- 1Nghị định 29-CP năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 004-TTg năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước do Thủ Tướng ban hành
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 65-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 1963 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 004-TTg ngày 04-01-1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 29-CP ngày 23-02-1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế;
Theo đề nghị của ông Chủ tịch Hội đồng trọng tài trung ương;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong hội nghị của Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 23-01-1963,
NGHỊ ĐỊNH :
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
1. Đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa, đưa sản xuất và lưu thông hàng hóa đi vào kế hoạch.
2. Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật trong việc thực hiện chế độ hợp đồng, tăng cường sự hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
3. Tăng cường ý thức đảm bảo chất lượng hàng hóa, góp phần nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng hàng hóa, khắc phục khuynh hướng chạy theo số lượng, coi nhẹ phẩm chất, tránh ứ động vốn, ứ đọng hàng hóa.
4. Bảo đảm lợi ích vật chất của cả hai bên đã ký kết hợp đồng, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Điều 3. - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói trong điều lệ này bao gồm:
- Hợp đồng cung cấp vật tư kỹ thuật, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho sản xuất, xây dựng và vận tải;
- Hợp đồng mua bán hàng công nghệ, hàng nông sản, lâm sản, thổ sản, hải sản, sách báo;
- Hợp đồng gia công đặt hàng, hợp đồng bán nguyên liệu, vật liệu, thu mua thành phẩm.
THỂ LỆ KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ XỬ PHẠT CÁC VỤ VI PHẠM
Số lượng và giá trị những loại hàng chủ yếu ghi trong hợp đồng cụ thể phải phù hợp với số lượng và giá trị ghi trong hợp đồng nguyên tắc. Đối với các mặt hàng mà trong khi chỉ ghi bằng chỉ tiêu giá trị, không ghi bằng chỉ tiêu hiện vật, thì hai bên phải căn cứ vào chỉ tiêu giá trị để quy định cụ thể với nhau. Hai bên mua và bán có thể thỏa thuận với nhau để ký kết thêm về những sản phẩm vượt chỉ tiêu.
Để phân rõ trách nhiệm trong việc xúc tiến ký kết hợp đồng, nay quy định:
- Đối với hàng công nghệ và vật tư kỹ thuật, bên bán phải chủ động lập các bản hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể, ký trước, gửi cho bên mua;
- Đối với hàng lương thực, thực phẩm và nông sản, lâm sản, thổ sản, hải sản, bên mua phải chủ động lập xong các bản hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể, ký trước, gửi cho bên bán.
Khi nhận được hợp đồng của một bên đã ký thì bên kia phải nghiên cứu và ký, rồi trả lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được. Nếu có những điều chưa nhất trí với nhau thì bên nhận được hợp đồng vẫn phải ký và có kiến nghị gửi kèm theo. Nhất thiết không được từ chối hoặc trì hoãn việc ký kết hợp đồng.
Sau khi nhận được kiến nghị kèm theo hợp đồng đã ký trả lại, bên chủ động lập hợp đồng có nhiệm vụ giải quyết các kiến nghị trong thời hạn 15 ngày; nếu quá hạn này mà không có ý kiến gì thì coi như đã chấp thuận kiến nghị của bên kia. Trong trường hợp có những kiến nghị mà hai bên không thể nhất trí được, bên chủ động lập hợp đồng phải báo cáo lên Hội đồng trọng tài có thẩm quyền để giải quyết, đồng thời phải báo cho bên kia biết.
Vi phạm kỷ luật ký kết hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng cụ thể, đều bị xử lý bằng biện pháp hành chính.
Nếu cung cấp hàng hóa không đúng phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn do hai bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng, thì sẽ bị phạt từ 1 đến 3% giá trị của số hàng hóa không đúng phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với những hàng hóa kém phẩm chất nhưng vẫn sử dụng được, thì bên cung cấp hàng hóa không được đem bán ra thị trường tự do mà phải căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hóa để giảm giá và giao cho bên mua.
Nếu cung cấp hàng hóa không đúng quy cách thì sẽ bị phạt từ 1 đến 2% giá trị của số hàng sai quy cách. Nếu hàng sai quy cách có thể sửa chữa được thì bên bán phải sửa chữa lại, tiền công sửa chữa do bên bán chịu và không được tính vào giá bán. Nếu được bên bán đồng ý thì bên mua có thể sửa chữa, nhưng mọi phí tổn sửa chữa do bên bán chịu.
Trong thời gian sử dụng có đảm bảo, nếu hàng hóa bị hư hỏng do sản xuất gây nên, thì bên bán phải sửa chữa hoặc đổi thứ khác; nếu do bên mua bảo quản không tốt, thì bên bán không chịu trách nhiệm.
Nếu cung cấp hàng hóa không đúng tiêu chuẩn bao bì và quy cách đóng gói đã được Nhà nước quy định, hoặc tiêu chuẩn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, thì bị phạt 0,05% giá trị hàng hóa đựng trong bao bì, nhưng số tiền bị phạt không được thấp hơn giá trị của bao bì đúng tiêu chuẩn.
Trong trường hợp bên bán cho mượn bao bì, hoặc trong hợp đồng có ghi rõ thời hạn bên mua phải hoàn lại bao bì mà bên mua hoàn lại chậm quá thời hạn thì phải bị phạt từ 20 đến 50% giá trị bao bì chưa hoàn lại. Nếu bên mua không chịu hoàn lại bao bì thì ngoài việc nộp phạt như trên, bên mua còn phải bồi thường từ 150 đến 200% giá trị bao bì không chịu trả lại và phải bị kỷ luật về mặt hành chính.
Tuỳ từng loại hàng có thể quy định thời hạn giao nhận theo từng tháng, từng quý.
Đới với các mặt hàng sản xuất theo thời vụ, bên bán có thể giao từ quý nọ sang quý kia, năm trước sang năm sau. Đối với những hàng muốn giao nhận trước thời hạn, hoặc muốn giao nhận quá mức đã quy định trong hợp đồng, phải báo cho nhau biết trước 10 ngày và phải được sự thỏa thuận của cả đôi bên.
Nếu bên bán giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì cứ một ngày quá hạn sẽ bị phạt 0,02% giá trị hàng hóa giao chậm. Nếu giao chậm trên 10 ngày thì sẽ bị phạt từ 1 đến 3% giá trị hàng hóa giao chậm.
Trong trường hợp hàng hóa giao tại kho bên bán, nếu bên mua không đến nhận hàng đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng, thì bên mua sẽ bị phạt 0,02% giá trị hàng hóa nhận chậm, đồng thời phải bồi thường cho bên bán các khoản phí tổn về lưu kho, lưu bãi và bảo quản. Nếu quá thời hạn, giao nhận 30 ngày mà bên mua vẫn chưa đến nhận, thì phải bồi thường gấp đôi số phí tổn nói trên.
Trong trường hợp hàng hóa giao tại kho bên mua, sau khi kiểm nghiệm theo đúng thủ tục quy định trong Thông tư số 32-TTg ngày 01-02-1960, nếu nhận thấy quy cách, phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật không đúng với hợp đồng và không thể tiêu thụ được, thì bên mua vẫn phải nhận để giải phóng phương tiện vận chuyển, đồng thời trong vòng ba ngày phải báo cho bên bán biết. Khi nhận được giấy báo, bên bán phải giải quyết trong vòng 10 ngày. Nếu quá hạn 10 ngày bên bán không giải quyết, thì phải bồi thường gấp đôi số phí tổn lưu kho, lưu bãi, và bảo quản cho bên nhận. Nếu bên mua trì hoãn hoặc không nhận hết số hàng đã chở đến theo hợp đồng, thì sẽ bị phạt 0,02% giá trị hàng không nhận và phải bồi thường mọi thiệt hại do việc từ chối không nhận hàng gây ra.
Đối với các loại hàng chóng hư hỏng, sau khi kiểm nghiệm thấy không đúng quy cách, phẩm chất, thì bên mua phải báo cáo ngay với Ủy ban hành chính địa phương để thành lập một Hội đồng gồm đại diện của Ủy ban hành chính địa phương chủ trì, và đại diện bên mua, đại diện bên bán, đại diện cơ quan kiểm nghiệm (nếu có). Hội đồng này có trách nhiệm giải quyết số hàng không đúng quy cách và phẩm chất ấy nhằm bảo đảm số hàng ấy được tiêu thụ trước khi hư hỏng.
Số tiền bán hàng ấy sẽ trả lại cho bên bán sau khi đã trừ mọi phí tổn, và bên bán phải thay thế hàng khác cho đủ số lượng, trọng lượng đã ghi trong hợp đồng.
Đối với hàng đã giao đúng quy cách, phẩm chất, bên mua không được viện bất cứ lý do gì để từ chối không nhận và phải thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn cho bên bán.
Đối với những loại hàng chưa có giá của Nhà nước quy định, thì hai bên có thể thỏa thuận ghi giá tạm tính để làm cơ sở thanh toán khi giao, nhận hàng. Nếu hai bên không thể nhất trí trong việc quy định giá tạm tính, thì tạm lấy giá của bên bán để thanh toán. Đối với những loại hàng nào có thể so sánh được với những loại hàng đã có giá tiêu chuẩn bán lẻ, thì tạm lấy giá tiêu chuẩn bán lẻ để thanh toán. Sau khi hai bên đã thống nhất với nhau về giá tạm tính, thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để xin giá chính thức. Đối với loại hàng do Bộ, Tổng cục, hoặc các Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh, định giá thì trong vòng từ 30 đến 45 ngày phải có giá chính thức. Đối với loại hàng do Hội đồng Chính phủ định giá, thì trong vòng 30 ngày các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh, phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu để trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt giá.
Sau khi đã có giá chính thức của Nhà nước, nếu có chênh lệch về giá, thì hai bên phải thanh toán lại với nhau, đồng thời phải bồi hoàn cả tiền lãi vay Ngân hàng do việc thanh toán trội gây ra.
- 1Thông tư 832-UB-ĐM-1964 ban hành Điều lệ tạm thời về việc quản lý vật liệu theo định mức trong kiến thiết cơ bản do Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 29-CP năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 004-TTg năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước do Thủ Tướng ban hành
- 4Thông tư 189-UB-TC năm 1964 quy định về chi phí bao bì và bốc vác hàng hóa do Uỷ ban Kế hoạch nhà nước ban hành
Nghị định 65-CP năm 1963 điều lệ tạm thời về việc xử lý các vụ vi phạm chế độ hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 65-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/1963
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 04/06/1963
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 30/05/1963
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định