Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 16 tháng 8 năm 1991 và Nghị định số 374-HĐBT ngày 14-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Xét đề nghị của Bộ trưởng phụ trách công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em trong phạm vi cả nước; tổ chức phối hợp với các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội để thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch đó.
2- Phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ban hành theo thẩm quyền các văn bản để hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổ chức việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
3- Phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính để thực hiện chương trình hành động vì trẻ em. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí dành cho trẻ em theo mục tiêu, kế hoạch được duyệt.
4- Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, việc ký kết, phê duyệt các điều ước quốc tế về trẻ em; tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về trẻ em theo quy định của Chính phủ; tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về trẻ em khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5- Quản lý một số chương trình, dự án quốc tế tài trợ, viện trợ cho các mục tiêu vì trẻ em theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6- Bồi dưỡng, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý và các dự án, chương trình hành động vì trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp.
7- Quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ trẻ em ở Trung ương, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành.
8- Thực hiện chức năng thanh tra thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện và đề nghị xử lý những vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em.
Điều 3. Thành phần của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam gồm có:
- Chủ nhiệm,
- Phó Chủ nhiệm chuyên trách; các Phó Chủ nhiệm là đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
- Các Uỷ ban kiêm nhiệm là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tư pháp, Uỷ ban dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Thống kê, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoan Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội đồng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam:
- Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Chủ nhiệm và Uỷ ban kiêm nhiệm do các cơ quan cử.
- Chủ nhiệm Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Uỷ ban. Phó Chủ nhiệm chuyên trách giúp việc Chủ nhiệm, được Chủ nhiệm phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về nhiệm vụ được phân công.
- Các Phó Chủ nhiệm và Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hội nghị của Uỷ ban, tham gia thảo luận và quyết định những chủ trương công tác của Uỷ ban, chịu trách nhiệm phần việc của Bộ, ngành, đoàn thể mình phải thực hiện về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo phân công của Uỷ ban.
A- Tổ chức bộ máy chuyên trách của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam gồm có:
1- Văn phòng,
2- Thanh tra bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
3- Vụ Kế hoạch - Tài chính và quản lý các chương trình,
4- Vụ Quan hệ quốc tế.
B- Các đơn vị trực thuộc Uỷ ban gồm có:
1- Quỹ Bảo trợ trẻ em.
2- Tạp chí Vì trẻ thơ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của các đơn vị có tên do Chủ nhiệm Uỷ ban quy định.
Điều 6. Tổ chức bộ máy làm việc công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp:
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Quyết định 132/1997/QĐ-BT năm 1997 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động thanh tra bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Uỷ Ban Bảo vệ và Chăm Sóc Trẻ Em Việt Nam ban hành
- 4Thông tư liên tịch 13/1998/TTLT-TCCP-BVCSTEVN hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở địa phương; Tổ chức Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương do Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ; Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 374-HĐBT Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Nghị định 118-CP năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Số hiệu: 118-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/09/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 07/09/1994
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra