Điều 76 Luật Công chứng 2024
Điều 76. Quy định chuyển tiếp về hoạt động công chứng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
1. Người đã có giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật này.
Người tham gia khóa đào tạo nghề công chứng, bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng thì được tiếp tục hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13; việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng sau khi được cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Người đã hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật này.
Người đăng ký tập sự, người tập sự theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa tập sự, chưa hoàn thành việc tập sự thì được thực hiện việc tập sự và phải thực hiện các nghĩa vụ của người tập sự theo quy định của Luật này từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; việc đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thực hiện theo quy định của Luật này.
Người đã được cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 mà kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đến hết thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành không đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì giấy chứng nhận hết hiệu lực.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên được nộp theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13.
4. Người đã được miễn nhiệm hoặc bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Công chứng viên quá 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; công chứng viên từ đủ 68 đến đủ 70 tuổi tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được hành nghề công chứng đến khi đủ 72 tuổi. Khi hết thời hạn nêu trên, công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm.
6. Văn phòng công chứng được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa đăng ký hoạt động thì tiếp tục đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13.
7. Văn phòng công chứng được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa có Điều lệ thì phải xây dựng Điều lệ và gửi Sở Tư pháp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; trường hợp có thành viên hợp danh chưa góp vốn vào Văn phòng công chứng thì phải thực hiện góp vốn và gửi tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp trong thời hạn nêu trên.
Việc thu hồi quyết định cho phép thành lập và chấm dứt hoạt động đối với Văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Văn phòng công chứng chỉ còn 01 thành viên hợp danh tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn được bổ sung thành viên hợp danh theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Văn phòng công chứng chỉ còn 01 thành viên hợp danh.
8. Việc thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 thì kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo quy định của Luật này; thời hạn 02 năm được tính từ ngày quyết định của Sở Tư pháp về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh có hiệu lực thi hành.
9. Thẻ công chứng viên được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng. Việc cấp lại, cấp mới thẻ công chứng viên được thực hiện theo quy định của Luật này.
10. Công chứng viên đang hành nghề công chứng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa gia nhập Hội công chứng viên thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó.
11. Đối với hợp đồng, giao dịch đã được công chứng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc cấp bản sao, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ, sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng được thực hiện theo quy định của Luật này.
Bản dịch đã được công chứng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của Luật này và pháp luật về chứng thực.
12. Đối với hồ sơ công chứng đã được lưu trữ theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa hết thời hạn lưu trữ thì thời hạn lưu trữ tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Công chứng số 53/2014/QH13.
13. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Chính phủ tổ chức rà soát các quy định về giao dịch phải công chứng tại các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định không đáp ứng yêu cầu về giao dịch phải công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này. Sau thời hạn quy định tại khoản này, quy định về giao dịch phải công chứng tại nghị định được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không được luật giao Chính phủ quy định nhưng đáp ứng các yêu cầu khác quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này và quy định về giao dịch phải công chứng tại nghị định được ban hành để xử lý kết quả rà soát theo quy định tại khoản này thì vẫn có hiệu lực thi hành.
14. Phòng công chứng được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động và trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
Luật Công chứng 2024
- Số hiệu: 46/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1527 đến số 1528
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giao dịch phải công chứng
- Điều 4. Chức năng xã hội của công chứng viên
- Điều 5. Nguyên tắc hành nghề công chứng
- Điều 6. Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
- Điều 7. Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 11. Đào tạo nghề công chứng
- Điều 12. Tập sự hành nghề công chứng
- Điều 13. Bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 14. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 15. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng
- Điều 16. Miễn nhiệm công chứng viên
- Điều 17. Bổ nhiệm lại công chứng viên
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
- Điều 19. Tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 20. Phòng công chứng
- Điều 21. Thành lập Phòng công chứng
- Điều 22. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
- Điều 23. Văn phòng công chứng
- Điều 24. Thành lập Văn phòng công chứng
- Điều 25. Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 27. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
- Điều 28. Tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng
- Điều 29. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh
- Điều 30. Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
- Điều 31. Bán Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Điều 32. Tạm ngừng hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 33. Thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng
- Điều 34. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 35. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 36. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 37. Hình thức hành nghề của công chứng viên
- Điều 38. Thẻ công chứng viên
- Điều 39. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 40. Bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
- Điều 41. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 42. Công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
- Điều 43. Công chứng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
- Điều 44. Thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản
- Điều 45. Thời hạn công chứng
- Điều 46. Địa điểm công chứng
- Điều 47. Chữ viết và cách ghi thời điểm trong văn bản công chứng
- Điều 48. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 49. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
- Điều 50. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Điều 51. Việc đánh số trang, đóng dấu giáp lai trong văn bản công chứng
- Điều 52. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
- Điều 53. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch
- Điều 54. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 55. Nguyên tắc thực hiện thủ tục công chứng
- Điều 56. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
- Điều 57. Công chứng hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 58. Công chứng di chúc
- Điều 59. Công chứng văn bản phân chia di sản
- Điều 60. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
- Điều 61. Gửi giữ di chúc và công bố di chúc được lưu giữ
- Điều 62. Nguyên tắc và phạm vi công chứng điện tử
- Điều 63. Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử
- Điều 64. Văn bản công chứng điện tử
- Điều 65. Quy trình, thủ tục, hồ sơ công chứng điện tử
- Điều 66. Cơ sở dữ liệu công chứng
- Điều 67. Hồ sơ công chứng
- Điều 68. Lưu trữ hồ sơ công chứng
- Điều 69. Cấp bản sao văn bản công chứng
- Điều 70. Phí công chứng
- Điều 71. Phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng
- Điều 72. Chi phí khác
- Điều 73. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 74. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 398 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2019/QH14, Luật số 59/2020/QH14, Luật số 13/2022/QH15, Luật số 19/2023/QH15 và Luật số 34/2024/QH15
- Điều 75. Hiệu lực thi hành
- Điều 76. Quy định chuyển tiếp về hoạt động công chứng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành