- 1Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 22/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán, Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2012 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập,
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập về Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán và lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán.
Nghị định này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và đã được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành: Bao gồm chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Công ty; Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ hoặc văn bản tương đương của doanh nghiệp, tổ chức.
3. Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Là việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại một quốc gia cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc một quốc gia khác.
MỤC 1. TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP VỀ KIỂM TOÁN
Điều 4. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán
1. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được:
a) Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
c) Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Điều 5. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Điều 6. Thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Điều 7. Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
2. Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại
3. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn các mức vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán quy định tại Điều 30 của Luật kiểm toán độc lập được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề một trong các dịch vụ sau cho đơn vị được kiểm toán:
a) Công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính;
b) Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ;
c) Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ;
d) Các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
2. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc đang nắm giữ cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
3. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc nắm giữ cổ phiếu, góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán.
4. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
5. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán có các mối quan hệ sau:
a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;
b) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
c) Được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;
đ) Cùng là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
6. Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các dịch vụ kiểm toán khác cho chính doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
7. Đơn vị được kiểm toán là tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị được kiểm toán là công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, công ty cùng tập đoàn của tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán.
8. Doanh nghiệp kiểm toán tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức vào đơn vị được kiểm toán.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
MỤC 3. CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN QUA BIÊN GIỚI CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là doanh nghiệp kiểm toán có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc quốc gia có hiệp định với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
Điều 11. Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới:
a) Được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
c) Có ít nhất 5 (năm) kiểm toán viên được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật;
d) Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;
đ) Có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam;
e) Ký quỹ bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định quy định tại
g) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo và các nghĩa vụ khác quy định tại
2. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam sau khi đã đăng ký và được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam. Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phải thực hiện theo quy định tại
3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải luôn duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này trong suốt thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam. Khi không đảm bảo một trong các điều kiện đó, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày không còn đủ điều kiện theo quy định.
Điều 12. Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ có doanh nghiệp kiểm toán bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán độc lập và Nghị định này, đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán mới được liên doanh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ qua biên giới.
3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới và đơn vị được kiểm toán phải giao kết Hợp đồng kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và của đơn vị được kiểm toán.
4. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam phải lập Hợp đồng liên danh về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới. Hợp đồng liên danh phải phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.
5. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam tham gia hợp đồng liên danh kiểm toán phải cử một kiểm toán viên hành nghề phụ trách phần việc kiểm toán thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mình trong hợp đồng kiểm toán.
6. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và các kiểm toán viên hành nghề phụ trách phần việc kiểm toán thuộc trách nhiệm của từng doanh nghiệp trong hợp đồng kiểm toán.
7. Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng liên danh, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán phải lập đồng thời bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
8. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới
1. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tuân thủ các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, các trường hợp không được thực hiện kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán và các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.
2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế của Việt Nam.
4. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
5. Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam liên quan đến hợp đồng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam.
6. Nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác của doanh nghiệp trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Điều 28 và Điều 29 và tuân thủ các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.
1. Lưu trữ toàn bộ hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh để cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán. Chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng về báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và các vấn đề khác phát sinh từ cuộc kiểm toán liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
3. Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ báo cáo. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
4. Chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 15. Đơn vị được kiểm toán
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
2. Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.
Điều 17. Giải trình về các nội dung ngoại trừ cho báo cáo kiểm toán
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong từng lĩnh vực liên quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới, đơn vị được kiểm toán giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.
2. Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.
3. Khi có yêu cầu của các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới và đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
MỤC 6. LƯU TRỮ, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY HỒ SƠ KIỂM TOÁN
Điều 18. Lưu trữ hồ sơ kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
2. Hồ sơ kiểm toán có thể được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục về lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Điều 19. Khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán
Chỉ được khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
1. Theo quyết định của người có thẩm quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở đảm bảo nghĩa vụ về tính bảo mật theo quy định tại Điều 43 của Luật kiểm toán độc lập.
2. Khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi có yêu cầu kiểm tra chất lượng kiểm toán; giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động kiểm toán và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Tiêu hủy hồ sơ kiểm toán
1. Hồ sơ kiểm toán đã hết thời hạn lưu trữ, nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
2. Hồ sơ kiểm toán lưu trữ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài nào thì doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh đó thực hiện tiêu hủy.
3. Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng giấy thì doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc tiêu hủy hồ sơ kiểm toán bằng cách đốt cháy, cắt, xé nhỏ bằng máy hoặc bằng phương pháp khác nhưng phải bảo đảm các thông tin, số liệu trong hồ sơ kiểm toán đã tiêu hủy không thể sử dụng lại được.
4. Hồ sơ kiểm toán lưu trữ bằng dữ liệu điện tử được tiêu hủy phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kiểm toán:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán, giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam quyết định thành lập “Hội đồng tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ”. Thành phần Hội đồng phải có: Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán hoặc giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đại diện của bộ phận lưu trữ và đại diện bộ phận chuyên môn;
b) Hội đồng tiêu hủy hồ sơ kiểm toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại theo từng loại hồ sơ kiểm toán, lập “Danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy” và “Biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ”;
c) “Biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ” phải lập ngay sau khi tiêu hủy hồ sơ kiểm toán và phải ghi rõ các nội dung: Loại hồ sơ kiểm toán đã tiêu hủy, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.
Điều 21. Lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán điện tử và hồ sơ, tài liệu về các dịch vụ khác
1. Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử là các băng từ, đĩa từ… phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, được bảo quản với đủ các điều kiện kỹ thuật chống thoái hóa chứng từ điện tử và chống tình trạng truy cập thông tin bất hợp pháp từ bên ngoài.
2. Trường hợp hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử trên thiết bị đặc biệt thì phải lưu trữ các thiết bị đọc tin phù hợp đảm bảo khai thác được khi cần thiết.
3. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử thực hiện theo quy định tại các
4. Việc lập, bảo quản lưu trữ, tiêu hủy và khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu về các dịch vụ khác quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 của Luật kiểm toán độc lập được thực hiện như đối với hồ sơ kiểm toán theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 và Khoản 1,
Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Trước 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hai năm chuyển tiếp doanh nghiệp kiểm toán phải làm hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Luật kiểm toán độc lập 2011
- 4Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 22/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán, Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập
- Số hiệu: 17/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/03/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 271 đến số 272
- Ngày hiệu lực: 01/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực