- 1Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 5Nghị định 80-CP năm 1996 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 1989 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính Phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị và Nghị định số 75/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 nămquy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị 1998 của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 80/CP ngày 05 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Điều 2 được sửa đổi như sau:
"Điều 2. Mức tiền phạt khi xử phạt hành chính có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
1. Tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm mức tiền xử phạt có thể tăng hoặc giảm so với mức quy định, nhưng mức phạt cao nhất không được vượt quá 1,5 lần và mức phạt thấp nhất không được dưới 0,5 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm đã được quy định tại Nghị định này.
2. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính."
2. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:
"a. Không có giấy phép của cơ quan quản lý giao thông đường bộ hoặc có giấy phép nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trực tiếp công trình đường bộ mà tiến hành các hoạt động thi công, sửa chữa các công trình trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ hoặc có liên quan trực tiếp đến công trình giao thông đường bộ."
3. Bổ sung điểm e vào khoản 2 Điều 7 như sau:
"e. Trượt patanh hoặc các trò chơi, các môn thể thao khác trên đường giao thông".
4. Khoản 1 ,2, 3, 4, 5 Điều 8 được sửa đổi như sau:
"1. Phạt tiền 10.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đi xe đạp không đúng phần đường quy định, đi trên hè phố, trong vườn hoa hoặc công viên.
b. Dùng ô dù để che mưa nắng khi điều khiển xe đạp.
c. Dừng xe ở lòng đường, ở những nơi gây cản trở giao thông.
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Đi xe hàng ngang từ 3 xe trở lên.
c. Đỗ, dừng xe vượt quá giới hạn quy định tại các đường giao nhau khi có tín hiệu đèn hoặc hiệu lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông.
d. Không báo hiệu bằng tay cho các xe đi sau biết trước khi rẽ.
đ. Xe thồ, xe đạp trở hàng hoá cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định, vi phạm quy định về thời gian và tuyến đường được phép hoạt động.
e. Không nhường đường cho xe cơ giới.
3. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Bám vào xe có động cơ, mang vác cồng kềnh; kéo theo đồ vật khác hoặc dắt súc vật chạy theo; chở người quá số quy định; chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trái quy định.
b. Buông thả hai tay khi đang điều khiển xe; lôi, kéo hoặc đẩy xe khác; vượt ẩu, rẽ trước đầu xe cơ giới đang chạy.
c. Lạng lách, đi đánh võng; đuổi nhau trên đường phố.
d. Đi xe từ trong nhà, trong ngõ, trong hẻm ra đường hoặc ngược lại không quan sát trước gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
đ. Đi vào đường ngược chiều, đường cấm, đường dành riêng cho xe có động cơ, khu vực cấm xe đạp.
4. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a. Đua xe đạp trái phép.
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy."
5. Khoản 2, 3 Điều 9 được sửa đổi như sau:
- Điểm b khoản 2 được sửa đổi như sau:
"b. Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển; không đủ dụng cụ đựng các chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường."
- Điểm a khoản 3 được sửa đổi như sau:
"a. Xếp hàng hoá trên xe vượt quá giới hạn quy định; chở hàng dễ cháy, dễ nổ không đúng quy định."
6. Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi như sau:
"Điều 10. Xử phạt người điều khiển xích lô, xe đạp lôi và các loại xe khác có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi: đua xe xích lô, đua xe đạp lôi, chở hàng dễ cháy, dễ nổ không theo quy định."
7. Điều 11 được bổ sung, sửa đổi như sau:
"Điều 11. Xử phạt người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy và các loại xe có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a. Đi không đúng phần đường quy định, đi trên vỉa hè.
c. Đỗ xe, dừng xe ở lòng đường, ở những nơi cấm đỗ, cấm dừng.
d. Người điều khiển các loại xe quy định ở Điều này chở quá số người quy định, hoặc chở hàng hoá cồng kềnh; điều khiển các loại xe này đi hàng ngang từ hai xe trở lên.
đ. Người điều khiển các loại xe quy định tại điều này chưa đủ 16 tuổi.
e. Không báo hiệu xin đường khi chuyển hướng đi qua chỗ tầm nhìn bị hạn chế; dùng đèn pha trong thành phố, thị xã, thị trấn; dùng còi ở những nơi cấm dùng còi hoặc làm mất yên tĩnh từ 22 giờ đến 5 giờ sáng. g. Tụ tập thành đám đông từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trên vỉa hè, trên cầu.
h. Không mang theo giấy đăng ký mô tô, xe máy.
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy vượt quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm hoặc đi vào khu vực cấm.
b. Không nhường đường cho xe ưu tiên hoặc xe khác đã có tín hiệu xin vượt theo quy định.
d. Dùng mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy để kéo, đẩy, dắt súc vật, kéo theo đồ vật hoặc bám vào xe khác.
đ. Điều khiển xe thiếu đèn, còi, phanh hoặc có những thứ đó nhưng không còn tác dụng; điều khiển xe dùng còi ưu tiên, còi xe ô tô; xe có biển số bị mờ hoặc bị bẻ cong.
e. Điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy không có Giấy phép lái xe theo quy định.
g. Cho mượn giấy phép lái xe.
i. Không làm thủ tục chuyển vùng hoặc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy tốc độ cao từ trong nhà, ngõ, hẻm ra đường chính và ngược lại.
b. Điều khiển xe không đăng ký, hoặc xe có đăng ký nhưng gắn biển số không đúng trong Giấy đăng ký, xe không có biển số hoặc gắn biển số giả.
4. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; vượt ẩu; sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh; dùng chân chống quẹt xuống đường khi xe đang chạy.
b. Điều khiển xe sau khi dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác quá nồng độ quy định.
c. Sau khi gây tai nạn không giữ nguyên hiện trường.
5. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Lạng lách, đánh võng, điều khiển xe đuổi nhau, đi xe bằng một bánh trên đường giao thông.
b. Sử dụng xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên trái quy định.
Thay đổi đặc tính của xe.
d. Gây tai nạn rồi chạy trốn.
đ. Tẩy xoá hoặc sửa chữa hồ sơ, Giấy đăng ký xe, số máy, số khung nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
e. Chở hàng dễ cháy, dễ nổ không theo quy định
6. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a. Lạng lách, đánh võng, điều khiển xe đuổi nhau gây tai nạn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Lạng lách, đánh võng, điều khiển xe đuổi nhau mà không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
7. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm các quy định tại điều này còn xử lý như sau:
b. Vi phạm khoản 6 thì bị tước giấy phép lái xe, nếu tái phạm thì bị tịch thu xe.
c. Vi phạm điểm a khoản 6 thì phải bồi thường thiệt hại."
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển các loại xe ô tô đi không đúng phần đường, tuyến đường, thời gian quy định.
b. Đỗ xe, dừng xe, tránh xe, vượt xe, lùi xe, quay đầu xe, rẽ phải hoặc rẽ trái không dúng quy định.
c. Dùng còi hơi trong thành phố, thị xã, thị trấn hoặc dùng còi ở nơi có biển báo cấm dùng còi, dùng còi ban đêm từ 22 giờ đến 5 giờ trong thành phố, thị xã, thị trấn; dùng đèn pha từ 19 giờ đến 5 giờ khi có xe chạy ngược lại.
d. Biển số bị mờ, bị che lấp hoặc không đủ biển số theo quy định; gắn biển số không đúng vị trí quy định.
đ. Điều khiển xe thiếu còi, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, cần gạt nước mưa, kính chắn gió, gương chiếu hậu.
2. Phạt tiền 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe đi vào đường ngược chiều, đi vào đường cấm đối với từng loại xe.
c. Không nhường đường cho xe khác khi có tín hiệu xin vượt hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường chính.
đ. Điều khiển xe chở đất, cát, vật liệu xây dựng hoặc các loại hàng hoá khác không có dụng cụ che phủ hoặc không có biện pháp an toàn.
e. Không chở người đi cấp cứu khi đi qua những nơi có tai nạn.
g. Điều khiển xe không có phanh, xe đi ban đêm không có đủ đèn chiếu sáng theo quy định.
h. Gắn biển số giả.
k. Giấy phép lái xe hết hạn nhưng còn trong thời hạn được đổi, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn mà xe chưa kiểm định lại.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không nhường đường cho xe ưu tiên.
b. Dùng xe đẩy, kéo xe khác, kéo sơ mi, rơ moóc không đúng quy định.
c. Chở hàng hoá, đồ vật cồng kềnh, quá chiều cao, chiều dài, chiều rộng cho phép.
d. Chở tre, nứa, sắt thép hoặc các vật liệu khác kéo lê trên đường hoặc không có biện pháp an toàn.
đ. Người điều khiển xe không đúng tuổi quy định.
g. Cho mượn, cho thuê giấy phép lái xe; giao xe không an toàn cho lái xe hoặc giao xe cho người không có Giấy phép lái xe.
h. Không bảo đảm khoảng cách an toàn ở nơi có biển quy định khoảng cách tối thiểu giữa các xe.
i. Đỗ xe, dừng xe, mở cửa xe gây tai nạn cho người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
k. Xếp hàng hoá lệch trọng tâm.
4. Phạt tiền 1.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác quá nồng độ quy định.
b. Người tập lái xe mà không có giấy phép tập lái; không có trợ giáo ngồi bên cạnh; xe không có biển tập lái theo quy định; không trang bị thêm bộ phận phanh phụ và gương phản hậu xe; xe chạy trên đường giao thông công cộng mà không được phép; xe chạy sai tuyến đường, phạm vi quy định.
c. Xe vượt quá trọng tải cho phép của xe.
d. Dùng xe tải để chở người mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc thực hiện sai quy định.
đ. Người điều khiển xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển; không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; xe không đăng ký; xe không chuyển vùng hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định.
e. Tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký xe, số máy, số khung, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các loại giấy tờ khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Gây tai nạn rồi chạy trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Mượn hoặc thuê tổng thành, linh kiện để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
6. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi chở các chất độc hại, chất dễ cháy, nổ không theo quy định hoặc đỗ, dừng xe trái phép chở những chất độc hại, dễ cháy, dễ nổ ở nơi đông người, ở những công trình quan trọng.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển ô tô có hành vi vi phạm ở điều này còn buộc phải:
b. Vi phạm điểm c khoản 4 phải hạ tải ngay và chịu phí tổn do hạ tải.
c. Vi phạm điểm a khoản 5 thì phải bồi thường thiệt hại."
9. Điều 14 được sửa đổi như sau:
"Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách và hành khách trên xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với những hành khách có một trong các hành vi sau đây:
a. Gây mất trật tự trên xe.
b. Cản trở việc vận chuyển hành khách.
c. Đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của hành khách, người điều khiển xe, phụ xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. d. Đu bám, ngồi trên nóc xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với người điều khiển xe khách có một trong các hành vi sau đây:
a. Để hành khách ngồi trên xe khi lên xuống phà, khi xe đang ở phà.
b. Đón trả khách khi xe đang chạy, không đúng bến, không đúng nơi quy định, nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất.
c. Không đóng cửa lên xuống khi xe dã chuyển bánh.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe khách có một trong những hành vi sau đây:
a. Để người đu, bám ở cửa xe, ngồi trên thành xe, nóc xe.
b. Sang khách, nhượng khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý.
c. Chở người vượt quá số quy định cho từng loại xe.
d. Chở cùng với hành khách súc vật, hàng hôi thối hoặc những chất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
đ. Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi chở các chất độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ trên xe cùng với hành khách.
5. Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô chở khách có hành vi vi phạm các quy định tại điều này còn buộc phải:
a. Vi phạm các điểm a, c khoản 2; điểm a, c, d khoản 3; khoản 4 thì phải thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục bảo đảm an toàn giao thông.
b. Vi phạm điểm c, khoản 3; khoản 4 còn bị tước giấy phép trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày.
6. Người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm các quy định tại
10. Khoản 2, 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:
"2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe "Công nông", xe "Bông sen" và những loại xe có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự có một trong những hành vi sau đây:
a. Chở người;
b. Không có đủ đèn, còi, phanh hoặc có những thứ đó nhưng không còn tác dụng;
c. Chở hàng dễ cháy, dễ nổ không theo quy định.
3. Người điều khiển xe lam, xe "Công nông", xe "Bông sen" và những loại xe có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự vi phạm các quy định tại các
11. Điều 16 được sửa đổi như sau:
1. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường, qua cầu, phà mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây (trừ xe đã được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt):
b. Chở hàng vượt khổ giới hạn cho phép của cầu đường theo chiều cao dưới 50 cm hoặc theo chiều ngang dưới 20 cm hoặc theo chiều dài dưới 150 cm;
3. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
b. Chở hàng vượt quá khổ giới hạn cho phép của cầu đường trên mức quy định tại điểm b, khoản 2 của điều này;
12. Điểm a khoản 5 Điều 17 được sửa đổi như sau:
13. Khoản 2 Điều 20 được sửa đổi như sau:
"2. Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các
14. Khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:
15. Khoản 6 Điều 22 được sửa đổi như sau:
"6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. Áp dụng các hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
16. Điều 23 được sửa đổi như sau:
"Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải:
1. Thanh tra viên chuyên ngành giao thông vận tải có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
đ. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Trưởng ban Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính), thuộc Khu quản lý đường bộ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm quy định trong Nghị định này;
c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;
d. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Pháp lệnh sửa đổi điều 6 Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân năm 1995
- 2Nghị định 75/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị
- 3Quyết định 31/1999/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 1Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 5Pháp lệnh sửa đổi điều 6 Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân năm 1995
- 6Nghị định 80-CP năm 1996 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- 7Nghị định 75/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị
- 8Quyết định 31/1999/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 02/1999/TT-BCA(C11) hướng dẫn Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
Nghị định 78/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/CP về xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- Số hiệu: 78/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 20/11/1998
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: 11/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực