Điều 16 Luật Đường bộ 2024
Điều 16. Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
1. Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;
b) Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai và đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề;
b) Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ;
c) Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ.
5. Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều, Luật Thủy lợi, Luật Đường sắt, Luật Đất đai, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch;
b) Bảo đảm an toàn công trình đường bộ;
c) Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy.
Luật Đường bộ 2024
- Số hiệu: 35/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/06/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 983 đến số 984
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động đường bộ
- Điều 4. Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
- Điều 5. Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 6. Cơ sở dữ liệu đường bộ
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Phân loại đường bộ theo cấp quản lý
- Điều 9. Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ
- Điều 10. Cấp kỹ thuật của đường bộ
- Điều 11. Đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ
- Điều 12. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 13. Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 14. Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ
- Điều 15. Hành lang an toàn đường bộ
- Điều 16. Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
- Điều 17. Phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ
- Điều 18. Xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo, biển thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 19. Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 20. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ
- Điều 21. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 22. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ
- Điều 23. Lắp đặt báo hiệu đường bộ
- Điều 24. Công trình an toàn giao thông đường bộ
- Điều 25. Tổ chức giao thông
- Điều 26. Tốc độ thiết kế, tốc độ khai thác và khoảng cách giữa các xe
- Điều 27. Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ
- Điều 28. Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 29. Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ
- Điều 30. Kết nối giao thông đường bộ
- Điều 31. Bàn giao, đưa công trình đường bộ vào khai thác
- Điều 32. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Điều 33. Thi công xây dựng, sửa chữa đoạn đường giao nhau đồng mức giữa đường bộ với đường sắt; thi công sửa chữa mặt cầu đường bộ đi chung với đường sắt, đường bộ giao cắt với đường sắt
- Điều 34. Thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện trong phạm vi bảo vệ công trình đường bộ đang khai thác
- Điều 35. Bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 36. Quản lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 37. Trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 38. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
- Điều 39. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, trạm thu phí đường bộ, công trình kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ
- Điều 40. Giao thông thông minh
- Điều 41. Chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 42. Nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ
- Điều 43. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ
- Điều 44. Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
- Điều 45. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ đối với đường cao tốc
- Điều 46. Chính sách phát triển đường cao tốc
- Điều 47. Đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc
- Điều 48. Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc
- Điều 49. Quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
- Điều 50. Phí sử dụng đường cao tốc
- Điều 51. Tạm dừng khai thác đường cao tốc
- Điều 52. Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe
- Điều 53. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc
- Điều 54. Thông tin phục vụ quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác đường cao tốc
- Điều 55. Chi phí quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ đường cao tốc
- Điều 56. Hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 57. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của hành khách
- Điều 61. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của người lái xe vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 65. Vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
- Điều 66. Vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
- Điều 67. Vận tải đa phương thức
- Điều 68. Hàng hóa ký gửi
- Điều 69. Hoạt động vận tải người bệnh bằng xe ô tô cứu thương
- Điều 70. Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh bằng xe ô tô
- Điều 71. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Điều 72. Dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ
- Điều 73. Dịch vụ bãi đỗ xe
- Điều 74. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
- Điều 75. Dịch vụ đại lý bán vé
- Điều 76. Dịch vụ thu gom hàng, chuyển tải, kho bãi hàng hóa trong hoạt động vận tải đường bộ
- Điều 77. Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Điều 78. Dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Điều 79. Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ
- Điều 80. Dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô tô