- 1Thông tư 09-LĐ/TT-1977 hướng dẫn thi hành Luật công đoàn trong các Xí nghiệp tư bản tư doanh do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị định 188-TTg năm 1958 hướng dẫn Luật công đoàn 103-SL/L10 về quan hệ giữa các cấp chính quyền do Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư 07-LĐ/TT năm 1959 Bổ sung Thông tư 33-LĐ/TT hướng dẫn thi hành Luật công đoàn và Nghị định thi hành Luật công đoàn trong các xí nghiệp, cơ quan trường học Nhà nước và cơ quan, đoàn thể, nhân dân do Bộ Lao Động ban hành
- 4Thông tư 33-LĐ/TT năm 1958 hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Công đoàn và Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Công đoàn trong các xí nghiệp, cơ quan trường học nhà nước và cơ quan đoàn thể Nhân dân do Bộ Lao động ban hành
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108-SL/L.10 | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1957 |
LUẬT
CÔNG ĐOÀN SỐ 108-SL/L10 NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 1957 CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
RA SẮC LỆNH:
Nay ban bố luật Công đoàn đã được Quốc hội biểu quyết trong khoá họp thứ 7; nguyên văn như sau:
LUẬT
CÔNG ĐOÀN
Để định rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức Công đoàn trong chế độ dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân phát triển và củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Công đoàn trong công cuộc xây dựng chính quyền, kiến thiết kinh tế, phát triển văn hoá, nhằm củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nay ra luật Công đoàn như sau:
Công đoàn là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra. Tất cả những người lao động chân tay và lao động trí óc làm công ăn lương, đều có quyền gia nhập Công đoàn.
Công đoàn tổ chức theo đúng những nguyên tắc của điều lệ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Mỗi tổ chức Công đoàn, khi thành lập phải báo cáo lên Công đoàn cấp trên công nhận và báo cho Uỷ ban Hành chính cấp tương đương biết.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG ĐOÀN
Để củng cố và phát triển thắng lợi của cách mạng, bảo vệ quyền lợi căn bản của giai cấp công nhân, các cấp công đoàn phải thực hiện những nhiệm vụ mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã đề ra:
a) Tổ chức, giáo dục, đoàn kết thống nhất lực lượng lao động chân tay và lao động trí óc, làm trụ cột của chính quyền dân chủ nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất; tích cực và gương mẫu thực hiện những chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b) Tổ chức, giáo dục lao động chân tay và lao động trí óc phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần chủ nhân đất nước, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xí nghiệp, tôn trọng kỷ luật lao động, triệt để thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu suất lao động, quý trọng của công, đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, bảo vệ xí nghiệp và cơ quan, chống mọi hoạt động phá hoại, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước.
c) Bảo vệ quyền lợi của lao động, tổ chức cải thiện sinh hoạt và thi hành mọi biện pháp nhằm nâng cao dần dần đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, viên chức trên cơ sở phát triển sản xuất.
d) Đoàn kết nhất trí với anh chị em lao động và đồng bào miền Nam, đấu tranh bảo vệ quyền lợi hàng ngày và các quyền tự do dân chủ, đòi lập lại quan hệ bình thường Bắc Nam thực hiện thống nhất nước nhà.
đ) Nâng cao tinh thần quốc tế vô sản kết hợp với tinh thần yêu nước chân chính, đoàn kết thống nhất với lực lượng lao động thế giới, đấu tranh cho quyền lợi của lao động, cho tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước, cho độc lập dân tộc và hoà bình thế giới.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các Liên hiệp Công đoàn, Công đoàn ngành dọc và các Công đoàn cơ sở có quyền thay mặt cho công nhân, viên chức tham gia những cuộc hội nghị của các cơ quan chính quyền cùng cấp để bàn về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước, bàn về các chính sách có liên quan đến nhiệm vụ, quyền lợi của công nhân viên chức.
Công đoàn thay mặt cho công nhân, viên chức tham gia các Hội đồng sắp xếp ngạch bậc, thăng thưởng, khen thưởng và kỷ luật.
Công đoàn có quyền thay mặt cho công nhân, viên chức trước toà án để bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức.
Trong các xí nghiệp Nhà nước, Công đoàn thay mặt cho công nhân, viên chức tham gia quản lý xí nghiệp và ký kết hợp đồng tập thể với giám đốc xí nghiệp.
Giám đốc xí nghiệp Nhà nước thường kỳ báo cáo tình hình sản xuất và việc thực hiện chế độ lao động trước toàn thể công nhân viên chức hay hội nghị đại biểu công nhân, viên chức.
Ban chấp hành Công đoàn có thể yêu cầu giám đốc xí nghiệp Nhà nước báo cáo các vấn đề có quan hệ đến nhiệm vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức.
Trong các cơ quan, trường học, Công đoàn giáo dục và động viên công nhân, viên chức thực hiện chương trình công tác chuyên môn. Công đoàn tham dự các cuộc hội nghị bàn về tổ chức quản trị cơ quan và tổ chức đời sống vật chất, văn hoá của công nhân, viên chức trong phạm vi cơ quan trường học.
Công đoàn có thể yêu cầu cán bộ phụ trách cơ quan, trường học, báo cáo việc thực hiện các chế độ lao động và những vấn đề có quan hệ đến đời sống của công nhân và viên chức trong phạm vi cơ quan, trường học.
Trong các xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, Công đoàn giám sát và giúp đỡ việc thực hiện chính sách và thi hành luật lệ về quyền lợi của công nhân, viên chức.
Trong các xí nghiệp tư bản tư doanh, Công đoàn tổ chức và giáo dục công nhân, viên chức thực hiện chính sách phát triển sản xuất theo phương châm "thợ và chủ đều có lợi, công và tư đều được chiếu cố".
Công đoàn thay mặt cho công nhân, viên chức hiệp thương với chủ và ký kết hợp đồng giữa thợ và chủ.
Khi các Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn hoặc những đại biểu công đoàn các cấp được uỷ nhiệm đến kiểm tra tình hình hoạt động của công đoàn và những nơi làm việc, nơi ăn ở của công nhân, viên chức thì giám đốc xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh có nhiệm vụ giúp đỡ họ làm tròn trách nhiệm.
Giám đốc xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh trong trường hợp thấy cần thiết thuyên chuyển hay cho thôi việc một uỷ viên trong Ban Chấp hành Công đoàn thì phải được sự thoả thuận của Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó.
Tuỳ theo yêu cầu công tác và hoàn cảnh của từng nơi, các cấp chính quyền, các xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh sẽ cung cấp những phương tiện cần thiết để Công đoàn hoạt động được dễ dàng.
Công đoàn cơ sở tổ chức theo điều lệ và những quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Căn cứ theo số lượng công nhân, viên chức nhiều hay ít và yêu cầu công tác của Công đoàn cơ sở, Tổng Liên đoàn đề nghị Chính phủ ấn định số cán bộ chuyên trách làm công tác công đoàn hoặc ấn định số thì giờ để làm công tác công đoàn trong giờ làm việc cho những uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn.
Tiền lương của cán bộ chuyên trách làm công tác công đoàn do quỹ công đoàn đài thọ, mức lương được hưởng như khi tham gia sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn.
Những cán bộ chuyên trách làm công tác công đoàn vẫn được hưởng những quyền lợi khác như một công nhân viên chức đương làm việc. Các quyền lợi này do xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh đài thọ.
Khi thôi chuyên trách công tác công đoàn, cán bộ đó trở lại làm công tác chuyên môn, lương thì do xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh đài thọ.
Khi có những cán bộ, đoàn viên công đoàn được cử đi học, đi họp do Công đoàn cấp trên triệu tập, thì Công đoàn cơ sở thương lượng với giám đốc xí nghiệp Nhà nước, thủ trưởng cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh để giải quyết.
Tiền lương và những quyền lợi khác của cán bộ, đoàn viên công đoàn được cử đi học, đi họp do quỹ công đoàn đài thọ. Khi trở về làm việc cán bộ và đoàn viên đó vẫn được hưởng những quyền lợi như trước.
Những cuộc hội nghị của công đoàn đều họp ngoài giờ làm việc. Trường hợp thật cần thiết muốn họp trong giờ làm việc cần được sự thoả thuận của giám đốc xí nghiệp Nhà nước, thủ trưởng cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh.
Giám đốc xí nghiệp Nhà nước, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh khi tuyển dụng người làm công hoặc cho người làm công thôi việc, phải báo cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở biết. Trường hợp tuyển dụng hay cho thôi việc trái với chính sách và luật lệ của Chính phủ, hoặc trái với hợp đồng đã ký kết, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền can thiệp và yêu cầu xét lại.
Mỗi khi Công đoàn cơ sở bầu Ban Chấp hành Công đoàn thì báo danh sách các uỷ viên trong Ban Chấp hành cho giám đốc xí nghiệp Nhà nước, cơ quan, trường học, chủ xí nghiệp tư bản tư doanh biết để đặt quan hệ công tác.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định thể lệ quản trị tài chính trong Công đoàn.
Quỹ công đoàn gồm các khoản sau đây:
a) Tiền nguyệt liễm của đoàn viên theo điều lệ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định;
b) Tiền thu nhập về những hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao do công đoàn tổ chức;
d) Tiền trợ cấp của Nhà nước.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành đạo luật này.ư
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
- 1Quyết định 1488/2001/QĐ–TLĐ về Quy chế quản lý tài chính - tài sản công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 660/2006/QĐ-BCA về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3Quyết định 530/2006/QĐ-TLĐ về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 76-TC/HCVX-1970 về việc cải tiến cấp phát kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 172-CP năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ ký kết hợp đồng tập thể ở các xí nghiệp Nhà nước do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6Hướng dẫn 1314/TLĐ năm 2002 về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 7Luật Công đoàn 1990
- 8Chỉ thị 60-CT thi hành Nghị định 133-HĐBT hướng dẫn thi hành Luật công đoàn do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Quyết định 1488/2001/QĐ–TLĐ về Quy chế quản lý tài chính - tài sản công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 660/2006/QĐ-BCA về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3Quyết định 530/2006/QĐ-TLĐ về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 09-LĐ/TT-1977 hướng dẫn thi hành Luật công đoàn trong các Xí nghiệp tư bản tư doanh do Bộ Lao động ban hành
- 5Thông tư 76-TC/HCVX-1970 về việc cải tiến cấp phát kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 172-CP năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ ký kết hợp đồng tập thể ở các xí nghiệp Nhà nước do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 188-TTg năm 1958 hướng dẫn Luật công đoàn 103-SL/L10 về quan hệ giữa các cấp chính quyền do Thủ Tướng ban hành
- 8Thông tư 07-LĐ/TT năm 1959 Bổ sung Thông tư 33-LĐ/TT hướng dẫn thi hành Luật công đoàn và Nghị định thi hành Luật công đoàn trong các xí nghiệp, cơ quan trường học Nhà nước và cơ quan, đoàn thể, nhân dân do Bộ Lao Động ban hành
- 9Hướng dẫn 1314/TLĐ năm 2002 về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 10Hiến pháp năm 1946
- 11Chỉ thị 60-CT thi hành Nghị định 133-HĐBT hướng dẫn thi hành Luật công đoàn do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 12Thông tư 33-LĐ/TT năm 1958 hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Luật Công đoàn và Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Công đoàn trong các xí nghiệp, cơ quan trường học nhà nước và cơ quan đoàn thể Nhân dân do Bộ Lao động ban hành
Luật Công đoàn 1957
- Số hiệu: 108-SL/L.10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 05/11/1957
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 13/11/1957
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 20/11/1957
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/1990
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực