Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1993 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48-CP NGÀY 8-7-1993 VỀ HỘ CHIẾU VÀ THỊ THỰC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam thực hiện quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Việc cấp giấy tờ cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; giấy tờ cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh khu vực biên giới và việc cấp thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam cho người nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
4. Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ thống nhất quy định nội dung, hình thức các loại hộ chiếu, giấy thông hành thay hộ chiếu, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm in ấn, quản lý các loại hộ chiếu, giấy thông hành trước khi đưa ra sử dụng (ấn phẩm trắng).
1. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Được cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cho phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Đủ 16 tuổi, tính đến ngày nộp đơn xin cấp hộ chiếu. Trẻ em dưới 16 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người đỡ đầu thì ghi tên và dán ảnh vào hộ chiếu của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Trường hợp cá biệt có thể cấp hộ chiếu phổ thông riêng cho trẻ em đi một mình.
2. Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ quy định thủ tục xin cấp hộ chiếu.
1. Thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tổng Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
- Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương;
- Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trưởng ban, Phó trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Trung ương Đảng;
- Đặc phái viên hoặc trợ lý của Tổng Bí thư.
2. Thuộc cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng dân tộc;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
- Đại biểu Quốc hội ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Quốc hội;
- Đặc phái viên hoặc trợ lý của Chủ tịch nước.
3. Thuộc cơ quan hành chính Nhà nước:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hoặc Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc hải quân trở lên thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân;
- Đặc phái viên hoặc trợ lý của Thủ tướng Chính phủ.
4. Thuộc cơ quan Tư pháp:
- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Thuộc các đoàn thể nhân dân ở Trung ương:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Thuộc cơ quan ngoại giao, lãnh sự:
a) Những người có hàm cấp ngoại giao, lãnh sự dưới đây:
- Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Thường trực nước ta ở nước ngoài hoặc bên cạnh các tổ chức quốc tế;
- Công sứ, Tham tán, Bí thư, Tuỳ viên kể cả Tuỳ viên và Phó Tuỳ viên quân sự;
- Tổng lãnh sự, Lãnh sự, Phó lãnh sự và Tuỳ viên lãnh sự.
b) Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
8. Vợ hoặc chồng, các con dưới 16 tuổi của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này, nếu cùng đi công tác và cùng lưu trú ở nước ngoài với những người đó.
9. Trong một số trường hợp cần thiết, do yêu cầu nhiệm vụ và tính chất chuyến đi công tác, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chủ quản, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được quyền xét, quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao cho những đối tượng ngoài diện quy định tại điều này.
1. Cán bộ, viên chức Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện những công việc chính thức của các cơ quan Nhà nước do Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao phó.
2. Những cán bộ, viên chức được Ban Bí thư Trung ương Đảng cử ra nước ngoài để thực hiện những công việc thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các đoàn thể nhân dân Trung ương (quy định tại
3. Nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; nhân viên các cơ quan đại diện trường trực của Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế, phóng viên thông tấn, báo chí thường trú ở nước ngoài.
4. Vợ hoặc chồng, các con dưới 16 tuổi của những người nói tại khoản 3 Điều này, nếu cùng đi và sống ở nước ngoài với những người đó.
5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất chuyến đi công tác, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chủ quản, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xét, quyết định cấp hộ chiếu công vụ cho những đối tượng không thuộc diện quy định tại
1. Viên chức Nhà nước ra nước ngoài không thuộc diện quy định tại
2. Những người do các doanh nghiệp, xí nghiệp (bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức sản xuất, kinh doanh, liên doanh với nước ngoài) cử ra nước ngoài để thực hiện công việc kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức đó.
3. Những người xuất cảnh về việc riêng như lao động, học tập, chữa bệnh, thăm thân nhân, du lịch, định cư...
4. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Bộ Nội vụ và các cơ quan được Bộ Nội vụ uỷ quyền ở trong nước chịu trách nhiệm cấp gia hạn, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ tại Việt Nam hộ chiếu phổ thông cho những người thuộc diện quy định tại
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam và các cơ quan được Bộ Ngoại giao uỷ quyền ở nước ngoài thực hiện việc cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ tại nước ngoài hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam ở nước ngoài trong các trường hợp được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ uỷ quyền.
2. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn được phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định tại
3. Những công dân Việt Nam (trừ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài) mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.
1. Thị thực Việt Nam gồm các loại sau đây:
a) Thị thực xuất cảnh;
b) Thị thực nhập cảnh;
c) Thị thực xuất - nhập cảnh;
d) Thi thực nhập - xuất cảnh;
e) Thị thực quá cảnh.
2. Thị thực quá cảnh cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với thời hạn 3 tháng, tính từ ngày cấp. Nếu người quá cảnh lưu lại ở Việt Nam không quá 72 giờ và chỉ lưu trú trong khu vực dành cho người quá cảnh thì được miễn thị thực.
2. Bộ Nội vụ và các cơ quan được Bộ Nội vụ uỷ quyền ở trong nước chịu trách nhiệm cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ tại Việt Nam thị thực cho những đối tượng quy định tại
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao uỷ quyền ở nước ngoài chịu trách nhiệm cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi, huỷ bỏ tại nước ngoài thị thực cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.
2. Không thu hồi hộ chiếu khi về nước. Nếu lần xuất cảnh tiếp theo có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc mục đích chuyến đi thì phải đổi hộ chiếu cho phù hợp.
Điều 14.- Nghiêm cấm các hành vi dưới đây:
1. Làm giả, lưu hành và sử dụng hộ chiếu, thị thực giả.
2. Khai man hoặc giả mạo hồ sơ giấy tờ để được cấp hộ chiếu, thị thực.
3. Tự ý thêm, bớt, tẩy xoá những nội dung ghi trong hộ chiếu, thị thực hoặc làm thay đổi hình thức của hộ chiếu, thị thực Việt Nam.
4. Sử dụng hộ chiếu, thị thực đã hết thời hạn hoặc trái với mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; cho người khác sử dụng hộ chiếu của mình hoặc sử dụng hộ chiếu của người khác.
5. Lợi dụng hộ chiếu, thị thực để thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cấp hộ chiếu, thị thực không đúng với thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
a) Huỷ bỏ, thu hồi hoặc giữ lại hộ chiếu, thị thực đã cấp.
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
c) Truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Nghị định này thay thế các văn bản dưới đây:
- Nghị định số 389-TTg ngày 27-10-1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc cấp hộ chiếu;
- Nghị định số 390-TTg ngày 27-10-1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc cấp thị thực;
- Nghị định số 53-CP ngày 8-10-1960 của Hội đồng Chính phủ về thời hạn của hộ chiếu cấp cho sinh viên Việt Nam đi học dài hạn;
- Nghị định số 68-CP ngày 7-12-1960 của Hội đồng Chính phủ về việc cấp phát loại hộ chiếu ngoại giao;
- Nghị định số 38-CP ngày 22-2-1966 của Hội đồng Chính phủ về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi ra nước ngoài về việc công.
b) Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1993, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Nghị định 38-CP năm 1966 về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi ra nước ngoài về việc công do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 68-CP năm 1960 quy định việc cấp phát các loại hộ chiếu ngoại giao do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 3Nghị định 389-TTg năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu do Thủ Tướng ban hành.
- 4Nghị định 53-CP năm 1960 về thời hạn của hộ chiếu cấp cho sinh viên Việt Nam đi học dài hạn do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 5Nghị định 24-CP năm 1995 về thủ tục xuất, nhập cảnh
- 6Chỉ thị 11/1998/CT-TTg thực hiện Nghị định 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và cải tiến các thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 390-TTg/NĐ năm 1959 Quy định việc thị thực hộ chiếu
- 8Nghị định 05/2000/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 1Nghị định 38-CP năm 1966 về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi ra nước ngoài về việc công do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 68-CP năm 1960 quy định việc cấp phát các loại hộ chiếu ngoại giao do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 3Nghị định 389-TTg năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu do Thủ Tướng ban hành.
- 4Nghị định 53-CP năm 1960 về thời hạn của hộ chiếu cấp cho sinh viên Việt Nam đi học dài hạn do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 5Nghị định 24-CP năm 1995 về thủ tục xuất, nhập cảnh
- 6Nghị định 390-TTg/NĐ năm 1959 Quy định việc thị thực hộ chiếu
- 7Nghị định 05/2000/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 24-CP năm 1995 về thủ tục xuất, nhập cảnh
- 3Thông tư 16/1998/TT-BNV hướng dẫn cấp giấy thông hành biên giới cho công dân Việt Nam sang Lào do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Chỉ thị 11/1998/CT-TTg thực hiện Nghị định 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và cải tiến các thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài do Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 1584-NG/TT năm 1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 48/CP 1993 về hộ chiếu và thị thực do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông tư 08/BNV năm 1993 hướng dẫn Nghị định 48-CP 1993 về hộ chiếu và thị thực do Bộ Nội vụ ban hành