PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 432-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 1957 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Chiếu Sắc luật số 004-LSt ngày 20 tháng 07 năm 1957 về bầu cử Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp;
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. – Nghị định này quy định chi tiết thi hành Sắc luật số 004-SLt ngày 20 tháng 07 năm 1957 về bầu cử Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp, gồm có các mục:
I. - Về điều kiện bầu và ứng cử.
II. - Về đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu.
III. - Về danh sách cử tri và ứng cử.
IV. - Về đầu phiếu.
V. - Về kiểm phiếu, sơ kết tổng kết.
VI. - Về việc in các giấy tờ cần thiết cho cuộc bầu cử.
VII. - Về bầu cử Hội đồng Nhân dân ở các khu Tự trị và miền núi.
VIII. - Về bầu cử Ủy ban Hành chính các cấp.
IX. - Về điều khoản thi hành.
Mục I: VỀ ĐIỀU KIỆN BẦU VÀ ỨNG CỬ
Điều 2. – Tuổi bầu cử (18 tuổi) và tuổi ứng cử (21 tuổi) quy định trong điều 2 Sắc luật bầu cử là tính đến năm bầu cử. Thí dụ: năm bầu cử là năm 1957 thì cử tri phải sinh trong năm 1939 hay là sinh trước năm đó, và người ứng cử phải sinh trong năm 1936 hay là sinh trước năm đó.
Điều 3. – Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi.
Mục II: VỀ ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU
Điều 4. – Ủy ban Hành chính cấp nào sẽ quy định tên hay là số hiệu cho các đơn vị bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp ấy.
Điều 5. – Để tiện cho việc bỏ phiếu và kiểm phiếu, các thị xã (không có khu phố), thị trấn, khu phố và xã sẽ chia thành những khu vực bỏ phiếu như sau:
- Ở các thị xã (không có khu phố), thị trấn, khu phố dưới 1.000 nhân khẩu thì thành lập một khu vực bỏ phiếu.
- Ở các thị xã (không có khu phố), thị trấn, khu phố trên 1.000 nhân khẩu thì từ 600 đến 3.000 nhân khẩu thành lập một khu vực bỏ phiếu.
- Ở các xã: những thôn dưới 1.000 nhân khẩu thì thành lập một khu vực bỏ phiếu; những thôn trên 1.000 nhân khẩu thì từ 600 đến 2.000 nhân khẩu thành lập một khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu gồm một xóm hoặc nhiều xóm.
- Ở các xã miền núi: những xóm, liên xóm hoặc thôn là một khu vực bỏ phiếu.
Điều 6. – Các bệnh viện, nhà hộ sinh, an dưỡng đường, nhà nuôi người tàn tật có từ 50 cử tri trở lên (bệnh nhân, người đẻ, người an dưỡng, người tàn tật) thuộc đơn vị bầu cử nào có thể tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng trong đơn vị bầu cử ấy.
Điều 7. – Các khu vực bỏ phiếu phải được Ủy ban Hành chính thị xã (không chia khu phố), thị trấn, khu phố và xã công bố, chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, bằng báo chí, phát thanh, yết thị, hoặc bằng mọi phương tiện thông thường của địa phương.
Mục III: VỀ DANH SÁCH CỬ TRI VÀ ỨNG CỬ
Điều 8. – Danh sách cử tri lập theo mẫu kèm sau (mẫu số 1) có ghi: Họ tên, tuổi, là nam hay nữ, chỗ ở, dân tộc.
Điều 9. – Khi đã niêm yết danh sách cử tri, các cấp lập danh sách cử tri phải loan báo ngay việc niêm yết ấy bằng báo chí, phát thanh, hoặc bằng mọi phương tiện thông thường của địa phương.
Điều 10. – Mọi sự khiếu nại về danh sách cử tri đều không phải chịu một khoản lệ phí nào.
Điều 11. – Tòa án nhân dân huyện, châu hay là thành phố, nhận được giấy khiếu nại phải xét xử xong trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được giấy. Quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng.
Điều 12. – Chậm nhất là 03 ngày trước ngày bầu cử, các cơ quan lập danh sách cử tri phải gửi cho tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu bản danh sách cử tri và mọi sự sửa đổi nếu có trong bản danh sách.
Điều 13. – Danh sách ứng cử lập theo đơn vị bầu cử và theo mẫu kèm sau (mẫu số 2) có ghi: số thứ tự, họ tên, tuổi, là nam hay nữ, nghề nghiệp, chỗ ở, dân tộc.
Điều 14. – Ở những địa phương không có cấp bộ của Mặt trận Tổ quốc thì các đoàn thể trong Mặt trận cũng có thể giới thiệu người ra ứng cử.
Điều 15. – Chậm nhất là 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử phải gửi cho Ban bầu cử bản danh sách những người ứng cử và mọi sự sửa đổi nếu có trong bản danh sách này.
Điều 16. – Trước ngày bầu cử 10 ngày, Tổ bầu cử phải thường xuyên báo cho cử tri biết ngày bầu cử và địa điểm phòng bỏ phiếu bằng yết thị, phát thanh hoặc bằng mọi phương tiện thông thường của địa phương.
Điều 17. – Phiếu bầu cử phải có đóng dấu của cơ quan hay đơn vị lập danh sách cử tri. Dấu đóng ở mặt sau lá phiếu.
Điều 18. – Cơ quan lập thẻ cử tri là cơ quan lập danh sách cử tri. Thẻ cử tri do tổ bầu cử phân phối tới tay cử tri, chậm nhất là hai ngày trước ngày bầu cử.
Điều 19. – Phòng bỏ phiếu phải đặt ở một nơi thuận tiện cho nhân dân. Cần bố trí lối vào chỗ đặt hòm phiếu và lối ra khác nhau.
Các bàn viết phiếu phải đặt cách xa nhau. Trên mỗi bàn phải có bút, mực, giấy thẩm và danh sách những người ứng cử của đơn vị bầu cử.
Điều 20. – Trong ngày bầu cử, tổ bầu cử chịu trách nhiệm về những biện pháp cần thi hành để giữ gìn trật tự ở trong và ở chung quanh phòng bỏ phiếu.
Điều 21. – Hòm phiếu phải kín, chỉ để một khe hở vừa đủ để bỏ lá phiếu và phải có khóa. Thìa khóa do tổ trưởng tổ bầu cử giữ.
Điều 22. – Khi đến giờ bỏ phiếu, tổ bầu cử (có đủ mặt nhân viên) phải kiểm soát lại hòm phiếu, mở hòm phiếu ra để các cử tri có mặt chứng kiến là trong hòm phiếu không có gì, sau đó khóa và niêm phong hòm phiếu lại, rồi mời các cử tri vào bỏ phiếu.
Điều 23. – Khi vào phòng bỏ phiếu, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri cho nhân viên tổ bầu cử. Nhân viên này kiểm soát và sau khi đã ghi chú vào danh sách cử tri sẽ trao cho cử tri một phiếu bầu có đóng dấu của cơ quan lập danh sách cử tri.
Điều 24. – Mọi người đều có quyền khiếu nại về căn cước của tất cả cử tri đến bỏ phiếu. Tổ trưởng tổ bầu cử sẽ xét lại căn cước của người bỏ phiếu: nếu xét thấy lời khiếu nại là đúng thì sẽ không cho bỏ phiếu và lập biên bản về việc đó.
Điều 25. – Muốn bầu cho người ứng cử nào thì cử tri biên họ tên người ấy vào phiếu, sau đó gập phiếu lại để mặt lá phiếu có đóng dấu ra ngoài, rồi bỏ vào hòm phiếu.
Điều 26. – Nếu có nhiều người ứng cử họ tên và chữ đệm trùng nhau thì khi viết phiếu bầu phải viết thêm tuổi hoặc địa chỉ của người ứng cử.
Điều 27. – Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nhưng còn một số cử tri có mặt ở phòng bỏ phiếu chưa kịp bỏ phiếu thì cần để số cử tri này bỏ phiếu cho xong. Sau đó, tổ trưởng tổ bầu cử mới tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và bắt đầu kiểm phiếu.
Mục V: VỀ KIỂM PHIẾU, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
Điều 28. – Những phiếu bầu có biên tên một hay nhiều người không ứng cử vẫn được coi là hợp lệ, nhưng tên những người không ứng cử này thì không kể.
Tổ bầu cử không được xóa hay là chữa các tên ghi trên phiếu bầu.
Điều 29. – Trong biên bản kiểm phiếu của tổ bầu cử làm theo mẫu kèm sau (mẫu số 3), phải ghi:
- Giờ bắt đầu và giờ kết thúc cuộc bỏ phiếu.
- Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu.
- Số cử tri đã đi bầu.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu trắng.
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
- Quyết định của tổ bầu cử về những phiếu nghi ngờ.
- Tóm tắt những việc xảy ra và những khiếu nại trong việc bầu cử, cách giải quyết của tổ bầu cử.
Điều 30. – Biên bản kiểm phiếu của tổ bầu cử lập thành ba bản có chữ ký của toàn tổ hay là ít nhất là tổ trưởng và thư ký và của hai cử tri được mời chứng kiến cuộc kiểm phiếu: một bản gửi đến Ban bầu cử, một bản đính vào hồ sơ bầu cử do tổ bầu cử giữ, một bản niêm yết tại phòng bỏ phiếu.
Điều 31. – Người ứng cử (hoặc người được ứng cử viên chính thức ủy nhiệm) và các phóng viên báo chí, điện ảnh được quyền tham quan lúc kiểm phiếu.
Điều 32. – Sau khi đã tập trung kết quả bầu cử của tất cả các khu vực bỏ phiếu, Ban bầu cử sẽ làm biên bản sơ kết cuộc bầu cử của đơn vị theo mẫu kèm sau (mẫu số 4).
Biên bản phải ghi:
- Số đại biểu ấn định cho đơn vị bầu cử.
- Số người ứng cứ.
- Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử.
- Số cử tri đã đi bầu.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu trắng.
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
- Danh sách những người được trúng cử.
- Tuyên bố cuộc bầu cử phải làm lại vì số cử tri đi bầu của toàn đơn vị không quá nửa số cử tri ghi trong danh sách (nếu có).
- Số đại biểu phải bầu thêm vì số người trúng cử chưa đủ số đại biểu phải bầu (nếu có).
Biên bản lập thành hai bản có chữ ký của toàn Ban bầu cử hay là ít nhất của trưởng ban và thư ký.
Điều 33. – Biên bản sơ kết bầu cử của mỗi đơn vị bầu cử gửi đến Hội đồng bầu cử, kèm theo các giấy khiếu nại và các biên bản của các tổ bầu cử, tất cả xếp thành một hồ sơ niêm phong lại, có chữ ký của toàn ban bầu cử hay là ít nhất của trưởng ban và thư ký.
Ban bầu cử gửi đến các tổ bầu cử bản trích lục (số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử và kết luận của ban bầu cử) biên bản sơ kết cuộc bầu cử của đơn vị bầu cử. Bản trích lục này phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử và phải được niêm yết tại các phòng bỏ phiếu.
Điều 34. – Trường hợp đơn vị bầu cử chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì ban bầu cử kiêm luôn nhiệm vụ của tổ bầu cử, và chỉ lập một biên bản sơ kết bầu cử theo mẫu số 4.
Điều 35. – Hội đồng bầu cử của mỗi cấp lập biên bản tổng kết chung cho toàn cấp mình theo mẫu kèm sau (mẫu số 5).
Biên bản phải ghi:
- Tổng số đại biểu ấn định cho cấp bầu Hội đồng nhân dân.
- Tổng số người ứng cử.
- Tổng số cử tri của cấp bầu Hội đồng nhân dân.
- Tổng số cử tri đã đi bầu.
- Tổng số phiếu hợp lệ.
- Tổng số phiếu không hợp lệ.
- Tổng số phiếu trắng.
- Danh sách những người trúng cử trong mỗi đơn vị bầu cử.
- Những đơn vị bầu cử phải tổ chức cuộc bầu lần thứ 2, vì số cử tri đi bầu không được quá nửa số ghi trong danh sách (nếu có).
- Số đại biểu phải bầu thêm tại một số đơn vị bầu cử, vì số người trúng cử chưa đủ số đại biểu phải bầu (nếu có).
- Các việc khiếu nại và ý kiến của Hội đồng bầu cử về các việc khiếu nại.
- Nhận xét chung về cuộc bầu cử.
Biên bản phải có chữ ký của tất cả các hội viên trong Hội đồng hay là ít nhất chữ ký của Chủ tịch và thư ký.
Điều 36. – Biên bản tổng kết bầu cử phải gửi lên cấp có thẩm quyền xét duyệt nói ở điều 51 Sắc luật số 004-SLt ngày 20 tháng 07 năm 1957.
Trích lục (kết quả cuộc bầu cử và kết luận của Hội đồng bầu cử) biên bản tổng kết bầu cử phải được niêm yết tại các nơi công cộng ở địa phương; kết quả cuộc bầu cử phải được phổ biến rộng rãi bằng mọi phương tiện thông tin thông thường của địa phương.
Điều 37. – Việc xét duyệt nói ở điều 51 Sắc luật số 004-SLt ngày 20-07-1957 nhằm xác nhận cuộc bầu cử tiến hành hợp lệ hay không.
Điều 38. – Nếu có cuộc bầu lại hay bầu thêm, danh sách cử tri dùng trong cuộc bầu lần thứ nhất, cũng vẫn dùng trong cuộc bầu lần thứ hai.
Điều 39. – Khi cấp có thẩm quyền đã chính thức công nhận kết quả cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thì Hội đồng bầu cử, ban bầu cử và tổ bầu cử đều giải tán.
Điều 40. – Trước khi giải tán, Hội đồng bầu cử phải gửi tất cả hồ sơ của cuộc bầu cử đến Ủy ban Hành chính sở quan lưu trữ.
Mục VI: VỀ VIỆC IN CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT CHO CUỘC BẦU CỬ
Điều 41. – Các Ủy ban Hành chính Khu Tự trị Thái – Mèo, Khu Hồng Quảng, thành phố và tỉnh phụ trách in các giấy tờ cần thiết cho toàn địa phương mình như: phiếu bầu, thẻ cử tri, danh sách cử tri, danh sách những người ứng cử, biên bản các loại, theo các mẫu thống nhất đã định.
Mục VII: VỀ BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở CÁC KHU TỰ TRỊ VÀ MIỀN NÚI
Điều 42. – Mỗi xã, thị trấn, thị xã là một khu vực bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp châu, tỉnh, khu. Phòng bỏ phiếu đặt tại trụ sở Ủy ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã.
Điều 43. – Các việc lập danh sách cử tri, ứng cử, tổ chức bầu cử đều theo đúng các điều khoản đã ấn định trong các tiết 4, 5, 6, 7 thuộc chương I của Sắc luật về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp.
Điều 44. – Bộ Nội vụ sẽ quyết định những tỉnh nào phải áp dụng những thể lệ bầu cử, ứng cử quy định cho miền núi theo đề nghị của Ủy ban Hành chính khu và tỉnh trực thuộc trung ương. Ủy ban Hành chính tỉnh sẽ quyết định những xã nào phải áp dụng những thể lệ bầu cử, ứng cử quy định cho miền núi theo đề nghị của Ủy ban Hành chính huyện.
Mục VIII: VỀ BẦU CỬ ỦY BAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Ở những cấp có Hội đồng nhân dân:
Điều 45. – Ở những cấp có Hội đồng nhân dân, chậm nhất là mười ngày sau khi tiếp được quyết định của cấp có thẩm quyền chính thức công nhận kết quả của cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Hành chính sẽ gửi giấy triệu tập Hội đồng nhân dân để bầu Ủy ban Hành chính mới.
Ngày họp Hội đồng nhân dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày gửi giấy triệu tập đối với Hội đồng nhân dân các cấp và 20 ngày đối với Hội đồng nhân dân Khu Tự trị.
Điều 46. – Trong cuộc họp để bầu Ủy ban Hành chính, thư ký cuộc họp là một ủy viên Ủy ban Hành chính.
Điều 47. – Sau khi cuộc họp Hội đồng nhân dân đã khai mạc và cử Chủ tịch đoàn, ai ra ứng cử vào Ủy ban Hành chính sẽ báo cho Chủ tịch đoàn rõ. Danh sách những người ứng cử sẽ được công bố và niêm yết trong phòng họp.
Điều 48. – Khi cuộc bỏ phiếu và kiểm phiếu xong, Chủ tịch đoàn phải lập biên bản ngay theo mẫu kèm sau (mẫu số 6). Biên bản phải có chữ ký của các hội viên có chân trong Chủ tịch đoàn và của ủy viên làm thư ký cuộc họp và phải niêm yết ngay tại trụ sở Ủy ban Hành chính. Nếu trong cuộc bầu lần thứ nhất không ai đủ phiếu để trúng cử hoặc số người trúng cử chưa đủ số định bầu thì sẽ tổ chức bỏ phiếu lần thứ hai ngay để bầu lại hay là bầu thêm.
Ở những cấp không có Hội đồng nhân dân:
Điều 49. – Ở những cấp không có Hội đồng nhân dân, chậm nhất là 10 ngày sau khi các Hội đồng nhân dân cấp dưới một cấp đã được chính thức công nhận thì Ủy ban Hành chính khu hay là huyện định và công bố ngày bầu cử Ủy ban Hành chính mới, chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử.
Điều 50. – Ai ứng cử vào Ủy ban Hành chính cấp nào phải gửi đơn đến Ủy ban Hành chính cấp ấy, chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.
Điều 51. – Khi hết hạn nộp đơn ứng cử, Ủy ban Hành chính khu hay là huyện sẽ lập danh sách ứng cử và niêm yết tại trụ sở Ủy ban Hành chính khu hay là huyện và tại trụ sở các Ủy ban Hành chính dưới một cấp, chậm nhất là 10 ngày trước ngày bầu cử.
Điều 52. – Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban Hành chính khu hay là huyện sẽ thành lập một Hội đồng bầu cử gồm từ 3 đến 5 đại biểu các giới và các đoàn thể nhân dân trong địa phương, tất cả đều phải là người không ra ứng cử và phải biết đọc biết viết.
Hội đồng bầu cử tự bầu ra một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và hai thư ký.
Điều 53. – Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng bầu cử như sau:
- Đôn đốc và kiểm tra việc thi hành luật lệ bầu cử.
- Xét và giải quyết những khiếu nại về ứng cử.
- Tiếp nhận và kiểm soát biên bản bầu cử do các tổ bầu cử gửi đến, làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử để gửi cấp có thẩm quyền xét duyệt nói ở điều 63 Sắc luật số 004-SLt ngày 20 tháng 07 năm 1957.
- Tuyên bố và niêm yết kết quả cuộc bầu cử.
Sau khi bầu cử, nếu có giấy khiếu nại thì do Hội đồng bầu cử tiếp nhận, xét và để ý kiến để cấp có thẩm quyền công nhận cuộc bầu nói ở điều 63 Sắc luật số 004-SLt ngày 20-07-1957 quyết định.
Hội đồng bầu cử không được vận động bầu cử cho một danh sách hay là một cá nhân nào.
Điều 54. – Ai khiếu nại về ứng cử đều phải gửi giấy đến Hội đồng bầu cử, chậm nhất là bảy ngày trước ngày bầu cử. Hội đồng bầu cử phải xét và quyết định trong thời hạn ba ngày. Quyết định của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
Điều 55. – Trong các cuộc bầu cử Ủy ban Hành chính ở những cấp không có Hội đồng nhân dân thì mỗi đơn vị hành chính dưới một cấp là một khu vực bỏ phiếu.
Điều 56. – Giấy triệu tập Hội đồng nhân dân để bầu Ủy ban Hành chính (ở những cấp không có Hội đồng nhân dân) do Ủy ban Hành chính cấp dưới một cấp gửi đến hội viên Hội đồng nhân dân cấp mình 5 ngày trước ngày bầu cử.
Cuộc bầu cử sẽ tiến hành trong phiên họp Hội đồng nhân dân và do Chủ tịch đoàn phụ trách điều khiển.
Điều 57. – Khi cuộc bỏ phiếu và kiểm phiếu xong. Chủ tịch đoàn phải lập biên bản ngay, theo mẫu kèm sau (mẫu số 7) để gửi đến Hội đồng bầu cử, biên bản phải có chữ ký của các hội viên có chân trong Chủ tịch đoàn và của ủy viên làm thư ký cuộc họp.
Điều 58. – Sau khi nhận được các biên bản kiểm phiếu của các khu vực bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử theo mẫu kèm sau (mẫu số 8).
Điều 59. – Nếu có cuộc bầu lại hoặc bầu thêm thì Ủy ban Hành chính, nói ở điều 52, định ngày bầu cử lần thứ hai và báo cho các Ủy ban Hành chính dưới một cấp biết.
Cuộc bầu cử lần thứ hai tiến hành chậm nhất là hai tuần lễ sau cuộc bầu cử lần thứ nhất.
Điều 60. – Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
TỈNH ………………. (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc ******* Khu vực bỏ phiếu …………...(1) Đơn vị bầu cử ………………. (1) | Mẫu số 1 |
HỌ VÀ TÊN CỬ TRI (2) | TUỔI | Nam hay nữ | CHỔ Ở | DÂN TỘC | CHÚ THÍCH |
Nguyễn văn An Trần tú Anh Nguyễn thị ngọc Bôi | 32 18 19 | Nam Nam Nữ | 68, Hàng Bông 2, Hàng Bông 10, Hàng Bông | Kinh Thổ Kinh |
Tổng số cử tri trong danh sách này là……… Nam ……………….
Nữ ………………
Làm tại ………………., ….. ngày….. tháng năm 195…
(Cơ quan lập danh sách)
Ký tên và đóng dấu
(1) Ghi tên hay là số hiệu của khu vực bỏ phiếu, của đơn vị bầu cử;
(2) Xếp theo thứ tự ABC khi lập danh sách theo từng khu vực
TỈNH ………….. (hay là Thành phố) ******* HUYỆN………….. (hay là Quận) ******* XÃ………….. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA DANH SÁCH ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Bầu cử ngày…….tháng ...... năm 195 .... Đơn vị bầu cử………….. (1) | Mẫu số 2 |
Số thứ tự | Họ tên người ứng cử (theo thứ tự ABC) | Năm sinh | Nam hay nữ | Nghề nghiệp | Chỗ ở | Dân tộc | Chú thích |
1 2 … | Hoàng đình Ái Trịnh hữu Biên ………….. | 1918 1922 ........ | Nam Nam …….. | Làm bao Thợ may ………….. | 2, Lò đúc 3, Lò đúc ………….. | Kinh Kinh …… |
Tổng số người ứng cử trong danh sách này là: …………..
Làm tại…………..,ngày…….tháng…….năm …….
CHỦ TỊCH ỦY BAN HÀNH CHÁNH ………
(ký tên và đóng dấu)
(1) Ghi tên hay số hiệu của đơn vị bầu cử.
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA ******* *******
Khu vực bầu cử …………… Đơn vị bầu cử …………… ******* | Mẫu số 3 |
Ngày …… tháng …… năm …… hồi …… giờ sáng, tổ bầu cử gồm có:
- Ông (hay là bà) Tổ trưởng,
- - - Tổ phó,
- - - Thư ký,
- - - -
- - - Tổ viên,
- - - -
đã họp tại phòng bỏ phiếu …… thuộc đơn vị bầu cử …… để phụ trách việc bầu cử Hội đồng nhân dân
Đúng …… giờ sáng, tổ trưởng tổ bầu cử kiểm soát tại hòm phiếu, sau đó khóa và niêm phong hòm phiếu lại, rồi mời các cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Đúng …… giờ tối, sau khi cử tri cuối cùng có mặt tại trụ sở bỏ phiếu đã bỏ phiếu xong, tổ trưởng tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay.
Trước khi mở hòm phiếu, tổ trưởng tổ bầu cử bắt đầu mời hai cử tri biết chữ vào chứng kiến công việc kiểm phiếu:
Ông (hay là bà) ………………..
Và Ông (hay là bà) …………….
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Tổng số cử tri của khu khu vực bỏ phiếu : …………….
- Số cử tri đã đi bầu : …………….
- Số phiếu hợp lệ : …………….
- Số phiếu không hợp lệ : …………….
- Số phiếu trắng : …………….
Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử:
- Ông (hay là bà) ………… được ……………. phiếu
- - - được ……………. phiếu
- - - được ……………. phiếu
Biểu quyết về những phiếu bất ngờ…………….
Tóm lại những việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử, và cách giải quyết của tổ bầu cử…………….
Biên bản này lập thành 3 bản, tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, vào hồi ……giờ, và có đính theo các đơn kiện khiếu nại, tờ trình của tổ bầu cử (nếu có)
Hai đại diện cử tri chứng kiến …………………………… …………………………… | TỔ BẦU CỬ: Tổ trưởng Tổ phó Thư ký Tổ viên | |||
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA ******* *******
Đơn vị bầu cử ……………. ******* | Mẫu số 4 | ||
Ngày …… tháng …… năm …… hồi ……giờ, Ban bầu cử gồm có:
- Ông (hay là bà) ………………… Trưởng ban,
- - ………………… Phó trưởng ban,
- - ………………… Thư ký
- - ………………… -
- - ………………… Nhân viên
- - ………………… -
đã họp tại…… để làm biên bản sơ kết cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ………………… tại các khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử.
- Số đại biểu ấn định cho mỗi đơn vị bầu cử : …………………
- Số cử tri của đối với bầu cử : …………………
- Số cử tri đã đi bầu : …………………
- Số phiếu hợp lệ : …………………
- Số phiếu không hợp lệ : …………………
- Số phiếu trắng : …………………
Số người bầu cho mỗi người ứng cử : …………………
Họ tên người ứng cử | Số phiếu được bầu tại khu vực bỏ phiếu | Tổng cộng | ||||||||
(1) | (1) | (1) | (1) | (1) | (1) | (1) | (1) | (1) | ||
Ông (hay là bà)
| …. | …. | …. | …. | …. | …. | …. | …. | …. | Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu (2) |
Căn cứ vào kết quả ghi trên, Ban bầu cử kết luận:
a) Số cử tri đã đi bầu là quá nửa số cử tri ghi trong danh sách của đơn vị bầu cử (3)
b) Các ông bà có tên sau đây được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu, được coi là trúng cử (4):
- Ông (hay là Bà) …………………
- - …………………
- - …………………
c) Còn thiếu ………… đại biểu sẽ bầu thêm cho đủ (nếu thiếu)
Tóm tắt những sự việc đã xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết của các tổ bầu cử ……………………………………
Biên bản này lập thành 2 bản tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, và có đính kèm theo các đơn khiếu nại, tờ trình của tổ bầu cử (nếu có)
BAN BẦU CỬ - Trưởng ban, - Phó ban, - Thư ký, - Nhân viên. |
(1) Ghi tên hay số hiệu khu vực bỏ phiếu
(2) Trường hợp trong đơn vị bầu cử có nhiều khu vực bỏ phiếu, khổ giấy biên bản không đủ rộng để ghi đầy đủ số phiếu các người ứng cử được bầu tại tất cả các khu vực bỏ phiếu, thì:
a) Ghi trong biên bản:
Ông (hay là bà) …………… được ………….. phiếu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - | Tổng cộng số phiếu được bầu cử tại tất cả các khu vực bỏ phiếu. Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu |
(Xem phụ lục đính theo biên bản này)
b) Làm bản phụ lục theo mẫu ghi trên (bảng kê số phiếu mỗi người ứng cử tại tất cả khu vực bỏ phiếu). Bản phụ lục này cũng phải có chữ ký của Ban bầu cử.
(3) Nếu số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri trong danh sách của đơn vị bầu cử, thì viết: “Vì số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri của đơn vị, nên cuộc bầu cử này không có giá trị và sẽ có cuộc bầu lại”.
(4) Nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ, thì viết: “Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, nên sẽ có cuộc bầu lại”.
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA ******* Đơn vị bầu cử ……………. ******* | Mẫu số 4-b |
Ngày …….. tháng …….. năm ……..hồi …….. giờ sáng, Ban bầu cử kiêm tổ bầu cử gồm có:
- Ông (hay là Bà) ………………………… Trưởng ban,
- - ………………………… Phó trưởng ban,
- - ………………………… Thư ký
- - ………………………… Hội viên
- - …………………………
đã họp tại phòng phòng bỏ phiếu của đơn vị bầu cử ………………………… để phụ trách việc bầu cử Hội đồng nhân dân …………………………
Đúng 6 giờ sáng, Trưởng ban bầu cử kiêm tổ trưởng tổ bầu cử kiểm soát lại hòm phiếu, sau đó khóa và niêm phong lại, rồi mời các cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Đúng …... giờ tối, sau khi cử tri cuối cùng có mặt tại trụ sở bỏ phiếu đã bỏ phiếu xong, trưởng ban bầu cử kiêm tổ trưởng tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu kết thúc và cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay.
Trước khi mở hòm phiếu, Trưởng ban bầu cử kiêm tổ trưởng tổ bầu cử đã mời hai cử tri biết chữ vào chứng kiến công việc kiểm phiếu là:
Ông (hay là Bà) …………………………
và Ông - ……………………… cho đơn vị bầu cử: …………………………
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Số đại biểu ấn định cho đơn vị bầu cử: …………………………
- Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử: …………………………
- Số cử tri đã đi bầu: …………………………
- Số phiếu hợp lệ: …………………………
- Số phiếu không hợp lệ:…………………………
- Số phiếu trắng:…………………………
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử: …………………………
Ông (hay là Bà) …………. được…………….phiếu Ông -……………………-……………………- Ông -……………………-……………………- Ông -……………………-……………………- | Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu |
Căn cứ vào kết quả ghi trên, Ban bầu cử kiêm tổ bầu cử kết luận:
a) Số cử tri đi bầu là quá nửa số cử tri ghi trong danh sách của đơn vị bầu cử (1)
b) Các ông bà có tên sau đây được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử (2):
Ông (hay là Bà) ……………………
- - ……………………
- - ……………………
c) Còn thiếu… đại biểu sẽ bầu thêm cho đủ (nếu thiếu).
Tóm tắt những việc xảy ra, những khiếu nại trong việc bầu cử và cách giải quyết ……………………
Biên bản này lập thành ba bản tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, vào hồi … giờ tối, và có đính theo các đơn khiếu nại, tờ trình (nếu có).
Hai đại biểu cử tri chứng kiến …………………………….. …………………………….. | BAN BẦU CỬ: - Trưởng ban - Thư ký - Hội viên |
(1) Nếu số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri trong danh sách của mỗi đơn vị bầu cử, thì viết:
“Vì số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách của đơn vị, nên cuộc bầu cử này không có giá trị và sẽ có cuộc bầu lại”.
(2) Nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ, thì viết:
“Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, nên sẽ có cuộc bầu lại”.
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA ******* ******* | Mẫu số 5 |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. hồi….. giờ, Hội đồng bầu cử Hội đồng nhân dân …………………………. gồm có:
- Ông (hay là Bà) ……………………. Chủ tịch,
- - ……………………. Phó chủ tịch
- - ……………………. Thư ký
- - ……………………. Hội viên
đã họp tại ……………………. để tổng kết cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ……………………. tiến hành trong ngày…………
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Tổng số đại biểu ấn định cho Hội đồng nhân dân (1) : …………………….
- Tổng số người ứng cử : …………………….
- Tổng số cử tri của (1) : …………………….
- Tổng số cử tri đã đi bầu : …………………….
- Tổng số phiếu hợp lệ : …………………….
- Tổng số phiếu không hợp lệ : …………………….
- Tổng số phiếu trắng : …………………….
Căn cứ vào kết quả cuộc bầu cử ghi trong các biên bản của các Ban bầu cử và sau khi kiểm tra lại, Hội đồng bầu cử tuyên bố:
A) Các ông bà có tên sau đây được coi là trúng cử:
Tại đơn vị bầu cử …………………….
Ông (hay Bà) …………………….
Ông (hay Bà) …………………….
B) Số đại biểu phải bầu thêm
Tại đơn vị bầu cử ……………………. đại biểu
…………………….
C) Những đơn vị bầu cử phải tổ chức cuộc bầu cử lần thứ hai (vì số cử tri đi bầu không đựơc quá nửa số cử tri ghi trong danh sách):
Tại đơn vị bầu cử…………………….
…………………….
Các việc khiếu nại và ý kiến của Hội đồng bầu cử : …………………….
Biên bản này lập thành hai bản tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên và có đính theo giấy khiếu nại, các tờ trình của các tổ bầu cử, Ban bầu cử (nếu có)
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ :
Chủ tịch | Phó chủ tịch | Thư ký | Hội viên |
(1) Ghi cấp hay là đơn vị hành chính bầu Hội đồng nhân dân
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA BIÊN BẢN BẦU CỬ ỦY BAN HÀNH CHÍNH …. ******* | Mẫu số 6 |
Ngày …… tháng …… năm …… hồi …… giờ, Hội đồng nhân dân ………….đã họp tại trụ sở Ủy ban Hành chính để bầu cử Ủy ban Hành chính mới, thay thế cho Ủy ban Hành chính cũ.
Số hội viên có mặt : ……………………
Số hội viên vắng mặt : ……………………
Ông (hay là Bà): ……………. Ủy viên Ủy ban Hành chính, làm Thư ký cuộc họp.
Hội đồng đã cử các hội viên có tên sau đây vào Chủ tịch đoàn:
Ông (hay là Bà) …………………………….
- - …………………………….
- - …………………………….
Chủ tịch đoàn đã cử hai hội viên biết đọc, biết viết và không ra ứng cử Ủy ban Hành chính, làm nhiệm vụ kiểm phiếu.
Ông (hay là Bà) …………………………….
và …………………………….
Sau khi tất cả các hội viên có mặt đã bỏ phiếu xong, cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay và kết quả như sau:
- Số phiếu hợp lệ: …………………………….
- Số phiếu không hợp lệ: …………………………….
- Số phiếu trắng: …………………………….
Ông (hay là Bà) ……….. đã được …….phiếu - - ………………. - - - - ………………. - - - - ………………. - - | Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu |
Số hội viên dự cuộc bầu được (1) 2/3 tổng số hội viên
Các ông bà có tên sau đây được nhiều phiếu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử (2):
Ông (hay là Bà) …………………………….
- - ……………………………
Các việc khiếu nại và ý kiến của Chủ tịch đoàn: …………………………….
Biên bản này lập thành 3 bản, tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, vào hồi … giờ, và có đính theo các giấy tờ sau đây (kể cả tài liệu đính theo).
Hội viên kiểm phiếu | Chủ tịch đoàn | Thư ký |
(1) Nếu số hội viên dự cuộc bầu quá 2/3 tổng số hội viên thì thay thế chữ “được” bằng chữ “quá”.
(2) Nếu số hội viên dự cuộc bầu không được 2/3 tổng số hội viên thì viết: “Vì số hội viên dự cuộc bầu không được 2/3 tổng số hội viên, nên có cuộc bầu cử lần thứ hai”.
Và trong biên bản cuộc bầu cử lần thứ hai thì viết: “vì trong cuộc bầu cử lần thứ nhất, số hội viên dự cuộc bầu không được 2/3 số hội viên, nên có cuộc bầu cử lần thứ hai, kết quả ghi trên. Các ông bà có tên sau đây, được nhiều phiếu nhất, được coi là trúng cử”. Hay là: “Vì trong cuộc bầu cử lần thứ nhất, các người ứng cử không ai được số phiếu cần thiết để trúng cử, nên có cuộc bầu cử lần thứ hai, kết quả ghi trên. Các ông bà có tên sau đây, được nhiều phiếu nhất, được coi là trúng cử”.
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA ******* | Mẫu số 7 |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU tại (Xã ………………
(hay Tỉnh...............................
Ngày …… tháng …… năm…… hồi …… giờ, Hội đồng nhân dân ……………… đã họp tại trụ sở Ủy ban Hành chính để bầu cử Ủy ban Hành chính ………………mới thay thế cho Ủy ban Hành chính cũ.
Số hội viên có mặt...................................................................
Số hội viên vắng mặt................................................................
Ông (hay là Bà) ……………… ủy viên Ủy ban Hành chính làm thư ký cuộc họp
Hội đồng đã cử các hội viên có tên sau đây vào Chủ tịch đoàn:
Ông (hay Bà) ………………
………………………………
………………………………
Chủ tịch đoàn đã cử hai hội viên biết đọc, biết viết và không ra ứng cử vào Ủy ban Hành chính làm nhiệm vụ kiểm phiếu:
Ông (hay Bà)............................................................................
và Ông (hay Bà).......................................................................
Sau khi tất cả các hội viên có mặt đã bỏ phiếu xong, cuộc kiểm phiếu bắt đầu ngay và kết quả như sau:
- Số phiếu hợp lệ:....................................................................
- Số phiếu không hợp lệ:..........................................................
- Số phiếu trắng:......................................................................
- Ông (hay Bà) …………………… đã được …… phiếu
- - …………………… - …… -
- - …………………… - …… -
Các việc khiếu nại và ý kiến của Chủ tịch đoàn: …………………..
Biên bản này lập thành ba bản, tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, vào hồi ……giờ, và có đính theo các giấy tờ sau đây (kể cả tài liệu đính theo)
Hội viên kiểm phiếu | Chủ tịch đoàn | Thư ký | ||
TỈNH …………… (hay là Thành phố) HUYỆN…………… (hay là Quận) XÃ………………. (hay là Khu phố) | VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA | Mẫu số 8 | ||
Ngày….. tháng……. năm……. hồi ……. giờ, Hội đồng bầu cử gồm có:
Ông (hay Bà) ……………………… Chủ tịch
- ……………………… Phó chủ tịch
- ……………………… Thư ký
- ……………………… Hội viên
đều là những người không ra ứng cử vào Ủy ban Hành chính …………….. sau khi tập trung tất cả các biên bản kiểm phiếu của các Hội đồng nhân dân xã (hay tỉnh) trong huyện (hay khu), đã họp tại ………… để tổng kết cuộc bầu cử Ủy ban Hành chính ………….
Kết quả cuộc bầu cử như sau:
- Tổng số cử tri (tức là hội viên Hội đồng nhân dân) : ………………………..
- Tổng số cử tri đã đi bầu : ………………………..
- Tổng số phiếu hợp lệ : ………………………..
- Tổng số phiếu không hợp lệ : ………………………..
- Tổng số phiếu trắng : ………………………..
Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử:
Họ và tên người ứng cử | Số phiếu bầu tại khu vực bỏ phiếu | Tổng cộng | Chú thích | |||||
(1) | (1) | (1) | (1) | (1) | (1) | |||
Ông (hay Bà)……. Ông -……. Ông -……. Ông -……. | - - - - | - - - - | - - - - | - - - - | - - - - | - - - - | - - - - | Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu |
Số lượng ủy viên ấn định cho Ủy ban Hành chính là ……………
Căn cứ vào kết quả cuộc bầu cử ghi trên. Hội đồng bầu cử kết luận:
a) Tổng số cử tri đã đi bầu là quá ½ tổng số cử tri (3).
b) Các ông bà có tên sau đây, được nhiều phiếu bầu nhất và số phiếu đó đã quá nửa số phiếu hợp lệ, được coi là trúng cử (4):
- Ông (hay Bà) ...........................................................
- - ...........................................................
- - ...........................................................
c) Còn thiếu……….ủy viên sẽ bầu thêm (nếu thiếu)
Các việc khiếu nại và ý kiến của Hội đồng bầu cử ……………………….
Biên bản này lập thành 3 bản, tại địa điểm, ngày, tháng, năm kể trên, và có đính theo các giấy tờ sau đây (kể cả tài liệu đính theo)
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ: | |||
Chủ tịch | Phó chủ tịch | Thư ký | Hội viên |
(1) Ghi tên hay số hiệu khu vực bỏ phiếu
(2) Trường hợp trong địa phương có nhiều khu vực bỏ phiếu, khổ giấy biên bản không đủ rộng để ghi đầy đủ số phiếu các người ứng cử được bầu tại các khu vực bỏ phiếu, thì:
a) Ghi trong biên bản:
Ông (hay là Bà) ………… được ………… phiếu (tổng cộng số phiếu được bầu tại tất cả các khu vực bỏ phiếu. Xếp theo thứ tự người nhiều phiếu trên người ít phiếu).
(Xem phụ lục đính theo biên bản này)
b) Biên bản phụ lục theo mẫu ghi trên (bảng kê số phiếu mỗi người ứng cử được bầu tại tất cả các khu vực bỏ phiếu). Bản phụ lục này cũng phải có chữ ký của Hội đồng bầu cử.
(3) Nếu tổng số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri trong danh sách, thì viết: “Vì tổng số cử tri đi bầu không được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, nên sẽ có cuộc bầu lại”.
(4) Nếu không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, thì viết: “Vì không ai được quá nửa số phiếu hợp lệ để trúng cử, nên sẽ có cuộc bầu lại”.
- 1Thông tư 76-NV/DC năm 1958 về việc áp dụng thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp do Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Quyết định 488-QĐ năm 1958 về việc áp dụng thể lệ bầu cử, ứng cử quy định cho miền Núi cho các tỉnh Hoà bình, Hải ninh, Lào cai, Yên bái và Hà giang do Bộ trưởng Bộ Nộ vụ ban hành
- 3Thông tư 30-TC/TT năm 1957 về việc áp dụng các thể lệ bầu cử ở thành phố do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Sắc luật số 004/SLT về việc về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp do Chủ tịch nước ban hành
- 5Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Nghị định 432-TTg năm 1957 thi hành Sắc luật 004-SLt về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp do Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 432-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/09/1957
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 41
- Ngày hiệu lực: 10/10/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định