CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện các Nghị định của Chính phủ số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, số 39/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
NGHỊ ĐỊNH:
Kinh phí hoạt động của Thanh tra giao thông do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của Chính phủ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIAO THÔNG
Điều 6.- Hệ thống tổ chức Thanh tra giao thông.
1. Thanh tra giao thông trực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Ban Thanh tra giao thông đường bộ;
b) Ban Thanh tra giao thông đường sắt;
c) Ban Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Ban Thanh tra giao thông trực thuộc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập theo hướng dẫn của bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thống nhất hướng dẫn về tổ chức và biên chế Thanh tra giao thông các cấp.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban Thành tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
Điều 8.- Thanh tra giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông vận tải, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đó.
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông vận tải.
3. Thanh tra, xử lý việc cấp phép, đưa ra sử dụng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
4. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm thể lệ vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
5. Lập biên bản các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông vận tải, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông vận tải theo thẩm quyền.
6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và chức danh của Thanh tra giao thông chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
Điều 9.- Tiêu chuẩn của Thanh tra viên giao thông:
1. Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan, có sức khoẻ tốt;
2. Có trình độ kỹ thuật chuyên ngành, có kiến thức về luật lệ giao thông vận tải và kiến thức pháp lý.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, màu sắc trang phục của Thanh tra giao thông theo từng chuyên ngành và chế độ sử dụng trang phục.
Điều 15.- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 3Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 4Thông tư liên tịch 116-TT/LT năm 1997 về việc tổ chức và biên chế thanh tra giao thông các cấp do Bộ Giao thông vận tải- Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải
- 6Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 7Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông năm 1994
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 5Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 6Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 7Thông tư liên tịch 116-TT/LT năm 1997 về việc tổ chức và biên chế thanh tra giao thông các cấp do Bộ Giao thông vận tải- Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 9Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
- 10Tiêu chuẩn ngành 22TCN 306:2003 về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Nghị định 80-CP năm 1996 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- Số hiệu: 80-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/12/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 05/12/1996
- Ngày hết hiệu lực: 12/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực