Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31 tháng 5 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS của Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
- Kiến thức về HIV/AIDS, những quy định Pháp luật về Phòng, chống, nhiễm HIV/AIDS;
- Phòng chống ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa nhiễm HIV/AIDS;
- Giáo dục lối sống lành mạnh, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;
- Các biện pháp làm giảm nguy cơ lây truyền nhiễm HIV/AIDS;
- Trách nhiệm của cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS; trách nhiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS với cộng đồng.
2. Các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tổ chức công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho các cán bộ chiến sĩ nhân viên của đơn vị mình.
- Các kiến thức cơ bản về nhiễm HIV/AIDS và cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống.
- Tác động của đại dịch HIV/AIDS đối với kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người và nòi giống.
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam , chương trình phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.
- Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
- Trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung cụ thể cho phù hợp với trình độ học sinh từng cấp học.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được thông báo kết quả xét nghiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin đó.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng không được đưa tin về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS nếu không được sự đồng ý của người đó; trường hợp người bị nhiễm HIV/AIDS đã chết thì phải được sự đồng ý của bố, mẹ, vợ hoặc chồng hoặc người giám hộ của người đó.
Điều 6.- Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS:
1. Động viên người bị nhiễm HIV/AIDS đến các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS.
2. Không được có thái độ xa lánh, kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS.
3. Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc về tinh thần, vật chất và sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.
4. Nhắc nhở người bị nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền nhiễm HIV/AIDS.
5. Giúp đỡ và bố trí cho người bị nhiễm HIV/AIDS có việc làm thích hợp.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Khi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, bác sỹ trực tiếp khám đề nghị và người phụ trách cơ sở y tế có quyền chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.
Điều 9.- Các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân có trách nhiệm:
1. Tư vấn cho người bị nhiễm HIV/AIDS trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Thực hiện các quy định về bảo đảm vô trùng trong phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là vô trùng dụng cụ y tế.
3. Xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người cho máu, cho tinh dịch, cho mô, cơ quan hoặc một bộ phận cơ thể con người.
4. Khi phát hiện người bị nhiễm HIV/AIDS phải báo cáo với cơ quan y tế cấp trên.
5. Hướng dẫn việc khám nghiệm và mai táng thi hài người bệnh AIDS theo quy định như đối với các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Nhà nước đóng bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đang làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Điều 24 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế quy định mức đóng bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp và quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp khi bị nhiễm HIV/AIDS.
Bộ Y tế quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện để xác định người bị nhiễm HIV/AIDS do phải làm nhiệm vụ theo nghề nghiệp.
Điều 12.- Uỷ ban Quốc gia Phòng, chống AIDS có trách nhiệm:
1. Xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách và kế hoạch phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong cả nước.
3. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch ngân sách hàng năm về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trình Chính phủ duyệt và phân bổ kinh phí đã được duyệt cho các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, các địa phương phù hợp với nội dung công việc được giao.
4. Phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức xã hội để tổ chức mạng lưới tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
5. Làm đầu mối hợp tác quốc tế, điều phối và quản lý hợp tác song phương, đa phương về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của Quốc gia và của các ngành, các địa phương.
Điều 13.- Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền các văn bản Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Ban hành các quy định về giám sát dịch tễ học, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS, các quy định chuyên môn về nhiễm HIV/AIDS, về truyền máu, truyền dịch, cho tinh dịch, chế độ vô khuẩn trong trong khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế, dịch vụ giải phẩu thẩm mỹ, chế độ xử lý chất thải y tế, về việc ghép mô, ghép cơ quan hoặc bộ phận cơ thể con người.
3. Tổ chức xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam tự nguyện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS. Tổ chức tư vấn kiến thức về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho người đến xét nghiệm.
4. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức việc nghiên cứu khoa học và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
5. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và các Bộ ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Điều 14.- Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:
1. Huy động và chỉ đạo hệ thống thông tin đại chúng, các đơn vị văn hoá, nghệ thuật sáng tác, biểu diễn thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế hướng dẫn nội dung thông tin - giáo dục - truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
Điều 16.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS trong các hoạt động phòng chống việc lây truyền nhiễm HIV/AIDS từ các tệ nạn xã hội mại dâm, ma tuý.
2. Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức việc chăm sóc sức khoẻ cho người bị nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn cụ thể việc sử dụng khoản chi này. Sau khi thống nhất với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế phân bổ ngân sách Nhà nước hàng năm cho hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các hoạt động của chương trình quốc gia phòng, chống AIDS theo kế hoạch ngân sách đã được Chính phủ phê duyệt.
4. Giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu của chương trình phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và đúng quy định của Nhà nước.
Điều 18.- Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm:
1. Tổ chức việc triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật về Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân trong địa phương về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
2. Chỉ đạo triển khai việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS gắn với việc phòng chống tệ nạn mại dâm, ma tuý tại địa phương.
3. Sử dụng ngân sách phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đúng mục tiêu, vận động sự đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ ngân sách giành cho hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
4. Vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia việc chăm sóc sức khoẻ, tinh thần người bị nhiễm HIV/AIDS, bảo đảm cho họ không bị phân biệt đối xử và được hoà nhập vào cộng đồng.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995
- 3Thông tư liên tịch 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định tạm thời danh mục nghề, công việc những người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm do Bộ Lao động,thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư liên tịch 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV-AIDS không được làm do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư liên tịch 14/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại Cơ sở chữa bệnh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
Nghị định 34/CP năm 1996 hướng dẫn pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (hiv/aids)
- Số hiệu: 34/CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/06/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra