận lợi và xúc tiến chung của ASEAN, và phát triển các nguồn đầu tư nước ngoài mới, cụ thể là từ các nước có tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

 

triển khai thường xuyên

 

XI

Thống kê thương mại và đầu tư nội khối ASEAN

 

32

Thiết lập một hệ thống hiệu quả nhằm giám sát thương mại và đầu tư nội khối ASEAN, thông qua việc:

-     cập nhật cho Ban Thư ký ASEAN các số liệu thống kê thương mại (hàng hoá và dịch vụ) và đầu tư mới nhất

-     các hiệp hội liên quan chuẩn bị các hồ sơ ngành tổng thể, bao gồm các thông tin trong đó có năng lực sản xuấc và phạm vi kinh doanh.

 

Nhóm công tác về Thống kê; Nhóm công tác về Thống kê Đầu tư Trực tiếp Nước Ngoài; và CCCA

triển khai thường xuyên

 

XII

Quyền sở hữu trí tuệ

 

33

Mở rộng phạm vi hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ trong ASEAN ngoài các vấn đề về nhãn hiệu thương mại và bằng sáng chế để bổ sung hợp tác trao đổi thông tin về bản quyền và thực thi về quyền sở hữu trí tuệ.

 

Nhóm công tác ASEAN về Hợp tác Quyền sở hữu trí tuệ (AWGIPC)

31/12/2004

 

XIII

Di chuyển của Thương nhân, Lao động có tay nghề, Chuyên gia, Nhân tài và Nhà chuyên môn

 

34

Xây dựng một Hiệp định trong ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển của thương nhân, bao gồm việc thông qua Thẻ đi lại ASEAN, có tính đến luật và quy định của các Quốc gia thành viên

Các Cục trưởng Cục Xuất Nhập cảnh và Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao các nước (DGICM)

 

31/12/2005

 

35

Xây dựng một hiệp định trong ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các chuyên gia, nhà chuyên môn, lao động có tay nghề và nhân tài, có tính đến luật và quy định của các Quốc gia thành viên

 

Ủy ban Hợp tác về Dịch vụ (CCS)

 

31/12/2005

 

36

Đẩy nhanh việc hoàn thành các MRAs nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển tự do của các chuyên gia, nhà chuyên môn, lao động có tay nghề và nhân tài trong ASEAN, có tính đến luật và quy định của các Quốc gia thành viên

 

31/12/2008

 

XIV

Thuận lợi hoá di chuyển (du lịch) trong ASEAN

 

37

Hài hoà thủ tục cấp visa cho khách du lịch quốc tế

 

DGICM

 

31/12/2004

 

38

Miễn visa cho các công dân ASEAN đi lại trong ASEAN

 

2005

 

XV

Phát triển nguồn nhân lực

 

39

Phát triển và nâng cao kỹ năng và xây dựng năng lực thông qua các khoá đào tạo chung và hội thảo

Hội nghị các Quan chức Cấp cao về Lao động (SLOM)

triển khai thường xuyên

 

CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ

 

 

XVI

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

 

 

Các yêu cầu chung về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong ASEAN

 

40

Đưa ra Yêu cầu Vệ sinh ASEAN để áp dụng tại các quốc gia thành viên

 

Nhóm Chuyên gia ASEAN về An toàn Thực phẩm (AEGFS)

 

2005

 

 

41

Đưa ra yêu cầu vệ sinh và an toàn ASEAN đối với những ngành cụ thể cần thực hiện vào thời điểm chuẩn bị, chế biến, sản xuất, đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, xử lý và bán hoặc cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng

 

 

 

Hài hòa hóa tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng (CODEX, OIE và IPPC)

 

42

Hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế trong ngành thực phẩm, đặc biệt từ chương 15 – 23 trong để hỗ trợ việc thực hiện các MRA đối với thực phẩm chế biến sẵn trong ASEAN

 

Nhóm Đặc trách ASEAN về CODEX (ATFC)

2008

 

43

Xây dựng một cơ chế khuyến khích việc thành lập cơ quan đánh gia rủi ro khu vực trong ASEAN bởi các cơ quan khoa học

Nhóm Chuyên gia ASEAN về An toàn Thực phẩm (AEGFS)

 

2006

 

44

Xác định tiêu chuẩn Codex và IPPC tập trung vào những tiêu chuẩn có giá trị thương mại và có tiềm năng thương mại trong tương lai để hài hòa trong ASEAN

 

SOM AMAF

triển khai thường xuyên

 

 

Khuyến khích và đẩy mạnh việc tuân thủ đối với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tê của ngành nông sản

 

45

Thúc đẩy HACCP, GMP và GHP đối với ngành thực phẩm chế biến. Cần ưu tiên khu vực SME bằng cách thực hiện các chương trình thí điểm

SOM AMAF, AEGFA và Nhóm Công tác về Sản phẩm Thực phẩm Chế biến thuộc ACCSQ (PFPWG) cùng thực hiện

 

triển khai thường xuyên

 

 

Đẩy mạnh các cơ quan kiểm định trong ASEAN và công nhận kết quả kiểm định bởi các cơ quan pháp lý

 

46

Thành lập các Phòng Thí nghiệm Kiểm định trong lĩnh vực vi sinh, độc tố từ nấm, dư lượng thuốc trừ sâu; Dự lượng thuốc thú ý; các nguyên tố kim loại mạnh; Vật thể biến đổi gen (GMO)

 

ACCSQ; SOM AMAF; và AEGFS

bắt đầu từ năm 2005

 

47

Các cơ quan pháp lý của các quốc gia thành viên ASEAN công nhận kết quả của các báo cáo kiểm định của các phòng thí nghiệm kiểm chuẩn ASEAN và những cơ quan được tổ chức cấp bằng quốc gia là thành viên của các thỏa thuận ILAC, APLAC cho phép

 

 

 

Hài hòa cơ chế quản lý kỹ thuật của từng ngành trong ASEAN

 

48

Xác định và ưu tiên các biện pháp SPS và TBT để hài hòa hóa trong ASEAN

ACCSQ, SOM AMAF, PFPWG

 

2005 – 2006

 

49

Hài hòa các biện pháp SPS và TBT bao gồm hài hòa các thủ tục đang ký, kiểm tra tiền marketing và hậu marketing giữa các nước thành viên

SOM AMAF, ACCSQ, PFPWG. Các hoạt động sẽ được xác định theo quy mô của mỗi cơ quan

 

2006 – 2010

 

50

Xây dựng và thực hiện các MRA đối với một số sản phẩm ưu tiên. Trước mắt, MRA đối với thực phẩm chế biến sẵn sẽ được nghiên cứu.

 

SOM AMAF, ACCSQ

bắt đâdu từ 1/1/2005

 

51

Xây dựng Tiêu chuẩn ASEAN GAP (thực tiễn nông sản tốt)

SOM AMAF ASEAN/Nhóm công tác Ngành về Mùa vụ và Nhóm công tácchuyên gia về Vệ sinh dịch tễ

 

2006 - 2009

 

XVII

Nghiên cứu và phát triển và phát triển nguồn nhân lực

 

52

Trao đổi giữa các nước ASEAN các loại giống thực vật có tính thương mại cao để trồng các sản phẩm nông sản có tiềm năng

 

SOM AMAF

 

triển khai thường xuyên

 

 

53

Khởi động các chương trình hợp tác nghiên cứu về các sản phẩm nông sản đã được thỏa thuận trong ASEAN

 

 

54

Trao đổi chuyên gia trong các lĩnh vực thỏa thuận

 

 

55

Khuyến khích trao đổi thông tin nghiên cứu trong các lĩnh vực cùng quan tâm

 

 

56

Thăm dò các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác đối với các sản phẩm thỏa thuận

 

 

XVIII

Thông tin

 

57

Khuyến khích việc xây dựng một Hệ thông Cảnh báo Sớm về Rủi ro và Bùng phát Dịch

 

SOM AMAF

triển khai thường xuyên

 



[1] Cơ sở dữ liệu NTM của ASEAN đã hoàn thành và dự kiến sẽ được tải lên trang mạng của ASEAN nhân dịp Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 18

[2] Thời hạn theo HIệp định AIA (ASEAN-6 = 2010, Việt nam = 2013, Campuchia, lào và Myanmar = 2015)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

nghị định thư về hội nhập ngành nông sản ASEAN giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước ban hành

  • Số hiệu: khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 29/11/2004
  • Nơi ban hành: Chính phủ các nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản