Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
*******

Số: 67-VNVNT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 1958

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỂ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH, LÂM KHẨN QUỐC DOANH VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Để thi hành Nghị định số 114-TTg ngày 09-04-1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh toán giữa các cơ quan và xí nghiệp Nhà nước với nhau và thi hành Quyết định số 130-TTg ngày 04-04-1957 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh;
Căn cứ vào công văn số 433-TN ngày 28-01-1958 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nội dụng các bản thể lệ cho vay ngắn hạn đối với nông trường quốc doanh, lâm khẩn quốc doanh và bản biện pháp cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành bản thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các nông trường quốc doanh, lâm khẩn quốc doanh và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam kèm theo nghị định này.

Điều 2.Thể lệ và biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành.

Điều 3.Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Vụ, ở Sở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng


THỂ LỆ

CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH
VÀ CÁC XÍ NGHIỆP NÔNG NGHIỆP KHÁC

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Mục A - MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

Điều 1.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho vay ngắn hạn các nông trường quốc doanh nhằm mục đích giải quyết nhu cầu vốn luân chuyển cho các nông trường hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước về mọi mặt. Đồng thời thông qua việc cho vay ngắn hạn, Ngân hàng làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giúp đỡ các nông trường sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản xuất, tích lũy vốn cho Nhà nước, củng cố và mở rộng chế độ hạch toán kinh tế.

Mục B – NGUYÊN TẮC CHO VAY NGẮN HẠN CÁC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

Điều 2.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho vay ngắn hạn các nông trường quốc doanh theo những nguyên tắc sau đây:

1) Các nông trường chỉ được dùng vốn vay của Ngân hàng vào những mục đích nhất định, cố định trước trong kế hoạch và chỉ được nhận vốn vay theo mức thực hiện kế hoạch.

2) Các nông trường vay vốn của Ngân hàng phải hoàn trả lại số tiền vay theo thời hạn nhất định, tối đa không quá 12 tháng.

3) Các nông trường vay vốn của Ngân hàng phải có vật tư tương đương đảm bảo số tiền vay.

Mục C - ĐIỀU KHOẢN CHO VAY

Điều 3. Các nông trường vay vốn của Ngân hàng phải là một đơn vị đã thi hành hạch toán kinh tế nghĩa là:

1) Phải có kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài vụ.

2) Phải có kế toán độc lập, bảng cân đối tài sản.

3) Phải có tài khoản thanh toán ở Ngân hàng.

4) Phải được cấp trên (Bộ, Sở chủ quản) cho quyền trực tiếp vay vốn của Ngân hàng.

5) Phải được Chính phủ cấp vốn luân chuyển riêng (gọi là vốn lưu động tự có tức là mức tiêu chuẩn vốn luân chuyển).

Chương II

CÁC LOẠI CHO VAY

Mục A – CHO VAY DỰ TRỮ VẬT TƯ THEO MÙA TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN TRONG KẾ HOẠCH

Điều 4.Ngân hàng cho vay dự trữ vật tư theo mùa trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch, nghĩa là dựa theo kế hoạch dự trữ của nông trường đã được Chính phủ phê chuẩn mà Ngân hàng cho các nông trường vay vốn để giải quyết những nhu cầu về dự trữ có tính chất thời vụ khi mà số dư vật tư vượt trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch.

Điều 5.Ngân hàng cho các nông trường vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn có tính chất thời vụ bao gồm: phân bón, thứ ăn cho súc vật, nhiên liệu, phụ tùng và vật liệu sửa chữa kỹ thuật.

Điều 6.Để tính số vốn xin vay, các nông trường căn cứ vào số dư dự trữ đầu quý kế hoạch và kế hoạch mua vào chi ra trong quý để tính số dư dự trữ cuối quý. Sau khi trừ đi các khoản vốn định mức và vốn coi như tự có để lập kế hoạch vay vốn trong quý đó, (xem mẫu số 5 thể lệ cho vay công nghiệp quốc doanh).

Điều 7.Khi vay vốn của Ngân hàng, nông trường phải trình xuất những số liệu về dự trữ vật tư cho từng đối tượng, nêu rõ số hàng tồn kho, số hàng trên đường đi và cả những chứng từ về số vật tư thuộc phần chưa trả tiền.

Trường hợp xí nghiệp cần tiền trước để mua vật tư thì phải trình xuất hợp đồng, Ngân hàng sẽ căn cứ vào hợp đồng mà cho vay và sẽ kiểm tra về tồn kho sau khi thực hiện.

Điều 8.Khi cho vay Ngân hàng tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của xí nghiệp và đối chiếu với số dư vật tư trong bảng chứng từ đã trình xuất, Ngân hàng sẽ cho vay số dư vật tư trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi mức quy định ghi trước trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng về đối tượng đó.

Khi xét các số liệu vật tư trình xuất, Ngân hàng loại ra khỏi đảm bảo các vật tư sau đây:

- Vật tư đã hỏng, không dùng được.

- Vật tư thừa đã lâu không dùng đến.

- Vật tư đã thu tiền mà chưa giao cho người mua.

- Vật tư mất phẩm chất.

- Vật tư dự trữ trái với các quy định của Chính phủ.

Khi tính các vật tư dự trữ làm đảm bảo nợ vay của Ngân hàng, Ngân hàng tính theo giá trị thực sự (nghĩa là theo giá mua các vật tư cộng thêm các chi phí phụ thuộc theo kế hoạch) nếu giá trị thực sự dưới giá trị kế hoạch, và tính theo giá trị kế hoạch nếu giá trị thực sự cao hơn giá trị kế hoạch. Khi giá trị thực tế cao hơn giá trị kế hoạch, nông trường xin điều chỉnh đã được cấp trên xét duyệt thì Ngân hàng sẽ tín theo giá trị đã điều chỉnh.

Điều 9.Thời hạn cho vay dự trữ vật tư trên múc tiêu chuẩn quy định dựa theo tình hình thực tế của sự tăng giảm vật tư theo kế hoạch. Khi mà số dư vật tư đảm bảo rút xuống bao nhiêu (nghĩa là đã đem dùng) thì Ngân hàng sẽ thu hồi nó về bấy nhiêu. Thời hạn cho vay như vậy không được quá một kỳ luân chuyển của vật tư, và không được ngoài niên độ kế hoạch. Trường hợp cần dự trữ vật tư cho năm tới, kế hoạch đã được cấp trên xét duyệt thì áp dụng theo điều 29 khoản 4.

Điều 10.Muốn vay vốn của Ngân hàng về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, nông trường phải làm đầy đủ các giấy tờ sau đây và nộp cho Ngân hàng trước 7 ngày (tính ngày Ngân hàng nhận được).

- 1 bảng kế hoạch xin vay vốn trong quý (mẫu số 5).

- 2 bản đơn xin vay (mẫu số 1).

- 1 bản kê dự trữ vật tư theo từng đối tượng tính thành tiền (mẫu số 3).

- 2 bản giấy nhận nợ có kỳ hạn trả (mẫu số 2).

(Ba bản mẫu biểu trên (trừ bảng kế hoạch vay vốn) xem mẫu biểu thể lệ cho vay công nghiệp quốc doanh, mẫu số 1, 3, 2).

Điều 11.Khi đã ấn định mức cho vay Ngân hàng sẽ quyết định việc sử dụng số tiền vay. Nếu nông trường không nợ nần thì toàn bộ số tiền vay sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của nông trường. Nếu nông trường có nợ chưa trả thì Ngân hàng sẽ dùng một phần tiền vay đó để trả nợ theo giấy đời nợ của đối tượng đã cho vay, phần còn lại sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán.

Mục B – CHO VAY CHI PHÍ VỀ TRỒNG TRỌT VÀ CHẾ BIẾN TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN TRONG KẾ HOẠCH

Điều 12.Ngân hàng cho các nông trường vay chi phí các khoản về trồng trọt và chế biến để giải quyết những nhu cầu vốn có tính chất thời vụ nếu trong quá trình sản xuất của nông trường xảy ra chi phí trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch.

Những chi phí trên là bao gồm cả gián tiếp phí và trực tiếp phí.

Điều 13.Ngân hàng cho các nông trường vay chi phí về trồng trọt bao gồm các công tác: cấy, giao, chăm bón, sản xuất phân bón, bảo vệ hoa mầu non, gặt hái, chế biến, các chi phí chăm sóc súc vật lao động, các chi phí sửa chữa thường xuyên, các chi phí quản lý xí nghiệp và chi phí chung.

Trong điều kiện hiện nay của nông trường, Ngân hàng tạm thời cho vay các chi phí về chế biến các sản phẩm (như chế biến cà phê, xay lúa làm gạo v.v...) cũng trong loại cho vay chi phí trồng trọt. Khi nông trường đã có điều kiện tổ chức hạch toán riêng biệt Ngân hàng sẽ cho vay riêng thành một loại cho vay chế biến.

Điều 14.Để tính số vốn xin vay chi phí về trồng trọt và chế biến, các nông trường căn cứ vào số dư đầu quý và những chi phí cho các công tác trồng trọt, chế biến phải chi dùng trong kế hoạch của quý xin vay, trừ đi các sản phẩm bán ra trong quý theo giá thành sản xuất, trừ đi mức tiêu chuẩn về thành phẩm và bán thành phẩm và các nguồn vốn coi như tự có của nông trường.

Ngân hàng cho vay những chi phí sản xuất cho những sản phẩm thu hoạch trong niên độ. Những nông trường sản xuất có tính chất thời vụ, những vụ sản xuất năm nay nối tiếp qua năm sau, cuối năm chưa kịp thu hoạch để trả nợ. Trường hợp trên Ngân hàng có thể cho vay nhưng cuối năm phải kết toán và chuyển các món nợ còn lại qua năm sau. (mẫu số 6, 8).

Kế hoạch xin vay vốn phải ghi rõ riêng những chi phí về vật tư dự trữ sẽ dùng trong quý.

Điều 15.Muốn vay vốn của Ngân hàng, nông trường phải trình xuất những số liệu sau đây:

- Bảng chi phí về trồng trọt và chế biến trong quý riêng cho từng công tác nói rõ sản phẩm đang sản xuất, đang chế biến, sản phẩm sẽ sản xuất trong quý.

- Bảng tiêu thụ sản phẩm nói rõ sản phẩm đã thu hoạch trong kho tàng, sản phẩm sẽ thu hoạch trong quý và kế hoạch bán ra trong quý về các sản phẩm đó.

- Bảng kế hoạch sử dụng các vật tư dự trữ vào trong quý.

Điều 16.Ngân hàng sẽ tính đảm bảo số tiền nợ vay, căn cứ vào giá trị của các loại sản phẩm đang sản xuất trên mức tiêu chuẩn. Nếu giá trị đó vượt quá giá thành sản xuất kế hoạch, Ngân hàng sẽ dựa vào giá thành sản xuất ghi trong kế hoạch để tính. Ngân hàng sẽ tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của nông trường đối chiếu với số dư theo sự tính toán đảm bảo nói trên mà cho vay chi phí trồng trọt trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch và trong mức quy định kế hoạch cho vay của Ngân hàng về đối tượng đó.

Như vậy khi tính để cho vay, Ngân hàng tính bao gồm cả chi phí về trực tiếp và gián tiếp, nếu gián tiếp phí đã được phân bổ cho giá thành các loại sản phẩm.

Về chi phí đợi phân bổ Ngân hàng không cho vay mà chỉ cho vay sau khi đã phân bổ.

Điều 17.Sau khi đã ấn định mức cho vay Ngân hàng sẽ thu nợ các khoản đã cho vay về dự trù vật tư căn cứ vào số dự trù vật tư của nông trường đem chi dùng trong quý. Số tiền còn lại Ngân hàng sẽ chuyển vào tài khoản thanh toán của nông trường.

Việc trả nợ các khoản đã cho vay về dự trữ vật tư bằng cách điều chỉnh giữa hai loại cho vay chi phí sản xuất và dự trữ vật tư sẽ nói rõ trong điều 29 ở sau.

Điều 18.Thời hạn cho vay về chi phí trồng trọt và chế biến sẽ căn cứ vào thời vụ thu hoạch các loại sản phẩm chính mà ấn định tối đa không được quá 12 tháng.

Điều 19.Các nông trường muốn vay vốn của Ngân hàng cần phải làm các giấy tờ sau đây gửi đến Ngân hàng trước 7 ngày (kể từ ngày Ngân hàng nhận được:

1) Một bản kế hoạch vay vốn chi phí trồng trọt (mẫu số 6).

2) Hai bản đơn xin vay vốn về chi phí trồng trọt và chế biến (theo mẫu số 1 ở điều 10).

3) Một bản kê các phí cho các loại trồng trọt và chế biến (mẫu số 8).

4) Giấy nhận nợ có kỳ hạn trả nợ (mẫu số 2 điều 10).

Điều 20.Trường hợp sản phẩm sản xuất ra cần phải để dự trù theo kế hoạch đã được duyệt (thức ăn cho súc vật, phân bón). Ngân hàng sẽ căn cứ vào số dư vật tư dự trữ tăng lên mà cho vay về dự trữ vật tư nếu số dư đó trên mức tiêu chuẩn dự trữ, còn nói về cho vay chi phí trồng trọt Ngân hàng sẽ thu hồi về bằng cách điều chỉnh tài khoản cho vay chi phí trồng trọt qua cho vay về dự trữ vật tư.

Mục C – CHO VAY CHI PHÍ VỀ CHĂN NUÔI TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN TRONG KẾ HOẠCH

Điều 21.Ngân hàng cho vay chi phí về chăn nuôi trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch dưới hình thức cho vay về chênh lệch giá trị của đàn súc vật nuôi cho lớn và cho béo, khi giá trị vượt trên mức tiêu chuẩn. Sự chênh lệch giá trị đó tạo nên bởi:

- Sự tăng gia về khối lượng do sản phẩm của đàn súc vật sinh sản tăng lên chuyển sang đàn súc vật nuôi cho béo và cho lớn hoặc do nông trường mua thêm ở ngoài vào theo kế hoạch đã định.

- Sự tăng gia về trọng lượng do nuôi lợn thêm lên.

Như vậy tức là đối với chi phí chăn nuôi các đàn súc vật sinh sản mà sản phẩm không bù đắp lại trong năm phải do Bộ Tài chính cấp Ngân hàng không cho vay, trừ trường hợp lúc nào Bộ Nông lâm có công văn chính thức đảm bảo bù lỗ thì Ngân hàng có thể cho vay trong thời gian Bộ Tài chính chưa kịp bù lại.

Điều 22.Để tính mức vốn xin vay chi phí về chăn nuôi, các nông trường phải căn cứ vào số dư đàn súc vật chăn nuôi cho lớn và cho béo đầu quý kế hoạch, chênh lệch tăng giảm giá trị đàn súc vật đó (số lượng đàn súc vật có bản chuyển sang cộng mua thêm ngoài cộng sự lớn thêm của đàn súc vật nuôi cho lớn và cho béo) trừ đi số bán ra trong quý theo giá thành sản xuất, trừ đi mưc tiêu chuẩn về bán thành phẩm sức vật còn nhỏ nuôi cho lớn và cho béo (theo mẫu số 7).

Điều 23.Nông trường quốc doanh muốn vay vốn cho Ngân hàng phải trình xuất những số liệu sau đây:

- Bản chi phí về chăn nuôi trong quý, nói rõ chi phí cho súc vật đẻ, súc vật lấy sữa, súc vật nuôi cho béo và nuôi cho lớn.

- Bản tăng gia giá trị trọng lượng, khối lượng và kể cả giá trị súc vật mua ở ngoài của súc vật nuôi cho lớn và cho béo theo giá thành kế hoạch.

- Bản tiêu thụ sản phẩm trong quý nói rõ sản phẩm bán ra, sản phẩm để lại chi dùng và sản phẩm chuyển qua vốn cơ bản (bò, trâu, ngựa).

- Bản kế hoạch sử dụng vật tư dự trữ trong suốt quý.

Điều 24.Để tính làm đảm bảo nợ vay của Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá trị của các loại sản phẩm đang sản xuất trên mức tiêu chuẩn như các súc vật nuôi cho lớn và cho béo, súc vật mua ở ngoài, các sản phẩm thịt, sữa (nếu giá trị đó vượt trên giá thành sản xuất trong kế hoạch thì chỉ tính theo giá thành sản xuất ghi trong kế hoạch). Đối với súc vật mua ở ngoài nuôi cho béo tính theo giá trị kế hoạch cộng thêm chi phí chuyên chở không tính theo giá mua thực sự ngoài thị trường. Trừ trường hợp cấp trên điều chỉnh lại giá kế hoạch thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá kế hoạch mới để tính.

Khi cho vay Ngân hàng sẽ tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của nông trường đối chiếu với số dư đảm bảo theo sự tính toán trên mà cho vay chi phí chăn nuôi trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch và trong mức quy định kế hoạch cho vay của Ngân hàng về đối tượng đó.

Điều 25.Sau khi ấn định mức cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi nợ khoản cho vay dự trữ vật tư căn cứ vào vật tư dự trữ mà nông trường đã đem dùng trong quỹ bằng cách điều chỉnh từ tài khoản cho vay dự trữ qua tài khoản cho vay chi phí chăn nuôi (cách điều chỉnh xem điều 30) Ngân hàng sẽ chuyển phần còn lại của số tiền vay đó qua tài khoản thanh toán của nông trường.

Điều 26.Thời hạn cho vay chi phí chăn nuôi căn cứ vào kế hoạch bán ra các loại sản phẩm và kế hoạch chuyển súc vật còn nhỏ nuôi cho lớn sang vốn cơ bản mà ấn định nhưng không được quá 12 tháng. Nếu trong quý xảy ra tình trạng giảm giá trị do toi dịch gây ra thì Ngân hàng thu hồi vốn đó về trước kỳ hạn theo mức độ giảm sút. Trừ trường hợp bộ Tài chính có công văn chính thức đảm bảo bù lỗ thì Ngân hàng có thể đình thu hồi số vốn giảm sút đó.

Điều 27.Khi xin vay nông trường phải làm những giấy tờ cần thiết sau đây gửi đến Ngân hàng trước 7 ngày khi bắt đầu vay.

- Một bản tính kế hoạch vay vốn chi phí chăn nuôi (mẫu số 7).

- Hai bản đơn xin vay vốn về chi phí chăn nuôi (theo mẫu số 1 nói trên).

- Một bản kê các chi phí chăn nuôi các loại súc vật và chế biến (mẫu số 3).

- Một bản nhận nợ có ký hạn trả (theo mẫu số 2 nói trên).

Điều 28.Thể theo trình độ hạch toán kinh tế của nông trường, Ngân hàng tạm thời căn cứ vào bản kế hoạch do nông trường trình xuất để tính toán cho vay các chi phí trồng trọt và chăn nuôi. Sau khi nhận tiền vay nông trường phải trình xuất các chứng từ chi phí về các đối tượng cho vay mỗi tháng một lần để Ngân hàng có thể kiểm tra đảm bảo. Nếu sau khi kiểm tra, thấy số tiền đã vay không đủ vật tư đảm bảo, Ngân hàng sẽ thu hồi vốn về bằng cách trích từ tài khoản thanh toán để trả nợ Ngân hàng. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền Ngân hàng sẽ ghi vào tài khoản nợ quá hạn.

Điều 29.Việc điều chỉnh giữa hai loại cho vay "chi phí sản xuất và dự trữ vật tư" làm như sau:

1) Các nông trường căn cứ vào số dư vật tư trên mức tiêu chuẩn làm đảm bảo cho số tiền vay và tình hình sử dụng vật tư. Ngân hàng sẽ căn cứ số liệu, báo cáo về tình hình sử dụng và thay đổi vật tư (mẫu số 11) của nông trường gửi đến xét và điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh Ngân hàng sẽ báo cho nông trường được vay biết để điều chỉnh sổ sách kế toán (từ tài khoản "Nợ" cho vay dự trữ qua "Nợ" chi phí trồng trọt hoặc chăn nuôi hay ngược lại.

2) Khi nhận được bản báo cáo về sự thay đổi, dự trữ vật tư Ngân hàng sẽ làm bảng tính toán, nếu vật tư dự trữ trên mức tiêu chuẩn được dùng hoàn toàn vào chi phí sản xuất tiến hành điều chỉnh toàn bộ nếu vật tư dùng một phần vào chi phí sản xuất thì điều chỉnh một phần, nếu không sử dụng vật tư vào chi phí sản xuất thì không điều chỉnh.

3) Mỗi nông trường phải mở ở nơi Ngân hàng cho vay tiền khoản về "Tình hình thay đổi dự trữ vật tư" trong tài khoản dự trữ vật tư.

4) Việc điều chỉnh giữa hai loại cho vay "Chi phí dự trự và chi phí sản xuất" chỉ làm trong phạm vi niên độ kế hoạch, nghĩa là không được điều chỉnh số nợ cho vay năm trước sang nợ năm sau. Trong trường hợp cuối năm, nông trường chưa trả hết khoản nợ nếu có lý do chính đáng, mà cần dự trữ vật tư cho năm tới và kế hoạch đã được cấp trên duyệt, thì một mặt Ngân hàng cho vay những chi phí dự trữ cho năm tới, mặt khác nông trường phải trả nợ vay cũ cho Ngân hàng.

Mục D – CHO VAY NHU CẦU TẠM THỜI

Điều 30.Ngân hàng cho vay tạm thời là để giải quyết những nhu cầu vốn có tính chất tạm thời trong quá trình sản xuất, những chi phí cần thiếu vượt mức tiêu chuẩn ngoài kế hoạch, nhưng không phải do chính công tác xấu của nông trường gây ra.

Ngân hàng cho vay nhu cầu tạm thời trong những trường hợp sau đây:

1) Các chi phí công tác về gặt hái do nông trường làm tốt tăng sản lượng thu hoạch ngoài kế hoạch, hoặc do thời tiết thay đổi cần phải tranh thủ thu hoạch kịp thời mà các sản phẩm đó chưa kịp bán ra để bù đắp.

2) Những thành phẩm ở trong kho tàng chưa bán ra được do những khó khăn về giao thông vận tải, hoặc thiếu kho tàng của cơ quan thu mua gây ra làm cho nông trường thiếu vốn tiếp tục sản xuất.

3) Các chi phí cho những công tác đề phòng hay cứu chữa các tai nạn hạn hán, lụt bão, sâu dịch xảy ra có quy định tiêu chuẩn cấp phát của Bộ Tài chính, nhưng nông trường không thể biết trước, nên không có kế hoạch dự trữ. Ngân hàng chỉ cho vay để giải quyết những công tác cấp thiết trong khi chờ đợi nông trường đó mà quyết toán trình lên Bộ, Sở xét duyệt để cấp phát bù lỗ ngoài kế hoạch để trả nợ Ngân hàng.

Các đối tượng cho vay nhu cầu tạm thời bao gồm:

- Vật liệu chính: phân bón, thức ăn súc vật.

- Nhiên liệu: xăng, dầu, mỡ, mazout v.v...

- Vật liệu phụ: thuốc trừ sâu, thuốc thú y v.v...

- Trả nhân công.

- Thành phẩm.

Điều 31.Khi xin vay nông trường phải giao nộp Ngân hàng:

1) Bản báo cáo nói rõ nguyên nhân gây ra nhu cầu tạm thời, mục đích sử dụng vốn và nhu cầu vốn.

2) Bản kê tạm thời dự trữ thành phần trong kho tàng, các chi phí cần thiết cho việc sản xuất.

3) Hai bản đơn xin vay vốn nhu cầu tạm thời (theo mẫu số 1 trước) gửi đến Ngân hàng trước 3 ngày (kể từ ngày Ngân hàng nhận được).

Ngân hàng căn cứ vào giấy tờ báo cáo để xét và mức định cho vay. Mức cho vay đối với những công tác làm tốt vượt kế hoạch không hạn chế, ngân hàng chỉ căn cứ vào giá trị sản phẩm thực sự phải thu hoạch. Đối với những chi phí do thiên tai gây ra, hoặc do điều kiện khách quan đưa đến, mức cho vay căn cứ nhu cầu hiện tại của mỗi loại công tác. Riêng dự trữ thành phẩm mức cho vay tính theo giá trị kế hoạch của số dư các loại thành phẩm thực sử ở trong kho tàng.

Điều 32.Thời hạn cho vay nhu cầu tạm thời nói chung không quá 66 ngày. Nếu gặp trường hợp đặc biệt nông trường chưa có điều kiện trả nợ, Trưởng chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn thêm 15 ngày (75 ngày). Cho vay về nhu cầu tạm thời trên 75 ngày phải do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia quyết định.

Điều 33.Các chi nhánh ngân hàng khi cho vay về nhu cầu tạm thời phải căn cứ vào mức quy định chung về cho vay nhu cầu tạm thời đã phân phối, không được vượt quá mức đó.

Mục E - CHO VAY SỬA CHỮA LỚN

Điều 34.Ngân hàng cho các nông trường vay vốn về chi phí sửa chữa lớn trong những trường hợp số tiền khấu hao về tài sản cố định dành cho sửa chữa lớn trong những quý không đủ để làm việc ấy.

Muốn được vay vốn các nông trường phải có tài khoản tiền gửi "sửa chữa lớn" ở Ngân hàng để hàng tháng gửi tiền khấu hao về sửa chữa lớn.

Điều 35.Khi làm đơn gửi đến Ngân hàng xin vay vốn sửa chữa lớn nông trường phải gửi kèm theo bản kế hoạch khấu hao về sửa chữa lớn cả năm, bản kế hoạch các đối tượng phải sửa chữa, thời gian sửa chữa, giá trị sửa chữa (theo mẫu số 6 thể lệ cho vay công nghiệp quốc doanh) và các chứng từ về các đối tượng đã sửa chữa.

Ngân hàng sẽ căn cứ vào các tài liệu trên do nông trường trình xuất để xét và định mức cho vay. Mức cho vay cao nhất không được vượt quá con số kế hoạch khấu hao về sửa chữa lớn của niên độ đó.

Điều 36.Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch khấu hao của từng quý khi số dự khấu hao trong quý vượt quá mức kế hoạch sửa chữa để ấn định thời hạn cho vay, nhưng nói chung thời hạn cho vay để sửa chữa lớn không được vượt quá phạm vi niên độ kế hoạch.

Khi đến hạn, Ngân hàng chủ động thu hồi nó về bằng cách trích từ tài khoản khấu hao sửa chữa lớn để trả nợ Ngân hàng.

Mục G – CHO VAY THANH TOÁN

Điều 37.Ngân hàng cho các nông trường quốc doanh vay thanh toán tùy theo các hình thức thanh toán để giải quyết nhu cầu vốn trong thanh toán không được Nhà nước cấp vốn luân chuyển riêng. Loại cho vay này theo thể lệ chung của Ngân hàng quốc gia Việt Nam về các hình thức thanh toán và cho vay thanh toán đối với khu vực quốc doanh và Hợp tác xã.

Chương III

VIỆC LẬP VÀ XÉT KẾ HOẠCH CHO VAY

Điều 38.Nông trường quốc doanh căn cứ các kế hoạch trong năm có liên quan đến kế hoạch xin vay vốn để lập kế hoạch vay vốn hàng năm. Sau đó nông trường căn cứ kế hoạch hàng năm để lập kế hoạch vay từng quý. Các nông trường không lập kế hoạch hàng tháng. Ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vốn chung của từng quý để định các lần cho vay cụ thể.

Sau lập xong kế hoạch vay vốn, nông trường phải gửi đến Chi nhánh Ngân hàng nơi giữ tài khoản thanh toán của mình một bản. Đồng thời gửi một bản lên Sở chủ quản, Nông trường phải gửi kế hoạch này 30 ngày trước khi vay, kèm theo:

1) Kế hoạch sản xuất.

2) Kế hoạch cung cấp vật tư.

3) Kế hoạch giá thành.

4) Kế hoạch thu chi tài vụ.

Các Chi nhánh Ngân hàng khi nhận được các kế hoạch vay vốn cần trực tiếp điều tra nghiên cứu để nhận xét về các loại cho vay, điều chỉnh kế hoạch xin vay vốn của các nông trường và làm báo cáo tổng hợp có kèm theo bản giải thích gửi lên Ngân hàng trung ương (Vụ Nghiệp vụ nông thôn).

Điều 39.Sở chủ quản nhận được kế hoạch vay vốn của các nông trường gửi đến, sẽ căn cứ vào nhu cầu của toàn bộ nông trường lập kế hoạch vay vốn tổng hợp của các nông trường. Sở sẽ gửi các kế hoạch tổng hợp (kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch giá thành, kế hoạch thu chi tài vụ) đó đến Bộ Nông Lâm và Ngân hàng trung ương trước 20 ngày khi bất đầu vay (tính từ ngày Ngân hàng nhận được) Ngân hàng trung ương sẽ xét các kế hoạch đó và cùng với Bộ, Sở chủ quản định ra mức vốn cần cho vay của từng nông trường đối với từng loại. Sau đó Bộ, Sở chủ quản báo cáo kế hoạch cho vay đã xét duyệt cho từng nông trường biết, đồng thời Ngân hàng trung ương cũng báo cho các Chi nhánh Ngân hàng địa phương biết các kế hoạch định cho vay của từng nông trường.

Chương IV

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN CHO VAY

Điều 40.Ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn cho vay tiến hành dưới hai hình thức:

1) Kiểm tra qua các báo cáo, chứng từ, bản cân đối.

2) Kiểm tra trực tiếp tận nơi sản xuất.

Để Ngân hàng có thể kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tốt, Bộ, Sở chủ quản và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (Bộ và Sở chủ quản gửi cho Ngân hàng trung ương, xí nghiệp gửi cho Chi nhánh Ngân hàng nơi giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:

1) Bản cân đối (bản quyết toán), hàng quý, hàng năm (bao gồm các bản phụ và bản giải thích kèm theo).

2) Bản báo cáo giá thành (6 tháng và cuối năm hoặc sau vụ thu hoạch các sản phẩm chính).

3) Bản báo cáo thu chi tài vụ hàng tháng.

4) Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (ít nhất là những loại sản phẩm chính) và kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nông trường khi gửi báo cáo lên Bộ, Sở chủ quản đồng gửi cho Ngân hàng một bản.

Điều 41.Ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn vay chủ yếu là kiểm tra đảm bảo của các khoản vay về dự trữ vật tư và chi phí sản xuất. Ngân hàng kiểm tra trước khi cho vay, và sau khi cho vay các loại chi phí cho đến khi nông trường trả hoàn toàn hết nợ.

Điều 42.Ngân hàng tiến hành kiểm tra:

1) Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình sản xuất, tình hình dự trữ vật tư của các nông trường gửi đến cho Ngân hàng hàng tháng.

2) Theo số liệu của bản cân đối hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

3) Theo số liệu báo cáo kế toán, số liệu kho tăng của Nông trường.

Ngoài ra Ngân hàng kiểm tra trực tiếp tận nơi sản xuất:

a) Sử dụng có mặt thực sự vật tư tồn kho, sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm đang chế biến.

b) Sử dụng vốn vay vào các chi phí sản xuất, vào dự trữ vật tư theo kế hoạch định trước và việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất.

c) Nội dung báo cáo của xí nghiệp gửi đến đối chiếu với sự có mặt của vật tư (so sánh báo cáo với thực tế).

d) Quá trình sản xuất.

e) Các thanh toán khi xảy ra những nợ nần và nợ quá hạn.

Điều 43.Ngân hàng căn cứ vào các tài liệu báo cáo trên để kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tách tình hình. Nếu thấy số dư vật tư, hay số dư chi phí sản xuất (các sản phẩm đang sản xuất) ít hơn số tiền cho vay về đối tượng đó (nghĩa là thiếu vật tư đảm bảo) Ngân hàng sẽ thu hồi vốn về bằng cách trích ở tài khoản thanh toán của xí nghiệp. Nếu xí nghiệp thanh toán không có tiền sẽ chuyển sang tài khoản nợ quá hạn.

Chương V

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 44.Các xí nghiệp vay tiền của Ngân hàng quốc gia đến hạn đã quy định phải trả lại số tiền đã vay cả vốn lẫn lãi. Nếu đến hạn xí nghiệp không trả, Ngân hàng sẽ chủ động thu hồi vốn về bằng cách trích từ tài khoản thanh toán để trừ vào khoản cho vay. Nếu cho vay sửa chữa lớn Ngân hàng sẽ trích tài khoản sửa chữa lớn, nếu trong tài khoản sửa chữa lớn không có tiền thì Ngân hàng sẽ trích tài khoản thanh toán để trừ nợ cho vay sửa chữa lớn. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền để trả nợ Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển các khoản cho vay nói trên sang tài khoản "Nợ quá hạn" và áp dụng lợi suất gấp rưỡi đối với số tiền cho vay đó, trong thời gian quá hạn.

Điều 45.Trong trường hợp nông trường không gửi kịp thời các tài liệu cần thiết, như bản kê vật tư, bản cân đối quyết toán, bản thu chi tài vụ thì Ngân hàng sẽ bảo chính thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm về tất cả các loại cho vay, cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên thì mới tiếp tục cho vay.

Trong các trường hợp do Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ, nhưng phải báo cho nông trường biết trước 10 ngày.

Ngân hàng còn có thể áp dụng các hình thức kỷ luật đối với những nông trường làm công tác xấu để xảy ra tình trạng như:

1) Sổ sách giấy tờ kế toán không phù hợp với vật tư.

2) Vật tư thừa bị ứ động (mua vào nhiều không dùng hết) và không có kế hoạch thanh toán vật tư thường để vật tư ứ đọng trên mức tiêu chuẩn ngoài kế hoạch.

3) Không thực hiện kế hoạch bán hay cung cấp thành phẩm và sản phẩm phụ.

4) Tự ý sản xuất không theo kế hoạch cấp trên đã quy định.

5) Vi phạm chế độ và kỷ luật tài chính thanh toán, trả nợ, như sử dụng vốn cơ bản (cố định) làm vốn luân chuyển (lưu động) hay ngược lại, không thực hiện kế hoạch tích lũy, khấu hao, nộp lợi nhuận, nộp thuế, không thực hiện kế hoạch giá thành, để tiền đọng lại quỹ nhiều, sử dụng lao động không đúng, dây dưa không thanh toán nợ nần v.v...

Chương VI

NGUYÊN TẮC PHỤ

Điều 46.Rồi đây các nông trường sẽ phân cấp quản lý việc đảm bảo của chính quyền địa phương cho việc vay mượn giữa nông trường quốc doanh và Ngân hàng địa phương sẽ có thông tri hướng dẫn sau.

Điều 47.Thể lệ này do Ngân hàng quốc gia Việt Nam dự thảo và được Thủ tướng Chính phủ duyệt y cho thi hành theo Quyết định số 433/TN ngày 28 tháng 01 năm 1958.

TỔNG GIÁM ĐỐC

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Lê Viết Lượng


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH ....................................

Địa chỉ: .................................................................................

BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VAY VỐN

Quý ...... năm ......

Số thứ tự

LOẠI CHO VAY VÀ ĐỐI TƯỢNG

Số dư trong tài khoản vay vốn của Ngân hàng

Mức tăng giảm của số dư vốn vay quý này (+ hoặc -

Số dư cao nhất về vốn vay trong quý này

Số vật tư còn lại theo kế hoạch đến cuối quý này

Mức vốn luân chuyển tự có trong mức và có thừa

Ý kiến nhận xét của Ngân hàng mở tài khoản

Số dư dự trữ đầu quý

Số dư theo kế hoạch cuối quý này

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A - SỐ TỔNG HỢP VỐN VAY TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN TRONG KẾ HOẠCH

1

Số công trong quá trình dự trữ

- Phân bón

- Thức ăn súc vật

- Nhiên liệu

- Phụ tùng và vật liệu sửa chữa kỹ thuật.

2

Số công trong quá trình trồng trọt

- Lúa

- Ngô

- Cà phê

- Cam quýt

- Bông

- Lạc

- ......

3

Số công trong quá trình chăn nuôi

- Súc vật nuôi cho lớn và cho béo.

B - SỐ CÔNG CHO VAY
SỬA CHỮA LỚN:

TỔNG CỘNG:

BẢNG GIẢI THÍCH

Bảng này do đơn vị vay vốn căn cứ vào các mục có liên quan trong 4 bảng "tính kế hoạch vay vốn trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch" (bảng tính kế hoạch vay vốn dự trữ vật tư, bảng tính kế hoạch vay vốn trồng trọt và tính kế hoạch vay vốn chăn nuôi) và bản "tính kế hoạch vay vốn sửa chữa lớn" mà tổng hợp lại.

Cột 3. – Các nông trường căn cứ vào các số dư về các khoản vay đến ngày lập kế hoạch phối hợp với tình hình cung cấp, tình hình sản xuất và tình hình tiêu thụ trong cuối quý mà dự tính số dự tài khoản vay vốn của Ngân hàng đầu quý kế hoạch.

Cột 4. – Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch về dự trữ vật tư ghi theo số công của cột 15. Về chi phí trồng trọt ghi theo số công của cột 16. Về chi phí chăn nuôi ghi theo số công của cột 23 trong các bảng kế hoạch xin vay vốn về các loại đó. Được loại cho vay sửa chữa lớn thì ghi theo số công của cột 14 trong bảng kế hoạch vay vốn sửa chữa lớn.

Cột 5. – Là số chênh lệch giữa số dư mở đầu quý với số dư nợ Ngân hàng cuối quý.

Cột 6. – Là số dư vay cao nhất trong quý vượt mức cuối quý, nhưng đến cuối quý phải thu về được bằng mức cuối quý [(cột này chỉ ghi tổng số ở cột 16 bảng kế hoạch vay vốn (vay dự trù vật tư)] .

Cột 7. – Đối với các loại cho vay trên mức tiêu chuẩn. Về dự trữ vật tư ghi theo số cộng của cột 12 trong bảng kế hoạch vay vốn. Về chăn nuôi ghi theo số công của cột 21 trong bảng kế hoạch vay vốn về chi phí chăn nuôi.

Cột 8. – Đối với các loại cho vay trên mức tiêu chuẩn: Về dự trữ vật tư ghi theo số công của cột 13 + 14 về chi phí chăn nuôi ghi theo số công của cột 22, về chi phí trồng trọt ghi theo số công của cột 14 + 15 trong các bảng kế hoạch vay vốn của các loại đó.


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

.........................................................

Địa chỉ: ...........................................

BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH VAY VỐN DỰ TRỮ TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN

Số thứ tự

Loại

Số vật tư còn lại đầu quý

Số vật tư chi ra, mua vào trong quý này

Số dư vật tư theo kế hoạch cuối quý

Tình hình vốn định mức tự có và vốn coi như tự có

Vốn xin vay của ngân hàng

Mức quy định vay cao nhất trong quý này

Vốn luân chuyển định mức chưa dùng hết

CHÚ THÍCH

Số kế hoạch

Số dư ước tính

Mua vào

Chi ra

Số lượng

Số tiền

Vốn định mức tự có

Vốn ngoài mức coi như tự có

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

2

3

4

Phân bón

Thức ăn súc vật

Xăng

Phụ tùng sửa chữa

CỘNG

QUẢN ĐỐC NÔNG TRƯỜNG

Lập ngày ......... tháng ......... năm ........

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ

NÔNG TRƯỜNG


GIẢI THÍCH

Cách tính nội dung các cột trong bảng này:

Cột 2: Đối với các vật liệu chính như: Phân bón, thức ăn cho súc vật, nhiên liệu cần ghi riêng từng mặt, số lượng ghi vào các cột 3, 5, 7, 9, 11 và trị giá thành tiền ghi các cột 4, 6, 8, 10, 12. Phụ tùng và vật liệu sửa chữ kỹ thuật, vật liệu phụ có thể ghi theo loại vật tư đó và không thể thống nhất đo lường thì không cần ghi số lượng chỉ ghi giá trị bằng tiền. Số lượng tùy theo sự đo lường của mỗi loại hàng để ghi cho thích hợp.

Cột 3, 4: Ghi số dư khi lập kế hoạch này. Ví dụ: lập kế hoạch vay vốn quý 2 vào ngày 15-03 thì lấy số dư đó đến ngày 15-03 để ghi.

Cột 5, 6: Số dư ước tính là căn cứ số dư từ ngày lập kế hoạch cho đến khi bắt đầu thực hiện kế hoạch mà tính, nghĩa là căn cứ số dư thực tế khi lập kế hoạch và 1 phần mua vào, chi ra trong những ngày cuối quý mà dự tính ra số vật tư còn lại đầu quý này.

Cột 7, 8, 9, 10: Ghi theo số mua vào và chi ra vật tư của kế hoạch quý này đã được cấp trên xét duyệt.

Cột 11, 12: Nếu trong quý mua vào nhiều hơn chi ra thì cột 12 = cột 6 + (8 – 10) hoặc cột 11 = cột 5 + (7 – 9).

Nếu trong quý chi ra nhiều hơn mua vào thì cột 12 = cột 6 – (10 – 8) hoặc cột 11 = cột 5 - (9 – 7).

Cột 13: Tức là số vốn được Bộ tài chính quy định và cấp vốn dự trữ của quý đó.

Cột 14: Nếu con số thực tế về vốn lưu động tự có hoặc coi như tự có của cuối quý dự định sẽ lớn hơn cột 13 (vốn định mức tự có) thì số chênh lệch đó sẽ ghi vào cột 14 (tức là cột 13 + 14 = vốn lưu động thực tế tự có).

Cột 15: Là số dư cuối quý về những khoản vay trên mức tiêu chuẩn. Cách tính cột 15 = cột 12 –(13 + 14).

Cột 16: Ghi khoản vay trong quý cao hơn số dư cuối quý và đến cuối quý phải thu về không được quá mức số dư đã ấn định cuối quý.

Cột 17: Ghi mức vốn lưu động tiêu chuẩn chưa dùng hết còn lại trong tài khoản. Nếu không còn thì không ghi.


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

.........................................................

Địa chỉ: ...........................................

BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH VAY VỐN CHI PHÍ TRỒNG TRỌT
TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN

Số thứ tự

Loại

Kế hoạch sản xuất

Số dư đã chi phí từ khi bắt đầu sản xuất

KẾ HOẠCH CHI PHÍ
TRONG QUÝ

Thành phẩm bán ra trong quý

Số dư nợ Ngân hàng

Vốn luân chuyển tự có trong mức

Vốn luân chuyển coi như tự có ngoài mức

Vốn xin vay Ngân hàng

CHÚ THÍCH

Số lượng

Năng suất

Giá trị sản phẩm

Số dư khi lập kế hoạch

Số dư ước tính khi bắt đầu thực hiện kế hoạch

Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

Cộng

Chi phí do kho dự trữ chuyển sang

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

1

2

3

4

Lúa

Cà phê (mít)

Cam

Bông

Cộng

GIÁM ĐỐC QUỐC DOANH NÔNG TRƯỜNG

(Ký tên và đóng dấu)

Lập ngày ......... tháng ......... năm ........

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ

NÔNG TRƯỜNG

GIẢI THÍCH

Cách tính nội dung các cột trong bảng này:

Cột 2: Đối với những loại sản xuất chính: lúa, ngô, đậu tương, bông, lạc, thầu dầu, cà phê, cam, quýt, trầu, ghi riêng từng loại. Đối với loại sản xuất ít hoặc linh tinh có thể ghi loại sản phẩm phụ.

Cột 3, 4, 5: Số lượng: Ghi điện tích trồng trọt từng loại, loại sản phẩm phụ nếu không tính toán được không cần ghi. Năng suất: ghi tấn, dưới tấn ghi kilo. Giá trị: Ghi theo giá thành sản xuất (theo giá kế hoạch).

Cột 6: Ghi tổng số dư thực tế đã chi phí từ khi bắt đầu sản xuất đến ngày lập bảng kế hoạch. Ví dụ ngày 10-03 lập kế hoạch xin vay vốn quý II thì lấy số dư đã chi phí từ ngày bắt đầu sản xuất đến ngày đó. Đối với những sản xuất có chi phí từ năm trước, phải tính cả số chi phí năm trước chuyển sang cho loại trồng trọt đó.

Cột 7: Ghi số dư ước tính từ ngày lập kế hoạch cho đến khi thực hiện kế hoạch công với cột 6. Ví dụ: ngày 10-03 lập kế hoạch xin vay vốn quý II số dư về lúa ngày đó 3 triệu, nhưng đến ngày 31-03 số dư ước lượng sẽ tăng 4.500.000đ thì ghi 4.500.000đ.

Cột 8: Ghi những chi phí trực tiếp của từng loại sản phẩm đang sản xuất trong quý đó gồm; vật liệu, nhiên liệu, trả nhân công v.v...

Cột 9: Ghi những chi phí gián tiếp của từng loại sản phẩm đang sản xuất trong quý đã tính và phân bổ theo kế hoạch.

Cột 10: Cộng cột 8 và cột 9 thành cột 10.

Chú ý: Các khoản tiền nộp thuế, tiền khấu hao trừ ra không ghi vào những khoản chi phí ở cột 8 hoặc cột 9.

Cột 11: Ghi chi phí do kho dự trữ vật tư chuyển sang tính theo giá thành kế hoạch trong cột 8 có cả khoản tền ở cột này. Như vậy khi tính để ghi vào cột 8 có cả tính chi phí từ kho dự trữ vật tư chuyển sang coi như số tiền mua ở ngoài.

Cột 12: Ghi giá trị sản phẩm bán ra trong quý theo giá thành sản xuất.

Cột 13: Nếu có nợ Ngân hàng về đối tượng cho vay đó đến hạn phải trả trong quý thì ghi ở cột này.

Cột 14: Ghi số vốn mức tiêu chuẩn đã được Bộ Tài chính cấp theo từng loại sản phẩm đang sản xuất.

Cột 15: Ngoài các khoản tiền ở cột 12 và cột 14 nông trường sử dụng được món tiền nào khác thì ghi vào cột này.

Cột 16: Cộng cột 10 cộng cột 13, trừ cột 12, trừ cột 1 và cột 15 thành số tiền xin vay của Ngân hàng trong quý.

Trường hợp có quý có những chi phí cần đầu quý, cuối quý bán thành phẩm hoàn lại có khi thành phẩm bán ra trong quý ngang mức hoặc nhiều hơn số chi phí. Như vậy nếu tính theo các cột ghi trên nông trường không được vay, nhưng thực tế không vay thì đầu quý không tiền để chi phí. Trường hợp đó nông trường cũng ghi các cột trên, nhưng cột 16 sẽ ghi theo mức vốn cần thiết xin vay của mình trong quý và phải chú thích rõ.

NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

.........................................................

Địa chỉ: ...........................................

BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH VAY VỐN CHI PHÍ CHĂN NUÔI
TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN

Số thứ tự

LOẠI

Số dư súc vật quý đặt kế hoạch

SỐ TĂNG THÊM TRONG QUÝ

KẾ HOẠCH CHI PHÍ TRONG QUÝ

Sản phẩm bán ra
trong quý

Số dư súc vật cuối kỳ kế hoạch

Vốn luân chuyển tự có trong mức

Vốn xin vay ngân hàng

Ý kiến của ngân hàng

Số lượng

Trọng lượng

Tiền

Số lượng súc vật

Trọng lượng thu

Cộng tiền

Trực tiếp phí

Gián tiếp phí

Cộng

Chi phí do kho dự trữ chuyển sang

Số lượng

Trọng lượng

Tiền

Số lượng

Trọng lượng

Tiền

Số lượng

Trọng lượng

Tiền

Trọng lượng

Tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

1

2

3

4

Lợn

Vịt đàn

Cộng

GIÁM ĐỐC QUỐC DOANH NÔNG TRƯỜNG

(Ký tên và đóng dấu)

Lập ngày ......... tháng ......... năm ........

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ

NÔNG TRƯỜNG


GIẢI THÍCH

Cách tính nội dung các cột trong bảng này:

Cột 2: Ghi từng loại súc vật nuôi cho lớn và nuôi cho béo (lợn, bò, dê, vịt...)

Cột 3, 4, 5: Các cột này là giá số dư súc vật nuôi cho lớn và cho béo. Theo số dư bảng cân đối kế toán cuối quý trước. Cột 3: ghi số lượng con vật. Cột 4 ghi trọng lượng thịt của các loại súc vật đó, ghi theo ki-lô. Cột 5 ghi giá trị bằng tiền tính theo giá trị kế hoạch.

Cột 6, 7, 8: Các cột này là ghi súc vật nuôi cho lớn và cho béo tăng thêm do mưa ở ngoài hoặc súc vật mới đẻ do đàn súc vật cơ bản chuyển sang để nuôi cho lớn và cho béo (bò con, lợn con, dê con v.v... hoặc súc vật không nuôi để đẻ, để lấy sữa, để làm việc nữa chuyển sang). Các cột này sẽ tính và ghi như các cột 3, 4, 5. Về giá trị nếu mua ở ngoài thì tính theo giá kế hoạch, nếu ở đàn súc vật cơ bản chuyển sang thì ghi theo giá quy định.

Cột 9: Ghi trọng lượng của súc vật nuôi cho lớn và cho béo do việc nuôi dưỡng trong quý tăng thêm (kể cả sự tăng thêm của súc vật mới mua ngoài vào và súc vật ở đàn súc vật cơ bản chuyển sang).

Cột 10: Ghi giá trị bằng tiền của trọng lượng thịt tăng thêm trong quý (lấy con số trọng lượng cột 9 nhân với giá của đơn vị trọng lượng, tính kết quả ghi ở cột này) giá đơn vị tính theo giá trị kế hoạch.

Cột 11: Cộng cột 8, cột 10 thành số tiền để ghi ở cột này.

Cột 12: Ghi các chi phí trực tiếp để chăn nuôi súc vật cho lớn và cho béo, kể cả số tiền chi phí mua súc vật ở ngoài vào (cộng cả số tiền ở cột 8).

Cột 13: Ghi các chi phí gián tiếp về phần chăn nuôi súc vật đó. Cột 14 = cột 12 + 13.

Cột 15: Là tính ghi giá trị vật tư từ kho dự trữ chuyển sang để dùng vào việc chăn nuôi súc vật cho lớn và cho béo.

Cột 16, 17, 18: Các cột này ghi số lượng, trọng lượng và giá trị tính bằng tiền của từng loại súc vật bán ra trong quý. Cột 18 ghi giá trị thịt bán ra tính thành tiền theo giá kế hoạch. Súc vật bán ra trong quý kể cả số súc vật bán ra ngoài, số để lại ăn thịt, số chuyển sang đàn súc vật cơ bản.

Cột 19: Cột (3 + 6) – 16 = 19 tức là cộng cột 3 và cột 6 trừ đi cột 16 ghi kết quả đó vào cột 19.

Cột 20: (Cột (4 + 7 + 9) – 17 = 20) tức là cộng cột 4 cột 7 và cột 9 trừ đi cột 17 ghi kết quả đó vào cột 20.

Cột 21: (Cột (5 + 11) – 18 = 21) tức là cộng cột 5 và cột 11 trừ đi cột 18 ghi kết quả đó và cột 21.

Cột 22: Chi mức vốn luân chuyển tự có gọi là mức tiêu chuẩn do Bộ Tài chính cấp theo số dư của loại súc vật nuôi cho lớn và cho béo.

Cột 23: Để tính số tiền xin vay của Ngân hàng trong quý căn cứ số dư thực tế cuối kỳ kế hoạch (cột 21) trừ sản phẩm thực tế bán ra trong quý (cột 18) để ghi số tiền xin vay ở cột này. Nếu trong quý số tiền chi phí ở cột 14 cao hơn số tiền ở cột 11 thì ngân hàng tính theo giá trị bằng tiền ở cột 11 để tính toán số tiền cho vay ghi ý kiến của mình ở cột 24. Nếu số tiền chi phí ở cột 14 thấp hơn số tiền ở cột 11 tghì ngân hàng tính theo giá trị bằng tiền ở cột 14 mà tính toán số tiền cho vay ghi cột 24.


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

.........................................................

Địa chỉ: ...........................................

BẢNG KÊ DỰ TRỮ VẬT TƯ ĐỂ VAY TIỀN

Số thứ tự

Loại hàng hóa

Số lượng

Vốn định mức

SỐ THỰC TẾ CÒN LẠI (MỤC A)

SỐ CHUYỂN BỊ MUA VÀO TỒN KHO SẼ KIỂM TRA SAU (B)

GIẢI QUYẾT

CHÚ THÍCH

Số lượng

Số tiền

Tại kho

Đang vận chuyển

Cộng

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Ngày tháng

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

Lập ngày ......... tháng ......... năm ........

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG

Kính gửi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Chi nhánh .......................................

Chúng tôi xin đảm bảo bằng vật tư để vay vốn với các điều kiện như sau:

1) Hàng hóa kê trên hoàn toàn phù hợp với những điều quy định trong thể lệ cho vay của Ngân hàng đối với nông trường quốc doanh. Nếu trong quá trình luân chuyển có sự thay đổi thì đơn vị chúng tôi có thể thay vào những hàng mới cùng loại và không phải báo cáo với Ngân hàng.

2) Nếu chúng tôi đã sử dụng 1 phần mà chưa thay thế vào hoặc đã sử dụng theo tỷ lệ đã quy định mà chưa trả bớt nợ thì Ngân hàng có quyền chủ động trích tài khoản thanh toán của đơn vị chúng tôi mà thu về số tiền tương đương với vật tư mà chúng tôi đã sử dụng.

QUẢN ĐỐC NÔNG TRƯỜNG

(Ký tên và đóng dấu)

NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ

(Ký tên)


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH ..............................

Địa chỉ: ..........................................................................

BẢNG KÊ CHI PHÍ TRỒNG TRỌT ĐỂ VAY VỐN

Lập ngày ...... tháng ...... năm ......

Số thứ tự

Loại

CÁC CHI PHÍ TRONG QUÝ KẾ HOẠCH

Gián tiếp trong quý

Giải quyết

Kiểm tra thực tế sau khi thực hiện

Cấy

Gieo

Làm cỏ

Bón phân

Bảo vệ hoa màu

Gặt hát

Chế biến

Chi phí quản trị phí

Chi phí xã hội phí

Ngày tháng

Số tiền

Ngày tháng

Số lượng công tác

Giá
trị
Kế hoạch

Giá trị thực sự

Giá trị đảm bảo

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

1

2

3

4

Lúa

Ngô

Cà phê

Cam

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CHI NHÁNH
KHI XÉT ĐỂ CHO VAY

Ý KIẾN CỦA CHI NHÁNH SAU KHI
KIỂM TRA ĐẢM BẢO

Kính gửi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Chi nhánh .......................................

Chúng tôi xin bảo đảm những công tác sẽ làm nói trên để vay vốn với các điều kiện như sau:

1) Những chi phí công tác kể trên hoàn toàn phù hợp với những điều quy định trong thể lệ cho vay của Ngân hàng đối với nông trường quốc doanh. Nếu trong quá trình thực hiện có sự gì thay đổi thì đơn vị chúng tôi sẽ báo cáo cho Ngân hàng biết.

2) Nếu chúng tôi không sử dụng vốn vay vào đúng những chi phí công tác nói trên hoặc chỉ dùng một phần thì Ngân hàng có quyền chủ động trích tài khoản thanh toán của đơn vị chúng tôi mà thu hồi số tiền cho vay về.

QUẢN ĐỐC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

(Ký tên và đóng dấu)

NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ

GIẢI THÍCH

Cách ghi nội dung các cột ở bảng kê dự trữ vật tư và bản kê chi phí sản xuất để vay tiền

1) Các nông trường vay vốn dự trữ vật tư hay vay vốn chi phí trồng trọt hoặc chăn nuôi trên mức tiêu chuẩn theo kế hoạch hay vay vốn nhu cầu tạm thời đều phải kê khai các vật tư, các chi phí cho công tác sản xuất theo mẫu này gửi đến Ngân hàng 2 bản có đủ chữ ký và dấu, xem là bản kê đảm bảo vật tư và các chi phí cho công tác sản xuất để vay tiền.

2) Bản này do Bộ phận tín dụng giữ một bảng và quỹ kế toán giữ một bảng (Ngân hàng giữ cả 2 bảng). Khi trả hết nợ sẽ trả lại cho nông trường một bảng.

3) Nội dung yêu cầu ghi vào bảng này là:

a) Vật tư xin vay hoặc các chi phí cho công tác sản xuất phải phù hợp với sự quy định thể lệ cho vay của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đối với nông trường quốc doanh.

b) Dự trữ ghi rõ từng mặt hàng của loại phân bón, thức ăn súc vật, nhiên liệu và các loại vật tư khác không cần ghi riêng từng mặt hàng. Thành phẩm dự trữ tạ thời cũng hội đồng riêng từng mặt hàng.

c) Chi phí sản xuất ghi riêng từng công tác một (cấy, gieo, làm cỏ v.v...) trong đó tính toán bao gồm cả chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí gián tiếp từng loại sản phẩm ghi cột 17 và 18.

d) Cách tính giá trị các vật tư bảo đảm phải theo đúng như điều ................................... và chi phí công tác sản xuất theo đúng điều ......................... của thể lệ cho vay nông trường quốc doanh.

4) Vốn định mức là vốn được cấp cho từng loại: phân, nhiên liệu v.v... hoặc thành phẩm ở cột 4, 5.

5) Cột 6, 7 ghi số hàng thực tế tồn kho. Nếu số lượng tồn kho hoặc đang vận chuyển có những khoản chưa trả tiền thì phải ghi chú rõ số lượng và giá trị bằng tiền kèm theo chứng từ.

6) Cột 8, 9 ghi số hàng hóa thực tế đang vận chuyển trên đường đi.

7) Cột 12, 13 ghi số vật tư chuẩn bị mua vào theo hợp đồng, tồn kho sẽ kiểm tra sau khi đã mua số hàng đó, tức là khi cho vay vật tư này còn ở trong tay người bán.

8) Cột 14, 15 bảng kê dự trữ vật tư, cột 19, 20 bảng kê chi phí trồng trọt ghi ngày, tháng và số tiền giải quyết cho vay.

9) Các cột 21, 22, 23, 24, 25 ở bảng kê chi phí trồng trọt do cán bộ tín dụng ghi chép các cột đó. Sau khi kiểm tra thực tế đã thực hiện.

Cột 21 ghi ngày, tháng kiểm tra thực tế sau khi đã thực hiện.

Cột 22 ghi số lượng công tác thực tế đã làm trong tháng, trong quý sau khi đã kiểm tra thực hiện (ghi kết quả từng loai công tác).

Cột 23 ghi tổng số giá trị Kế hoạch của các công tác. Cột 24 ghi tổng giá trị các công tác thực tế đã thực hiện sau khi kiểm tra.

Cột 25 lấy tổng chi phí từ ngày bắt đầu thực hiện Kế hoạch cộng giá trị công tác thực tế đã thực hiện sau khi kiểm tra (cột 24) trừ đi tổng giá trị sản phẩm đang sản xuất để tính giá trị đảm bảo ghi cột 25.


BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ VẬT TƯ DỰ TRỮ ĐỂ LÀM BẢO ĐẢM CHO VAY

(Do cán bộ tín dụng làm)

Số thự tự

Tên vật tư

SỐ THỰC TẾ TỒN KHO VÀ ĐANG VẬN CHUYỂN (A)

SỐ CHUẨN BỊ MUA, TỒN KHO KIỂM TRA SAU (B)

KIỂM TRA LẠI TỒN KHO (B)

Số lượng

Giá trị kế hoạch

Giá trị thực tế

Giá trị dùng làm đảm bảo

Số lượng

Giá trị kế hoạch

Giá trị thực tế

Giá trị dùng làm đảm bảo

Ngày

Tồn kho thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

GIẢI THÍCH

Cán bộ Tín dụng căn cứ vào điều.... (trong thể lệ cho vay nông trường quốc doanh) mà kiểm tra lại bảng kê khai vật tư dự trữ của nông trường và tính giá trị vật tư dự trữ để tính đảm bảo cho vay.

- Mục số thực tế tồn kho và đang vận chuyển (mục A) để ghi các vật tư có đủ điều kiện bảo đảm mà nông trường thực có (hoặc ở trong kho hoặc đang vận chuyển trên đường đi) các vật tư này mới thật có giá trị đảm bảo.

- Mục số chuyển bị mua, tồn kho kiểm tra sau (mục B) để ghi các vật tư mà nông trường cần tiền để mua (theo hợp đồng đã ký như đã quy định ở điều 7 trong thể lệ cho vay).

Các vật tư này chưa thuộc về của nông trường nên chưa coi là bảo đảm như vật tư ở mục A – Vì vậy, phải tính riêng và dựa theo kế hoạch mua mà kiểm tra lại.

- Mục kiểm tra lại tồn kho (các vật tư ở mục B) khi đã kiểm tra lại các vật tư trong mục B thì ghi ngày và kết quả kiểm tra vào mục này. Nếu số vật tư kiểm ra lại ít hơn số vật tư đã ghi ở mục B thì số chênh lệch đó là số bảo đảm không thực hiện được, phải rút bớt ở khoản 4, 5 và 11 bằng số tiền đó để thi hành nguyên tắc số tiền vay phải được bảo đảm bằng vật tư tương đương.

- Cột 6 và cột 10: Đối chiếu giá trị kế hoạch với giá trị thực tế, giá trị nào thấp thì ghi ở cột 6 và 10.

- Cột 12 cách tính giá trị cũng theo điều...

BẢNG TÍNH ĐẢM BẢO ĐỂ CHO VAY

(Về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và nhu cầu tạm thời)

(do cán bộ Tín dụng làm)

Số thứ tự

MỤC

Số tiền

TRƯỞNG HÀNG DUYỆT

1

Số vật tư cần dự trữ theo kế hoạch đã được duyệt y

1) Số tiền cần cho vay:

a) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

b) Cho vay nhu cầu tạm thời.

2) Số tiền nhu cầu tạm thời.

a) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

b) Cho vay nhu cầu tạm thời.

Ngày ...... tháng ....... năm .....

3) Sau khi kiểm tra tồn kho thực tế:

Đảm bảo không thực hiện được...

a) Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

b) Cho vay nhu cầu tạm thời.

Ngày ...... tháng ....... năm .....

2

Tồn kho định thực hiện bằng tiền vay

3

Cột 6 (giá trị dùng làm đảm bảo)

4

Cột 10 (giá trị dùng làm đảm bảo)

5

Giá trị vật tư được nhận để tính đảm bảo

6

Trừ: - Vốn luân chuyển tiêu chuẩn

- Vốn luân chuyển coi như tự có

- Vật tư đã nhận tiền bán nhưng chưa giao

7

Cộng tiền ứng trước cho người cung cấp vật tư

8

9

Bảo đảm của khoản vay: 5 – (6 + 7 + 8) – (9 + ...)

10

Số dự tiêu khoản vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

a) Số dự tiêu khoản vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b) Số dự tiêu khoản vay về chi phí tạm thời

11

Đảm bảo nhiều hơn số dư tiền đã cho vay (11-12)

12

Số dư tiền đã cho vay nhiều hơn đảm bảo (12-11)

13

Số tiền cần cho vay thêm:

a) Số cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b) Số cho vay nhu cầu tạm thời

14

Số tiền đã cho vay phải thu hồi về:

a) Số cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b) Số cho vay nhu cầu tạm thời.

Ngày ...... tháng ....... năm ......

Chữ ký của Bộ phận tín dụng

GIẢI THÍCH

Khoản 5: Giá trị vật tư được nhận để tính đảm bảo là khoản 2 (hay là khoản 3 + khoản 4) nhưng không được quá khoản 1.

Khi kiểm tra tồn kho các vật tư ghi trong cột B của bảng (tính giá trị vật tư dự trữ để tính đảm bảo cho vay) nếu số vật tư thực dự trữ được ít hơn số vật tư kê khai lúc vay (mục B) thì phải rút ở khoản 4, khoản 5, và khoản 11 đi một số tiền tương đương - Số tiền đó là số đảm bảo không thực hiện được, Ngân hàng phải thu hồi về một số nợ bằng số tiền đó.


NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

....................................................................

Địa chỉ: .....................................................

BẢNG THỐNG KÊ BÁO CÁO TUẦN KỲ TÌNH HÌNH THAY ĐỔI VẬT TƯ

Số thứ tự

LOẠI

Số dư vật tư còn lại cuối kỳ trước

SỐ DƯ VẬT TƯ TĂNG THÊM TRONG TUẦN KỲ

SỐ DỰ VẬT TƯ GIẢM XUỐNG TRONG TUẦN KỲ

Số dư vật tư còn lại cuối tuần kỳ

MỨC DỰ TRỮ

Số dư nợ Ngân hàng

SỐ NỢ NGÂN HÀNG XIN ĐIỀU CHỈNH

CHÚ THÍCH

Số lượng

Tiền

Số mua ở ngoài

Số từ sản xuất chuyển sang

Số bán ra ngoài

Số dùng vào sản xuất

Số lượng

Tiền

Mức tiêu chuẩn

Kế hoạch dự trữ

Nợ chi phí sản xuất

Nợ dự trữ vật tư

Chi phí sản xuất quá dư trữ vật tư

Dự trữ vật tư quá chi phí sản xuất

Số lượng

Tiền

Số lượng

Tiền

Tiền

Tiền

Số lượng

Tiền

Số lượng

Tiền

Số lượng

Tiền

Số lượng

Tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

1

Phân bón

- Phót phát

- Phân ngoại

- Phân tự chế

2

Thức ăn
súc vật

3

Nhiên liệu

QUẢN ĐỐC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH

(Ký tên và đóng dấu)

Lập ngày ............

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TÀI VỤ NÔNG TRƯỜNG


GIẢI THÍCH BẢNG THỐNG KÊ BÁO CÁO TUẦN KỲ TÌNH HÌNH THAY ĐỔI VẬT TƯ

GIẢI THÍCH

Cách tính nội dung các cột trong này

Cột 2: Ghi các loại vật tư có thay đổi cần Điều chỉnh trong tuần kỳ. Ví dụ: phân bón đã đem dùng vào sản xuất lúa thu hoạch cần dự trữ để chăn nuôi v.v… Đối với vật liệu chính như phân bón cần ghi riêng 3 loại phân: Phân hóa học ngoại, phân hóa học nội địa, phân tự chế nếu có thay đổi - Giống hạt, thức ăn súc vật và các loại vật tư khác không cần ghi phân tích từng thứ mà chỉ ghi riêng từng loại và có giải thích riêng từng thứ theo sự thay đổi.

Cột 3, 4: Căn cứ số dư vật tư thực tế còn lại cuối tuần kỳ trước để ghi. Ví dụ: 10 ngày điều chỉnh một lần, như vậy báo cáo của tuần kỳ 2 (ngày 11 đến ngày 20) tháng 10, thì lấy số dư đó cuối tháng kỳ 1 tức là số dư đến ngày 10-10. Cột 3 ghi theo đơn vị do lường của từng loại bằng kilô, lít, tạ, tấn hoặc số lượng v.v… cột 4 ghi giá trị tính thành tiền.

Cột 5, 6, 7, 8: Là ghi số lượng đo lường loại vật tư và giá trị tính thành tiền của từng loại vật tư do thực tế tăng lên thêm trong tuần kỳ đó mua ở ngoài vào hay tự sản xuất chuyển sang.

Cột 10, 11, 12: Là ghi số lượng đo lường loại vật tư và giá trị tính thành tiền của loại vật tư để thực tế giảm xuống do bán ra ngoài hoặc dùng vào sản xuất.

Cột 13, 14: Căn cứ số dư thực tế sau khi tăng thêm hoặc giảm bớt trong tuần kỳ mà cộng hoặc trừ để ghi vào 2 cột này. Ví dụ số dư của phân bón còn lại cuối kỳ trước 50 tấn, giá trị 5 triệu đồng, trong tuần kỳ sử dụng bón cho cà-fê 12 tấn giá trị 1.200.000đ. Như vậy lấy con số ở cột 3 trừ đi con số cột 11 thành con số ghi ở cột 13, lấy con số cột 4 trừ con số cột 12 thành con số ghi ở cột 14.

Cột 15, 16: Ghi số lượng và giá trị tính thành tiền của từng loại vật tư dự trữ do Bộ Tài chính quy định và cấp vốn luân chuyển của quý đó.

Cột 17, 18: Ghi số lượng và giá trị tính thành tiền theo kế hoạch dự trữ vật tư đã được cấp trên xét duyệt cho mức dự trữ cho từng quý hoặc cả năm.

Cột 19, 20: Căn cứ tài khoản nợ của Ngân hàng theo số dư cuối tuần kỳ trước của từng loại từng đối tượng riêng biệt để ghi vào cột đó. Ví dụ: báo cáo tuần kỳ 11 (ngày 11 đến ngày 20) tháng 10, thì lấy số dư nợ đó đến ngày 10-10 của tuần kỳ trước của dự trù phân phối và là 3 triệu 3 thì ghi 3 triệu 3 đó vào cột 20. Nếu lấy số dư nợ về lúa (sản xuất ra dùng 1 phần để dự trữ cho chăn nuôi thì ghi cột 19).

Cột 21, 22: Ghi kết quả sự thay đổi vật tư trong tuần kỳ từ sản xuất chuyển qua dự trữ.

Cột 23, 24: Ghi kết quả sự thay đổi vật tư trong tuần kỳ từ dự trữ chuyển sang sản xuất. Do sự thay đổi này nên cần xin điều chỉnh nợ vay cho thích hợp. Các cột này cách ghi như sau: cột 21 ghi kết quả của cột 7, cột 22 ghi kết quả của cột 8, cột 23 ghi kết quả của cột 11, cột 24 ghi kết quả của cột 12. Cột 22 và cột 24 bảng mẫu này phải phù hợp với cột 11 bảng mẫu chi phí trồng trọt, hay cột 15 bảng mẫu chi phí chăn nuôi.

*

Dưới bảng thống kê báo cáo này cần giải thích những điểm cần thiết sau đây để Ngân hàng tiện việc xét và điều chỉnh các tài khoản nợ cho đúng và chính xác:

1) Giải thích cột 21 và 22 nếu có sản phẩm từ sản xuất chuyển sang dự trù phải nói rõ thứ sản phẩm gì. Ví dụ: cột 2 ghi thức ăn cho súc vật rơm, cỏ hay ngô, lúa v.v… Nếu trong 1 loại có nhiều thứ cùng điều chỉnh trong tuần kỳ thì nói rõ số lượng, số tiền từng thứ sản phẩm. Ví dụ: Kho thức ăn cho súc vật trong tuần kỳ tăng thêm 2 tấn 5 giá trị 600.000đ đo sản phẩm ở sản xuất chuyển sang trong đó gồm có 2 thứ: lúa 1.500 kilô giá trị 400.000đ, ngô 1.000 kilô giá trị 200.000đ.

2) Giải thích cột 23, 24 nếu có vật tư từ kho dự trữ đem dùng vào sản xuất nói rõ dùng vào trồng trọt loại sản phẩm nào cho lúa hay cho ngô, cho cà phê v.v… hoặc dùng vào chăn nuôi súc vật nuôi cho lớn cho béo, ghi rỗ số lượng và giá trị bằng tiền đã chi dùng cho từng loại.

THỂ LỆ
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP LÂM KHẨN QUỐC DOANH

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Mục A. - MỤC ĐÍCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Điều 1.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay ngắn hạn nhằm mục đích giải quyết những nhu cầu về vốn luân chuyển (lưu động) cho các xí nghiệp để giúp các xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước về mọi mặt. Đồng thời, thông qua công tác cho vay ngắn hạn, Ngân hàng quốc gia Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế của xí nghiệp, giúp xí nghiệp củng cố chế độ hạch toán kinh tế, sử dụng hợp lý và triệt để tiết kiệm các phương tiện cơ bản (cố định) và luân chuyển (lưu động), hạ giá thành sản xuất và tích lũy vốn cho Nhà nước.

Mục B. - NGUYÊN TẮC CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Điều 2.Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay ngắn hạn theo các nguyên tắc sau đây:

1 – Các xí nghiệp phải dùng tiền vay vào các mục đích nhất định, có dự định trước trong kế hoạch và chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch.

2 – Các xí nghiệp phải hoàn trả số tiền vay đúng kỳ hạn, tối đa không quá 12 tháng.

3 – Số tiền vay phải được đảm bảo bằng các vật tư tương đương.

Mục C. - ĐIỀU KIỆN CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Điều 3. – Các xí nghiệp được vay tiền của Ngân hàng quốc gia là những xí nghiệp đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế, nghĩa là các xí nghiệp phải có:

1 - Kế toán độc lập,

2 – Kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài vụ,

3 – Có tài khoản thanh toán ở Ngân hàng.

4 – Có tư cách pháp nhân, có đăng ký và được cấp trên (Bộ chủ quản, hay Sở chủ quản được Bộ ủy nhiệm).

5 – Được Chính phủ cấp vốn luân chuyển riêng (vốn lưu động tự có) gọi là mức tiêu chuẩn vốn luân chuyển.

Chương II

CÁC LOẠI CHO VAY

Điều 4.Căn cứ vào tình hình hiện nay của các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn, Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định 4 loại cho vay dưới đây:

1 – Cho vay dự trữ gỗ và các vật tư khác trên mức tiêu chuẩn,

2 – Cho vay thanh toán,

3 – Cho vay nhu cầu tạm thời,

4 – Cho vay sửa chữa lớn.

Mục A.CHO VAY DỰ TRỮ GỖ VÀ CÁC VẬT TƯ KHÁC
TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN

Điều 5.Ngân hàng cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay để dự trữ gỗ và các vật tư khác trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch đã định trước nhằm giải quyết những nhu cầu vốn có tính chất thời vụ xảy ra trong quá trình sản xuất. Những nhu cầu dự trữ xảy ra ngoài kế hoạch đã định không thuộc loại cho vay này mà thuộc loại cho vay về nhu cầu tạm thời.

Điều 6.Khi cho vay về dự trữ gỗ, Ngân hàng sẽ không căn cứ vào tổng số dư trên mức tiêu chuẩn về dự trữ gỗ của toàn bộ xí nghiệp mà căn cứ vào số dự trữ trên mức tiêu chuẩn của từng giai đoạn riêng biệt để cho vay. Lối cho vay theo từng giai đaọn này nhằm mục đích kiểm soát việc thực hiện đúng đắn các kế hoạch đã định cho các giai đoạn khác nhau, chủ yếu là thúc đẩy việc chuyên chở và xuôi gỗ được kịp thời.

Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng xí nghiệp, các giai đoạn sẽ được ấn định như sau:

1 – Dự trữ gỗ trong rừng,

2 – Dự trữ gỗ ở bãi,

3 – Dự trữ gỗ ở bến,

4 – Dự trữ gỗ ở kho.

Điều 7.Các dự trữ vật tư khác là:

1 – Các dự trữ trên mức tiêu chuẩn có tính chất thời vụ về xăng, dầu, mỡ v.v…

2 – Các dự trữ trên mức tiêu chuẩn về vật liệu phụ (nứa, cá sắt v.v…)

3 – Các dự trữ trên mức tiêu chuẩn về phụ tùng sửa chữa.

Ngoài các loại dự trù trên đây, các loại dự trữ khác trên mức tiêu chuẩn như dự trù các thực phẩm, đồ dùng tiếp tế cho công nhân viên, dự trữ về vật rẻ tiền mau hư v.v… đều do phương tiện riêng của xí nghiệp thỏa mãn.

Điều 8.Muốn được vay ngoài các điều kiện lớn kể ở chương I, xí nghiệp còn phải có các điều kiện cụ thể sau đây:

1 – Đầu mỗi quý, xí nghiệp phải gửi đến Ngân hàng bảng dự trữ kế hoạch xin vay. Các bảng kế hoạch quý đều nằm trong kế hoạch toàn niên đã được cấp trên xét duyệt, trừ trường hợp vay thêm trên mức kế hoạch cần phải có ý kiến của Bộ, Sở chủ quản.

2 – Xí nghiệp phải được Ngân hàng đặt mức quy định cho vay về mục đích đó và ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

3 – Xí nghiệp phải có hoặc sẽ có số dư thực tế về các vật tư xin vay.

Điều 9.Trước khi xin vay tiền, tùy theo từng đối tượng xin vay, xí nghiệp phải cung cấp đầy đủ cho Ngân hàng các giấy tờ như sau:

1 – Hai đơn xin vay tiền (theo mẫu số 1 kèm theo đây) về mỗi đối tượng xin vay.

2 – Kế hoạch dự trữ về chặt hạ, vận xuất, vận chuyển (tiêu thụ và dự trữ gỗ tại kho và số liệu về số dư thực sự về gỗ nằm ở các giai đoạn, nếu xin vay về dự trữ gỗ.

3 – Nếu vay về dự trữ nhiên liệu thì dựa kế hoạch dự trữ xăng, dầu, mỡ và số tồn kho thực tế về xăng, dầu, mỡ. Trường hợp xí nghiệp được thanh toán theo hình thức chấp nhận thì gửi hóa đơn và giấy đòi nợ đến.

4 – Nếu vay về dự trữ vật liệu phụ và phụ tùng sửa chữa thì gửi số liệu tồn kho thực tế và vật tư trên đường đi kèm theo hóa đơn và giấy đòi nợ. Nếu cần mua một số vật liệu phụ ở ngoài nhân dân thì xí nghiệp phải lập bản kế hoạch mua vật liệu ở ngoài (có ghi rõ: mua ở đâu, số lượng và giá đơn vị) do Quản đốc xí nghiệp ký.

5 – Số lượng về vốn định mức tiêu chuẩn của mỗi loại vật tư định xin vay (vay loại nào đưa đến loại ấy).

6 – Kế hoạch tiền lương (theo tỷ lệ của giá thành theo kế hoạch của tổng số gỗ dự trữ trong các giai đoạn) nếu vay về dự trữ gỗ (xem mẫu số 4, 5).

Căn cứ vào các chứng từ trên đây, Ngân hàng sẽ xem xét để quyết định cho vay.

Điều 10.Ngân hàng sẽ xét và kiểm tra lại các vật tư do xí nghiệp xuất trình làm đảm bảo.

Các vật tư sau đây sẽ được tính làm đảm bảo:

1 – Số dư dự trữ gỗ thực tế trong mức quy định (hay là mức kế hoạch đã ấn định trước) cho từng giai đoạn (kể cả gỗ xẻ) và trường hợp đặc biệt tăng các loại gỗ tốt, gỗ quý qua kế hoạch cũng được tính làm đảm bảo.

2 – Số dư tồn kho thực tế từng mức quy định về xăng, dầu, mỡ, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa (kể cả hàng hóa đang trên đường đi + số vật tư đã nhận của người bán nhưng chưa trả tiền).

Ngân hàng sẽ loại ra khỏi đảm bảo các vật tư sau đây;

1 - Vật tư mất phẩm chất.

2 - Vật tư đã nhận tiền của người mua nhưng chưa chuyên chở hàng đi.

3 - Vật tư không đúng quy cách, gỗ sản xuất không đúng kế hoạch, tăng loại này, hút loại khác; vật tư thừa, gỗ sản xuất quá mức quy định. Trường hợp thứ 3 này có thể tính được đảm bảo khi nào Bộ Nông lâm đồng ý xác nhận các vật tư đó.

Sau khi kiểm tra xong, nếu số tiền đảm bảo còn thiếu sẽ ghi vào tài khoản nợ quá hạn.

Điều 11.Đối với xí nghiệp lâm khẩn đối tượng khai thác là gỗ sẵn có của thiên nhiên cho nên yếu tố cấu tạo chủ yếu của giá thành là tiền lương. Để đảm bảo trả lương cho công nhân được đều đặn và kịp thời, khi cho vay về dự trữ gỗ, Ngân hàng sẽ áp dụng hình thức giữ tiền lương. Số tiền lương giữ lại căn cứ vào kế hoạch tiền lương đã định theo tỷ lệ của giá thành theo kế hoạch của tổng số gỗ dự trữ trong các giai đoạn. Số tiền này sẽ giữ lại và ghi vào tài khoản thanh toán về tiền lương. Khi cần chi về tiền lương xí nghiệp sẽ trích ở tài khoản thanh toán về tiền lương theo số lượng thực sự cần phải chi.

Điều 12.Khi tính giá trị vật tư để làm đảm bảo Ngân hàng sẽ tính như sau:

1 – Đối với các dự trữ nhiên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa thì sẽ tính theo giá trị thực sự (nghĩa là theo giá mua các vật tư đó cộng thêm các chi phí phụ thuộc theo kế hoạch), nếu giá trị thực sự thấp hơn giá trị kế hoạch hoặc tính theo giá trị kế hoạch, nếu giá trị thực sự cao hơn giá trị kế hoạch.

2 – Đối với gỗ tại rừng, bãi, bến sẽ tính theo giá trị thực sự, nhưng không được quá giá thành kế hoạch.

3 – Đối với gỗ tại kho sẽ tính theo giá thành kế hoạch.

Trường hợp giá trị thực sự cao hơn giá trị kế hoạch quá nhiều, do đó mà số tiền vay không đủ để dự trữ số nguyên vật liệu cần thiết, thì xí nghiệp phải đề nghị lên Bộ chủ quản xét laị. Nếu Bộ chủ quản điều chỉnh lại giá kế hoạch thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá kế hoạch mới để tính.

Điều 13.Đối với tiền lương giữ riêng ra trong tài khoản thanh toán đặc biệt về tiền lương, hàng tháng Ngân hàng sẽ cùng xí nghiệp kiểm soát việc phù hợp của số tiền lương đã nhận rồi và ghi trên tài khoản thanh toán đặc biệt, về tiền lương với số tiền lương thực sự đã trả hoặc đã tính rồi mà chưa trả. Nếu số tiền đó trên số tiền lương đã trả hoặc chưa trả thì số chênh lệch sẽ được sử dụng để trả nợ Ngân hàng về số tiền còn thiếu vật tư đảm bảo và nợ quá hạn, số còn lại sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của xí nghiệp.

Điều 14.Khi cho vay về xăng, dầu, mỡ, nếu xí nghiệp mua ở tỉnh khác thì Ngân hàng sẽ mở thứ tín dụng cho xí nghiệp theo như chế độ cho vay thanh toán đã nói rõ. Nếu mua ở các cửa hàng xăng, dầu, mỡ ngay trong tỉnh thì Ngân hàng sẽ cấp cho xí nghiệp một chứng từ để báo cho cơ quan cùng cấp làm đảm bảo. Cơ quan cùng cấp căn cứ vào chứng từ này mà chuyên chở hàng cho xí nghiệp. Sau khi chuyên chở rồi cơ quan cùng cấp sẽ báo cho Ngân hàng biết và Ngân hàng sẽ trích số tiền mà xí nghiệp gỗ đã mua từ tài khoản thanh toán của xí nghiệp gỗ sang tài khoản thanh toán của cơ quan cùng cấp.

Điều 15.Để định mức tiền cho vay, Ngân hàng sẽ tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của xí nghiệp và đối chiếu với giá trị số vật tư dự trữ trong bảng kế dự trữ vật tư của xí nghiệp. Sau khi trừ số vốn thuộc mức tiêu chuẩn, Ngân hàng sẽ cho xí nghiệp vay số tiền cần thiết để dự trữ số vật tư trên mức tiêu chuẩn, nhưng trong phạm vi mức quy định về đối tượng đó đã ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

Khi tính giá trị gỗ theo giá thành kế hoạch của từng giai đoạn riêng biệt cần chú ý trừ số đã cho vay về giai đoạn trước (ví dụ nếu cho vay về gỗ ỡ bãi, bến cần trừ số giá thành của gỗ ở rừng đã cộng thêm và giá thành kế hoạch của gỗ ở bãi, bến và gỗ ở kho thì phải trừ giá thành gỗ ở rừng và bãi, bến đã cộng thêm vào giá thành theo kế hoạch về gỗ ở kho).

Điều 16.Khi cho vay về dự trữ gỗ, Ngân hàng sẽ áp dụng mức quy định hạ thấp xuống cho từng giai đoạn dự trữ gỗ riêng biệt. Mức quy định hạ thấp xuống căn cứ vào tình hình và khả năng vận chuyển của từng thời kỳ mà ấn định cho từng giai đoạn riêng biệt.

Điều 17.Khi ấn định thời hạn cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, Ngân hàng sẽ căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ gỗ theo kế hoạch đã định. Số gỗ tiêu thụ được bao nhiêu thì xí nghiệp phải trả nợ cho Ngân hàng bấy nhiêu. Nói chung thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.

Điều 18.Khi đã ấn định số tiền cho vay, Ngân hàng sẽ quyết định việc sử dụng số tiền cho vay:

1 - Nếu xí nghiệp không mắc nợ ai thì toàn bộ số tiền cho vay sẽ giao cho xí nghiệp sử dụng theo kế hoạch.

2 - Nếu trong số đối tượng xin vay, xí nghiệp có nợ chưa trả thì Ngân hàng sẽ trích số tiền cho vay để chuyển trả cho các giấy đòi nợ về các khoản đó.

Mục B.CHO VAY THANH TOÁN

Điều 19.Trong trường hợp xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn bán hàng nhưng chưa thu được tiền hoặc mua hàng phải trả tiền trước, vốn của xí nghiệp bị thiếu hụt, Ngân hàng có thể căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các việc mua bán để cho xí nghiệp vay bù đắp vào vốn luân chuyển.

Điều 20.Ngân hàng quốc gia sẽ tùy từng trường hợp cho các xí nghiệp vay để thanh toán theo các hình thức dưới đây:

1 – Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi.

2 – Cho vay để mở thu tín dụng

3 – Cho vay để mở tài khoản đặc biệt.

4 – Cho vay để mua số Séc có định mức (trong trường hợp không cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường).

5 – Cho vay để trả số dư trong khi làm các công tác thanh toán lẫn nhau.

Các hình thức cho vay này làm theo thể lệ cho vay để thanh toán chung của Ngân hàng quốc gia đối với khu vực kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã.

Mục C.CHO VAY NHU CẦU TẠM THỜI

Điều 21.Nếu trong quá trình sản xuất và lưu thông của quốc doanh tài khoản xảy ra những khó khăn về thiếu phương tiện luân chuyển. Ngân hàng sẽ cho vay tạm thời để giải quyết những nhu cầu cần thiết cho xí nghiệp không được ấn định trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng. Những khó khăn này phải là những khó khăn không do lầm lỗi bản thân của quốc doanh lâm khẩn.

Điều 22.Các đối tượng cho vay về nhu cầu tạm thời là:

1 – Cho vay nhiên liệu và vật liệu phụ.

2 – Cho vay gỗ tại rừng, bãi, bến cho từng giai đoạn riêng biệt.

3 – Cho vay gỗ tại kho (thành phẩm).

Điều 23.Ngân hàng cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay nhu cầu tạm thời, những trường hợp có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và lưu thông như:

- Do bão lụt, đường sá lầy lội, hoặc hạn hán không có nước chuyên chở làm trở ngại đến việc sản xuất, vận chuyển gỗ.

- Do xí nghiệp vận tải không cung cấp đủ phương tiện vận tải, nên không vận chuyển được hàng hóa kịp thời.

- Do cơ quan thu mua không nhận hàng hóa đúng kế hoạch.

- Do lỗi của người cung cấp về nhiên vật liệu không được đều đặn.

- Bộ, Sở thay đổi chương trình sản xuất của xí nghiệp hoặc có kế hoạch đột xuất nào khác (nếu thay đổi lớn thì Bộ, Sở phải điều chỉnh lại kế hoạch, nếu không thay đổi Ngân hàng không cho vay).

- Do xí nghiệp thực hiện vượt mức toàn bộ kế hoạch, có thể thuê thêm công nhân làm khoán để bảo đảm được chương trình v.v…

Ngân hàng xét cụ thể từng trường hợp có thể cho vay toàn bộ, hoặc từng đối tượng (nhiên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm).

Trường hợp lụt to, gỗ trôi mất do khách quan bất ngờ chứ không phải bảo quản thiếu sót. Trường hợp này phải có chứng từ xác thực của chính quyền địa phương và sự đảm bảo xin vay của Bộ Nông Lâm, Ngân hàng có thể cho vay một số tiền trong khoản thời gian ngắn để giúp cho xí nghiệp có điều kiện tiếp tục hoạt động.

Điều 24.Khi xảy ra những chi phí về nhu cầu tạm thời, các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn phải báo cáo cho Ngân hàng nơi mình có tài khoản biết và kê khai rõ nguyên nhân, trường hợp, mức vốn xin vay và cách sử dụng vốn.

Xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn phải nộp cho Ngân hàng các mẫu giấy tờ sau đây:

- Đơn xin vay vốn tạm thời (xem mẫu số 1).

- Bản kê dự trữ vật tư và kế hoạch chi phí.

- Kế hoạch trả nợ có thời hạn cụ thể.

Điều 25.Thời hạn cho vay về nhu cầu tạm thời nói chung không quá 60 ngày.

Nếu quá những ngày tối đa đã ấn định trên sẽ do Ban Tổng giám đốc quyết định. Trong thời gian vay, tùy theo tình hình tiêu thụ gỗ Ngân hàng có thể thu dần vốn về cho đến khi hết hạn thanh toán.

Điều 26.Các Chi nhánh Ngân hàng phải kiểm tra chu đáo tính chất nhu cầu tạm thời, không thể vượt quá mức quy định cho từng Chi nhánh và quá số vốn dự trữ về cho vay nhu cầu tạm thời trong kế hoạch tín dụng tổng hợp của quý kế hoạch đã được Chính phủ xét duyệt.

Mục D.CHO VAY SỬA CHỮA LỚN

Điều 27.Ngân hàng cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay để sửa chữa lớn trong các quý mà số tiền khấu hao phương tiện cơ bản không đủ để chi phí cho việc sửa chữa.

Muốn được vay về loại này, các xí nghiệp phải mở tiêu khoản “sửa chữa lớn” ở Ngân hàng. Hàng tháng xí nghiệp phải gửi tiền khấu hao sửa chữa lớn vào tiêu khoản này.

Điều 28.Khi cho vay Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá trị thực tế đã sửa chữa (nhưng không được quá mức kế hoạch khấu hao toàn năm đã ấn định) để ấn định mức cho vay.

Nếu các xí nghiệp đã trích ra một phần vốn khấu hao để dùng vào sửa chữa thì phần ấy phải trừ ra trước khi Ngân hàng cho vay.

Trường hợp nhu cầu sửa chữa cần phải vượt trên mức quy định trong kế hoạch khấu hao toàn năm, thì phần vượt đó do cấp trên (Sở, Bộ) của xí nghiệp điều hòa hoặc cấp phát, Ngân hàng không cho vay.

Điều 29.Khi xin vay về sửa chữa lớn xí nghiệp phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ cần thiết sau đây:

- Đơn xin vay vốn sửa chữa lớn (xem mẫu số 1).

- Bảng kế hoạch khấu hao trong quý ấy và bảng kế hoạch sử dụng vốn vay (xem mẫu số 6).

- Chứng từ về các công tác đã thực tế sửa chữa.

- Nếu sửa chữa ở xưởng của tư nhân cần trả bằng tiền mặt thì xí nghiệp phải đưa bảng dự trữ sửa chữa đến (trong đó nói rõ sửa chữa những gì, ở đâu, bao lâu và hết bao nhiêu tiền?)

Điều 30.Thời hạn cho vay sửa chữa lớn dài nhất không được quá niên độ. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch nộp khấu hao sửa chữa lớn của xí nghiệp để ấn định số tiền phải trả từng tháng.

Lúc đến hạn, Ngân hàng chủ động thu nợ bằng cách trích tiêu khoản “sửa chữa lớn” của xí nghiệp. Nếu tiêu khoản này không đủ tiền thì sẽ trích thêm trong tài khoản thanh toán.

Nếu tài khoản thanh toán cũng không có tiền để trả thì Ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang tài khoản “Nợ quá hạn” đợi lúc các tài khoản trên có tiền sẽ trừ.

Chương III

VIỆC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN

Điều 31.Các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn làm kế hoạch vay vốn theo từng loại vay đã quy định ở điều 8. Riêng về loại cho vay về thanh toán và nhu cầu tạm thời, xí nghiệp không phải làm kế hoạch. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các khoản vốn dự trữ trong kế hoạch tín dụng tổng hợp để phân phối cho từng Chi nhánh và các Chi nhánh trong phạm vi mức quy định sẽ cho xí nghiệp vay mỗi khi cần tới.

Điều 32.Xí nghiệp phải gửi kế hoạch vay vốn toàn năm có chia ra từng quý đến Chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản thanh toán của mình và cho Bộ, Sở chủ quản 20 ngày trước khi bắt đầu quý I, cùng với kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài vụ, cụ thể gồm có:

1 – Kế hoạch sản xuất.

2 – Kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật (nhiên liệu, vật liệu và các vật tư khác).

3 – Kế hoạch giá thành.

4 – Kế hoạch tiêu thụ.

5 – Kế hoạch thu chi tài vụ.

6 – Kế hoạch lao động

7 – Kế hoạch các biện pháp tổ chức kỹ thuật.

Dựa vào kế hoạch toàn niên đầu mỗi quý xí nghiệp sẽ gửi bảng kế hoạch vay vốn từng quý có chia ra từng tháng đến Chi nhánh Ngân hàng địa phương. Nếu trường hợp thay đổi số tiền vay trong quý nhiều hơn trong bảng kế hoạch toàn niên thì phải được sự xét duyệt của Bộ, Sở chủ quản.

Khi nhận được các kế hoạch vay vốn toàn niên các Chi nhánh Ngân hàng sẽ nghiên cứu điều chỉnh làm kế hoạch tổng hợp kèm theo ý kiến nhận xét có căn cứ cụ thể, gửi đến Ngân hàng trung ương (Vụ nghiệp vụ Nông thôn) 10 ngày trước khi bắt đầu quý I.

Điều 33.Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật và các kế hoạch khác của toàn ngành kết hợp với kế hoạch xin vay vốn của các xí nghiệp, Sở sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch vay vốn thuộc Sở mình.

Sở sẽ gửi tới cho Bộ Nông lâm và Ngân hàng trung ương (Vụ nghiệp vụ Nông thôn) 5 ngày trước đầu quý I các kế hoạch của Sở (có chi tiết từng xí nghiệp kèm theo các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ, và kế hoạch thu chi tài vụ, kế hoạch lao động, kế hoạch các biện pháp tổ chức – kỹ thuật của các xí nghiệp đã được Bộ xét duyệt).

Ngân hàng trung ương sẽ phối hợp với Bộ, Sở để xét lại các kế hoạch vay vốn và quy định mức cho vay từng xí nghiệp đối với từng loại.

Điều 34.Sau đó, Bộ, Sở sẽ căn cứ vào kế hoạch ấy mà thông tri mức vay cho từng xí nghiệp và Ngân hàng trung ương sẽ thông tri cho các Chi nhánh biết mức quy định cho vay đối với từng xí nghiệp trong 15 ngày đầu quý.

Chương IV

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG

Điều 35.Để Ngân hàng có thể phân tích hoạt động kinh tế của các xí nghiệp và kiểm tra hoạt động kinh tế của các xí nghiệp và kiểm tra sử dụng vốn cho vay, Bộ, Sở và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (Các Bộ, Sở gửi cho Ngân hàng trung ương, các xí nghiệp gửi cho Chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:

1 - Bảng cân đối tài sản hàng quý và năm, kèm theo tất cả các bản phụ và bản giải thích.

2 - Bản báo cáo giá thành.

3 - Bản báo cáo thu chi tài vụ hàng tháng.

4 - Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, vận xuất, vận chuyển, kế hoạch cung cấp vật tư và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

5 - Báo cáo nghiệp vụ về tình hình vận chuyển vật tư của các xí nghiệp gồm các số liệu về vật tư tồn kho cuối thời kỳ.

Mỗi lần, các xí nghiệp gửi các báo cáo cho Bộ, Sở chủ quản đồng gửi đủ các số liệu đó cho Ngân hàng.

Điều 36.Khi kiểm tra các xí nghiệp sử dụng vốn vay, Ngân hàng kiểm tra chủ yếu có vật tư làm đảm bảo cho khoản vay. Việc kiểm tra tiến hành trước khi cho vay, và thường xuyên suốt thời gian vay tiền cho đến khi xí nghiệp trả xong nợ.

Điều 37. Việc kiểm tra đảm bảo số tiền vay tiến hành về:

1 – Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư.

2 – Theo các tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản.

3 – Theo các số liệu của kế toán kho tàng xí nghiệp.

4 – Theo số liệu bảng cân đối hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

5 – Theo các số liệu vật tư thực có trong kho xí nghiệp, bằng cách đi đến tận xí nghiệp để kiểm tra hiện vật.

Điều 38. Khi căn cứ vào các tài liệu trên để kiểm tra đảm bảo, Ngân hàng thấy dự trữ vật tư thực có trên mức tiêu chuẩn ít hơn số tiền đã cho xí nghiệp vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời thì Ngân hàng phải thu hồi ngay tiền cho vay không có vật tư đảm bảo bằng cách trích tài khoản thanh toán của xí nghiệp. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền vay không có vật tư đảm bảo sang tài khoản nợ quá hạn và yêu cầu xí nghiệp phải có kế hoạch trả nợ nhanh chóng.

Chương V

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 39. Các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay tiền của Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải chấp hành đúng kỷ luật tín dụng và chế độ báo cáo đã quy định.

1 - Nếu đến hạn không trả nợ, Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán để thu hồi về. Đối với số nợ cho vay sửa chữa lớn Ngân hàng sẽ trích tiêu khoản sửa chữa lớn, nếu trong tiêu khoản sửa chữa lớn không có tiền Ngân hàng sẽ trích tài khoản thanh toán để trừ nợ cho vay sửa chữa lớn đã đến hạn.

Trường hợp trong tài khoản thanh toán không có đủ tiền trả nợ, Ngân hàng sẽ chuyển sang tài khoản “Nợ quá hạn” và áp dụng lợi suất cao cấp rưỡi đối với số tiền quá hạn trong thời gian quá hạn.

2 - Nếu xí nghiệp không gửi bảng thu chi tài vụ bảng cân đối tài sản và báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư đúng thời hạn, Ngân hàng sẽ báo hình thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm và tạm thời gửi các số tiền vay ấy trong tài khoản tiền gửi của xí nghiệp về tất cả các loại cho vay cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên.

Trong các trường hợp này, Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ nhưng phải báo cho xí nghiệp biết trước 10 ngày.

3 - Trường hợp xí nghiệp vi phạm liên tiếp kỷ luật tín dụng hoặc xí nghiệp không thực hiện được các kế hoạch mà Nhà nước đã duyệt, có lo ngoài kế hoạch, ăn lấn vào vốn luân chuyển, Ngân hàng sẽ tạm thời đình chỉ không cho vay. Ngân hàng sẽ giữ lại tất cả những khoản thu để trả nợ cho Ngân hàng. Muốn được vay lại, xí nghiệp phải được Bộ trưởng bảo đảm và phải tích cực sửa chữa khuyết điểm trong một thời gian ngắn do Bộ chủ quản ấn định.

Chương VI

NGUYÊN TẮC PHỤ

Điều 40. Thể lệ này do Ngân hàng quốc gia Việt Nam dự thảo và được Thủ tướng Chính phủ duyệt y cho thi hành theo Quyết định số 433-TN ra ngày 28 tháng 01 năm 1958.

TỔNG GIÁM ĐỐC

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Lê Viết Lượng






BỘ NÔNG LÂM

SỞ QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh ……………………..

ĐƠN XIN VAY

(Mặt trước)

Mẫu số: 1

Số đơn xin vay ……….

PHẦN ĐƠN VỊ VAY VỐN GHI

BỘ PHẬN CHO VAY NGÂN HÀNG GHI

- Tên đơn vị: ……………………….…………

- Địa chỉ: ……………………………………..

- Giây nói số:………………………………….

- Số hiệu tài khoản cho vay …………………..

- Số hiệu tài khoản thanh toán ………………..

Kính gửi Chi nhánh N.H.Q.G.V.N………....

Theo quy định trong thể lệ cho vay ngắn hạn đối với xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Yêu cầu Ngân hàng cho vay số tiền …………..

…………………………………………………

…………………………………………………

để dùng cho việc (trình bày mục đích xin vay)

…………………………………………….

Có các giấy tờ kèm theo (giấy tờ cần thiết đã quy định trong thể lệ).

1) …………………………………

2) …………………………………

3) …………………………………

4) …………………………………

Chúng tôi xin hứa tuân theo đúng thể lệ cho vay và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Ngày …… tháng …… năm ……

TRƯỞNG PHÒNG

KẾ TOÁN TÀI VỤ

(Ký tên)

QUẢN ĐỐC

Chi nhánh………….

(Ký tên, đóng dấu)

Ngân hàng nhận được đơn vay

Ngày …… tháng …… năm ……

TÌNH HÌNH VAY MƯỢN
CỦA XÍ NGHIỆP

Ngày …… tháng …… năm ……

Số tiền: …………………………………

…………………………………………..

Mức quy định cho vay theo kế hoạch

- Số dư cuối quý ……….……………... đ

- Số dư cao nhất trong quý …………… đ

Số tiền đã cho vay …….….………….…... đ

Số dư còn có thể cho vay …………….….. đ

Đảm bảo cho khoản vay ….………….….. đ

Chứng từ thanh toán

đến hạn chưa trả …….….…………….….. đ

Vốn vay quá hạn …..….…………….….... đ

Lãi phải trả …..….………………….…..... đ

Ý KIẾN BỘ PHẬN CHO VAY :


ĐƠN XIN VAY (Mặt sau)

PHÊ CHUẨN CỦA TRƯỞNG HÀNG

DO PHẦN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG GHI

Chuẩn y cho Chi nhánh quốc doanh lâm khẩn

………………………………………………...

Vay số tiền là …………………………………

………………………………………………...

………………………………………………...

THỜI HẠN TRẢ NỢ NHƯ SAU:

Ngày trả: Số tiền trả:

…………….……...……….……... ………đ

…………….……...……….……... ………đ

…………….……...……….……... ………đ

…………….……...……….……... ………đ

…………….……...……….……... ………đ

SỐ TIỀN VAY DÙNG ĐỂ:

Trả các chứng từ thanh toán ………………….

Trả số tiền vay ở Ngân hàng đã quá hạn ……..

………………………………………………..

………………………………………………...

Gửi vào tài khoản thanh toán ………….……..

………………………………………………...

………………………………………………...

Ngày …… tháng …… năm ……

TRƯỞNG HÀNG KÝ

Phiếu kế toán số: ………

HÀNH TỰ

Số phụ:

- NỢ: ………………………..

………………………..

…..….……... đ

- CÓ: ………………………..

………………………..

......….……... đ

Ngày …… tháng …… năm ……

KẾ TOÁN QUẦY

KIỂM SOÁT

Nhật ký sổ cái:

- NỢ: ………………………..

………………………..

...….……... đ

- CÓ: ………………………..

………………………..

...….……... đ

Ngày …… tháng …… năm ……

KẾ TOÁN GHI SỔ

KIỂM SOÁT

GIẢI THÍCH:

(1) Mẫu đơn này áp dụng chung cho các loại vay ngắn hạn (trừ loại vay thanh toán có mẫu riêng) nhưng khi vay, xí nghiệp phải làm đơn xin vay riêng cho từng loại.

(2) Khi vay vốn xí nghiệp phải lập 2 bản đưa đến Ngân hàng, có đủ chữ ký và dấu của Thủ trưởng hoặc người được ủy nhiệm.

(3) Cột mức quy định cho vay theo kế hoạch: Cán bộ Ngân hàng, ghi mức quy định cho vay về số dữ cuối quý và số dữ cao nhất trong quý đã duyệt y cho xí nghiệp trong kế hoạch cho vay ký này. Cột đảm bảo vốn vay thì căn cứ vào khoản 9 trong bảng tính đảm bảo để cho vay mà ghi vào.

BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh ……………………….

(Mẫu số 2)

GIẤY NHẬN TIỀN

THEO TÀI KHOẢN CHO VAY ĐẶC BIỆT

Ngày …… tháng …… năm ……

Chi nhánh quốc doanh lâm khẩn ……………………………………………………………...…

Địa chỉ ………………………………………………………………………………………...…

Giây nói số ………………………………………………………………………………………

Số hiệu tài khoản thanh toán …………………………………………………………….........…

Kính gửi Chi nhánh Ngân hàng quốc gia Việt Nam ………………………………………….…

Chúng tôi xin nhận khoản tiền tại Ngân hàng là: (viết bằng chữ) ………………………………

……………………………………………………………………………………………………

để chi phí về khoản ………………………………………………………………………………

Sau 15 ngày điều chỉnh số chênh lệch nếu dư “Có” Ngân hàng sẽ trích nhập vào “tài khoản thanh toán” của chúng tôi.

Nếu dư “Nợ” sẽ trích “Tài khoản thanh toán” của chúng tôi để trả.

Nếu tài khoản thanh toán hết tiền, chúng tôi sẽ làm giấy nhận nợ, đúng theo sự quy định của điều 13 trong thể lệ cho vay của Ngân hàng.

QUẢN ĐỐC CHI NHÁNH

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

(Ký tên và đóng dấu)

GIẢI THÍCH:

- Kê khai rõ số tiền nhận để chi phí về khoản gì: Dự trữ gỗ từng giai đoạn, dự trữ về xăng, dầu, mỡ, vật liệu phụ, hoặc phụ tùng sửa chữa v.v…

- Giấy nhận tiền làm thành hai bản có đủ chữ ký và dấu của thủ trưởng hoặc người được ủy nhiệm, do Ngân hàng giữ để làm chứng từ xuất tiền.

- Sau 15 ngày điều chỉnh sổ thanh toán giấy nhận tiền và Ngân hàng hoàn trả lại một bản.

BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh ……………………….

(Mẫu số 3)

GIẤY NHẬN NỢ

Chi nhánh Quốc doanh lâm khẩn ……………….......

Số hiệu tài khoản vay ……………………………….

Số hiệu tài khoản thanh toán ………………………..

Kính gửi Chi nhánh Ngân hàng quốc gia Việt Nam

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Chúng tôi xin nhận khoản nợ vay tại Ngân hàng là: (viết bằng chữ) ………………………………………

……………………………………………………….

……………………………………………………….

Kể từ ngày …… tháng …… năm …… và sẽ trả lãi Ngân hàng vào các thời hạn kê bên đây.

Chúng tôi xin lấy các dự trữ vật tư của Chi nhánh để làm bảo chứng cho các khoản vay của Ngân hàng.

Khi đến hạn yêu cầu của Ngân hàng chiếu theo giấy này mà trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị chúng tôi để trả nợ.

Ngày …… tháng …… năm ……

QUẢN ĐỐC

XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
LÂM KHẨN

(Ký tên và đóng dấu)

Đơn vay số ……………………………………………

Ngày vay ……………………………………………..

Ngày trả xong …………………………………………

Số tiền vay (viết bằng chữ) ……………………………

THỜI GIAN VÀ SỐ TIỀN TRẢ NỢ

Ngày tháng

………………………

………………………

………………………

………………………

Số tiền trả

……………………… đ

……………………… đ

………………………đ

………………………đ

Cán bộ phụ trách kế toán tài vụ xí nghiệp

PHIẾU KẾ TOÁN SỐ …………..

Ngày ……. tháng …… năm ……

HÀNH TỰ

Sổ phụ:

- Nợ: ………………………..

………………………..

...….……... đ

- Có: ………………………..

………………………..

...….……... đ

Ngày ……. tháng …… năm ……

KẾ TOÁN QUẦY

KIỂM SOÁT

Nhật ký sổ cái:

- Nợ: ………………………..

………………………..

...….……... đ

- Có: ………………………..

………………………..

...….……... đ

Ngày ……. tháng …… năm ……

KẾ TOÁN GHI SỔ

KIỂM SOÁT

GIẢI THÍCH:

- Mẫu này làm thành 3 bản. Các số tiền vay số tiền trả từng thời gian phải ghi theo sự phê chuẩn của Trưởng chi nhánh Ngân hàng.

- Khi cho vay, giao bản thứ 3 (liền 3) cho xí nghiệp để thay giấy báo có. Khi thu xong nợ trả liền 2 cho xí nghiệp để báo món nợđã thanh toán xong.

VIỆC TRẢ BỚT NỢ

Ngày trả

Số tiền trả

Ngày trả

Số tiền trả

Ngày trả

Số tiền trả


BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh ……………………………………

BẢNG KÊ DỰ TRỮ VẬT TƯ ĐỂ LÀM ĐẢM BẢO VAY TIỀN

Mẫu số 4

Đơn vay số …….

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

Loại hàng hóa

Đơn vị số lượng

Vốn
định mức

SỐ GỖ THỰC TẾ CÒN LẠI

CÁC LOẠI VẬT TƯ KHÁC (Nhiên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa

TỔNG CỘNG A + B

Ngân hàng xét và cho vay

Tại ruộng

Tại bãi

Tại bến

Tại kho

Đang chuyển

Cộng A

Tại kho

Đang chuyển

Số đã mua nhưng chưa nhận hàng (theo hóa đơn)

Cộng B

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Ngày …

tháng …

năm ……

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

(28)

(29)

Kính gửi: NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Chi nhánh ………………………………..

Chúng tôi xin đảm bảo bằng vật tư để vay tiền Ngân hàng với các điều kiện như sau:

1) Số vật tư kể trên hoàn toàn phù hợp với những điều kiện quy định trong điều 15 thể lệ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng quốc gia Việt Nam đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn. Nếu trong quá trình luân chuyển có sự thay đổi thì cơ quan quốc doanh lâm khẩn chúng tôi có thể thay vào những bảng mới của mỗi loại vật tư và không phải báo cáo với Ngân hàng.

2) Nếu cơ quan chúng tôi đã sử dụng một phần vật tư mà chưa thay thế vào, hoặc đã sử dụng theo tỷ lệ đã quy định mà chưa trả bớt nợ thì Ngân hàng có quyền chủ động trích tài khoản tiền gửi thanh toán của cơ quan chúng tôi mà thu về số tiền tương đương với số vật tư mà cơ quan chúng tôi đã sử dụng.

Làm tại …… ngày …… tháng …… năm ……

QUẢN ĐỐC CHI NÁNH QUỐC DOANH LÂM KHẨN

(Ký tên và đóng dấu)

TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH

(Ký tên và đóng dấu)

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

(Ký tên và đóng dấu)

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG

GIẢI THÍCH BẢNG KÊ DỰ TRỮ VẬT TƯ ĐỂ LÀM ĐẢM BẢO VAY TIỀN

1) Các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay vốn dự trữ gỗ và các vật tư khác trên mức tiêu chuẩn, hay vay vốn về nhu cầu tạm thời đều phải kê khai vật tư theo mẫu này và gửi đến Ngân hàng 2 bản chính có đầy đủ chữ ký và dấu để làm đảm bảo vật tư vay tiền.

2) Hai bảng này do bộ phận Tín dụng và bộ phận quỹ của Ngân hàng phụ trách cho vay giữ. Khi trả hết nợ Ngân hàng sẽ gửi hoàn trả lại cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn.

3) Yêu cầu ghi vào bảng này:

a) Những vật tư để làm đảm bảo vay tiền phải phù hợp với những điều kiện quy định trong thể lệ cho vay của Ngân hàng quốc gia Việt Nam đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn.

b) Ghi rõ từng loại dự trữ vật tư từ cột 6 đến cột 28. Nhưng riêng về thành phẩm và bán thành phẩm thì ghi cụ thể từng loại gỗ của mỗi giai đoạn khác nhau.

c) Cách tính giá trị vật tư làm đảm bảo phải theo đúng như điều 16 trong thể lệ cho vay công nghiệp quốc doanh lâm khẩn đã quy định.

4) Cột 4 và 5: Là vốn được cấp riêng cho từng loại (thành phẩm, bán thành phẩm, nhiên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa).

5) Cột 6 đến cột 13: Là ghi số hàng thực tế còn lại của mỗi giai đoạn.

6) Cột 14-15-20-21: Là ghi số hàng hóa thực tế đang vận chuyển trên đường đi.

7) Cột 18-19: Là số hàng tồn kho thực tế. Nếu trong số hàng tồn kho hoặc đang vận chuyển trên đường đi có những khoản chưa trả tiền thì phải ghi chú rõ số lượng và trị giá bằng tiền có kèm theo chứng từ.

8) Cột 26-27: Là ghi số tổng cộng của hai loại, số thực tế còn lại của mỗi giai đoạn và các loại vật tư khác.

9) Cột 28-29: Ghi ngày, tháng và số tiền Ngân hàng giải quyết cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn vay.


BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh …………………………………

BẢNG TÍNH KẾ HOẠCH VAY VỐN DỰ TRỮ GỖ VÀ CÁC VẬT TƯ KHÁC TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN

Qúy …………….. năm …………………

Mẫu số 5

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

CÁC KHOẢN

Số vật tư còn lại đầu quý

Số vật tư xuất nhập trong quý này

Số dư vật tư theo kế hoạch cuối quý này

Tình hình vốn trong số vật tư còn lại cuối quý này

Mức quy định vay cao nhất trong quý

Vốn luân chuyển đã định mức chưa dùng hết

Số kế hoạch

Số dư dự tính

Nhập

Xuất

Số lượng

Số tiền

Vốn luân chuyển có trong mức

Vốn luân chuyển có thừa ngoại mức

Vốn vay của ngân hàng

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1)

Dự trữ gỗ:

- Tại rừng

- Tại bãi

- Tại bến

- Tại kho (thành phẩm)

2)

Dự trữ các vật tư khác

- Xăng dầu mỡ

- Vật liệu phụ

- Phụ tùng sửa chữa v.v…

TỔNG CỘNG:

QUẢN ĐỐC CHI QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Ngày lập kế hoạch ………………

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI VỤ


GIẢI THÍCH

Cách tính nội dung các cột của bảng này

Cột 2: Đối với các loại gõ thì cần ghi riêng ra từng giai đoạn (rừng, bãi, bến, kho). Đối với các nhiên vật liệu chính thì ghi riêng từng thứ hàng, số lượng ghi vào các cột 3, 5, 7, 9, 11 và trị giá thành tiền. Đối với các vật liệu phụ và phụ tùng sửa chữa có thể ghi theo loại vật tư, vì vật liệu phụ gồm có nhiều thứ, đối với đơn vị đo lường khác nhau, nên không cần ghi số lượng mà chỉ cần ghi trị giá tiền. Đối với phụ tùng sửa chữa thì ghi số lượng và trị giá thành tiền. Đối với cột số lượng; ghi theo đơn vị đo lường thích hợp với từng thứ hàng. Số tiền thì tính theo giá thống nhất đã quy định trong kế hoạch. Trường hợp giá thực tế thấp hơn giá kế hoạch thì tính theo giá thực tế.

Cột 5, 6: Số dư dự tính là căn cứ vào số dư thực tế mà tính: kế hoạch vay vốn phải làm trước khi hết quý, nên phải căn cứ một phần vào số dư thực tế ngày làm kế hoạch và một phần vào kế hoạch xuất nhập vật tư trong những ngày cuối quý mà dự tính ra số vật tư còn lại đầu quý này.

Cột 7, 8, 9, 10: Ghi theo số xuất nhập vật tư của kế hoạch quý này đã được cấp trên phê chuẩn.

Cột 11, 12: Nếu trong quý nhập nhiều hơn xuất thì cột 11 = cột 5 + cột 7 trừ đi cột 9.

Nếu xuất nhiều hơn nhập thì cột 12 = cột 6 + cột 8 trừ đi cột 10.

Cột 13: Tức là số vốn được phê chuẩn khi đặt kế hoạch, trích ở bảng kế hoạch thu chi tài vụ quý đó.

Cột 14: Nếu con số thực tế về vốn lưu động tự có hoặc được coi như vốn lưu động tự có cuối quý dự tính sẽ lớn hơn cột 13 (vốn lưu động tiêu chuẩn của kế hoạch quý đó) thì số chênh lệch đó sẽ ghi vào cột 14, tức là cột 13 + 14 = vốn lưu động thực tế tự có.

Cột 15: Số dư cuối quý về những khoản vay trên mức tiêu chuẩn, cách tính cột 15 = 12 – (13 + 14).

Cột 16: Ghi khoản vay trong quý cao hơn số dư cuối quý và đến cuối quý phải thu về không được quá mức số dư đã ấn định cuối quý.

Cột 17: Ghi mức vốn lưu động, tiêu chuẩn chưa dùng hết còn lại trong tài khoản. Nếu đã dùng hết thì không ghi.


BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh …………………………………

BẢNG KẾ HOẠCH VAY VỐN SỬA CHỮA LỚN

Qúy …………….. năm …………………

Mẫu số 6

Đơn vị 1.000đ

Số thứ tự

CÁC KHOẢN SỬA CHỮA LỚN

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬA CHƯA LỚN

Số cần thiết sửa chữa trong quý này

SỐ DƯ NỢ VAY VỀ SỬA CHỮA LỚN

NGUỒN VỐN SỬA CHỮA
LỚN SẴN CÓ

Vốn còn thiếu xin vay ở Ngân hàng

Số dư nợ vay về sửa chữa lớn đến cuối quý này

TÌNH HÌNH VỐN
SỬA CHỮA LỚN

Kế hoạch cả năm

Dự tính hoàn thành đến đầu quý

Số còn lại phải hoàn thành trong năm

Đến ngày lập kế hoạch

Dự tính đến đầu quý

Số dư tiền gửi về sửa chữa lớn đến đầu quý này

Được trích thêm trong quý này

Vốn nội bộ sẽ điều chuyển đến

Cộng

Kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn trong năm

Số thực tế đã trích từ đầu năm đến đầu quý kế hoạch

Số còn được trích nhưng chưa trích

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

QUẢN ĐỐC CHI QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Lập kế hoạch ngày ……tháng …… năm ……

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH LÂM KHẨN

GIẢI THÍCH:

Cột 2: Ghi rõ từng khoản sửa chữa lớn định trong kế hoạch như máy móc nhà cửa, kho tàng v.v…

Cột 3: Ghi sổ kế hoạch thực tế phải sửa chữa trong năm đã được phê chuẩn.

Cột 4: Ghi sổ đến đầu quý sẽ hoàn thành và mức thực hiện thực tế của số còn đang làm dở (cũng tính đến đầu quý).

Cột 5: Cách ghi: Lấy cột 3 - cột 4 = cột 5.

Cột 6: Là số vốn cần thiết để thực hiện từng khoản sửa chữa lớn theo kế hoạch của quý này.

Cột 7-8: Số dư nợ vay về sửa chữa lớn = ghi số dư thực sự đến ngày lập kế hoạch (cột 7) và dự tính số dư nợ đến ngày đầu quý kế hoạch (cột 8).

Cột 10: Là số vốn sửa chữa có trích gửi thêm trong quý này, căn cứ vào kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn quý này.

Cột 11: Là số vốn do Bộ, Sở chuyển cho các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn để điều chỉnh một phần tình hình thiếu vốn của quốc doanh lâm khẩn đó. Nếu không có thì không ghi.

Cột 12: Cột 9 + 10 + 11 = cột 12. Nếu cột 12 lớn hơn cột 6 thì số thừa sẽ trả bớt số tiền vay về sửa chữa lớn quý trước (và sẽ ghi vào cột 13 bằng mực đỏ).

Cột 13: Là số vốn cần vay để cộng với cột 12 cho có đủ tiền giải đáp yêu cầu cột 6, tức là số vốn cần thiết còn thiếu phải xin vay Ngân hàng (ghi bằng mực thường) cột 6 – 12 = cột 13.

Cột 14: Cách ghi: lấy cột 8 + 13 = cột 14.

Cột 15: Tổng số tiền sẽ được trích ra trong năm theo kế hoạch khấu hao sửa chữa lớn.

Cột 16: Ghi số vốn thực tế đã trích khấu hao sửa chữa lớn từ đầu năm đến đầu quý kế hoạch.

Cột 17: Cách ghi: Lấy cột 15 – 16 = cột 17.

CHÚ Ý: Khi xét duyệt kế hoạch xin vay vốn sửa chữa lớn, mức có thể cho vay nhiều nhất không được quá mức ghi ở cột 17.


BỘ NÔNG LÂM

QUỐC DOANH LÂM KHẨN

Chi nhánh …………………………

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VAY VỐN

Quý …… năm ……

Mẫu số 7

Đơn vị 1.000

Số thứ tự

LOẠI CHO VAY

ĐỐI TƯỢNG

SỐ DƯ TRONG TÀI KHOẢN VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Mức tăng giảm của số dư vốn quý này + hoặc –

Số dư cao nhất về vốn vay trong quý này

Số vật tư còn lại theo K H đến cuối quý này

Mức vốn luân chuyển tự có trong mức và có thừa

Ý kiến nhận xét của Ngân hàng mở tài khoản

Số dư dự
trù đầu quý

Số dư theo K H cuối quý này

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

A

Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn;

1

Dự trữ gỗ:

- Tại rừng

- Tại bãi

- Tại bến

- Tại kho

2

Vật tư khác:

- Xăng dầu mỡ

- Vật liệu phụ

-Phụ tùng sửa chữa v.v…

B

Cho vay sửa chữa lớn

TỔNG CỘNG

Giải thích việc lập kế hoạch vay vốn

Bảng này do các đơn vị vay vốn căn cứ vào các mức có liên quan trong hai bảng “Tính kế hoạch vay vốn dự trữ gỗ và các vật tư khác trên mức tiêu chuẩn” và bảng “Tính kế hoạch vay vốn về sửa chữa lớn” mà tổng hợp lại.

Cột 3 – Các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn căn cứ vào các số dư về các khoản vay đến ngày lập kế hoạch, phối hợp với tình hình sản xuất, vận xuất vận chuyển và tiêu thụ trong những ngày cuối quý mà dự tính số dư tài khoản vay vốn của Ngân hàng đầu quý kế hoạch.

Cột 4 – Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn, thì ghi theo số cộng của cột 15 trong bảng tính kế hoạch vay vốn dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn. Đối với loại cho vay vốn sửa chữa lớn, thì ghi theo số cộng của cột 14 trong bảng kế hoạch vay vốn sửa chữa lớn.

Cột 5 – Là số chênh lệch giữa số dư nợ đầu quý với số dư nợ Ngân hàng cuối quý.

Cột 6 – Là số dư vay cao nhất trong quý, vượt mức cuối quý nhưng đến cuối quý phải thu về được bằng mức cuối quý (ghi con số ở cột 16 trong bảng kế hoạch vay vốn dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn).

Cột 7 – Đối với loại cho vay trên mức tiêu chuẩn, ghi theo số cộng của cột 12 trong bảng kế hoạch vay vốn dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

Cột 8 – Nếu vay loại trên mức tiêu chuẩn thì ghi theo số cộng của cột 13 + 14 trong bảng kế hoạch vay vốn dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

Cột 9 – Về phần Ngân hàng ghi nhận xét.

BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ VẬT TƯ DỰ TRỮ ĐỂ LÀM ĐẢM BẢO CHO VAY

(Do cán bộ Tín dụng làm)

Số thứ tự

TÊN VẬT TƯ

SỐ VẬT TƯ CÒN LẠI
(Trước khi kiểm tra)

SỐ VẬT TƯ CÒN LẠI
(Sau khi kiểm tra)

Số lượng

Trị giá kế hoạch

Trị giá thực tế

Trị giá dùng lảm đảm bảo

Ngày tháng

Tồn kho thực tế

1

2

3

4

5

6

7

8

A – Số gỗ thực tế còn lại

1

Tại rừng

2

Tại bãi

3

Tại bến

4

Tại kho (Thành phẩm)

5

Đang vận chuyển

Cộng A

B – Các loại vật tư khác

Nhiên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa

6

Tại kho

7

Đang vận chuyển

8

Số đã mua nhưng chưa nhận hàng (kèm hóa đơn)

Cộng B

TỔNG CỘNG A + B

GIẢI THÍCH:

- Các bộ Tín dụng căn cứ vào điều 15 và 16 trong thể lệ cho vay mà kiểm tra lại bản kê khai vật tư dự trữ của các xí nghiệp quốc doanh lâm khẩn và tính giá trị vật tư dự trữ để tính đảm bảo cho vay.

- Số gỗ và các loại vật tư khác thực tế còn lại (mục A và B) để ghi các vật tư có đủ điều kiện đảm bảo mà các quốc doanh lâm khẩn thực có (có ở kho, rừng, bãi, bến, hoặc đang vận chuyển trên đường đi v.v…) Các vật tư này mới thật có đầy đủ giá trị đảm bảo (như điểm 3 điểm 8 đã quy định).

Cột 6: Đối chiếu giá trị kế hoạch (cột 4) với giá trị thực tế (cột 5) giá trị nào thấp thì ghi vào cột 6.

Cột 7-8: Sốt vật tư còn lại, sau khi kiểm tra lại các vật tư ghi trong mục A, B thì ghi ngày và kết quả kiểm tra vào mục này. Nếu số vật tư kiểm tra lại ít hơn số vật tư đã ghi ở mục A và B thì số chênh lệch đó là số đảm bảo không thực hiện được, phải rút bớt ở khoản 4 và 5 bằng số tiền đó. Để thi hành nguyên tắc số tiền vay phải được đảm bảo bằng vật tư tương đương.

Cột 8: Làm đúng theo điều 15 và 14 đã quy định trong thể lệ cho vay của Ngân hàng đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lâm khẩn.


BẢNG TÍNH ĐẢM BẢO ĐỂ CHO VAY

(Về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời) do cán bộ tín dụng làm

Số thứ tự

Mục

SỐ TIỀN

TRƯỞNG HÀNG DUYỆT

1

Số vật tư cần dự trữ theo kế hoạch đã được duyệt y

1) Số tiền cần cho vay:

2

Mục A và B cột 6 (giá trị dùng làm đảm bảo)

a) Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

3

Giá trị vật tư được nhận để tính đảm bảo

b) Cho vay về nhu cầu tạm thời.

4

Trừ: - Vốn luân chuyển tiêu chuẩn

2) Số tiền đã cho vay phải thu về:

5

- Vốn luân chuyển coi như tự có

a) Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn.

6

- Vật tư đã nhận tiền bán nhưng chưa giao

b) Cho vay về nhu cầu tạm thời.

- ……………………………………………….

…………………………………

7

Cộng: - Tiền ứng trước cho người cung cấp vật tư

Ngày …… tháng …… năm ……

8

Đảm bảo cho khoản vay: 3 – (4 + 5 + 6) + (8 + …)

(Ký tên và đóng dấu)

9

Số dự tiêu khoản vay tiền của quốc doanh lâm khẩn đến ngày xin vay:

a) Số dự tiêu khoản vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

b) Số dự tiêu khoản vay về nhu cầu tạm thời

Sau khi kiểm trực thuộc lại tồn kho thực tế:

10

Đảm bảo nhiều hơn số dư tiền đã cho vay (8 – 9)

Đảm bảo không thực hiện được ………………………………

11

Số dư tiền đã cho vay nhiều hơn đảm bảo (9 – 8)

…………………………………………………………………

12

Số tiền cần cho vay thêm:

Số tiền đã cho vay phải thu về:

a) Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

a) Cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn ………………

b) Về cho vay như cầu tạm thời

…………………………………………………………………

13

Số tiền đã cho vay phải thu về:

b) Cho vay về nhu cầu tạm thời

a) Về cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn

…………………………………………………………………

b) Về cho vay nhu cầu tạm thời

Ngày …… tháng …… năm ……

Ngày …… tháng …… năm ……

TRƯỞNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHỮ KÝ CỦA BỘ PHẬN TÍN DỤNG

(Ký tến và đóng dấu)

GIẢI THÍCH:

- Khoảng 3: Giá trị vật tư được nhận để tín đảm bảo là khoản 2, nhưng không được quá khoản 1.

- Khi kiểm tra tồn khoa các vật tư ghi trong bảng “Tính giá trị vật tư dự trữ để tính đảm bảo cho vay” nếu số vật tư thực dự trữ ít hơn con số vật tư kê khai lúc xin vay tiền, thì phải rút bớt ở khoản 2, khoản 3 và khoản 8 một số tiền tương đương. Số tiền đó là số đảm bảo không thực hiện được. Ngân hàng phải thu hồi về một số nợ tương đương với số tiền đó.


BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU

Sau cải cách ruộng đất, quan hệ sản xuất phong kiến ở miền Bắc căn bản đã bị xóa bỏ, sức sản xuất của hàng triệu nông dân được giải phóng, đời sống nông dân nói chung bước đầu được cải thiện.

Nhưng muốn nền kinh tế tiểu nông được cải tạo và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đời sống nông dân được cải thiện không ngừng, cần tổ chức nông dân lại để sản xuất. Có như thế nông dân mới có điều kiện cải tiến kỹ thuật, canh tác hợp lý hóa công việc làm ăn, tăng năng suất lao động để làm cho mức sản xuất tăng lên mãi mãi.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích khác của Đảng và Chính phủ đối với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng có nhiệm vụ giúp đỡ để giải quyết những nhu cầu về vốn sản xuất. Đồng thời trong quan hệ thường xuyên giữa Hợp tác xã với Ngân hàng sẽ có dịp tham gia ý kiến cho Hợp tác xã về các mặt như: xây dựng từng bước kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ, kế toán v.v…

Trong khi chờ đợi một chế độ cho vay toàn diện và cụ thể hơn đối với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng quốc gia định trước một số biện pháp cho vay ngắn hạn các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn về vốn sản xuất, tạo thuận lợi cho việc tăng gia sản xuất, đẩy mạnh kinh tế nông thôn phát triển.

I. - MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho vay ngắn hạn các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích:

1) Giúp đỡ cho các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn sản xuất đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo đúng chính sách của Đảng và Chính phủ làm cho đời sống của nông dân, xã viên được dần dần cải thiện hơn.

2) Làm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có đủ điều kiện trở thành hạt nhân cho việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao mức sản xuất nông nghiệp.

3) Góp phần đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa ở nông thôn, trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

4) Thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ với nông dân, củng cố vững chắc khối liên minh công nông trên cơ sở tập thể hóa sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân được cải thiện và cung ứng lương thực, nguyên vật liệu ngày một nhiều cho nhà máy và thành thị.

5) Đồng thời thông qua việc cho vay ngắn hạn, Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ ý kiến cho các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp dần dần xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ, tổ chức kế toán v.v… Làm cho Hợp tác xã mỗi ngày được củng cố và phát triển bằng cách ngày càng tăng thêm thu nhập cho xã viên và đi vào sản xuất có kế hoạch, có lãnh đạo của nền kinh tế kế hoạch hóa.

II. – NGUYÊN TẮC CHO VAY NGẮN HẠN CÁC HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ngân hàng quốc gia Việt Nam trực tiếp cho các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vay theo các nguyên tắc sau đây:

1) Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chỉ được dùng vốn vay vào mục đích sản xuất nhất định nói rõ trong kế hoạch vay vốn, không được đúng nhập nhằng loại này qua loại khác có nghĩa là (vay vốn để chăn nuôi thì chỉ sử dụng vào việc chăn nuôi chứ không được sử dụng qua trồng trọt hay ngược lại) nhất thiết không được dùng vào quản trị phí hay sinh hoạt phí và chỉ cho các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vay vốn để sản xuất chung không cho cá nhân xã viên dùng riêng cho gia đình mình.

2) Các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp phải trả lại cả vốn và lãi theo thời hạn nhất định tối đa trong quá 12 tháng.

3) Các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo vốn vay bằng vật tư tương đương nghĩa là: vay vốn về mua sắm thứ gì thì nhất thiết phải mua những vật tư đó tương đương số tiền đã vay về làm vật đảm bảo.

III. - KIỆN VAY VỐN

Đối với các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp muốn vay vốn của Ngân hàng tối thiểu phải có những kiện sau đây:

1) Đã tổ chức được quỹ cổ phần sản xuất (do xã viên góp lại hay trích ở số thu hoạch nhập quỹ) và vốn không thể phân chia (vốn cơ bản).

2) Quỹ không thể phân chia phải do Ngân hàng quản lý, Hợp tác xã đã có tài khoản kết toán ở Ngân hàng để ghi những số tiền thuộc quỹ không thể phân chia chưa dùng đến.

3) Phải lập được bản thu chi tài vụ.

4) Phải lập được kế hoạch sản xuất từng vụ.

5) Phải có kế toán đơn giản, nhưng tổ chức đầy đủ, có sổ nhật ký, sổ thu, chi v.v…

IV. – CÁC LOẠI CHO VAY

Căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động của các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện nay và sau này ngoài việc sử dụng vốn sẵn có của mình, Ngân hàng cho vay ngắn hạn để dùng vào những việc sau:

a) Về trồng trọt:

1 – Mua sắm các nông cụ thường và các nông cụ cải tiến nhỏ, ít tiền có thể trả nợ trong thời hạn năm như: cày, bừa, cuốc, thuổng, cày 51, máy suốt, guồng nước v.v…

2 – Mua phân, chủ yếu là phân hóa học và phân phốt phát.

3 – Mua vôi trừ chua, và các thứ thuốc trừ sâu.

4 – Mua giống, nhất là các thứ giống đắt tiền như: lạc, ngọn mía v.v… trồng các loại cây công nghệ.

b) Về chăn nuôi:

1 – Mua các loại tiểu gia súc nhỏ như: lợn, vịt, ngang, ngỗng v.v…

2 – Mua các loại, cá non để thả các hồ, ao, ruộng ở những nơi có tập quán.

3 – Mua các dụng cụ để nuôi tằm và mua thêm đâu khi cần thiết.

c) Về nghề phụ:

1 – Mua các dụng cụ và các nguyên vật liệu làm nghề phụ như: dệt chiếu, đan lát v.v…

2 – Mua các dụng cụ nhỏ và mua thêm nông sản phẩm để chế biến như ép mật, mài sẵn v.v…

V. - MỨC CHO VAY

1) Đối với việc cho vay mua nông cụ (loại I mục A) Ngân hàng cho vay trong mức độ vừa phải để khỏi ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của xã viên. Mức cho vay về tổng số các thứ trong loại này không quá 15% số thu hoạch của loại trồng trọt chính (lúa) trong năm của Hợp tác xã.

2) Đối với việc cho vay mua giống các súc vật chăn nuôi (loại 1 mục B) Ngân hàng chỉ cho vay với mức tối đa là 50% giá trị các súc vật mua để nuôi, sau khi Hợp tác xã đã giải quyết được 50% số vốn bằng quỹ chăn nuôi của xã viên góp lại.

3) Đối với các loại cho vay khác nói ở trên, sau khi Hợp tác xã đã sản xuất hết quỹ sản xuất của mình rồi, nếu cón thiếu thì Ngân hàng cho vay theo mức cần thiết nhưng các Hợp tác xã cũng nên tránh tư tưởng ỷ lại vốn Chính phủ.

VI. - THỜI HẠN CHO VAY

Căn cứ vào thời gian cần thiết cho việc sản xuất và căn cứ vào thời gian thu hoạch của từng loại, Ngân hàng địa phương định thời hạn cho vay cho từng loại với sự thỏa thuận của hợp tác xã vay vốn. Nhưng thời gian tối đa không quá một năm.

VII. - LỢI SUẤT CHO VAY

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vay vốn của Ngân hàng quốc gia được hưởng mức lợi suất ưu đãi về cho vay nông nghiệp là 0,5% như đã quy định trong Chỉ thị về lợi suất của Thủ tướng Chính phủ ban hành số 697-TTg ngày 15-02-1957 và Chỉ thị hướng dẫn số 53-VP ngày 26-02-1957 của Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

VIII. - VIỆC LẬP VÀ XÉT KẾ HOẠCH VAY VỐN

1) Muốn được vay vốn của Ngân hàng, Hợp tác xã phải lập kế hoạch vay vốn. Kế hoạch vay vốn lập sáu tháng một lần. Kế hoạch vay vốn sáu tháng đầu năm phải gửi tới Ngân hàng địa phương nơi Hợp tác xã hoạt động vào đầu tháng chạp năm trước, kế hoạch vay vốn 6 tháng cuối năm gửi đến Ngân hàng địa phương vào đầu tháng 6 của năm đó.

2) Bảng kế hoạch vay vốn phải gửi và kèm theo bản kế hoạch sản xuất trong 6 tháng (mẫu số 2, 3, 4) và bản kế hoạch thu chi tài vụ (mẫu số 5).

- Một đơn xin vay vốn của Ngân hàng do Ban quản trị Hợp tác xã đứng vay, được đại hội xã viên ủy nhiệm, có chứng nhận của Ủy ban Hành chính và nông hội xã (mẫu số 1).

- Đối với các Hợp tác xã khi bắt đầu vay vốn phải gửi thêm một bản sao chương trình sản xuất (như trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ v.v…) Trường hợp có lý do được toàn thể xã viên quyết nghị cần vay thêm vốn ngoài kế hoạch thì phải sao gửi biên bản hội nghị bất thường của xã viên và gửi kế hoạch xin vay vốn tiếp.

Nếu nội quy điều lệ sản xuất có điểm nào thay đổi thì gửi kèm theo những điểm đã sửa đổi.

3) Các Ngân hàng địa phương khi đã nhận được kế hoạch vay vốn của các Hợp tác xã trong địa phương đó cần kết hợp nghiên cứu kế hoạch tín dụng của các Hợp tác xã vay mượn nơi đó (nếu có) mà xét duyệt định mức cho vay, đồng thời tổng hợp kế hoạch xin vay vốn của Hợp tác xã có ghi ý kiến nhận xét của địa phương gửi lên Ngân hàng trung ương vào các tháng 6 và tháng 12.

Ngân hàng địa phương có nhiệm vụ sao lại các bản kế hoạch vay vốn, kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài vụ của hợp tác xã, mỗi thứ một bản kèm theo gửi lên Ngân hàng trung ương.

- Ngân hàng trung ương căn cứ vào đó phê chuẩn và giao chỉ tiêu đã duyệt về Ngân hàng địa phương để cho vay dần dần theo nhu cầu cần thiết của từng Hợp tác xã.

IX. - THỦ TỤC VAY TRẢ

1) Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nào đã được cấp trên công nhận thì Ngân hàng mới cho vay và khi vay ban quản trị hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trực tiếp đứng ra giao dịch với Ngân hàng địa phương đó trong việc vay vốn và trả nợ.

2) Mỗi lần vay vốn của Ngân hàng, ban quản trị phải nộp cho Ngân hàng bản đơn xin vay vốn có Ủy ban Hành chính và nông hội xã chứng thực (mẫu số 1).

3) Sau khi xét và quyết định cho vay vốn, ban quản trị trực tiếp ký vào khế ước vay tiền và nhận tiền vay. Khế ước làm thành hai bản, một bản Ngân hàng giữ, một bản Hợp tác xã giữ.

X. - KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN CHO VAY

1) Ngân hàng có thể kiểm tra trước khi quyết định cho vay. Sau khi cho vay vốn, Ngân hàng sẽ trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn của Hợp tác xã.

2) Ban quản trị và ban kiểm soát có nhiệm vụ giúp đỡ cán bộ Ngân hàng trong việc kiểm tra, trình bày kế hoạch cụ thể kết quả việc sử dụng vốn của Hợp tác xã vã những thiết sót, khó khăn trong sản xuất.

3) Nếu thấy có khoản vốn vay nào sử dụng không đúng mục đích hoặc không được bảo đảm bằng vật tư, Ngân hàng quyết định thu hồi vốn đó về trước thời hạn.

4) Trong khi kiểm tra Ngân hàng có dịp giúp đỡ ý kiến cho Hợp tác xã trong việc cải tiến công tác tài vụ, đặc biệt là giúp đỡ về mặt kế hoạch để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đã đề ra. Mặt khác phát hiện các thiếu sót cho các cấp lãnh đạo để kịp thời có biện pháp giúp đỡ Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bổ sung sửa chữa tạo điều kiện phát triển tốt.

XI. - NHIỆM VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG VIỆC VAY MƯỢN

1) Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp phải dùng vốn vay đúng mục đích sản xuất đã kê khai trong đơn vay và trong khế ước vay vốn. Nếu vì lý do gì không dùng đến hoặc sử dụng không hết, phải trả lại Ngân hàng. Vốn vay cho loại nào phải sử dụng vào loại ấy, không được dùng nhập nhằng giữa loại này với loại khác, nhất thiết không được dùng vào quản trị phí, sinh hoạt phí hay chia cho xã viên. Ngân hàng kiên quyết thu hồi tất cả hay một phần số vốn vay về nếu sử dụng sai.

2) Muốn thay đổi việc dùng vốn vay, Hợp tác xã phải báo cho Ngân hàng biết khi Ngân hàng đồng ý mới được sử dụng vào việc khác.

3) Khi đến hạn Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp phải trả nợ sòng phẳng cho Ngân hàng. Đến khi thu hoạch loại nào Hợp tác xã phải trích trước phần trả nợ cho Ngân hàng về loại ấy, rồi mới phân phối cho xã viên.

4) Nếu đến hạn mà chưa trả được nợ, Hợp tác xã phải báo cáo cho Ngân hàng biết rõ lý do. Ngân hàng sẽ xét và tùy từng trường hợp cụ thể mà quyết định.

5) Nếu sản xuất bị lơ là vì thiên tại bất trắc trong khi chưa tổ chức được quỹ bảo hiểm, Ngân hàng trong phạm vi vốn dự trữ cho vay Hợp tác xã có thể giúp đỡ thêm để hợp tác xã tiếp tục sản xuất.

6) Nếu vì do quản trị kèm hay Hợp tác xã có ý dây dưa thì Ngân hàng tạm đình chỉ cho vay Hợp tác xã ấy trong một thời gian đến khi nào Hợp tác xã trả xong nợ thì Ngân hàng mới tiếp tục cho vay lại và đồng thời báo cáo cho các cấp lãnh đạo có ý kiến giúp đỡ Hợp tác xã ấy.

XII. - CÁC ĐIỂM PHỤ

1) Trường hợp có người vào hay ra Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp:

Trường hợp có người vào hay ra Hợp tác xã khi Hợp tác xã còn nợ của Ngân hàng, thì do Hợp tác xã tự giải quyết đối với những người ấy. Ngân hàng chỉ thu nợ của hợp tác xã, mà không trực tiếp thu của người mới vào hay ra Hợp tác xã.

2) Trường hợp giải tán hay sát nhập Hợp tác xã:

Nếu vì lý do gì Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp giải tán thì Hợp tác xã phải dùng tài sản chung để thanh toán nợ cho Ngân hàng rồi mới chia cho xã viên. Nếu tài sản chung không đủ thì phải phân mức nợ cho từng xã viên để hoàn đủ vốn cho Chính phủ.

Bản phân mức nợ phải có chữ ký nhận nợ của xã viên và chứng nhận của Ủy ban Hành chính và nông hội xã.

Nếu muốn sát nhập với một Hợp tác xã khác, thì Hợp tác xã có vay vốn phải thanh toán xong nợ của Ngân hàng trước rồi mới sát nhập sau. Nếu chưa thanh toán thì Hợp tác xã sát nhập phải viết giấy nhận nợ và chịu trách nhiệm thanh toán cho Ngân hàng có Ủy ban Hành chính và nông hội xã chứng nhận.

Vì nợ cho vay Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thuộc loại cho vay ngắn hạn, thời hạn trả chi trong một vụ hay một năm, nêu các việc kết hợp xã viên mới, hay cho xã viên ra hợp tác xã cũng như việc giải tán hay sát nhập, Hợp tác xã chỉ làm sau khi đã thanh toán xong nợ của Ngân hàng để khỏi rắc rối cho Hợp tác xã và cho xã viên.

*

Việc giúp đỡ cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có đủ phương tiện về vốn sản xuất làm cho kinh tế nông thôn phát triển, làm cho đời sống xã viên được nâng cao không ngừng, để góp phần đẩy mạnh phong trào tập thể hóa nông nghiệp là một điều cần thiết và đó cũng là một nhiệm vụ tín dụng quan trọng của Ngân hàng phục vụ đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở nông thôn, trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhưng do tình hình tổ chức và tình hình hoạt động của các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện nay còn yếu nên Ngân hàng quy định một số biện pháp đầu tiên về cho vay ngắn hạn đặt cơ sở nguyên tắc để có thể giải quyết một phần khó khăn về nhu cầu vốn cho Hợp tác xã trong lúc đầu. Sau này tùy theo tình hình phát triển và khi đã sơ kết được kinh nghiệm của Hợp tác xã rồi, Ngân hàng sẽ sửa đổi và bổ sung thêm cho thích hợp và đầy đủ thành chế độ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng quốc gia Việt Nam đối với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

TỔNG GIÁM ĐỐC

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Lê Viết Lượng

HỢP TÁC XÃ

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

……………………….

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

(Mẫu số 1)

ĐƠN XIN VAY TIỀN NGÂN HÀNG

Kính gửi: Ông trưởng Chi nhánh Ngân hàng tỉnh …………………

Chúng tôi Ban quản trị Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ……………. xã …………….. huyện ……………….. tỉnh…………………. được sự ủy nhiệm của toàn thể xã viên theo quyết nghị của Đại hội đồng xã viên ngày………. tháng……….. đứng xin vay của Ngân hàng một số tiền là (viết bằng chữ) …………………………………………………………………. để dùng vào (nói rõ mục đích sử dụng)…………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan theo đúng thể lệ cho vay của Ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng kỳ hạn theo kế hoạch kèm theo.

Chứng nhận của

Ủy ban Hành chính xã

(Ký tên đóng dấu)

Ngày……… tháng…… năm………

T.M. Ban quản trị

Chủ nhiệm

(Ký tên)

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VỐN VÀ TRẢ NỢ

SỬ DỤNG VỐN

TRẢ NỢ

Ngày tháng vay

Mục đích sử dụng

Số tiền xin vay

Giá đơn vị

Số lượng sử dụng

Lần thứ I

Lần thứ II

Lần thứ III

Cộng trả

Tháng trả

Số tiền

Tháng trả

Số tiền

Tháng trả

Số tiền

Ý kiến của Cán bộ Ngân hàng phụ trách công tác cho vay Hợp tác xã sản xuất

Kế toán Hợp tác xã sản xuất

Ngày …… tháng…… năm……

T.M. Ban quản trị

Chủ nhiệm

NGÂN HÀNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

Chi nhánh ……………….

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

KHẾ ƯỚC VAY TIỀN (1) Số………

Phần ghi của Ngân hàng

Tài khoản ……………………

Số tiền ……………………….

Ngày vay …………………….

Hạn trả cuối cùng ……………

Ngày hành tự …………………

Chúng tôi ban quản trị (2)……………………………………………… xóm ……………………………… xã ……………………… Huyện …………………… Tỉnh ………………………

Nhận vay của Chi nhánh Ngân hàng …………….……… một số tiền là: (viết bằng chữ) ………………… ………………………………………………………………………………………………………………………. để dùng vào …………………………. đúng với kế hoạch kèm theo đơn vay ngày …… tháng …… năm 195…… với mức lãi ……….. % một tháng.

Hạn trả nợ ấn định như sau:

SỐ TIỀN VAY

HẠN TRẢ

Lần thứ I

Tháng…

Lần thứ II

Tháng……

Lần thứ III

Tháng……

Lần thứ IV

Tháng……

Lần thứ V

Tháng……

Lần thứ VI

Tháng……

CỘNG:

Chúng tôi cam đoan dùng tiền đúng mục đích và trả cả vốn lẫn lãi theo đúng từng kỳ hạn đã định trên.

Đại diện Chi nhánh Ngân hàng

……………………………

(Ký tên và đóng dấu)

Làm tại …… ngày …… tháng …… năm 195…

T.M. Ban quản trị

Chủ nhiệm

(Ký tên và đóng dấu)

Ủy ban Hành chính xã

(Ký tên và đóng dấu)

CHỨNG NHẬN (3)

Ban Chấp hành Nông hội xã

(Ký tên và đóng dấu)

THEO DÕI TRẢ NỢ

SỐ TIỀN CÒN NỢ

NGÀY TRẢ

SỐ TIỀN TRẢ

NGƯỜI THU TIỀN KÝ TÊN

Gốc

Lãi


HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

…………………………………………………

………………………………………………

Huyện ……………………………………………

Tỉnh ……………………………………………..

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VỀ TRỒNG TRỌT

Mẫu số 2

Vụ ………… năm 195……

Các loại trồng trọt

Diện tích trồng trọt

Tổng sản lượng bình vào Hợp tác xã

Tổng sản lượng dự trữ thu hoạch mức trung bình

Tổng giá trị của tổng sản lượng (tính bằng tiền)

Hạt giống

Phân chuồng

Phân
phốt phát

Công trâu bò

Tiền đài thọ thủy lợi

Trả hao mòn dụng cụ

Mua sắm dụng cụ nhỏ

Công trực tiếp trồng trọt

Công gián tiếp sản xuất

Cộng công làm

Chi phí về quản trị

Tổng cộng chi phí sản xuất (bằng tiền)

Chú thích

Số lượng

Tính ra tiền

Số lượng

Tính ra tiền

Số lượng

Tính ra tiền

Số lượng

Tính ra tiền

Công xã viên làm

Công thuê người ngoài

Số công

Tính ra tiền

Số công

Tính ra tiền

Số công

Tính ra tiền

Số công

Tính ra tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

(27)

Cộng:

Ý kiến của Ủy ban và Nông hội xã

(Có ý kiến nhận xét xem kế hoạch vạch có sát không có đúng với khả năng thực tế không)

(Ký tên)

BAN KIỂM SOÁT HỢP TÁC XÃ

(Ký tên)

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

(Ký tên)

Ngày …… tháng……. năm …….

T.M. BAN QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ

(Chủ nhiệm)

HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP

…………………………………….

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGHỀ PHỤ Năm ………

Mẫu số 3

Xã ……...….. Huyện …….……

Tỉnh……………………………

Loại nghề phụ

Thời gian sản xuất

Số lượng dự định sản xuất

Tổng giá trị hàng sản xuất

Dự tính lãi

Dự tính giá thành đơn vị

Dự tính giá bán đơn vị

Dự tính lãi đơn vị

CHI PHÍ VỀ SẢN XUẤT

DỤNG CỤ THIẾT BỊ DÙNG SẢN XUẤT

CƯỚC CHÚ

Nguyên
vật liệu

Vật liệu phụ

Nhân công

Chi phí linh tinh

Sửa chữa dụng cụ

Khấu hao dụng cụ

Tổng cộng chi phí sản xuất

Loại đã có sẵn

Mua sắm thêm

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số lượng

Số tiền

Số tiền

Loại dụng cụ

Trị giá tiền

Loại

Số lượng

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

Cộng:

Ý kiến của Ủy ban và Nông hội xã

(Có ý kiến nhận xét xem kế hoạch vạch có sát không có đúng với khả năng thực tế không)

(Ký tên)

TM. BAN KIỂM SOÁT HỢP TÁC XÃ

Chủ nhiệm

(Ký tên thật)

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

(Ký tên thật)

Ngày …… tháng……. năm …….

T.M. BAN QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ

(Chủ nhiệm)

(Ký tên thật)


Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

………………………………………….

Xã…………………………………..

Huyện…………………………….. .

Tỉnh…………………………………

KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI

Năm ………….

(Mẫu số 4)

LOẠI SÚC VẬT CHĂN NUÔI

CHI PHÍ MUA SÚC VẬT

Chi phí dụng cụ cần dùng cho chăn nuôi

THỨC ĂN CHO SÚC VẬT

CÔNG
CHĂN DẮT

Tổng cộng tiền chi phí

DỰ TRÙ BÁN SÚC VẬT THU TIỀN

Dự tính số lãi

BỊ CHÚ

Số lượng

Giá đơn vị

Số tiền

Thức ăn sỉ

Số tiền

Số công

Số tiền

Thời gian

Số lượng bán

Số tiền bán

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

Cộng:

Ý kiến phụ trách nông vận

Ký tên thật

Ban kiểm soát Hợp tác xã

Ký tên thật

Phụ trách kế toán

Ký tên thật

Ngày …… tháng……. năm …….

Chủ nhiệm Ban quản trị Hợp tác xã

Ký tên thật


Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

………………………………………….

Xã…………………………………..

Huyện………………………………

Tỉnh…………………………………

KẾ HOẠCH THU CHI TIỀN MẶT

6 tháng (đầu hay cuối) năm 195………….

(Mẫu số 5)

KHOẢN NGUỒN VỐN

PHẦN NGUỒN VỐN

KHOẢN SỬ DỤNG VỐN

PHẦN SỬ DỤNG VỐN

BỊ CHÚ

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Cộng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Cộng

1

2

3

4

5

6

1

2

3

4

5

6

Vốn cổ phần chi phí sản xuất

Vốn cổ phần cơ bản

Vốn vay của xã viên

Quỹ công tích

Quỹ công ích

Tiền thu nhập cây công nghệ

Tiền thu nhập về chăn nuôi

Tiền thu nhập về nghề phụ

Tiền đặt mua của Mậu dịch, Hợp tác xã

Thu các khoản linh tinh

Vốn vay của Hợp tác xã tín dụng

Vốn vay của Ngân hàng

Giống cây công nghệ

Phân phốt phát

Sửa chữa nông cụ

Mua sắm nông cụ nhỏ mau hư

Mua sắm nông cụ cải tiến

Trả tiền thủy ngân

Thuốc trừ sâu trừ phèn

Mua sắm thêm trâu bò cày

Mua trâu bò chăn nuôi

Sắm thiết bị dụng cụ nghề phụ

Làm chuồng trại cho cơ sở sản xuất nghề phụ và chăn nuôi

Mua thức ăn cho súc vật lao động

Mua thức ăn cho súc vật chăn nuôi

Mua nguyên vật liệu sản xuất nghề phụ

Chi phí về quản trị hành chính

Chi phí linh tinh

Trả tiền đặt mua của Mậu dịch và Hợp tác xã.

Trả tiền vay của Hợp tác xã tín dụng

Trả tiền vay của xã viên

Dự trữ khoản tiền mặt ở quỹ

CỘNG:

CỘNG:

Ý kiến Ủy ban và Nông hội xã

Ký tên

T.M. Ban kiểm soát

Ký tên

Phụ trách kế toán

Ký tên

Ngày …… tháng……. năm …….

T.M. Ban quản trị Hợp tác xã

Chủ nhiệm

Ký tên



CHÚ THÍCH:

(1) Khế ước này áp dụng cho vay dài và ngắn hạn đối với các loại Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông ngư nghiệp.

(2) Cần nói rõ tên của Hợp tác xã hay tập đoàn và thuộc loại gì.

(3) Các tập đoàn sản xuất miền Nam xin vay phải có phòng miền Nam chứng nhận ký tên và đóng dấu.

- Giấy dùng 2 loại xanh và trắng, (Xanh dùng cho vay dài hạn, trắng cho vay ngắn hạn).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 67-VNVNT năm 1958 về thể lể cho vay ngắn hạn đối với các nông trường quốc doanh, lâm khẩn quốc doanh và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành.

  • Số hiệu: 67-VNVNT
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 30/01/1958
  • Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
  • Người ký: Lê Viết Lượng
  • Ngày công báo: 05/03/1958
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: 30/01/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản