Hệ thống pháp luật

NGHỊ ĐỊNH THƯ

HỘI NHẬP NGÀNH DU LỊCH ASEAN

Chính phủ các nước Bru-nây Đa-ru-xa-lam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây được gọi là “Lao PDR’), Ma-lay-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Sing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (sau đây được gọi chung là “ASEAN” hay “Các quốc gia thành viên” hay gọi riêng là “Quốc gia thành viên”);

NHẮC LẠI Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Hoà hợp Bali II) đã được thông qua tại Bali, Indonesia ngày 7/10/2003, theo đó ASEAN cam kết hội nhập và liên kết kinh tế nội bộ sâu hơn và rộng hơn, với sự tham gia của khu vực tư nhân, nhằm thực hiện mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN;

MONG MUỐN rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, biến sự đa dạng vốn là nét đặc trưng của khu vực thành những cơ hội và sự bổ trợ về kinh doanh nhằm làm cho ASEAN trở thành một mắt xích phát triển năng động và mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu;

GHI NHẬN rằng, như một bước đầu tiên hướng tới việc hiện thực hoá Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nhà Lãnh đạo đã ký Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên vào ngày 30/11/2004 tại Viên Chăn, Lào (sau đây được gọi là “Hiệp định khung”);

ĐÃ tiến hành một vòng các cuộc đàm phán ban đầu và hoàn thành lộ trình hội nhập toàn diện ngành du lịch trong ASEAN,

ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:

Điều 1: Mục tiêu

Mục tiêu của Nghị định thư này là đề ra các biện pháp được xác định trong Lộ trình được nêu tại Điều 2, do các quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống ngành du lịch.

Điều 2: Các biện pháp

1.                   Các biện pháp hội nhập sẽ được thực hiện gồm hai nhóm lớn, có tính đến các thoả thuận hiện tại hoặc các biện pháp liên quan đã cam kết trước đây, cụ thể là:

a.                                           Các biện pháp chung liên quan đến tất cả các ngành ưu tiên; và

b.                                           Các biện pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành du lịch.

2.                   Tất cả các nhóm biện pháp sẽ được thực hiện đồng thời.

3.                   SEOM có thể đàm phán, khi và nếu cần thiết, nhằm xem xét các biện pháp hội nhập mới đối với ngành này.

Điều 3: Các phụ lục

1.                   Lộ trình của Ngành Du lịch sẽ làm thành Phụ lục của Nghị định thư này và là một phần không tách rời của Nghị định thư.

2.                   Các biện pháp khác với những biện pháp được nêu ra trong Phụ lục có thể được đưa ra, khi và nếu cần thiết, thông qua một sửa đổi theo đoạn 2 Điều 4 của Nghị định thư này.

Điều 4: Các điều khoản cuối cùng

1.                   Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận phát sinh từ Nghị định thư này.

2.                   Các điều khoản của Nghị định thư này có thể được sửa đổi bằng văn bản được tất cả các quốc gia thành viên nhất trí.

3.                   Nghị định thư này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 31/8/2005. Ngoài thời điểm hiệu lực đã xác định, các quốc gia thành viên cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trước ngày có hiệu lực của Nghị định thư này phù hợp với các mốc thời gian được nêu ra trong Hiệp định khung về Hội nhập các Ngành Ưu tiên và Lộ trình Hội nhập Ngành Du lịch kèm theo Nghị định thư này.

4.                   Nghị định thư này sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN, người sẽ gửi một bản sao được chứng thực cho mỗi quốc gia thành viên.

VỚI SỰ CHỨNG KIẾN, những người ký dưới đây, được Chính phủ các quốc gia ủy quyền hợp pháp, đã ký kết Nghị định thư Hội nhập Ngành Du lịch ASEAN.

HOÀN THÀNH tại Viên Chăn, Lào ngày 29/11/2004, làm thành một bản duy nhất bằng ngôn ngữ Tiếng Anh.

PHỤ LỤC I

PHẠM VI NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH

 

Mã số phân loại các sản phẩm chủ yếu

 

A.         Dịch vụ khách sạn và nhà hàng (bao gồm dịch vụ ăn uống)

641-643

 

B.         Dịch vụ hoạt động du lịch và văn phòng du lịch

 

7471

C.         Dịch vụ hướng dẫn du lịch

7472

 

D.         Các dịch vụ khác

 

 

641       DỊCH VỤ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ NGHỈ

Cung cấp chỗ nghỉ cho khách trọ

Ngoại trừ: Dịch vụ phục vụ đồ ăn và đồ uống theo trong nhóm 642 và 643. Dịch vụ cung cấp chỗ trọ trong phần 82 (Dịch vụ bất động sản).

6411     64110   Dịch vụ thuê khách sạn

Dịch vụ thuê hoặc liên quan đến thuê chỗ nghỉ do khách sạn cung cấp. Chỗ nghỉ và các dịch vụ kèm theo, dịch vụ trọn gói thường thường đã bao gồm trong giá thuê phòng khách, và gồm có phục vụ phòng, phục vụ tại bàn, dịch vụ thư và dịch vụ người trực tầng.

Khách sạn thường luôn có sẵn những dịch vụ như đỗ, xe, đồ ăn, đồ uống, dịch vụ giải trí, hồ bơi, phòng tiệc, phòng hội nghị, và các tiện nghi cho các buổi mít ting. Nếu tính trong giá phòng khách sạn thì có rất nhiều dịch vụ kèm theo ở đây. Nếu tính riêng thì phân chia theo từng dịch vụ cung cấp.

Thường thì các dịch vụ do khách sạn cung cấp thì đa dạng hơn những dịch vụ được nhà nghỉ ven đường hoặc các chỗ trọ khác cung cấp.

6412     64120   Dịch vụ nhà nghỉ ven đường có chỗ để ô tô

Chỗ trọ và các dịch vụ kèm theo khác thường được nhà nghỉ cung cấp, bao gồm tất cả các dịch vụ đã tính trong giá thuê phòng. Nhà nghỉ ven đường thường đặt ven các đại lộ, hoặc đường phố lớn, cung cấp chỗ ăn ở chủ yếu cho đối tượng người đi ô tô. Do vậy luôn có chỗ đỗ xe. Các dịch vụ cung cấp thường không phong phú, đầy đủ như khách sạn.

6419     Các dịch vụ nhà nghỉ khác

64191   Dịch vụ cắm trại ngày nghỉ cho trẻ em

Chỗ nghỉ và các dịch vụ liên quan phục vụ cắm trại ngày nghỉ cho trẻ em. Bao gồm cả những dịch vụ khác cung cấp cho cắm trại liên quan đến chỗ nghỉ.

64192               Dịch vụ khu nghỉ và nhà nghỉ gia đình

Dịch vụ chỗ nghỉ và các dịch vụ kèm theo cung cấp cho kỳ nghỉ cắm trại của người lớn và gia đình, nhà nghỉ gỗ một tầng và các nhà nghỉ tương tự cho cả gia đình. Gồm nhiều dịch vụ khác cung cấp cùng chỗ nghỉ.

64193               Dịch vụ thuê và đồ đạc tiện nghi

Dịch vụ chỗ nghỉ và các dịch vụ kèm theo phòng trọ, nhà nghỉ, ca bin, các căn hộ độc lập, nhà riêng, hoặc các chỗ nghỉ tương tự. Hầu hết chỉ cung cấp chỗ nghỉ, nhưng một số có thể cung cấp thêm dịch vụ phục vụ thực phẩm.

Ngoại trừ: Các dịch vụ nhà nghỉ và khách sạn phân định theo thứ tự trong các tiểu mục 64110 và 64120.

64194               Dịch vụ chỗ trú trên núi và ký túc xá thanh niên

Dịch vụ chỗ nghỉ và các dịch vụ liên quan do nhà tập thể, khu chung cư, ký túc xá thanh niên, chỗ trú trên núi, và các chỗ nghỉ tương tự. Những dịch vụ này khác với dịch vụ trọn gói của khách sạn, cung cấp ít dịch vụ hơn và chỉ do người dân cung cấp, và những dịch vụ này đều phải trả tiền.

64195               Dịch vụ địa điểm cắm trại và nhà nghỉ lưu động

Chỗ nghỉ và dịch vụ liên quan do người kinh doanh và các khu nghỉ giải trí, địa điểm cắm trại, và những nơi tương tự. Những dịch vụ này có thể riêng hoặc kèm theo trong địa điểm thuê, sau đó sẽ căng lều bạt hoặc nhà nghỉ lưu động lên địa điểm đó.

Ngoại trừ: Dịch vụ thuê địa điểm nàh ở lưu động phân định trong mục 82101 (Dịch vụ thuê liên quan đến bất động sản cư trú). Dịch vụ thuê nhà lưu động và xe mooc cho mục đích sử dụng không cố định phân định trong mục 83105 (Dịch vụ thuê có sử dụng thiết bị đi lại không có người điều hành.

64196   Dịch vụ chỗ ngủ trên ô tô và dịch vụ chỗ ngủ trên các phương tiện giao thông khác

Dịch vụ chỗ ngủ trên ô tô và dịch vụ tương tự trên các phương tiện giao thông khác, ví dụ như: trên phà.

64199   Dịch vụ chỗ trọ khác

Chỗ trọ và các dịch vụ liên quan mà không được phân định trong các mục khác.

642       DỊCH VỤ PHỤC VỤ THỨC ĂN

6421     64210   Dịch vụ phục vụ bữa ăn và dịch vụ trọn gói của nhà hàng

Dịch vụ phục vụ thức ăn sẵn và dịch vụ phục vụ đồ uống kèm theo được nhà hàng cung cấp, cà-fê và các đồ ăn tương tự được nhà hàng cung cấp trong dịch vụ trọn gói, gồm cả dịch vụ người phục vụ tài bàn. (gồm cả dịch vụ đổi tiền và dịch vụ điện thoại), có thể hoặc không kèm theo các dịch vụ giải trí. Nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ đêm, và các nơi khác cung cấp các dịch vụ trên như ở khách sạn, và các chỗ nghỉ khác, hoặc các phương tiện giao thông, ví dụ như: tàu hỏa hoặc boong tàu.

Ngoài trừ: Dịch vụ phục vụ đồ uống không kèm thức ăn sẵn, không kèm dịch vụ giải trí, trong mục 64310; và trong mục 64320 nếu có kèm dịch vụ giải trí.

6422     64220   Dịch vụ phục vụ thức ăn ở những địa điểm tự phục vụ

Dịch vụ phục vụ và chế biến thức ăn và dịch vụ phục vụ đồ uống ở những địa điểm ăn uống cung cấp hàng loạt các loại thức ăn chế biến sẵn theo yêu cầu cảu khách hàng và thanh toán theo hóa đơn. Những địa điểm ăn uống này có chỗ ngồi cho khách hàng nhưng không có bồi bàn, những địa điểm này được biết đến như là quán ăn tự phục vụ.

6423     64230   Dịch vụ cung cấp thực phẩm và thức ăn bên ngoài

Dịch vụ phục vụ và chế biến thức ăn trong nhà hoặc những địa điểm khác do các chủ hàng cung cấp cho từng nhóm khách hàng. Kèm theo cả dịch vụ phục vụ đồ uống.

6429     64290   Dịch vụ phục vụ thức ăn khác

Dịch vụ phục vụ và chế biến thức ăn khác cùng các tiện nghi phục vụ đồ uống liên quan, ví dụ như: địa điểm bán hàng hàng giải khát.


643       DỊCH VỤ PHỤC VỤ ĐỒ UỐNG TRONG NHÀ CHO KHÁCH HÀNG

6431     64310   Dịch vụ phục vụ đồ uống không kèm các tiện ích giải trí

Dịch vụ phục vụ đồ uống, thường là đồ uống có cồn, do quán bar hoặc các quán hàng tương tự cung cấp, không kèm các tiện ích giải trí. Các dịch vụ này cũng được khách sạn, và các địa điểm nhà nghỉ hoặc các phương tiện giao thông cung cấp, ví dụ như trên tàu hỏa hoặc trên tàu biển.

Ngoại trừ: Dịch vụ phục vụ thức ăn và đồ uống phân định trong mục 64210 (Dịch vụ trọn gói phục vụ bữa ăn của nhà hàng)

6432     64320   Dịch vụ phục vụ đồ uống kèm tiện ích giải trí

Dịch vụ cung cấp đồ uống, thường là đồ uống có cồn, do quán bar, câu lạc bộ đêm, và các địa điểm tương tự cung cấp, có kèm theo các tiện ích giải trí.

Ngoại trừ: Dịch vụ phục vụ thức ăn và đồ uống liên quan được phân định trong mục 64210 (Dịch vụ trọn gói phục vụ bữa ăn của nhà hàng).

747       DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH, HỌAT ĐỘNG DU LỊCH VÀ VĂN PHÒNG DU LỊCH

7471     74710   Dịch vụ họat động du lịch và văn phòng du lịch

Dịch vụ do văn phòng du lịch cung cấp, giúp đỡ cho khách du lịch, và các dịch vụ tương tự như: thông tin du lịch, dịch vụ lập kế hoạch và tư vấn du lịch, dịch vụ liên quan đến sắp xếp chương trình du lịch, điều kiện tiện nghi, đưa đón khách du lịch và vận chuyển hành lý; dịch vụ bảo hành vé. Những dịch vụ này được cung cấp dựa theo hợp đồng hoặc cước phí.

7472     74720   Dịch vụ hướng dẫn du lịch

Dịch vụ hướng dẫn du lịch do văn phòng hướng dẫn du lịch và hướng dẫn viên du lịch tư.

Ngoại trừ: Dịch vụ hướng dẫn đi săn cá nhân trong mục 96419 (Dịch vụ thể thao khác)

Dịch vụ hộ tống cá nhân có trong mục 97090 (Các dịch vụ khác)

PHỤ LỤC I

LỘ TRÌNH HỘI NHẬP NGÀNH DU LỊCH


 


TT

BIỆN PHÁP

CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỜI HẠN

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

 

I

Tự do hoá Thương mại Dịch vụ

1

Các Quốc gia thành viên sẽ đẩy nhanh tự do hoá thương mại dịch vụ trước năm 2020. Có thể thực hiện việc này thông qua:

-           Đặt ra các mục tiêu và lịch trình cụ thể đối với tự do hoá các ngành dịch vụ đối với từng ngành ưu tiên và từng vòng đàm phán hướng tới đạt được dòng chảy tự do về thương mại dịch vụ vào năm 2010; và

-           Áp dụng công thức ASEAN-X

 

Ủy ban Điều phối về Dịch vụ (CCS) và Ủy ban Điều phối về Đầu tư (CCI)

triển khai thường xuyên

 

2

Đẩy nhanh việc xây dựng các Thoả thuận Thừa nhận Lẫn nhau (MRAs);

 

CCS

trước năm 2008

3

Xúc tiến các chương trình hợp tác và đầu tư chung, bao gồm thị trường các nước thứ ba

 

CCS và CCI

triển khai thường xuyên

II

Tạo thuận lợi cho Du lịch trong ASEAN

 

 

4

Hài hoà hoá các thủ tục cấp thị thực cho khách du lịch quốc tế

 

Các Cục trưởng Cục Xuất Nhập cảnh và Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao các nước (DGICM)

 

31/12/2004

5

Miễn thị thực cho du lịch nội khối ASEAN của các công dân ASEAN

 

2005

III

Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

6

Tăng cường các nỗ lực xúc tiến chung trong và ngoài khôí ASEAN thường xuyên

 

CCI; Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN-CCI); các Câu lạc bộ/Hiệp hội Ngành liên quan và SOM-AMAF

 

triển khai thường xuyên

7

Tổ chức thường xuyên sáng kiến của khu vực tư nhân nhằm thực hiện:

-           thực hiện các biện pháp xúc tiến và tạo thuận lợi chung trong ASEAN hiệu quả hơn nhằm khuyến khích các phái đoàn mua-bán FDI ASEAN; và

-           các hoạt động xúc tiến nhằm hỗ trợ các nước CLMV

 

CCI; Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và ASEAN-CCI

 

triển khai thường xuyên

8

Thực hiện các biện pháp xúc tiến và tạo thuận lợi chung trong ASEAN hiệu quả hơn và phát triển các nguồn mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nội khối, đặc biệt là từ các nước tiềm năng như Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ và Cộng hoà Hàn Quốc

 

triển khai thường xuyên

IV

Phát triển Nguồn Nhân lực

9

Phát triển và nâng cao các kỹ năng và nâng cao năng lực thông qua các hội thảo và chương trình đào tạo chung

 

Hội nghị Quan chức Cấp cao về Lao động (SLOM)

triển khai thường xuyên

CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ

 

V

Đẩy nhanh Tự do hoá Ngành Du lịch

10

Loại bỏ các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia nhằm đạt được tự do hoá thương mại trong ngành du lịch

 

CCS

2010

VI

Marketing và Xúc tiến Du lịch ASEAN

11

Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình xúc tiến và marketing chung đối với các hoạt động du lịch ASEAN như tổ chức ASEAN Hip Hop Pass

Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA)

bắt đầu từ tháng 4/2004

12

Thực hiện các hoạt động đa dạng thu hút du lịch ASEAN thông qua việc thúc đẩy đưa ra một chương trình du lịch trọn gói bao gồm, ngoài các thị trường khác, các thị trường chính Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ

 

Nhóm Đặc trách về Marketing Du lịch ASEAN

 

hoàn thành vào 2005

13

Các nước thành viên sử dụng chung Logô Chiến dịch Du lịch ASEAN trong các triển lãm, phương tiện truyền thông, và ấn phẩm trong các chiến dịch nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung

 

hoàn thành vào 2004

14

Tổ chức chung một Khu vực Du lịch ASEAN trong các hội chợ du lịch quốc tế nhằm liên tục nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung

 

31/12/2005

15

Cùng hướng tới chương trình quảng bá được Lãnh đạo các nước ASEAN giới thiệu trên truyền hình như là một điểm đến chung đối với du lịch và đầu tư tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN

 

hàng năm

16

Xây dựng các tiêu chí cho khu vực Di sản Du lịch ASEAN và các thủ tục đối với Danh hiệu Di sản ASEAN

 

Cơ quan Du lịch Quốc gia (NTO) Thái Lan

trước ATF 2005

VII

Đầu tư cho Ngành Du lịch

17

Đưa ra các ưu đãi trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân vào các nước ASEAN

 

ASEAN NTOs

bắt đầu từ tháng 12/2004

18

Hỗ trợ và tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án du lịch đã dược phê duyệt nằm trong Chương trình Dự án Ưu tiên ASEAN (APPS)

 

Đầu mối/NTOs và ASEAN BAC

bắt đầu năm 2005

19

Thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các lĩnh vực du lịch có khả năng thu hút đầu tư và các biện pháp cần thực hiện nhằm thúc đẩy đầu tư trong ngành du lịch

 

NTOs và CCI

hoàn thành vào 2005

20

Xây dựng và triển khai các dự án du lịch sinh thái nhằm khuyến khích đầu tư vào du lịch

 

NTO Thailand

bắt đầu từ năm 2005

VIII

Các Tiêu chuẩn Du lịch

21

Xây dựng các tiêu chuẩn du lịch ASEAN, thông qua việc bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn về cấp độ của các khách sạn tập trung vào hệ thống cấp chứng nhận quản lý môi trường của khách sạn

 

ASEAN NTOs

hoàn thành vào 2005

IX

Phát triển Nguồn Nhân lực

22

Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp tối thiểu trong ASEAN đối với các cơ quan du lịch chuyên nghiệp

 

Nhóm Đặc trách về Phát triển Nguồn Nhân lực

 

31/12/2005

23

Xây dựng một Mạng lưới Phát triển và Quản lý Nguồn lực Du lịch

 

31/12/2004

24

Đẩy mạnh các hoạt động Phát triển Nguồn Nhân lực thông qua việc xây dựng một chương trình trong nội khối ASEAN bao gồm chương trình trao đổi, các hoạt động đào tạo chéo và chứng nhận chéo

 

ASEAN NTOs

bắt đầu từ năm 2004

25

Xây dựng một chương trình nghiên cứu và củng cố mạng lưới hợp tác giữa các bên tham gia liên quan đến ngành du lịch và thiết lập một Ngân hàng Dữ liệu ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch

 

Diễn đàn Nghiên cứu Phát triển Châu Á (ADRF) và Qũy Nghiên cứu Thái Lan (TRF)

30/6/2005

X

Tạo thuận lợi cho Hoạt động đi lại trong ASEAN

 

 

26

Nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển một số hình thức tạo thuận lợi hoá đối với các thủ tục liên quan đến visa đối với hoạt động đi lại của các thể nhân không phải là công dân ASEAN trong phạm vi ASEAN

 

DGICM

bắt đầu từ năm 2005

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định thư về hội nhập ngành du lịch ASEAN giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước ban hành

  • Số hiệu: Khôngsố
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 29/11/2004
  • Nơi ban hành: Chính phủ các nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/08/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản